Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Đông Máu # Top 6 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Đông Máu # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Đông Máu mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa, rối loạn đông – cầm máu là một bệnh lý có thể gặp bất cứ lúc nào. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ giúp đánh giá loại và mức độ tình trạng bất thường, đó cũng là ý nghĩa xét nghiệm đông máu.

1. Tổng quan về xét nghiệm đông máu

Cơ chế đông – cầm máu bao gồm 3 thành phần chính là co mạch, tiểu cầu ở lớp nội mạc tạo nút cầm máu và hoạt hóa quá trình đông máu. Trong đó, yếu tố cuối cùng cũng được chia 3 thành con đường đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh và đông máu chung.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ là các xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn của quá trình trên, chẳng hạn như cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, hầu như những xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Có hai hình thức kiểm tra chính là cơ bản và nâng cao (chuyên sâu).

Các xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện và sẽ cho ra kết quả về thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, hoặc co cục máu đông. Xét nghiệm cơ bản giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn khi phát hiện sự cầm máu bất thường ở kỳ đầu do bệnh nhân bị thiếu vitamin C, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, cũng như các hội chứng rối loạn đông máu.

Các xét nghiệm đông máu chuyên sâu bao gồm:

Xét nghiệm chuyên sâu kiểm tra chức năng dính cũng như đo độ ngưng tập của tiểu cầu.

Các xét nghiệm APTT, PT, TT, fibrinogen, số lượng tiểu cầu dùng để đánh giá đông máu huyết tương.

Xét nghiệm mix test phát hiện sự có mặt của chất ức chế.

2. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý

Quy trình chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý bao gồm:

Thực hiện các xét nghiệm vòng đầu: Bao gồm các xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh (Thời gian prothrombin) và nội sinh (Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa), cũng như đánh giá con đường chung (Thời gian thrombin) và số lượng tiểu cầu.

Phân tích và đánh giá các kết quả vòng đầu: Dựa trên các trị số là dài, bình thường hay thấp để chẩn đoán bệnh lý hoặc đưa ra chỉ định tiếp tục xét nghiệm vòng 2.

Chẩn đoán rối loạn đông máu: Xác định được loại rối loạn, mức độ rối loạn, phát hiện đặc điểm xuất huyết, bệnh lý kèm theo… Cần phải đánh giá đúng kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản để có hướng xử lý tiếp theo phù hợp.

Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không. Đây là quá trình cần thiết trong trường hợp bệnh nhân cần làm phẫu thuật hoặc cần phải cầm máu.

3. Ý nghĩa xét nghiệm đông máu

3.1. Tìm ra nguyên nhân chảy máu bất thường

Nhờ vào các xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện hoặc loại trừ nguyên nhân trong trường hợp những bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu, nhưng lại có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn xuất huyết. Một số biểu hiện chảy máu bất thường hay được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm là:

Chảy máu nướu răng

Bầm tím không rõ nguyên do

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh

Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu

Viêm khớp do xuất huyết trong khớp

Suy giảm thị lực đột ngột

3.2. Lựa chọn phác đồ điều trị dựa trên kết quả

Bước đầu tiên được bác sĩ áp dụng khi gặp các trường hợp trên là thu thập thông tin thăm khám triệu chứng lâm sàng, cũng như khai thác kỹ tiền sử chảy máu bất thường của bệnh nhân và người trong gia đình. Tuy nhiên chỉ căn cứ dựa trên quan sát và lời kể của người bệnh thì chưa đủ để có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Do đó chỉ định thực hiện xét nghiệm đông máu và đánh giá kết quả giữ vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán.

Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sớm biết được tình trạng cũng như diễn tiến của bệnh lý rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải một cách chính xác. Nhờ vậy việc đưa ra phương hướng điều trị cũng phát huy hiệu quả cao hơn, bởi nếu chẩn đoán sai lầm hoặc thiếu sót trong khám chữa bệnh thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tình của người mắc rối loạn đông máu.

3.3. Một số chức năng khác

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông – cầm máu trước khi phẫu thuật để giúp đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân, từ đó đưa ra quyết định có nên tiến hành mổ hay không, hoặc tiên lượng một vài tình huống cần chú ý.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ có thể được thực hiện ở cả người lớn hay trẻ nhỏ, trước khi mổ hay giai đoạn hậu phẫu nếu cần thiết. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý cần tuân thủ trình tự các bước với việc đánh giá kết quả xét nghiệm mang tính chuyên môn rất cao. Tìm ra nguyên nhân, thăm dò tình trạng và theo dõi diễn tiến căn bệnh, cũng như chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác là những ý nghĩa xét nghiệm đông máu mang lại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ý Nghĩa Lâm Sàng Xét Nghiệm Cầm Máu, Đông Máu

Bài viết được viết bởi ThS. Lê Thị Na – Bác sĩ Huyết học – Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đông máu có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Bởi vậy, khi cơ thể có sự bất thường giữa các yếu tố đông máu và chống đông máu, nếu không được phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Xét nghiệm chức năng đông máu sẽ giúp bác sĩ phát hiện các chất bất thường cầm máu, đông máu.

Máu gồm hai thành phần: tế bào và huyết tương. Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước.

Trong điều kiện sinh lý (bình thường), đông cầm máu bảo vệ cơ thể do làm cho máu không chảy ra ngoài mạch máu, không tắc mạch do đông máu, là một quá trình tương tác sinh lý phức tạp, kết quả cuối cùng là tạo ra ” cục” máu đông. Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ kết dính tiểu cầu (ban đầu) và/hoặc máu đông tại chỗ thành mạch tổn thương.

Quá trình cầm máu, đông máu diễn ra nhờ nhiều yếu tố chức năng, bao gồm hai thành phần là tế bào tiểu cầu và các yếu tố đông máu trong huyết tương. Rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và/hoặc tạo cục máu đông và huyết khối.

Ngay sau khi “cục” máu đông được tạo thành làm ngừng quá trình chảy máu thì quá trình tan (một phần) “cục” máu đông lại diễn ra để trả lại sự thông thoáng cho lòng mạch, tránh nguy cơ tắc mạch.

Hoạt động cầm máu được kích hoạt ngay khi có tổn thương thành mạch máu làm bộc lộ lớp collagen của thành mạch (bình thường bị che lấp bởi các tế bào nội mạc). Các thụ thể glycoprotein Ia/IIa bề mặt màng tiểu cầu gắn đặc hiệu với collagen, sau đó được “gia cố” bởi một protein ( yếu tố von Willebrand- vWF) tạo các liên kết giữa glycoprotein Ib/IX/V tiểu cầu với các sợi collagen.

Các tiểu cầu gắn collagen được hoạt hóa, thông qua các chất tiết gây hoạt hóa các tiểu cầu khác. Tiểu cầu hoạt hóa thay đổi hình dạng, bộc lộ bề mặt phospholipid cần cho sự bám dính của các yếu tố đông máu. Fibrinogen nối kết các tiểu cầu gần nhau bằng cách tạo ra các liên kết.

Quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu tạo ra “cục” máu đông bao gồm hai con đường, kích hoạt qua tiếp xúc (con đường nội sinh) và kích hoạt bởi yếu tố mô (con đường ngoại sinh) nhưng kết quả đều dẫn tới sự hình thành sợi huyết tạo “cục” máu đông.

Mục đích cơ bản của quá trình tiêu sợi huyết là trả lại sự thông thoáng cho lòng mạch máu có chứa “cục” máu đông. Enzyme chính của quá trình này ( plasmin) được điều hòa bởi các yếu tố kích thích hoạt hóa và ức chế hoạt động nhằm tiêu một phần “cục” máu đông.

Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa các yếu tố đông máu và các yếu tố chống đông máu để đảm bảo cân bằng động giữa 2 “lực lượng”. Khi có bất thường một hay nhiều yếu tố nói trên (cả đông máu và chống đông máu) có thể xuất hiện các hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng con người.

Trong hoạt động khám chữa bệnh, có các xét nghiệm máu giúp phát hiện các bất thường cầm máu, đông máu. Bao gồm:

Xét nghiệm sàng lọc, nhằm phát hiện có hay không rối loạn cầm máu, đông máu; xác định nhóm các yếu tố cầm máu, đông máu bị ảnh hưởng: Số lượng tiểu cầu, chức năng tiểu cầu, APTT, PT, Fibrinogen, TT.

Xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định “đích danh” các yếu tố bị ảnh hưởng để giúp tìm giải pháp can thiệp “đặc hiệu”.

Tùy thuộc kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng: có hay không rối loạn đông máu; nếu có thì rối loạn như thế nào; có cần can thiệp “điều chỉnh” không, giải pháp can thiệp thế nào, phòng bệnh,…

Để sớm phát hiện ra các bất thường trong máu, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Khách hàng có thể gọi đến hotline hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến với Vinmec TẠI ĐÂY.

Các Xét Nghiệm Đông Máu

Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu. Ngoài ra còn để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các thuốc chống đông máu khác.

Các xét nghiệm đông máu (Nguồn ảnh: chúng tôi

Thành phần cấu tạo của máu

Phần dịch lỏng trong máu, chiếm khoảng 60% thể tích máu. Huyết tương được cấu tạo chủ yếu từ nước, nhưng có chứa nhiều loại protein khác nhau và các hợp chất khác như các hormone, các kháng thể, các enzyme, đường, các hạt chất béo, muối,…

Có thể quan sát được dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% thể tích máu còn lại. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương từ các tế bào ‘gốc’ máu. Có 3 loại tế bào máu chính:

Hồng cầu: Các tế bào hồng cầu là thành phần tạo ra màu đỏ của máu. Mỗi giọt máu chứa khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu. Các tế bào này được thay mới thường xuyên khi chúng già đi và bị phân hủy. Có hàng triệu tế bào hồng cầu mới được tạo ra từ tủy xương và đưa vào dòng máu mỗi ngày. Các tế bào hồng cầu đều chứa hợp chất hóa học đặc biệt gọi là haemoglobin (huyết sắc tố) – có khả năng hấp dẫn và gắn kết với phân tử ô xi. Nhờ sự kết hợp này mà các tế bào hồng cầu có khả năng vận chuyển ô xi tới phổi và tất cả các bộ phận cơ thể.

Bạch cầu: bao gồm nhiều loại như neutrophils (bạch cầu đa nhân trung tính), bạch cầu đơn nhân, các tế bào lympho, eosinophils (bạch cầu ưa axit), basophils (bạch cầu ưa kiềm). Các tế bào này là một bộ phận trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự nhiễm khuẩn.

Tiểu cầu: là những tế bào có kích thước nhỏ, giúp máu đông lại khi chúng ta bị thương.

Cơ chế đông máu

Chỉ trong vài giây sau khi một mạch máu bị cắt, phần mô bị tổn thương này sẽ khiến cho các tiểu cầu trong máu kết dính và vón lại với nhau xung quanh vết cắt. Những tiểu cầu “được kích hoạt” này và phần mô bị tổn thương giải phóng ra các chất hóa học – được gọi là các yếu tố đông máu – có khả năng phản ứng với các hợp chất và một số loại protein khác trong huyết tương, tạo ra một chuỗi các phản ứng hóa học phức tạp và diễn ra nhanh chóng xung quanh vết cắt. Có tất cả 13 yếu tố đông máu được biết đến và được gọi bằng số La Mã – từ yếu tố I đến yếu tố XIII.

Bước cuối cùng của chuỗi phản ứng hóa học này là sự hình thành các sợi mỏng (là tập hợp của một loại protein bền vững tên là fibrin) từ sự biến đổi yếu tố I (còn gọi là fibrinogen – một loại protein hòa tan). Các sợi fibrin này tạo thành một chiếc lưới, bẫy các tế bào máu và tiểu cầu, tạo thành cục máu đông.

Một cục máu đông tự nhiên hình thành trong mạch máu khỏe mạnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, trong máu cũng tồn tại những hợp chất hóa học ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và các hợp chất hóa học “hòa tan” các cục máu đông này. Sự cân bằng giữa việc hình thành các cục máu đông và ngăn ngừa đông máu luôn được đảm bảo. Thông thường, trừ khi một mạch máu bị cắt hoặc bị phá hủy, sự cân bằng này nghiêng về phía ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu.

Các rối loạn về chảy máu

Có một số điều kiện dẫn đến tình trạng bị chảy máu quá nhiều khi mạch máu bị tổn thương hoặc bị cắt, như trong các trường hợp sau:

Có quá ít tiểu cầu trong máu (bệnh giảm tiểu cầu) do một số nguyên nhân khác nhau.

Do đặc điểm di truyền, cơ thể bạn không tạo ra được một hoặc một vài yếu tố đông máu. Trường hợp được biết đến nhiều nhất là bệnh haemophilia A (bệnh máu khó đông A); xảy ra ở những người không có khả năng tạo ra yếu tố đông máu số VIII.

Thiếu vitamin K. Loại protein có vai trò trong việc tạo ra một số yếu tố đông máu, có thể gây ra các vấn đề về chảy máu.

Rối loạn trong gan. Bởi vì gan là nơi hình thành hầu hết các yếu tố đông máu – cũng có thể gây ra các vấn đề về chảy máu.

Các rối loạn về đông máu

Đôi khi một cục máu đông hình trong mạch máu kể cả khi không có vết thương hoặc vết cắt, chẳng hạn như các trường hợp sau:

Nguyên nhân phổ biến của các cơn đau tim và đột quỵ là do sự hình thành cục máu đông trong động mạch đưa máu đến tim hay não. Đó là do các tiểu cầu trở nên kết dính và vón cục ở gần các mảng xơ vữa (các khối chất béo) trong mạch máu và kích hoạt cơ chế đông máu.

Lưu lượng máu chảy chậm có thể khiến sự đông máu dễ dàng hơn so với bình thường. Đây là một yếu tố dẫn đến sự hình thành các cục máu đông ở các tĩnh mạch sâu dẫn đến chứng nghẽn mạch máu (huyết khối tĩnh mạch sâu – DVT), điều này thỉnh thoảng xảy ra ở các tĩnh mạch chân.

Do một số đặc điểm di truyền có thể khiến máu đông dễ dàng hơn bình thường.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ chế đông máu, hoặc làm tăng số lượng một số yếu tố đông máu, dẫn đến hiện tượng đông máu dễ dàng xảy ra hơn.

Bạn có thể được tư vấn thực hiện các xét nghiệm đông máu trong những trường hợp sau:

Nghi ngờ có rối loạn chảy máu. Ví dụ: bạn bị chảy máu rất nhiều từ các vết cắt, hoặc dễ bị bầm tím.

Mắc phải một số bệnh gan mà có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra các yếu tố đông máu.

Trước khi phẫu thuật, trong những hoàn cảnh nhất định, để đánh giá nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.

Nếu có những cục máu đông xuất hiện trong mạch máu mà không có lý do rõ ràng.

Nếu bạn uống thuốc chống đông máu như warfarin (để kiểm tra xem liều dùng có đạt mục tiêu đích hay không).

Có nhiều xét nghiệm đông máu khác nhau, việc xét nghiệm nào được chọn phụ thuộc vào hoàn cảnh và các vấn đề nghi ngờ. Các xét nghiệm đông máu bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu

Là xét nghiệm thường quy, được sử dụng để đếm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong mỗi ml máu. Xét nghiệm này sẽ phát hiện được số lượng tiểu cầu trong máu thấp nếu có.

Xét nghiệm thời gian chảy máu

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tạo một vết cắt nhỏ trên dái tai hoặc cánh tay và đo thời gian máu ngừng chảy. Khoảng thời gian bình thường là 3 đến 8 phút.

Các xét nghiệm đông máu thông thường

Mẫu máu sau khi lấy được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, sau đó được đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Có thể thực hiện nhiều xét nghiệm, chẳng hạn như các xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm PT hay xét nghiệm APTT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu. Các xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đo thời gian hình thành cục máu đông sau khi bổ sung một số chất đã kích hoạt vào mẫu máu. Nếu thời gian hình thành cục máu đông dài hơn so với mẫu máu bình thường thì có nghĩa là một hoặc nhiều yếu tố đông máu ở mức thấp hoặc không có trong mẫu xét nghiệm. Những xét nghiệm này có cơ chế tương tự, chỉ khác ở thành phần các chất hóa học được bổ sung vào mẫu máu, nhằm mục đích xác định yếu tố đông máu nào thấp hoặc không có.

Xét nghiệm để theo dõi sử dụng thuốc chống đông máu

Nếu đang dùng một số loại thuốc chống đông máu (thuốc làm giảm khả năng hình thành cục máu đông) bạn cần theo dõi cẩn thận phản ứng của cơ thể trong quá trình sử dụng. Dùng thuốc quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về chảy máu, sử dụng thuốc với liều lượng quá ít có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Xét nghiệm INR là xét nghiệm được sử dụng để theo dõi liều lượng thuốc (thường là warfarin) cho người dùng. Chỉ số INR của bạn được tính toán trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng xét nghiệm PT như đề cập ở trên. Bác sĩ hoặc y tá sẽ thiết lập một mức INR ‘đích’ cho bạn, tùy thuộc vào lý do bạn sử dụng thuốc. Bằng cách kiểm tra máu của bạn đều đặn, họ có thể tư vấn điều chỉnh liều thuốc để đạt được mức INR ‘đích’ này.

Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể

Số lượng của nhiều yếu tố đông máu (và các yếu tố chống đông máu) trong máu có thể được xác định bằng một số kỹ thuật khác nhau. Bạn có thể cần phải thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm loại này khi xét nghiệm đông máu thông thường của bạn cho thấy kết quả có vấn đề với tình trạng máu đông. Ví dụ: xác định số lượng yếu tố VIII trong mẫu máu để kiểm tra bạn có bị bệnh Haemophili A hay không (đối với những người bị bệnh Haemophili A thì yếu tố này ở mức rất thấp hoặc không có).

Xét nghiệm khả năng tiểu cầu ngưng kết

Xét nghiệm này được sử dụng để đo tốc độ và mức độ các tiểu cầu kết tủa lại (ngưng kết) sau khi bổ sung một chất hóa học thúc đẩy quá trình ngưng kết vào mẫu máu. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.

Xét nghiệm kiểm tra tình trạng máu dễ đông

Nếu bạn có một cục máu đông bất thường hình thành trong một mạch máu bình thường, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Ví dụ: xét nghiệm máu kiểm tra ‘yếu tố V Leiden’. Đây là một sự thay đổi bất thường của yếu tố V – khiến cho các cục máu đông dễ hình thành hơn.

Các xét nghiệm khác

Có nhiều tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến sự đông máu như do thiếu vitamin, do bệnh bạch cầu, rối loạn trong gan, hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, trong một số trường hợp, các xét nghiệm khác là cần thiết để tìm ra nguyên nhân dẫn đến số lượng bất thường của tiểu cầu hoặc của các yếu tố đông máu.

Hàm Lượng Hemoglobin Trong Xét Nghiệm Máu Có Ý Nghĩa Gì?

Các hemoglobin có hình chiếc đĩa, là một protein giàu sắt nằm trong các tế bào hồng cầu

Mỗi protein hemoglobin (huyết sắc tố, viết tắt Hb) có thể mang 4 phân tử oxy, thông qua đường máu mà cung cấp oxy cho các tế bào và mô trong cơ thể. Hemoglobin cũng đóng một vai trò trong việc giúp các tế bào hồng cầu có được hình dạng như chiếc đĩa, giúp chúng di chuyển một cách dễ dàng qua các mạch máu.

Hàm lượng hemoglobin được kiểm tra như thế nào?

Hàm lượng hemoglobin được đo bằng xét nghiệm máu. Hemoglobin thường được đo bằng chỉ số g/dL.

Nên đọc

Một người trưởng thành sẽ được coi là hàm lượng hemoglobin bình thường nếu xét nghiệm cho thấy hàm lượng dao động khoảng từ 12 – 16,5 g/dL. Ở trẻ em, hàm lượng hemoglobin bình thường thay đổi theo tuổi.

Hàm lượng hemoglobin cao có ý nghĩa gì?

Hàm lượng hemoglobin cao (trên 16,5g/dL) có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu. Căn bệnh này làm cho cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến cục máu đông, đau tim và đột quỵ. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Hàm lượng hemoglobin thấp có ý nghĩa gì?

Mức hemoglobin thấp (dưới 12 g/dL) cho thấy bạn đang bị thiếu máu, do cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu hoặc những tế bào không hoạt động bình thường.

Có một số loại thiếu máu:

Thiếu máu do thiếu sắt là loại phổ biến nhất. Hình thức thiếu máu này xảy ra khi một người không có đủ chất sắt để tạo ra đủ hàm lượng hemoglobin mà cơ thể cần. Thiếu máu thường là do mất máu, nhưng cũng có thể là do khả năng hấp thu sắt kém của cơ thể. Điều này có thể xảy ra, ví dụ như ai đó đã được phẫu thuật dạ dày.

Thiếu máu do thiếu vitamin xảy ra khi có lượng chất dinh dưỡng thấp như vitamin B12 hoặc acid folic (còn gọi là folate) trong chế độ ăn kiêng. Tình trạng này có thể làm thay đổi hình dạng của các tế bào hồng cầu, khiến việc vẩn chuyển oxy của chúng tới các tế bào và mô kém hiệu quả.

Hàm lượng hemoglobin có thể xuống thấp khi phụ nữ mang thai

Thiếu máu giãn tĩnh mạch là một rối loạn mà các tế bào gốc hình thành máu trong tủy xương bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch, kết quả là có ít hồng cầu hơn.

Thiếu máu tán huyết có thể là kết quả của một tình trạng khác, hoặc có thể là di truyền. Nó xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ trong máu hoặc lá lách.

Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là một tình trạng di truyền, xảy ra bởi sự bất thường về hình dạng của protein hemoglobin.

Thiếu máu cũng có thể là do các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh thận và hóa trị liệu cho ung thư, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra hồng cầu của cơ thể.

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu tạm thời khi trẻ từ 6 – 8 tuần tuổi. Tình trạng này sẽ không ảnh hưởng xấu đến trẻ trừ khi trẻ bị bệnh vì một vài lý do khác.

Triệu chứng của hemoglobin thấp trong máu

Nên đọc

– Cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối.

– Khó thở.

– Chóng mặt.

– Nhịp tim đập nhanh, không đều.

– Ù tai.

– đau đầu.

– Tay chân lạnh ngắt.

– Da nhợt nhạt hoặc vàng.

– Tức ngực.

Những ai có nguy cơ có hàm lượng hemoglobin thấp?

Người cao tuổi hoặc những người thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống của họ có thể có nguy cơ bị thiếu máu.

Những người tập thể dục với cường độ cao cũng có nguy cơ cao hơn vì sự gắng sức có thể khiến hồng cầu bị phá vỡ trong máu. Phụ nữ đang có kinh nguyệt hoặc mang thai cũng có nguy cơ bị thiếu máu.

Những người có tình trạng sức khoẻ mạn tính, bao gồm các bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh tuyến giáp và bệnh viêm ruột, có thể có nồng độ hemoglobin thấp hơn, làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Mức độ hemoglobin tăng lên trong trường hợp người ta cần nhiều oxy hơn trong cơ thể. Do đó, người mắc bệnh phổi hoặc thận, hút thuốc, hoặc mất nước, có thể có nguy cơ tăng nồng độ hemoglobin.

Uống thuốc và truyền máu là một trong những lựa chọn điều trị thiếu máu bất sản (thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương) và thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trong trường hợp thiếu máu tán huyết. Với bệnh hồng cầu hình liềm, phương pháp duy nhất có sẵn là ghép tế bào gốc tạo huyết.

Phòng tránh hàm lượng hemoglobin thay đổi bất thường như thế nào?

Mặc dù không thể ngăn ngừa được nhiều loại thiếu máu, ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau lá màu sẫm, trái cây sấy khô và các loại hạt có thể ngăn ngừa chứng thiếu máu hoặc thiếu sắt.

Thịt và sữa là những nguồn cung cấp vitamin B12, acid folic được tìm thấy trong nước ép cam quýt, đậu và một số loại ngũ cốc.

Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng một loại vitamin tổng hợp hàng ngày để giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, người lớn tuổi không nên dùng chất bổ sung sắt vì thiếu máu do thiếu sắt trừ phi bác sỹ yêu cầu.

Không hút thuốc lá và uống nhiều nước có thể giúp tránh được mức hemoglobin cao.

M. Hiếu H+ (Theo MNT)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Đông Máu trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!