Cập nhật nội dung chi tiết về Việt Nam Đề Xuất Các Biện Pháp Cải Thiện Bất Bình Đẳng Và Đảm Bảo Phẩm Giá Con Người mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đoàn Việt Nam đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp.
Nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước nhằm xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Việt Nam đã thực hiện được hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hơp quốc (LHQ), đặc biệt là việc hoàn thành 3/8 mục tiêu trước thời hạn (năm 2015), đó là xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và tăng cường bình đẳng nam nữ, nâng cao vị thế cho phụ nữ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng IPU 136.
Việt Nam đang tích cực xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu và 169 mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đưa ra những chính sách cụ thể thực hiện Mục tiêu 10, dành riêng cho nhóm dân số nghèo nhất được tiếp cận tín dụng ưu đãi, tăng cường chính sách an sinh xã hội, đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người.
Quốc hội Việt Nam đã xây dựng Hiến pháp 2013, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp như cụ thể hóa Hiến pháp như Luật bảo hiểm y tế, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật bình đẳng giới, Luật công đoàn, Bộ luật lao động, Luật báo chí, Luật tiếp cận thông tin, Luật thanh niên, Luật người khuyết tật, Luật người cao tuổi, Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Luật tín ngưỡng, tôn giáo… đặc biệt là đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho các dân tộc thiểu số, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, phân công nhân sự điều hành các lĩnh vực bảo đảm thực hiện các chính sách ưu việt này.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như biến đối khí hậu, nước biển dâng, hạn chế về nguồn lực cho các lĩnh vực xã hội, trình độ phát triển của các vùng không đồng đều,… Do đó, Việt Nam rất mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế trong quản lý và điều hành nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đề ra.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định việc góp phần quan trọng cải thiện bất bình đẳng, có nhiều hành động tích cực hơn nhằm đảm bảo nhân phẩm và an sinh cho mọi người là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài.
Phó Chủ tịch Quốc hội đã nêu ra tám đề xuất cụ thể như cần tăng cường vai trò của LHQ, đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Mục tiêu phát triển bền vững số 10 ở mỗi nước và phát huy vai trò, đổi mới hoạt động, chương trình nghị sự của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính đa phương nhằm đảm bảo tạo cơ hội có tiếng nói của các nước đang phát triển trong các thể chế kinh tế-tài chính toàn cầu.
Cần xây dựng mạng lưới kết nối các tổ chức khu vực nhằm phối hợp hành động ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống như thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng hoặc dập tắt dịch bệnh, khắc phục thảm họa thiên tai trong trường hợp khẩn cấp, nhằm đảm bảo an sinh, an toàn cho mọi người dân.
Đề nghị các nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong hoạch định chính sách và quản trị đất nước, nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng, xóa bỏ các điều luật mang tính phân biệt đối xử, đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần vào đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước.
Kêu gọi các nước phát triển tiếp tục dành sự quan tâm và hỗ trợ nguồn lực đối với các nước đang phát triển, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết, chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường theo hướng bền vững, đảm bảo cơ hội hưởng thụ cho mọi người dân; khuyến khích các nước xây dựng bộ công cụ đánh giá tình trạng bình đẳng và bất bình đẳng, trong đó có những tiêu chí cụ thể đối với từng nhóm người trong xã hội, từ đó xác định được mức độ bất bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội để có những ưu tiên chính sách trong từng giai đoạn phát triển đất nước.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Bình Đẳng Giới Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Và Bảo Đảm Quyền Con Người Ở Việt Nam
Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là tài sản chung của các dân tộc. Trong xã hội hiện đại, quyền con người được xem như là “thước đo” của sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển hay bản sắc văn hóa. Nguồn gốc tư tưởng về quyền con người có từ lâu đời, xuất phát từ các nền văn hóa, tôn giáo và học thuyết ở cả phương Đông và phương Tây. Cho đến nay “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” và hai Công ước: “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị”; “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá”, năm 1966 được xem là Bộ luật quốc tế về quyền con người. Đồng thời đây cũng là cơ sở lý luận – thực tiễn của khái niệm quyền con người. Từ khái niệm quyền con người có thể nhận thấy Bình đẳng giới là một quyền của con người. Sau nhiều năm, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy cần phải thay đổi nhận thức về phụ nữ, cho họ được quyền sống với phẩm giá và tự do mong muốn, và tự do khỏi sợ hãi. Bình đẳng giới cũng được coi là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển và xóa đói giảm nghèo. Theo dòng lịch sử, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 Việt Nam đã khẳng định: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện (Điều 9)”. Sau đó các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều thể hiện nguyên tắc này. Thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp 2013 đã dành một chương (Chương II) quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Trong chương II, các nguyên tắc về quyền con người cũng như những quy định cụ thể về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được liệt kê đầy đủ tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập hoặc phê chuẩn. Hiến pháp 2013 quy định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” (Điều 14 Chương II). Điều 26 quy định: “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.” … Quy định nghiêm cấm sự phân biệt đối xử về giới đã được thay thế cho quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ được nêu trong Hiến pháp 1992 tại điều 63. Như vậy, có sự thay đổi trong cách tiếp cận về bình đẳng giới, đó là không chỉ nhấn mạnh sự phân biệt đối xử với riêng giới nữ mà là bình đẳng cho cả hai giới. Để nâng cao bình đẳng giới, đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo đảm quyển con người ở Việt Nam, chúng ta cần làm tốt một số vấn đề sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới Có thể nói tình trạng nhận thức sai lầm, thiếu hụt, lệch lạc về giới và bình đẳng giới cần phải sớm được khắc phục. Trong nhận thức nói chung của xã hội có thể vẫn còn nhiều người cho rằng bảo đảm bình đẳng giới là đem lại nhiều quyền và cơ hội hơn cho nữ giới. Có trường hợp lại cho rằng bình đẳng giới là xóa bỏ sự khác biệt về giới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, là việc đàn ông cũng phải làm những công việc như phụ nữ và ngược lại. Tuy nhiên tình trạng “trọng nam, khinh nữ” vẫn đang là một vấn đề tư tưởng lớn, hạn chế không chỉ quyền của nữ giới mà còn hạn chế cả sự phát triển của xã hội. Bình đẳng giới cũng như quyền con người là một chỉ báo về sự tiến bộ của xã hội. Bình đẳng giới nếu được giảm thiểu tất yếu sẽ tạo điều kiện cho nữ giới đóng góp nhiều hơn cho phát triển. Cho đến nay chưa có giải thích nào thỏa đáng cho tỷ lệ nữ thấp, thậm chí là rất thấp trong các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp. Tình trạng này chỉ có thể được trả lời thỏa đáng là do nhận thức của chính cán bộ, Đảng viên, công chức của Đảng và nhà nước về giới vẫn còn lạc hậu. Điều này không chỉ bởi sự lạc hậu trong nhận thức của nam giới mà ở cả nữ giới. Nói rằng bất bình đẳng giới bắt nguồn từ văn hóa, từ sự lạc hậu của phương Đông là chưa thỏa đáng. Trên thế giới đã có không ít phụ nữ từng là nguyên thủ quốc gia… Thứ hai, thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới; hoàn thiện chính sách, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Ngay từ khi chưa trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Nhà nước ta đã tự nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện những công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Năm 1982, Việt Nam đã gia nhập các công ước sau: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa, 1966 và Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với nữ giới, 1979. Ngay sau khi gia nhập các công ước nói trên Nhà nước ta đã có nhiều hoạt động bảo đảm các quyền con người theo những chuẩn mực của công ước, trong đó có công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong lĩnh vực bình đẳng giới, Nhà nước ta đã hoàn thiện Luật Hôn nhân gia đình. Có thể nói vấn đề bình đẳng giới đã sớm được luật hóa trong pháp luật Việt Nam. Đồng thời luật này thường xuyên được cập nhật, sửa chữa, bổ sung phù hợp với sự phát triển của tư duy chính trị – pháp lý của Đảng và Nhà nước ta. Năm 1959, Việt Nam lần đầu tiên có luật về Hôn nhân gia đình. Sau khi gia nhập công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với nữ giới, năm 1986. Cho đến nay, Việt Nam đã sửa đổi luật này trở thành Luật Hôn nhân gia đình năm 1914. Năm 2006, Nhà nước ta ban hành Luật Bình đẳng giới. Sau đó,Việt Nam cũng đã ban hành Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới ( 2011-2020). Để thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, từ thực tiễn chúng ta cần cần tập trung những vấn đề cơ bản sau: Trước hết, cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới. Trên cơ sở chủ trương, chính sách, pháp luật đã được ban hành các ngành, các cấp cần cụ thể hóa các mục tiêu trong các chính sách, chương trình, dự án công tác. Các cơ quan tổ chức cần đề ra chỉ tiêu phấn đấu cụ thể lồng ghép trong các nhiệm vụ, giải pháp của cơ quan, đơn vị. Thứ hai, trên cơ sở chương trình của tỉnh được phê duyệt, các cấp, các ngành xây dựng cần lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu đã đề ra trên các lĩnh vực. Chẳng hạn về chính trị cần có chỉ tiêu về tỷ lệ nữ tham gia cơ quan dân cử, cấp ủy, lãnh đạo đoàn thể xã hội; cần có chương trình học tập, đào tạo nâng cao trình độ, bao gồm kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho nữ giới. Trên lĩnh vực kinh tế các ngành, các cấp cần quan tâm đến các dịch vụ mà nữ giới có thể tham gia. Trong điều kiện kinh tế thị trường các cơ quan tổ chức nhất là các đoàn thể cần có kế hoạch thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp công ty trên địa bàn tuyên truyền phổ biến về Luật Lao động, Luật Bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền của nữ giới trong lao động. Thứ ba, tập trung xử lý những vấn đề “nóng” về giới. Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái, lạm dụng tình dục đang là những vấn đề ” nóng” cần giải quyết. Lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm vấn đề này. Các cơ quan pháp luật cần có biện pháp xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Thậm chí có thể sửa đổi pháp luật, nâng cao khung hình phạt đối với các tội phạm về bạo lực giới, buôn bán và lạm dụng tình dục đối với nữ giới. Cần nhân rộng các mô hình tuyên truyền về bình đẳng giới như “Câu lạc bộ bình đẳng giới”, tổ công tác “tư vấn, hỗ trợ bạo lực giới”, xây dựng “Nhà tạm lánh” hỗ trợ người bị bạo hành về giới. Thứ tư, loại bỏ các phong tục tập quán lỗi thời, lạc hậu mang tính định kiến giới. Ở Việt Nam hiện nay, phong tục tập quán vẫn có giá trị quan trọng trong đời sống con người, trong đó có cả những phong tục tập quán văn minh, tiến bộ đồng thời vẫn có những phong tục, tập quán lỗi thời lạc hậu, vi phạm quyền con người, trong đó có quyền bình đẳng nam nữ. Vì vậy, nhà nước cần áp dụng những phong tục tập quán tích cực, loại trừ dần những quy định lỗi thời, có hại cho phụ nữ, trẻ em. Thứ năm, thu hẹp khoảng cách về giới tại nơi làm việc. Pháp luật đã có quy định cụ thể về nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính, song cần bảo đảm việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới trên thực tế. Cần nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích kinh tế và xã hội của bình đẳng giới và thay đổi tư duy của người sử dụng lao động nhằm gỡ bỏ những định kiến và rào cản văn hóa đối với cả hai giới. Nhà nước giúp các cơ sở lao động có cơ chế linh hoạt đối với lao động trong lĩnh vực thai sản, cung cấp và xã hội hóa các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ em để tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động dù họ là phụ nữ hay nam giới; đảm bảo phụ nữ và nam giới được tạo cơ hội bình đẳng trong các chương trình đào tạo và hướng dẫn đặc biệt. Bình đẳng giới nói riêng, bình đẳng nói chung là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quyền con người. Có thể nói, bất bình đẳng giới tác động tiêu cực và ngược lại bình đẳng giới sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển và bảo đảm quyền con người, điều này là tất yếu với không chỉ riêng một quốc gia nào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quyền con người đã tạo nên lãnh địa chung duy nhất trên toàn cầu, trong đó phụ nữ và nam giới là hai người chủ có vai trò quan trọng như nhau trong việc xây dựng nên ngôi nhà chung. Trong ngôi nhà chung đó, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động, giáo dục… đều đòi hỏi có sự bình đẳng trong việc phân công cũng như trong cơ hội tiếp cận dành cho cả hai người. Bảo đảm bình đẳng giới cần được thực hiện không chỉ từ góc độ pháp luật mà còn cần có sự thay đổi từ nhận thức đến hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhân loại, trong đó giá trị đạo đức và văn hóa của mỗi quốc gia đóng vai trò đặc biệt quan trọng./. ThS. Tô Vũ Ninh Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong
Những tin cũ hơn
Những tin mới hơn
10 Đề Tài Liên Quan Đến Bất Bình Đẳng Được Quan Tâm Tại Việt Nam
Khi xã hội đã phát triển, vấn đề bất bình đẳng đã được cải thiện khá nhiều. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới luôn tồn tại, đặc biệt là ở những vùng nông thôn.
Download tài liệu
Nội dung bài luận văn thạc sĩ bao gồm:
Đưa ra những quan điểm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
Thực trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn tại thôn Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc.
Download tài liệu
Phân tích và đưa ra những biện pháp, bổ sung kiến thức nhằm thực hiện công cuộc bình đẳng giới trong gia đình.
Một trong những loại bất bình đẳng ở Việt Nam phải kể đến đó là bất bình đẳng thu nhập. Dẫu biết rằng tùy theo năng lực của từng người mà thu nhập sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu, hiểu biết nhất định để cải thiện vấn đề này.
Download tài liệu
Đề tài luận văn thạc sĩ tiến hành nghiên cứu và phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bất bình đẳng thu nhập của người lao động Việt Nam.
Bất bình đẳng thu nhập sẽ có những tác động đến sự phát triển, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong luận văn tiến sĩ này, tác giả nêu những nội dung:
Download tài liệu
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế: đưa ra các khái niệm, đo lường và những kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
Thực trạng mối quan hệ tại Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân của bất bình đẳng ở Việt Nam, cách đối phó
Đề xuất những cách giải quyết hợp lý
Đề tài phân tích bất bình đẳng trong kinh tế thiếu thốn tương đối cho phát triển bền vững Việt Nam bằng cách sử dụng những phương pháp: nghiên cứu, phân tích…
Download tài liệu
Qua những phân tích để phát hiện và kết luận mức độ thiếu thốn tương đối hay ghen tị.
Download tài liệu
Đề tài được nghiên cứu trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn tại Việt Nam với mục đích nêu ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Từ đó áp dụng giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Việt Nam.
Nội dung của bài báo cáo thực hiện gồm 3 chương chính:
Download tài liệu
Đề tài nghiên cứu thực trạng đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực. Những giải pháp mà sinh viên đưa ra hoàn toàn hợp lý và trong khả năng thực hiện. Ví dụ như tạo việc làm với mục tiêu thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Ngay cả bất bình đẳng trong giáo dục vẫn tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là việc cần thiết nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục, hạn chế tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Download tài liệu
Trong những bài luận văn thực hiện, sinh viên nêu rõ lý thuyết, cơ sở lý thuyết. Từ đó nêu ra những thực trạng trong giáo dục hiện nay, đề xuất những phương án phù hợp để nâng cao bình đẳng giới.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục tại Việt Nam. Để thực hiện phát triển toàn diện, Chính sách đề ra để đảm bảo cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái ở những vùng miền núi, khó khăn được tiếp cận và hoàn thiện giáo dục.
Download tài liệu 100+ Bài đề tài bất bình đẳng đặc sắc
Đề tài này thực hiện nhằm so sánh, thấy rõ vấn đề và thực hiện cải thiện tốt nhất.
Tham khảo 10 mẫu báo cáo thực tập quản lý môi trường hay nhất 10+ Báo cáo thực tập quản trị văn phòng không thể bỏ qua
Bất bình đẳng ở Việt Nam trong phân phối thu nhập tác động khá lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân và đồng đều các vùng miền khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó đóng vai trò rất quan trọng để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Từ những cơ sở lý thuyết nghiên cứu và tìm hiểu, sinh viên tiến hành phân tích nguyên nhân của vấn đề. Những biện pháp đưa ra thiết thục, bám sát với vấn đề thực tiễn.
II. Bất bình đẳng và những điều cần biết
1. Bất bình đẳng xã hội là gì?
Bất bình đẳng xã hội là thể hiện sự không ngang bằng về cơ hội, tiếng nó, lợi ích đối với các cá nhân, các nhóm trong xã hội.
Trong xã hội, con người có khác biệt về giới tính, sức khỏe, sắc đẹp, sự thông minh, quyền lực… Tuy nhiên, những yếu tố này không phải là khác biệt về mặt xã hội.
Bất bình đẳng xã hội là cụm từ khá rộng chỉ nhiều khái niệm bất công bằng khác nhau, ví dụ như trong giáo dục, trong gia đình…
Bất bình đẳng thể hiện rất rõ, chúng ta có thể thấy được và cảm nhận được. Ở bất kỳ vùng miền, nghề nghiệp nào cũng tồn tại vấn đề này.
Biểu hiện để bạn có thể nhận ra như:
Top 10 luận văn thạc sĩ giáo dục học không thể bỏ qua 10+ Báo cáo thực tập cây trồng hay không thể bỏ qua
Sự không công bằng trong cơ hội, đối xử, quyền lợi hay lợi ích nào đó giữa những con người giống nhau
Sự ưu tiên của tổ chức với cá thể hay nhóm người nào đó.
Hệ quả của bất bình đẳng phụ thuộc vào vấn đề, ví dụ như kinh tế, giáo dục, không bình đẳng giới trong gia đình…
III. Hướng dẫn cách thực hiện đề tài về bất bình đẳng
1. Lựa chọn đề tài phù hợp
Các vấn đề đưa ra có thể đã được khai thác trước đó. Chính vì vậy, cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định nên lựa chọn đề tài, mảng nào, phạm vi như thế nào…
Không khai thác lại những đề tài đã được thực hiện trong 2 năm gần nhất. Ngoài ra, để đánh giá được đề tài có phù hợp để thực hiện hay không, bạn dựa vào yếu tố: tính khả thi, sự cấp thiết của đề tài như thế nào, vấn đề khai thác có được nhiều người quan tâm hay không…
Bạn nên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về đề tài để khi báo cáo, bảo vệ được suôn sẻ nhất.
2. Lên đề cương cho báo cáo
Để làm được đề cương tốt nhất, bạn nên thực hiện những công việc như sau:
3. Chú ý về nội dung
Khi thực hiện, bạn cần lưu ý:
10+ Báo cáo thực tập kế toán tiền lương MỚI NHẤT 2020 10+ mẫu báo cáo thực tập du lịch lữ hành đáng tham khảo Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi về kiến thức cũng như các mẫu đề tài bất bình đẳng, bạn đọc đã hiểu rõ được vấn đề này. Từ đó hoàn thiện tốt bài nghiên cứu của mình.
Về thực trạng:
Về đề xuất biện pháp:
Bất Bình Đẳng Thu Nhập Ở Việt Nam Hiện Nay: Thực Trạng Và Khuyến Nghị
Bài viết phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018 để có cái nhìn khái quát nhất về tình trạng chênh lệch giàu – nghèo tại Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam.
Từ khóa: Bất bình đẳng thu nhập, chênh lệch giàu – nghèo, Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Bất bình đẳng thu nhập ( khoảng cách giàu nghèo) là chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế [1]. Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong giai đoạn 2007 – 2018, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1%, trong đó, thu nhập của các nhóm dân cư đều tăng lên nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, do vậy, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng [5].
Vì vậy, bài viết phân tích thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2018, nhằm hạn chế bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
Mức độ bất bình đẳng thu nhập của quốc gia hiện nay dựa trên các thước đo như hệ số GINI, hệ số chênh lệch giàu nghèo,… Thông qua hệ số GINI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, nằm trong khoảng 0,424 đến 0,436; trong đó khu vực thành thị có xu hướng giảm, khu vực nông thôn có xu hướng tăng và luôn cao hơn ở thành thị.
Bảng 1. Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số GINI tại Việt Nam giai đoạn 2006-2018 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số liệu Bảng 1 cho thấy, trước năm 2010, hệ số GINI ở thành thị cao hơn ở nông thôn, sau năm 2010 hệ số GINI ở nông thôn cao hơn ở thành thị, cho thấy xu hướng bất bình đẳng thu nhập ở khu vực thành thị có xu hướng giảm còn ở nông thôn có xu hướng tăng. Theo báo cáo “Wealth Distribution and Income Inequality by Country 2018”, hệ số GINI của Việt Nam là 0,424 ở mức trung bình so với các quốc gia khác trong khu vực. Theo Cornia và Court (2001), hệ số GINI trong khoảng 0,30 – 0,45 là nằm trong ngưỡng an toàn và hiệu quả, phù hợp cho tăng trưởng cao. Theo đó, có thể khẳng định bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an toàn, nhưng trong dài hạn có xu hướng tăng lên nếu Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.
Biểu đồ 1: Hệ số GINI của các vùng kinh tế giai đoạn 2006 -2018 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 1 cho thấy hệ số GINI tại các vùng kinh tế có những biến động tăng giảm ở các năm khác nhau, nhưng đều có xu hướng giảm dần. So với các khu vực khác, Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển có tốc độ phát triển cao nhất so với các khu vực còn lại, hệ số GINI có tốc độ giảm mạnh nhất so với các khu vực khác, khoảng cách về bất bình đẳng thu nhập ở khu này ngày càng được thu hẹp.
Mức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện thu nhập của các nhóm và chênh lệch giữa thu nhập của nhóm 1 và nhóm 5.
Bảng 2. Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2018 Đơn vị: Nghìn đồng Ghi chú: (1) Khoảng cách thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1; (2) Số lần chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 (giàu nhất) và nhóm 1 (nghèo nhất) Nguồn: Tổng cục Thống kê và Báo cáo hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Bảng 2 cho thấy, thu nhập bình quân/tháng ở cả 5 nhóm thu nhập đều tăng qua các năm, trong đó thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2018 gấp 3,78 lần so với năm 2008. Năm 2008, thu nhập nhóm 5 gấp 8,9 lần so với nhóm 1. Tuy nhiên đến năm 2018 thu nhập nhóm 5 gấp 9,86 lần so với nhóm 1 cho thấy khoảng cách thu nhập giữa các nhóm ngày càng xa, bất bình đẳng thu nhập giai đoạn này có xu hướng gia tăng khá nhanh, chứng tỏ Việt Nam đang dần trở thành nước có chênh lệch giàu nghèo cao. So sánh thu nhập năm 2018 và 2008 cho thấy, nhóm 1 là nhóm có mức độ tăng thu nhập chậm nhất (tăng 3,38 lần) so với các nhóm còn lại. Tốc độ tăng trưởng ở nhóm 1 vẫn thấp hơn nhóm 5 đã khiến cho khoảng cách thu nhập trong xã hội gia tăng. Sự chênh lệch tuyệt đối về thu nhập giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất đang là một thách thức của mục tiêu phát triển theo hướng đảm bảo công bằng xã hội.
Bảng 3. Thu nhập bình quân/người/tháng khu vực thành thị và nông thôn phân theo 5 nhóm thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Đơn vị: Nghìn đồng Ghi chú: (1) Khoảng cách nhóm 5 và nhóm 1; (2) Số lần chênh lệch giữa nhóm 5 và nhóm 1 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Báo cáo hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Số liệu Bảng 3 cho thấy, thu nhập ở cả thành thị và nông thôn đều có xu hướng tăng, hệ số chênh lệch giữa hai khu vực này đang có xu hướng giảm xuống.
Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở thành thị thấp nhất là 7,41 lần và cao nhất là 8,28 lần và có xu hướng ngày càng giảm; ở khu vực nông thôn thấp nhất là 6,91 lần và cao nhất là 9 lần và sự chênh lệch này có xu hướng tăng lên. Ở khu vực nông thôn, khi kinh tế ngày càng phát triển, sự thay đổi về cơ cấu lao động trong các ngành nghề ở khu vực này ngày càng lớn dẫn đến khoảng cách thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ngày càng lớn. Số lần chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở khu vực thành thị có xu hướng giảm, ở nông thôn có xu hướng tăng, cho thấy mức bất bình đẳng thu nhập trong khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị khi nền kinh tế phát triển.
Bảng 4. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo khu vực thành thị, nông thôn giai đoạn 2006 -2018 của Việt Nam Đơn vị tính: % Nguồn: Tổng cục Thống kê và Báo cáo hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Số liệu Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Năm 2006 cả nước có 15,5% số hộ nghèo, đến 2018 giảm xuống còn 5,35%. Khu vực thành thị có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hơn khu vực nông thôn, chứng tỏ bất bình đẳng thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị khá lớn.
3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến cơ hội việc làm của người lao động hiện nay
Theo Tổng cục Thống kê, do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, so sánh quý I/2020 với quý I/2019 thì số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động, giải thể tăng lên; các doanh nghiệp đang hoạt động gặp nhiều khó khăn chiếm khoảng 84,8% doanh nghiệp, có gần 67% doanh nghiệp đã thực hiện số giải pháp về lao động, như: cắt giảm lao động, cho lao động giãn việc, nghỉ luân phiên, nghỉ không lương, giảm lương.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2020 là gần 1,1 triệu người, tăng 26,1 nghìn người so với quý trước và tăng 26,8 nghìn người so với quý I/2019. Tính đến tháng 4/2020, gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Lao động trong các doanh nghiệp và hợp tác xã tạm nghỉ việc chiếm gần 59%; lao động bị giãn việc hoặc nghỉ luân phiên chiếm gần 28% và lao động bị mất việc chiếm gần 13%. Trong đó, lao động tạm nghỉ việc trong ngành Vận tải kho bãi và ngành Giáo dục và đào tạo chiếm cao nhất, chiếm trên 70% tổng số lao động của ngành. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ ăn uống có tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc cao nhất trong tổng số lao động bị ảnh hưởng so với các ngành khác, chiếm gần 20% tại mỗi ngành.
4. Khuyến nghị nhằm hạn chế bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
Bất bình đẳng thu nhập sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, gây ra các vấn đề như tỷ lệ thất nghiệp tăng, tỷ lệ tội phạm tăng, năng suất lao động bình quân giảm, do đó, đây là vấn đề cần giải quyết của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh các nước phải xử lý những hậu quả của đại dịch Covid 19, Việt Nam cũng cần có những biện pháp để khắc phục những khó khăn hiện nay, giảm bớt thiệt hại về thu nhập cho người lao động.
Về phía Chính phủ: đã ban hành nhiều chính sách giúp ngăn ngừa, kiểm soát bệnh dịch, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tháo gỡ khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội, đưa ra các gói hỗ trợ để giúp cho những người lao động có thêm thu nhập trong giai đoạn bị nghỉ việc, giãn việc do dịch bệnh Covid 19. Tuy nhiên, để các chính sách này phát huy hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa các Bộ, ngành, các địa phương nhằm thúc đẩy nhanh các thủ tục hướng dẫn, cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo các gói hỗ trợ được triển khai kịp thời, đến đúng đối tượng.
Về phía các doanh nghiệp: cần phải nghiên cứu đổi mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh; tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài các thị trường truyền thống; sử dụng công nghệ thông tin để dan dạng hóa từ kinh doanh trực tiếp đến kinh doanh trực tuyến; tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng.
Về phía người lao động: cần nỗ lực nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tự trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo khả năng thích nghi với sự thay đổi không ngừng của thị trường lao động. Người lao động cũng nên hiểu và chia sẻ với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Trong quá trình thực hiện triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ, người lao động cần thực hiện nghiêm túc, khai báo trung thực theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo các hỗ trợ đến được đúng và đủ đối tượng.
Trong dài hạn, Chính phủ cần thực hiện giảm bất bình đẳng thu nhập qua việc giúp người dân ở các khu vực tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong khi khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ở khu vực nông thôn lại đang tăng. Đặc biệt, có chênh lệch cao về thu nhập giữa các vùng, miền có khó khăn về điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở, trình độ dân trí, trình độ sản xuất,… với các khu vực khác đã ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế – xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Người lao động là dân tộc thiểu số, hoặc có trình độ học vấn thấp, không được đào tạo, ít có cơ hội hưởng lợi hơn các so với các lao động có trình độ học vấn cao cùng là một nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập. Do đó, Chính phủ cần có chính sách ưu tiên, đầu tư cho giáo dục ở vùng khó khăn; cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho hộ gia đình nghèo, giảm bớt các chi phí cho giáo dục để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho người lao động nghèo, miễn hoặc giảm học phí cho các khu vực khó khăn, thực hiện cải cách giáo dục nhằm cân bằng cơ hội và phát triển kỹ năng cho người lao động là vô cùng quan trọng.
Chính phủ cần xây dựng được một chiến lược tăng đầu tư vào nguồn lực con người và khuyến khích tạo việc làm, khuyến khích hình thành một tầng lớp trung lưu rộng lớn trong xã hội; thiết kế hệ thống thuế sao cho không triệt tiêu động lực làm giàu của những người giàu; tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển; đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, để các kết quả đầu tư đến với người dân, đặc biệt là nhóm người dân nghèo.
Về chính sách hỗ trợ y tế: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo và học sinh, sinh viên; hỗ trợ cho việc khám, chữa bệnh cho các vùng kinh tế khó khăn.
Để giải quyết bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, Chính phủ cần xây dựng được một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cùng với các chính sách phân phối thu nhập thích hợp, tập trung vào cải cách thể chế pháp luật, thị trường cạnh tranh, công bằng và mở, tạo “sân chơi” bình đẳng cho cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư dựa trên cơ sở phát triển các loại hình kinh tế, khuyến khích người dân làm giàu và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp của các nguồn lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Cornia and Court (2001). Inequality, Growth and Poverty in the Era of Liberlization and Globalization. Helsinki, Finland: World Institute for Development Economics Research, United Nations University.
Luca Venta (2019). Wealth Distribution and Income Inequality by Country 2018 Global Finance Magazine.
Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của các tỉnh giai đoạn 2006 – 2018.
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê.
Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê 2007 – 2018.
THE INCOME INEQUALITY IN VIETNAM: THE CURRENT STATE AND RECOMMENDATIONS
* Ph.D NGUYEN THI THAI HUNG
Faculty of Banking, Banking Academy
ABSTRACT:
This paper analyzes the current state of income inequality in Vietnam from 2006 to 2018 in order to get an overview on the current rich – poor gap in Vietnam, thereby making recommendations to curb the country’s income inequality.
Keywords: Income inequality, rich – poor gap, Vietnam.
[Tạp chí Công Thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 10, tháng 5 năm 2020]
Bạn đang đọc nội dung bài viết Việt Nam Đề Xuất Các Biện Pháp Cải Thiện Bất Bình Đẳng Và Đảm Bảo Phẩm Giá Con Người trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!