Cập nhật nội dung chi tiết về Trình Bày Các Kiểu Nhà Nước Trong Lịch Sử Thế Giới mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
59216
1. Kiểu nhà nước là gì?
Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng một loại, về những điều kiện tồn tại và phát triển của các nhà nước đó.
Khi xác định một nhà nước đã tồn tại trong một thời điểm lịch sử nhất định thuộc kiểu nhà nước chủ nô, chúng ta sẽ có ngay những thông tin cơ bản về bản chất và những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước đó.
Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu ( đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.
2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới
Lich sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ chưa có nhà nước đó là xã hội cộng sản nguyên thủy!
Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực thống trị của giai cấp chủ nô.
1. Bản chất của nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô cũng có hai bản chất tính giai cấp và tính xã hội:
– Tính giai cấp
Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với lu lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.
C.Mác và Ăngghen đã căn cứ vào những đặc điểm cụ thể để phân biệt chế độ nô lệ phương tây cổ điển và chế độ nô lệ phương Đông cổ đại.
Chế độ nô lệ phương tây cổ điển hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy – La Được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình.
Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc.
Trong chế độ này luôn lệ không phải là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải hàng hóa cho chủ lô mà hầu hết là làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô) về địa vị xã hội họ tự do hơn so với nô lệ tuy nhiên họ vẫn chịu sự áp bức bóc lột của chủ nô.
– Tính xã hội
Các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông, xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, hay hoạt động phát triển kinh tế thương mại ở Hy Lạp.
2. Chức năng của nhà nước chủ nô
Chức năng của nhà nước chủ nô trước hết được thể hiện ở các chức năng đối nội và đối ngoại cơ bản của nó.
a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:
Chức năng củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ
Chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác
Chức năng đàn áp về mặt tư tưởng
b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:
Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
Chức năng phòng thủ chống xâm lược
Chủ thể tiến hành các chức năng của nhà nước chủ nô chính là bộ máy của nhà nước chủ nô, vì thế bộ máy nhà nước chủ nô được xây dựng phù hợp cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Ở các nhà nước chủ nô khác nhau do hình thức chính thể khác nhau, chức năng cụ thể của nhà nước cũng có những biểu hiện khác nhau, do đó bộ máy nhà nước trong từng quốc gia chiếm hữu nô lệ cũng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, việc thiết lập bộ máy nhà nước chủ nô tựu chung lại đều để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại cơ bản của nhà nước, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô, duy trì trật tự xã hội trên cơ sở của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Ở giai đoạn đầu, bộ máy nhà nước chủ nô còn đơn giản và mang đậm dấu ấn của của hệ thống cơ quan quản lý xã hội thị tộc – bộ lạc. Giữa các cơ quan chưa có sự phân định rõ về chức năng. Chuyển sang giai đoạn sau, cùng với sự phát triển đa dạng của các chức năng nhà nước nên bộ máy nhà nước chủ nô càng trở nên cồng kềnh, quan liêu. Nhìn chung bộ máy nhà nước chủ nô đều có các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án phát triển.
Quân đội là lực lượng được các nhà nước chủ nô quan tâm xây dựng. Trong các nhà nước quân đội chiếm lực lượng đông đảo. Trong nhiều quốc gia mọi người dân đều có nghĩa vụ phải phục vụ quân đội (Nhà nước Spác). Quân đội làm nhiệm vụ chủ yếu là chinh phạt và bảo vệ tổ quốc. Ở những quốc gia chưa có lực lượng cảnh sát quân đội còn đảm nhận thêm nhiệm vụ bảo đảm trật tự xã hội, hỗ trợ toà án trong việc điều tra.
Lực lượng cảnh sát là bộ phận được chú ý thứ hai trong nhà nước chủ nô. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là gìn giữ trật tự xã hội, cảnh sát còn đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ toà án trong việc điều tra, thậm chí cảnh sát còn đảm nhiệm chức năng xét xử (ở La mã), hoặc bảo vệ các công trình công cộng, các công trình tôn giáo như : (bảo vệ nhà thờ, các công trình thuỷ lợi ở các nhà nước phương Đông cổ đại).
Toà án cũng được hết sức chú trọng trong nhà nước chủ nô. Tuy nhiên cách tổ chức toà án ở các nhà nước khác nhau là khác nhau. Ở các quốc gia Phương Đông, quyền xét xử tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước (vua), quyền này có thể được uỷ quyền lại cho một tổ chức phụ thuộc trực tiếp vào vua. Ở các quốc gia Phương Tây cổ đại, hệ thống cơ quan xét xử đã được thiết lập để xét xử những công việc khác nhau, đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý (Aten), hoặc có những cơ quan thường trực đảm trách hoạt động xét xử với các thẩm phán được bầu trong một khoảng thời gian nhất định (La Mã thời kỳ cộng hoà).
4. Hình thức nhà nước chủ nô
– Về hình thức chính thể: Mặc dù các nhà nước chủ nô đều có những chức năng cơ bản giống nhau, nhưng do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia là khác nhau nên trong nhà nước chủ nô có nhiều hình thức chính thể khác nhau. Lịch sử phát triển của nhà nước chủ nô gắn với các hình thức chính thể: quân chủ, cộng hoà dân chủ, cộng hoà quý tộc.
+ Chính thể quân chủ chuyên chế phổ biến trọng các nhà nước phương đông cổ đại. Đặc trưng của hình thức này là quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào trong tay người đứng đầu nhà nước (hoàng đế, vua) với một bộ máy quân sự, quan liêu khá phức tạp (Ai Cập, Babilon, Trung Quốc, Ấn Độ…). Người đứng đầu nhà nước có toàn quyền quyết định vận mệnh quốc gia, cũng như vận mệnh của từng thành viên trong quốc gia đó, chức vụ này được truyền lại theo nguyên tắc cha truyền con nối.
+ Chính thể cộng hoà dân chủ tồn tại ở nhà nước chủ nô Aten vào thế kỷ thứ V – IV trước công nguyên. Ở Aten mọi nam công dân trưởng thành đều được tham gia Hội nghị nhân dân. Hội nghị sẽ bầu ra các cơ quan nhà nước và các cá nhân thực thi quyền lực nhà nước theo những nhiệm kỳ nhất định. Nô lệ, kiều dân, phụ nữ, nô lệ đã được giải phóng không được tham gia bầu cử, thực chất của hình thức dân chủ này là dân chủ chủ nô.
+ Chính thể cộng hoà quý tộc chủ nô tồn tại ở nhà nước Spác và La Mã. Quyền lực nhà nước (chủ yếu quyền lập pháp) nằm trong tay một hội đồng mà thành viên được bầu ra từ các quý tộc giàu có nhất và họ nắm giữ chức vụ suốt đời. Bên cạnh đó có các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp cũng được hình thành thông qua con đường bầu cử. Đại hội nhân dân vẫn tồn tại nhưng không chiếm vị trí quan trọng. Đại hội nhân dân chỉ tiến hành bầu những người tham gia vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước, thông qua về mặt hình thức các dự luật do Hội đồng trưởng lão đưa ra.
– Về hình thức cấu trúc nhà nước: Tất cả các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc nhà nước đơn nhất.
2. Chức năng của nhà nước phong kiến
Bản chất của nhà nước phong kiến được quy định bởi các chức năng đối nội và đối ngoại của nó.
a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:
Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Chức năng đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Chức năng đàn áp tư tưởng.
b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:
Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược.
Chức năng phòng thủ chống xâm lược.
3. Bộ máy nhà nước phong kiến
So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến đã phát triển hơn một bước, đặc biệt là ở giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ, chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến yếu, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến. Các lãnh chúa có quân đội riêng và toà án riêng, toàn quyền trong lãnh địa của mình.
Tới giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương xuống đến địa phương. Ở trung ương, đứng đầu triều đình là vua (hoặc quốc vương), giúp việc cho vua có các cơ quan với các chức vụ quan lại khác nhau giúp vua thực hiện sự cai trị. Ở địa phương, cách tổ chức các cơ quan nhà nước còn đơn giản, hầu như chưa có sự phân biệt giữa chức năng hành pháp và tư pháp, đội ngũ quan lại địa phương cũng do vua bổ nhiệm.
Trong nhà nước phong kiến, các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án vẫn là bộ phận chủ đạo trong bộ máy nhà nước.
Hình thức chính thể phổ biến trong nhà nước phong kiến là quân chủ, lịch sử tổ chức quyền lực nhà nước phong kiến cho thấy sự tồn tại và phát triển của chính thể quân chủ với những biểu hiện cụ thể: quân chủ phân quyền cát cứ, quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ đại diện đẳng cấp và cộng hoà phong kiến.
Trong hình thức nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ thì quyền lực nhà nước bị phân tán, vua hoặc quốc vương không có toàn quyền, chỉ là “đấng thiêng liêng”, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến.
Hình thức cộng hoà phong kiến tồn tại ở một số thành phố châu Âu (Phơlôrenxơ của Italia, Nốpgôrớt và Psơcốp của Nga…) sau khi giành được sự tự quản bằng các con đường khác nhau như: bỏ tiền ra mua sự tự trị từ nhà nước phong kiến, đấu tranh vũ trang…Quyền lực ở các thành phố đó tập trung trong tay giới quý tộc thành thị tập hợp trong Hội đồng thành phố được lập trên nguyên tắc bầu ra, chịu trách nhiệm điều hành các công việc và quan hệ của thành phố. Chính ở các thành phố này đã sớm hình thành các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.
2. Chức năng của nhà nước tư sản
a) Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản
Chức năng này bao hàm những nội dung sau:
– Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản
– Trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị
– Trấn áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng
Một mặt nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về tinh thần dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế trong tất cả các giai đạo phát triển các nhà nước tư sản luôn tìm mọi cách nhằm đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hoạt động này được bảo đảm bởi sự liên kết giữa nhà nước tư sản với các thế lực tôn giáo và hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Chức năng kinh tế
d) Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới
e) Chức năng đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế
3. Bộ máy nhà nước tư sản
a) Nghị viện
b) Nguyên thủ quốc gia
c) Chính phủ
d) Toà án
4. Hình thức nhà nước tư sản
Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, hình thức nhà nước tư sản gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
a) Hình thức chính thể tư sản
Nhà nước Tư sản có hai dạng chính thể cơ bản là chính thể quân chủ lập hiến và chính thể cộng hoà.
b) Hình thức cấu trúc nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản có các hình thức cấu trúc sau: Hình thức liên bang và hình thức đơn nhất.
d) Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
2. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
a) Các chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa
b) Các chức năng đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa
3. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
4. Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
a) Hình thức chính thể
b) Hình thức cấu trúc nhà nước
Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những kiểu nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Các nhà nước đó đều là “nhà nước theo đúng nghĩa”, là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lột. Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Một kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền. Các cuộc cách mạng khác nhau diễn ra trong lịch sử đều tuân theo quy luật đó: Nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến, nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mới tiến bộ nhất nhưng cũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa.
Các Kiểu Nhà Nước Trong Lịch Sử Nhân Loại
Học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học để phân chia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu. Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế – xã hội, đó là: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. …
Học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học để phân chia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu. Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế – xã hội, đó là: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó, có bốn kiểu nhà nước, đó là:– Kiểu nhà nước chủ nô;– Kiểu nhà nước phong kiến;– Kiểu nhà nước tư sản;– Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản tuy có những đặc điểm riêng về bản chất, chức năng và vai trò xã hội, nhưng đều là nhà nước bóc lột được xây dựng trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là công cụ để duy trì và bảo vệ sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao động trong xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, tiến bộ vì đặc điểm đông đảo nhân dân lao động trong xã hội tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Như vậy, các khái niệm chung về nhà nước được cụ thể hoá qua khái niệm kiểu nhà nước, được áp dụng đối với nhà nước của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Khái niệm kiểu nhà nước thể hiện sự thống nhất các đặc trưng cơ bản của các nhà nước có cùng chung bản chất giai cấp và vai trò xã hội cũng như điều kiện tồn tại tương tự của chúng.
Các Kiểu Và Hình Thức Nhà Nước
Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội nào.
Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp – xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước… Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử là hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế – xã hội phong kiến và hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa là ba kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Tùy theo tình hình kinh tế – xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất “giai cấp vô sản”, nhưng lại là một kiểu nhà nước đặc biệt. Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước, còn bản chất của chúng đều là nhà nước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ.Nhà nước phong kiến. Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến. Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung, ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán. Mỗi chúa phong kiến là một ông vua trên lãnh thổ của mình. Mối liên hệ thực sự giữa các chúa phong kiến châu Âu chủ yếu được thiết lập bằng các hình thức liên minh của các nhà nước cát cứ, trong đó Thiên Chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng giữa các tiểu vương quốc phong kiến. ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và ấn Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô.Nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hoà và hình thức quân chủ lập hiến. Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như cộng hoà Đại nghị, cộng hoà Tổng thống trong đó hình thức cộng hoà Đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất. Trong thực tế, nhằm thích ứng với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, các hình thức cụ thể của nhà nước tư sản hiện đại lại có sự khác nhau khá lớn, về chế độ bầu cử, chế độ tổ chức một viện hay hai viện, về nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nội các.Hình thức của nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổi bản chất của nó – đó là công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trị giai cấp vô sản và quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản. Đúng như V.I.Lênin đã đã chỉ ra: “Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”1. Tuy nhiên có thể thấy trước khi có nền dân chủ vô sản thì nền dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản là nấc thang khá quan trọng trong sự tiến hóa của nền dân chủ trong lịch sử. Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến về chất trong sự phát triển của nhà nước. ở đó, nó đã kết tinh được những giá trị dân chủ được sáng tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhân cầm quyền, đồng thời thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tính nhân dân chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển hợp quy luật của các giá trị đó là những nhân tố nội tại dẫn tới phủ định chủ nghĩa tư bản. Nền dân chủ vô sản với tư cách là nền dân chủ cao về chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ ra đời một khi biết kế thừa, phát triển toàn bộ những giá trị dân chủ mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử, đặc biệt là những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản.Nhà nước vô sản. Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người. C.Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”1. Sự tồn tại của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ này là tất yếu vì trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế – xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông đảo về phía mình. ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở chỗ chức năng cơ bản nhất, chủ yếu nhất của nó không phải là chức năng bạo lực mà là chức năng tổ chức xây dựng kinh tế – xã hội. Khi đề cập tới vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Cũng vì những tính chất đặc biệt như vậy của nhà nước vô sản mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử; đó là “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường “thủ tiêu”, “xóa bỏ” mà bằng con đường “tự tiêu vong”. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở cơ sở quyền lực của nhà nước – đó là nền tảng liên minh công – nông làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội. Để thực hiện sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ, cộng tác, liên minh, vững chắc và ngày càng củng cố với những người lao động khác. Do vậy, chuyên chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với quần chúng lao động không vô sản. Nhà nước vô sản do vậy phải là chính quyền của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cũng do đó, chế độ dân chủ vô sản là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở. Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và mở rộng không ngừng dân chủ. “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v.”1 là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước vô sản. Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà còn có vai trò lịch sử toàn thế giới. Do vậy, chuyên chính vô sản còn phải làm nghĩa vụ quốc tế của mình, bằng việc giúp đỡ từ mọi phương diện có thể được cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Nhà nước vô sản là tổ chức, thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước đó không giữ được bản chất giai cấp công nhân của mình. Do vậy, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước là nguyên tắc sống còn của chuyên chính vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước không chỉ là yếu tố bảo đảm bản chất giai cấp vô sản của nhà nước, mà còn là điều kiện để giữ tính nhân dân của nhà nước đó. Đây cũng là một tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản Nhà nước vô sản có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Công xã Pari năm 1871 đã sản sinh ra nhà nước vô sản kiểu Công xã. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản là Xôviết. ở một số nước, nhà nước vô sản còn tồn tại dưới hình thức nhà nước dân chủ nhân dân v.v.. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy, tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước, tùy thuộc vào nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện, tùy thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một: chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Các Kiểu Và Hình Thức Của Nhà Nước
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội …
Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:
(i) Kiểu nhà nước chủ nô; (ii) Kiểu nhà nước phong kiến; (iii) Kiểu nhà nước tư sản; (iv) Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù có những đặc điểm riêng nhưng đều là những kiểu nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Các nhà nước đó đều là “nhà nước theo đúng nghĩa”, là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lột. Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Một kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền. Các cuộc cách mạng khác nhau diễn ra trong lịch sử đều tuân theo quy luật đó: Nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến, nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mới tiến bộ nhất nhưng cũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa.
Hình thức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Kết quả của việc tiến hành sự thống trị về chính trị phụ thuộc phần lớn vào việc giai cấp thống trị tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo hình thức nào.
Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
Thứ nhất, hình thức chính thể
Đây là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
(i) Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
(ii) Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ được chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế …) có quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ.
Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hoà quý tộc quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể của một nhà nước nhất định cần phải gắn nó với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hoà dân chủ được đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.
Thứ hai, hình thức cấu trúc nhà nước
Đây là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang.
– Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Ví dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp… là các nhà nước đơn nhất.
– Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng: Ví dụ: Myơ, Đức, ấn Độ, Malaixia… là các nước liên bang.
Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang.
Thứ ba, về chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của nhà nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi giai đoạn trong mỗi nước cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân chủ va phương pháp phản dân chủ.
Những phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như những phương pháp dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp… Cần phân biệt chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức dân chủ thật sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bằng các phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức. Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại, đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, ba yếu tố này phải phù hợp với nhau, phản ảnh đúng bản chất và nội dung của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trình Bày Các Kiểu Nhà Nước Trong Lịch Sử Thế Giới trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!