Đề Xuất 3/2023 # Trẻ Nổi Loạn Và Những Biện Pháp Ứng Phó # Top 12 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Trẻ Nổi Loạn Và Những Biện Pháp Ứng Phó # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Nổi Loạn Và Những Biện Pháp Ứng Phó mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trẻ nổi loạn và những biện pháp ứng phó

Những vấn đề ấy có thể là hậu quả của khủng hoảng tuổi thiếu niên, gây ảnh hưởng cho chính các em, tới gia đình và trường lớp.

Lý do của sự thay đổi:

Tuổi mới lớn là thời kỳ quá độ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn thiếu niên, khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa là người lớn – trẻ bắt đầu tìm kiếm ở bên ngoài những chuẩn mực khác để làm nên cá tính của chính mình. Tâm lí học gọi dấu hiệu này là “cảm giác người lớn”. Từ đó nảy sinh xung đột: trong khi trẻ cho rằng mình đã lớn và mong muốn được đối xử bình đẳng như một người lớn thì vẫn bị các bậc phụ huynh coi là con nít.

Trẻ nổi loạn vì đâu?

Do ảnh hưởng của bạn bè xấu: Ở lứa tuổi này các em dành thời gian với bạn bè nhiều hơn dành cho gia đình và thường tập họp thành nhóm bạn thân 2 hay 3 người cùng phái. Các em có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, sợ bị cô lập và tẩy chay,  rồi thì “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, bạn bè có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của chúng.

Do áp lực học hành, thi cử hoặc bị đối xử bất công ở lớp.

Do phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ: Hoặc cha mẹ quá hà khắc “thương cho roi cho vọt” nên trẻ phản ứng lại hoặc do cha mẹ quá buông lỏng quản lí làm cho con không có người định hướng và dễ sa ngã. Có thể do bố mẹ bất hòa, ly hôn, phá sản… hoặc nhà có thêm thành viên mới.

Cũng có thể do ảnh hưởng của phương tiện truyền thông hay các trò chơi điện tử… 

Biểu hiện “cứng đầu”:

Nhiều trẻ rơi vào tình trạng hoang mang, dao động, mất phương hướng đến mức có thể có những rối nhiễu tâm trí như hoài nghi, sợ hãi, coi thường các giá trị nhưng cũng bộc lộ con người thật và muốn tự khẳng định mình. Trẻ muốn phá vỡ những quan hệ cũ, muốn từ bỏ tuổi thơ để tạo lập một phương thức quan hệ mới với xã hội.

Trẻ có những biểu hiện vượt quá mức bình thường: nói luôn miệng, bốc đồng; tình cảm quá khích; luôn sợ mình quá béo hoặc quá gầy; cau có, giận dữ, gắt gỏng, buồn vui bất chợt… Tự ti hoặc tự tôn.

Một thay đổi khác dễ nhận thấy là vẻ bề ngoài của trẻ, thể hiện qua cách ăn mặc (khoác lên người bộ quần áo “không giống ai” hoặc bắt chước một thần tượng nào đó). Cách mặc ấy giúp trẻ tự tin hơn. Trẻ cũng hay soi gương và ngắm vuốt nhiều hơn.

Tính khí thất thường, khi thì hồ hởi, cởi mở, khi thì thu mình, kín đáo, dễ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, dễ có những tình cảm cực đoan, không vâng lời người lớn, hung hăng phá phách.

Hành vi bất thường có thể là một triệu chứng bệnh lý khi trẻ rối loạn ăn uống và giấc ngủ, bỗng dưng nói cà lăm, động kinh, trầm cảm, trì trệ, thiếu năng động, cô độc, ăn cắp vặt, thích đi lang thang, thích đặt chuyện hoang đường và cả có ý định tự tử.

Thái độ của cha mẹ:

Ai đó đã nói: “Không có vấn đề dễ, vì nếu dễ đã không gọi là vấn đề”. Lúc này, phụ huynh không nên chê bai hoặc có ý kiến nào khiến trẻ dễ kích động hoặc bị tổn thương.

Nếu không đồng ý với cách ăn mặc của con, hãy nói: “Cha mẹ không thích con mặc bộ quần áo này nhưng vẫn tôn trọng sự lựa chọn của con”. Không phải để cho qua chuyện mà chính là thể hiện quan điểm của mình nhưng vẫn tôn trọng con cái. Khi cảm thấy bố mẹ vừa thông cảm, vừa tỏ thái độ không hài lòng, trẻ sẽ đảm nhận tốt hơn quyền tự chủ bản thân và cư xử “biết điều” hơn (sẽ mặc những bộ đồ ấy vào những dịp khác thích hợp hơn chẳng hạn).

Không bao giờ so sánh con mình với các bạn khác hoặc nói: “Hồi cha mẹ bằng tuổi con thì…” Điều này khó được trẻ chấp nhận, bởi thực tế trẻ sống khác thời cha mẹ.

Khi nhận thấy con có những rối loạn như mỏi mệt, mất ngủ, nhức đầu, co giật cơ, nôn, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, dị ứng; tâm trạng khi thì lo sợ khi thì liều lĩnh, không chịu đến trường, hay gây chuyện, dễ kích động, hung bạo hoặc lặng lẽ, cô độc… phụ huynh cần đưa con đến gặp thầy thuốc Nhi đồng hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý.

Tóm lại:

Trẻ khủng hoảng là để trưởng thành. Cha mẹ phải luôn là nơi nương tựa, tạo cho con sự bình an khi tất cả các bạn của con không thể tạo nổi cho trẻ.

– Luôn bình tĩnh, đầy lòng yêu thương và đồng cảm đối với con trong từng lời nói, cử chỉ.

– Hãy nghĩ tới tuổi nhỏ của mình năm xưa để thấu hiểu và dễ thông cảm với con hơn.

– Luôn can đảm biết nuốt giận và tự chủ, không la mắng hay dùng bạo lực với con. Đừng quên rằng sẽ là cả 1 đại họa cho toàn gia đình cũng như cho chính con cái, nếu vì lầm lỗi của cha mẹ (quá tự ái, quá nóng giận, thiếu tự chủ trong lời nói hành động) mà để mất con cái!

Nguồn: Thạc sĩ – Bác sĩ Lan Hải, Chương trình “Tips for Parents VAS”

Chia sẻ

Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Và Những Giải Pháp Ứng Phó

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây ra.

1. Biến đổi khí hậu trái đất

Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại khu vực nào đó theo chuỗi số liệu dài khoảng 30 năm và là kết quả của sự tương tác giữa các quá trình vật lý, hoá học và sinh học dưới tác động của năng lượng mặt trời. Sự tương tác này là một quá trình phức tạp, vì vậy, chế độ khí hậu không cố định mà luôn có tính biến động. Nhiều biểu hiện của biến đổi khí hậu và trái đất; tan băng và mực nước biển dâng cao do băng tan, ngập úng các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất, đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác; sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển; sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây ra.

BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh tế, xã hội của nhân loại.

Việc bỏ tiền ra chi phí cho việc khôi phục thiệt hại sau những thiên tai đã làm thâm hụt vào ngân sách các quốc gia. Theo Nicolas Stem – nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới, thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỉ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5 – 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP), còn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định khí nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP.

2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam

a. Tác động tới yếu tố tự nhiên và môi trường

Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các vùng ở nước ta nóng lên, kết hợp với sự suy giảm lượng mưa làm cho nhiều khu vực khô hạn hơn. Năm 2010, nhiệt độ có khả năng tăng khoảng 0,3 – 0,50C và mực nước biển tăng thêm 9cm; tương tự, từ 1,1 – 1,80 C và 45cm vào năm 2100. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 – 0,30C/thập niên. So với hiện nay, vào năm 2070, dòng chảy sông/năm biến đổi trong khoảng từ +5,8 đến -19% đối với sông Hồng và từ +4,2 đến -14,5% đối với sông Mê Kông; dòng chảy kiệt biến đổi trong khoảng từ -10,3 đến -14,5% đối với sông Hồng và từ -2,0 đến -24, 0% đối với sông Mê Kông; dòng chảy lũ biến đổi trong khoảng từ +12,0 đến 0,5% đối với sông Hồng và từ +15,0 đến 7,0% đối với sông Mê Kông. Xâm nhập mặn nước sông có thể lấn sâu nội địa tới 50 – 70km, tiêu diệt và phá huỷ nhiều loài sinh vật nước ngọt, 36 khu bảo tồn; trong đó, có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị ngập. Hệ thống sinh thái cũng bị tác động tiêu cực; tại 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu nhiều thiệt hại.

b. Tác động tới phát triển kinh tế

BĐKH tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó ngành nông – lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất.

Có thể nêu ra hai khía cạnh bị tác động lớn nhất.

Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, mưa lũ tăng tạo nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình như đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng làm thiệt hại đến mùa màng; hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, có thể dẫn tới làm chết cây trồng hàng loạt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong mùa khô, độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của đất ở những nơi có rừng che phủ, nhiệt độ trên bề mặt đất có thể tăng cao tới 50-60oC vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp với trồng trọt. Hàng triệu héc ta đất trống, đồi trọc mất rừng lâu năm, đất mặn bị biến đổi cấu tạo và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói lở, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết vón và đá ong hoá, đất loại này hoàn toàn mất sức sản xuất nông, lâm nghiệp. Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 33.000 con trâu, bò, 34.000 ha lúa đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã chết và ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Hệ sinh thái rừng bị ản hưởng theo các chiều hướng khác nhau, nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm, rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển, nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đà, pơ mu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật… có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh… Qũy đất canh tác nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng bị thu hẹp đáng kể vì phần lớn đất trồng lúa nằm ở vùng đất thấp tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất lương thực; mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sinh nước ngọt, cùng với nguy cơ nguồn nước sông bị suy giảm về lưu lượng, dẫn đến việc giảm năng lực nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. BĐKH cũng gây nhiều tác động tiêu cực tới trữ lượng các bãi cá và nghề đánh bắt trên các vùng biển nước ta. Cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặc mất hẳn. Thay đổi nhiệt độ còn là dịch bệnh xảy ra cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cùng với môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.

c. Tác động đối với đời sống – xã hội

Ở nước ta trong những năm gần đây, số lượng người mất nhà cửa và kinh tế lâm vào khó khăn sau mỗi trận bão, lũ lụt… là rất lớn. Điển hình là cơn bão số 4 năm 2008 đã làm 162 người chết, làm sập, hỏng 11.500 căn nhà, trường học, gây ngập úng 27.200 ha lúa và hoa màu, làm sạt trôi và bồi lấp 2,3 triệu khối đất đá trên các công trình giao thông, thủy lợi và các khu nuôi trồng thủy sản, làm chết 28.000 gia súc, gia cầm, thiệt hại lên tới 1.900 tỉ đồng. Hậu quả của thiên tai không chỉ dừng lại ở đó, ảnh hưởng của chúng còn tồn tại sau một thời gian dài, chất lượng sống con người ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu ăn, thiếu nhà ở, y tế và giáo dục không đảm bảo.

Mới đây, theo báo cáo của Uỷ ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh, dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian, như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, các bệnh đường ruột và các bệnh khác… Những bệnh này, đặc biệt phát tán nhanh ở các vùng kém phát triển, đông dân cư và có tỉ lệ đói, nghèo cao thuộc các nước đang phát triển. Nước ta, trong thời gian qua cũng đã xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh…), nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.

Về giao thông vận tải, thông tin liên lạc bị gián đoạn, các cơ sở hạ tầng, mạng thông tin bị hư hại nghiêm trọng sau những trận thiên tai. Việc củng cố, khắc phục sau các sự cố do BĐKH gây ra hết sức khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và kinh phí.

3. Các giải pháp ứng phó với thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu

a. Để ứng phó với bão, lũ lụt trên toàn lãnh thổ và nước dâng do bão ở các vùng ven biển cần thực thi một số giải pháp:

– Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

– Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).

– Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để đến được các vùng sâu, vùng xa, ngư trường, hải đảo…

– Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, đặc biệt là vùng núi, ven biển, hải đảo và các ngư trường biển.

– Nhà nước quy hoạch, xây dựng các khu vực tránh bão, tránh lũ, vận động người dân (có điều kiện kinh tế) xây nhà kiên cố, nhà cao tầng nhằm hạn chế tối đa tổn thất về người và của. Từng địa phương, vùng có phương án, tổ chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân di chuyển đến nơi cao và an toàn trước các trận bão và lũ lụt, nước dâng có cường độ lớn.

– Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, trồng cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ngoài đê để hạn chế tác động của bão, lũ và nước dâng.

– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận đồng người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các kĩ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình huống.

– Thực hiện huy động kinh phí của xã hội và các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các khu dân cư xây dựng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả.

– Tiến hành các giải pháp giảm thiểu tác động của xói lởi như điều tra hiện trạng, xây dựng giải pháp kĩ thuật phòng chống xói lở, đầu tư kiên cố hoá một số đoạn đê xung yếu, quy hoạch các điểm dân cư, các dự án kinh tế – xã hội vùng có nguy cơ xói lở, tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ, duy tu đê điều hàng năm; đối với khu vực không có đê, cần tổ chức di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão.

b. Các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn, có thể áp dụng giải pháp trực tiếp và giải pháp hỗ trợ:

– Về nhóm giải pháp trực tiếp bao gồm:

+ Xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, kiên cố hoá và nâng cao đê biển, đê chắn lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Trung Bộ.

+ Thúc đẩy ngư nghiệp thông qua ươm, nuôi, đa dạng hoá các mô hình thực tiễn nuôi các loài thủy sản có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng khác.

+ Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông có sự tham gia của cộng đồng địa

+ Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển với

các phương án công nghệ: khai thác nước ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven biển; xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở vùng cao liền kề; lọc nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược.

– Về nhóm các giải pháp hỗ trợ gồm:

+ Giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng thông qua chính sách quản lý và bảo vệ lưu vực sông.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng.

+ Đối với các sông miền Bắc và miền Trung cần xây dựng quy trình vận hành điều phối các hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện đầu nguồn.

+ Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống, chịu mặn, ngập úng nhằm chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi trong tương lai. Đồng thời, tìm kiếm, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm (đặc biệt là các kiến thức bản địa) về thích ứng với khả năng BĐKH và thích nghi với nhiễm mặn, nhiễm phèn…

c. Hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH trái đất

– Việt Nam cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án CDM nhằm phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm.

– Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

TS. Trần Thanh Lâm – T/c Quản lý Nhà nước, số 7, 2010, tr.15

Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Ứng Phó Bão Và Áp Thấp Nhiệt Đới

Một số biện pháp phòng ngừa ứng phó bão và áp thấp nhiệt đới

(NTO) Trên biển Đông, các cơn bão và ATNĐ bắt nguồn từ hai khu vực khác nhau, một bộ phận phát sinh từ vùng biển miền Tây Thái Bình Dương vượt qua Philippin vào biển Đông và một phần hình thành ngay trên biển Đông.

      Những cơn bão hình thành trên biển Đông có những đặc điểm riêng, đường đi rất phức tạp để gây tác hại cho mọi hoạt động trên biển Đông và vùng đất liền Việt Nam do sự xuất hiện ngay tại những khu vực hoạt động của ngư nghiệp – giao thông gần lãnh hải nước ta hoặc chỉ một thời gian ngắn đã đi vào bờ biển, khó cảnh báo trước được kịp thời. Mùa bão và áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông hường bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 10, những năm xuất hiện sớm thì tháng 2 đã có bão và áp thấp nhiệt đới hình thành. Những năm muộn có thể kéo dài đến tháng 12. Những tháng khác ít thấy bão hình thành.

Vào đầu mùa, bão và áp thấp nhiệt đời thường có xu hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc và Bắc, khi đổ bộ vào bờ thường ảnh hưởng đến các tỉnh phía nam Trung Quốc , Đài Loan, Nhật Bản; giữa mùa chúng có xu hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, Tây; cuối mùa có xu hướng di chuyển theo hướng Tây, Tây Nam, khi đổ bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển của Việt Nam.

Hiện tượng gió mạnh cùng với mưa lớn trên khắp một vùng rộng trong bão đã khiến cho bão trở thành một thiên tai ghê gớm, hàng năm đe dọa sản xuất và đời sống của nhân dân. Trên biển, bão và áp thấp nhiệt đới gây ra sóng lớn cao có thể tới 9-10m, có khả năng lật úp tàu thuyền. Bão cũng cuốn theo một khối nước khổng lồ làm mực biển dâng cao ở vùng trung tâm; khi bão vào đất liền, nước mặn tràn qua hoặc phá vỡ đê biển làm ngập lụt các vùng ven biển. Mưa trong bão thường gây ra lũ và ngập úng ở nhiều nơi: Tình hình sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu như trong khoảng 1 tuần hay 10 ngày xuất hiện hai cơn bão kế tiếp nhau, cùng đổ bộ vào một khu vực nào đó. Khi đó, đất đai hầu như đã bão hoà nước, mực nước trong sông còn đang ở mức cao, ruộng đồng còn bị ngập úng vì chưa kịp tiêu nước do cơn bão trước, cơn bão sau đi vào sẽ làm cho mực nước lũ trên các sông dâng cao nhanh chóng, diện úng ngập trở nên ngày càng mở rộng hơn.

Để hạn chế thiệt hại do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra, việc phát hiện và cảnh báo sớm các cơn bão và ATNĐ luôn được quan tâm thực hiện. Với trình độ khoa học hiện nay, người ta có thể phát hiện bão rất sớm, ngay từ khi nó mới hình thành. Khi bão bắt đầu vượt qua kinh tuyến 120o Đông, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát tin bão xa. Khi bão đi vào biển Đông và có khả năng tới nước ta trong vòng hai ba ngày, bắt đầu phát tin bão gần. Khi bão chỉ còn cách bờ biển nước ta dưới 500 km thì phát tin bão khẩn cấp.Tin bão được truyền đi trên đài phát thanh, truyền hình, bằng các tín hiệu đặt ở các bến, cảng, và trong trường hợp khẩn cấp thì bằng cả hiệu lệnh từ máy bay nữa.

Vào mùa mưa bão, để giảm thiểu các thiệt hại cho đời sống con người; một số biện pháp phòng, tránh với bão và áp thấp nhiệt đới cần quan tâm thực hiện như sau:

Xây dựng các nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới; khi xây dựng công trình mới cần tính toán đến khả năng chịu lực của công trình trước sự tác động của gió bão, ATNĐ; có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới; duy tu, sửa chữa đường dây điện, đường dây viễn thông; hệ thống giao thông thủy, bộ; kiểm tra và sửa chữa các máy bơm, trạm bơm tiêu, nạo vét kênh mương…nhằm đảm bảo an toàn khi có bão; kiểm tra số lượng tàu thuyền, kiểm tra đăng kiểm, ngư trường hoạt động của tàu thuyền; không gia hạn hoạt động các tàu, thuyền không đủ điều kiện an toàn; đối với các tàu thuyền không trang bị đủ các phương tiện an toàn thì buộc chủ tàu thuyền phải trang bị đủ mới được gia hạn hoạt động; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng hạng nhỏ cho ngư dân….

Khi được cảnh báo, một số biện pháp ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới như sau:

Khi đang ở trên tàu thuyền phải thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới. Cần chú ý các trường hợp sau:

– Khi tàu thuyền đang ở xa bờ biển:

+ Điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng đi tới. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc – Đông Bắc. Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển tới thì cho tàu thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam – Tây Nam. Cần chú ý rằng, điều khiển tàu thuyền tránh bão, áp thấp nhiệt đới trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu thuyền cách tâm bão, áp thấp nhiệt đới một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km – khoảng 200 hải lý.

+ Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới mà lọt vào vùng gió bão, áp thấp nhiệt đới, người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, áp thấp nhiệt đới bằng cách: Khi tàu thuyền nằm ở nửa bão, áp thấp nhiệt đới bên phải thì điều khiển cho tàu thuyền chạy ngược gió, sao cho gió thực thổi vào mũi tàu thuyền lệch mạn phải một góc 30 – 45 độ (theo các vị trí 1, 2 sơ đồ), giữ cho tàu thuyền chạy theo hướng đó cho tới khi thoát ra khỏi vùng nguy hiểm;

Khi tàu thuyền nằm ở nửa bão, áp thấp nhiệt đới bên trái thì phải điều khiển tàu thuyền chạy xuôi gió, sao cho gió thổi vào đuôi tàu thuyền lệch mạn phải một góc 30 – 45 độ (vị trí 3 sơ đồ). Tiếp tục điều khiển tàu thuyền chạy theo hướng đó cho đến khi thấy gió chuyển sang hướng Nam, tức tàu thuyền đã ở xa phần tư bão, áp thấp nhiệt đới bên trái phía sau, cường độ gió đã suy yếu là tàu thuyền đã gần ra khỏi vùng nguy hiểm (vị trí 4 sơ đồ).

+ Ở vùng gần tâm bão, áp thấp nhiệt đới có gió xoáy rất mạnh, cường độ mưa lớn, tầm nhìn hạn chế, sóng biển hỗn độn và có sức tàn phá lớn, biển động dữ dội. Để giảm bớt sức đập của sóng, có thể thực hiện một số biện pháp như: thả dầu nhờn xuống biển, vứt các hàng hóa, thiết bị nặng cồng kềnh trên boong tàu thuyền xuống biển để tăng độ cân bằng cho tàu thuyền;

Điều khiển tàu thuyền chạy ngược sóng hoặc chạy theo hướng sao cho gió thổi chếch mũi mạn phải một góc thích hợp hoặc điều khiển tàu thuyền chạy theo hướng sóng sao cho gió thổi chếch mũi đến chếch lái mạn phải. Không lái tàu thuyền đi theo rãnh sóng vì như vậy tàu thuyền sẽ bị lắc ngang mạnh rất dễ bị lật úp hoặc gãy bánh lái. Trong mọi trường hợp, điều tối kỵ là lái hoặc bỏ mặc cho tàu thuyền trôi xuôi theo gió, bởi vì gió bão, áp thấp nhiệt đới sẽ cuốn tàu thuyền ngày càng gần tâm bão hơn, tức là vào vùng nguy hiểm hơn;

Khi chạy xuôi theo hướng sóng, để cho tàu thuyền giảm bớt sức đập của sóng thì điều chỉnh hướng đi của tàu thuyền đối với hướng sóng ở góc mạn phải khoảng 150 – 160 độ (vị trí a sơ đồ). Trong trường hợp tàu chạy ngược sóng, góc lệch khoảng 20 – 30 độ (vị trí b sơ đồ);

Khi muốn thay đổi hướng đi của tàu thuyền phải chọn thời điểm sóng nhỏ nhất. Nếu chuyển hướng ngược sóng thì phải tăng tốc để tàu thuyền lướt nhanh ngang sóng, rút ngắn thời gian chịu gió ngang. Nếu chuyển hướng xuôi sóng thì lúc đầu cho tàu thuyền chạy với tốc độ trung bình, sau từ từ tăng lên. Nếu góc chuyển hướng lớn thì chia làm nhiều lần, mỗi lần cho tàu thuyền quay một góc khoảng 20 – 30 độ để giữ cho tàu thuyền được cân bằng hơn trong sóng gió.

– Tàu thuyền đang ở ven bờ, gần bờ biển và trên sông: phải di chuyển vào bờ, vào bến cảng tìm nơi trú ẩn an toàn, neo đậu tàu thuyền đúng kỹ thuật để không bị hư hỏng khi có sóng to, gió lớn. Tuyệt đối không để ngư dân, thuyền viên ở lại trên tàu thuyền trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới.

– Neo đậu tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới:

+ Ở những bến bãi không có cầu tàu thuyền thì neo đậu tàu thuyền theo hướng thẳng góc với bờ, giữ cho khoảng cách giữa các tàu thuyền đủ rộng để tránh va đập vào nhau. Tuyệt đối không neo đậu tàu thuyền theo hướng song song với bờ, vì như thế tàu thuyền rất dễ bị sóng đánh thẳng vào mạn làm lật úp tàu. Thả cả neo đáy và neo bờ để giữ cho tàu thuyền cố định;

+ Sử dụng các lốp (vỏ) xe hơi cũ treo ở thành tàu thuyền, mạn tàu thuyền và cả mũi tàu thuyền để hạn chế va đập vào nhau và va đập vào cầu tàu thuyền;

+ Không neo đậu tàu thuyền dưới hoặc bên cạnh các cầu giao thông, không lấy trụ cầu để buộc neo.

+ Tốt nhất neo đậu tàu một mình riêng biệt, sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với bất cứ vật gì và không bị mắc cạn. Thả 01-02 neo trước mũi tàu, chiều dài dây neo bằng 5-7 lần độ sâu nơi thả neo;

+ Nếu trong Khu neo đậu có các phao bù, hoặc cọc neo buộc tàu, tàu buộc chặt dây neo mũi vào phao bù hoặc cọc neo và xông dây neo ra một khoảng độ dài 5-7 m, sau đó thả thêm neo đằng lái;

+ Nếu trong Khu neo đậu không có phao bù hoặc cọc neo và có nhiều tàu neo đậu, thì cần neo tàu theo hướng lái vào bờ, chằng buộc vào các vật sẵn có trên bờ và thả thêm 02 neo phía mũi tàu. Tối đa chỉ được neo 03 tàu liền nhau và giữa các tàu phải có đệm chống va và giây liên kết.

+ Chọn nơi khuất gió và đáy biển là cát, cát pha sét hoặc sét, neo một mình cách biệt với các tàu khác và cách xa các vách đá và các chướng ngại vật khác, thả 01- 02 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5-7 độ sâu nơi thả neo;

+ Đối với tàu thuyền nhỏ, có thể kéo lên bờ cách xa mép nước càng tốt, chằng buộc chắc chắn hoặc tháo máy đưa lên bờ, đánh chìm tàu tại nơi neo đậu.

Ngoài ra, cần chú ý dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng, vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa to, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh…Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nuôi trồng thủy, hải sản trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ để giảm thiểu thiệt hại.

Chi cục Biển- theo Báo điện tử Ninh Thuận

 

  Theo dòng sự kiện

TẠP CHÍ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Danh sách tạp chí TNMT Tạp chí tài nguyên và môi trường tháng 09-2019 Tạp chí tài nguyên và môi trường tháng 08-2019 Tạp chí tài nguyên và môi trường tháng 07-2019

DỰ BÁO THỜI TIẾT

Ninh Thuận

TP PR-TC

KV ven biển

Đêm 27, ngày 28/8/2020

35 – 370C

25 – 270C

 Mây thay đổi, chiều tối có mưa rào và dông chủ yếu ở khu vực vùng núi thuộc khu vực huyện Ninh Sơn và Bác Ái; ngày nắng nóng. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Đêm 27, ngày 28/8/2020

26 – 350C

26 – 350C

 Mây thay đổi, chủ yếu không mưa, ngày nắng nóng. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Đêm 27, ngày 28/8/2020

 Mây thay đổi, có mưa dông vài nơi, trong cơn dông đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh. Gió tây nam cấp 4, có lúc cấp 5, giật cấp 6. Sóng biển cao 1.0 đến 2.0m. Biển động nhẹ.

ẢNH HOẠT HOẠT ĐỘNG

LIÊN KẾT TRANG

THỐNG KÊ

Đang truy cập: 3635 Tổng lượt truy cập: 6,534,571

Giải Pháp Nào Ứng Phó Già Hóa Dân Số?

Nghiên cứu ở 4.000 người tại 12 tỉnh của Việt Nam cho thấy, 70% người cao tuổi có ít nhất 2 bệnh. Ảnh: DN

Khái quát bức tranh dân số Việt Nam thời gian qua, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết, từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Tuy nhiên, Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa dân số với tỷ trọng và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Điều này đã đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với già hóa dân số, trong đó có bao gồm việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, với tốc độ già hóa như hiện nay, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 trở lên của nước ta sẽ khoảng 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số. Cũng từ năm 2038, số người trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm. Các chuyên gia nhấn mạnh, xu hướng già hóa là tất yếu, chính vì vậy cần có những can thiệp chính sách kịp thời để duy trì cơ cấu dân số hợp lý.

Các chuyên gia thừa nhận, quá trình già hóa dân số, nhu cầu được chăm sóc của người cao tuổi ngày càng tăng, là một thách thức rất lớn với hệ thống an sinh xã hội, hệ thống y tế và cộng đồng khi hiện nay chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ứng phó.

Thống kê của ngành Y tế cho thấy, phần lớn người cao tuổi có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con, cháu… Số người cao tuổi có lương hưu, bảo hiểm, trợ cấp xã hội thấp cả về độ bao phủ và mức hưởng.

Hiện nay, khoảng 70% số người cao tuổi nước ta sống ở nông thôn, làm nông nghiệp; hơn 70% số người cao tuổi không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% số người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.

TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, cán bộ chương trình, Quỹ Dân số Liêp hợp quốc (UNFPA) cho biết, nghiên cứu ở 4.000 người tại 12 tỉnh của Việt Nam cho thấy, 70% người cao tuổi có ít nhất 2 bệnh. Trung bình mỗi người cao tuổi có 2,7 bệnh; 14% người cao tuổi gặp khó khăn trong các hoạt động sống hàng ngày và cần hỗ trợ.

“Số người cao tuổi gặp ít nhất 1 loại khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày tăng từ 28% ở người 60- 69 tuổi lên hơn 50% ở người 80 tuổi. Đặc biệt, gần 50% người cao tuổi không có thẻ BHYT”, TS. Quỳnh nêu.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nếu năm 2011 chỉ khoảng 1,5 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ trong các hoạt động sống hàng ngày thì tới năm 2019 số lượng đã lên tới 4 triệu người. Dự báo đến năm 2049, có khoảng 10 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ trong các hoạt động sống hàng ngày.

Đa dạng mô hình chăm sóc người cao tuổi

Để thích ứng với già hóa dân số, theo các chuyên gia dân số, Việt Nam cần phát triển và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, cũng như có cơ chế phối hợp công- tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội. Ðặc biệt, cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội.

TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Việt Nam cần có chiến lược sức khỏe và thúc đẩy già hóa khỏe mạnh trong suốt vòng đời, nhấn mạnh vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc phòng ngừa. Đồng thời phối hợp chăm sóc y tế và chăm sóc phi y tế (chăm sóc xã hội).

Bên cạnh đó, theo TS. Quỳnh, Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách, kế hoạch về dịch vụ và phân bổ ngân sách theo các cấp và các ngành để đảm bảo người cao tuổi tiếp cận được dịch vụ phù hợp.

Để công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đạt hiệu quả cao nhất, thích ứng với già hóa dân số, theo TS. Vũ Công Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, nước ta cần tích cực xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi để hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu của người cao tuổi nhằm đạt mục tiêu sống khỏe mạnh, tham gia các hoạt động, an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, theo TS. Nguyên, Việt Nam cần đa dạng hóa mô hình chăm sóc người cao tuổi hiệu quả, chuyên nghiệp và phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng người cao tuổi gắn với chăm sóc tại gia đình, cộng đồng. Trong đó, cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt. Đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu mà đặc biệt là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tập trung vào các bệnh mãn tính.

Còn ông Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam cần phải chuẩn bị tiềm lực kinh tế, phát triển an sinh xã hội để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người cao tuổi. Đồng thời, phải có chiến lược dài hạn làm chậm thời gian chuyển đổi từ già hóa dân số sang dân số già.

Ngoài ra, theo ông Phương, hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được tiến hành toàn diện. Để làm được điều này, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục nhấn mạnh, không chỉ ngành Dân số mà cần có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị các bộ, ngành đoàn thể, địa phương nhằm thích ứng với một xã hội già hóa dân số, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

D.Ngân

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Nổi Loạn Và Những Biện Pháp Ứng Phó trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!