Cập nhật nội dung chi tiết về Tp Cẩm Phả: Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Mũi Nhọn mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục, TP Cẩm Phả đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, tạo bước đột phá, đạt nhiều thành tích trong kỳ thi.
Trường TH-THCS Cộng Hòa, xã Cộng Hòa là một trong những trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi của TP Cẩm Phả với 50% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực, nhà trường đã có những bước phát triển đáng mừng về giáo dục mũi nhọn. Riêng năm học 2019-2020, nhà trường có 15/16 học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp thành phố đạt giải.
Trong đó, có 3 giải nhì, 9 giải ba, 3 giải khuyến khích. Hiện, 12/16 học sinh của trường tiếp tục được tham gia đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Cô Nguyễn Thị Mai, một trong những giáo viên dạy môn lịch sử, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường, cho biết: Học sinh của nhà trường phần lớn ở cách xa trường. Do đó, giáo viên nhà trường phải thường xuyên vận động các em tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học, chúng tôi phải lựa chọn, khảo sát, đánh giá các em học sinh có tố chất, nhất là yêu thích môn học để ôn luyện. Đồng thời, đổi mới phương pháp giảng dạy để khơi dậy sức sáng tạo của các em, tăng khả năng tiếp thu môn học.
Học sinh Trường THCS Chu Văn An nhận giải tại Cuộc thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp và các quy định về PCCC rừng.
Không ngừng nâng cao chất lượng, Trường THCS Chu Văn An, phường Cẩm Bình hiện đang là cái nôi đào tạo giáo dục mũi nhọn của TP Cẩm Phả.
Cô giáo Lê Thị Bích Huệ, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Ngay từ đầu năm học, qua các tiết học, nhà trường đã chú trọng phát hiện các em học sinh có tố chất, từ đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Bên cạnh đó, nhà trường đã phân công giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển, phân mảng theo chuyên đề để phát huy thế mạnh của mỗi thầy cô, đồng thời yêu cầu các giáo viên trong nhóm luôn tích cực dự giờ, học tập, trao đổi, góp ý.
Song song với đó, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các kỳ khảo sát cho học sinh. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh bồi dưỡng kinh nghiệm trong ôn luyện học sinh giỏi cho giáo viên.
Nhờ đó, năm học 2019-2020, Trường THCS Chu Văn An có 406 học sinh giỏi (đạt 63,84%); 227 học sinh khá; không có học sinh yếu kém. Đặc biệt, trường có 1 học sinh đoạt giải khuyến khích cuộc thi Viết thư quốc tế UPU.
Ngoài ra, trường còn đoạt nhiều huy chương vàng, bạc, đồng Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố, cấp tỉnh và giải CLB Khiêu vũ thể thao toàn quốc…
Một tiết học có dự giờ của học sinh Trường THCS Suối Khoáng.
Để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, thời gian qua, TP Cẩm Phả đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường.
Riêng năm 2020, thành phố thực hiện 11 dự án đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa các hạng mục trường học như: Dự án xây nhà đa năng, khu ký túc xá Trường THCS Chu Văn An, giai đoạn 2; cải tạo nhà vệ sinh Trường THCS Cửa Ông; dự án xây mới Trường Mầm non Cẩm Đông…
Thành phố đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các trường với tổng kinh phí trên 7 tỷ đồng.
Đến nay, số trường công lập đạt chuẩn quốc gia ở 4 cấp học từ mầm non đến THPT là 56 trường, đạt tỷ lệ 98,2%.
Bên cạnh đó, Cẩm Phả đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên thông qua tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua trong nhà trường và toàn ngành để khuyến khích các giáo viên có những bài giảng hay, giờ học tốt.
Ngoài ra, thành phố cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về lịch sử, rung chuông vàng tiếng Anh, sáng tạo khoa học thanh thiếu niên, nhi đồng… từ đó, phát hiện ra những học sinh có tố chất, đam mê, yêu thích môn học để ôn luyện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Cao Quỳnh
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Mũi Nhọn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương trao Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho học sinh đoạt giải quốc gia.
Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ
Năm học 2016 – 2017, ngành giáo dục tỉnh xếp thứ 8/63 tỉnh, TP trong kỳ thi chọn HSG quốc gia với 64 giải, tăng 3 giải so với năm trước. Tiếp tục nằm trong tốp đầu các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, giải Toán qua mạng, Olympic Tiếng Anh, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc…
Để đạt được những thành tích đó, ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, áp dụng phương pháp dạy học mới, mô hình tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đặt mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Tại buổi lễ, 124 HSG cấp quốc gia và cấp tỉnh vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh và Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT. Các em còn nhận được nhận nhiều phần thưởng khác do Hội Khuyến học tỉnh, Bảo Việt Bắc Giang, Công ty Bảo Minh, Công ty Bảo hiểm Xuân Thành tặng. Nhân dịp này, 77 giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng HSG năm học 2016 – 2017 được tuyên dương.
Kinh nghiệm của Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) là hằng năm nhà trường đều có kế hoạch bồi dưỡng HSG, quan tâm chỉ đạo sát sao; giao cho giáo viên có kinh nghiệm phụ trách từng đội tuyển, có “chính sách” khuyến khích, đánh giá thi đua đối với giáo viên và học sinh công khai, minh bạch, khách quan để tạo động lực. Lựa chọn học sinh có tố chất, đam mê môn học, phù hợp với nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của các em. Còn Trường THPT Chuyên Bắc Giang là trường trọng điểm chất lượng cao cấp THPT của tỉnh luôn đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi nghề, tâm huyết. Nhà trường thường xuyên quan tâm kết nối với các cựu học sinh, chuyên gia, nhiều tổ chức, cơ sở giáo dục trong nước để giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm, tư vấn hướng nghiệp củng cố vị thế, nâng cao hiệu quả dạy và học.
Phấn đấu giành mục tiêu cao hơn
Ghi nhận và chúc mừng thành tích của các thầy, cô giáo và học sinh trong các kỳ thi HSG năm học 2016 – 2017 tại buổi lễ, đồng chí Lê Ánh Dương mong muốn các cá nhân được tuyên dương tiếp tục cố gắng, gặt hái kết quả cao hơn nữa, có học sinh tham dự và đoạt giải cuộc thi cấp quốc tế. Đồng chí đề nghị ngành giáo dục xây dựng chiến lược cụ thể, có đầu tư bài bản hơn để làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG, có năng khiếu, đào tạo các thế hệ học sinh ưu tú, phát triển toàn diện đức- trí- thể- mỹ, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển xã hội. Phải đặt mục tiêu phấn đấu cao hơn để tạo động lực, quyết tâm hoàn thành.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tặng Bằng khen cho giáo viên có thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
Sở GD&ĐT tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh về chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện phát huy năng lực đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, tâm huyết, trách nhiệm với nghề. Bên cạnh đó, ngành chủ động đổi mới phương pháp bồi dưỡng HSG, mạnh dạn tham khảo, học tập kinh nghiệm của các địa phương có bề dày thành tích thi HSG như: Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội…
Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của đội ngũ chuyên gia và giáo viên ở T.Ư để tiếp tục nâng cao chất lượng GD&ĐT. Các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân luôn đồng hành, tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, kịp thời khen thưởng, khích lệ giáo viên và học sinh có thành tích cao trong dạy và học.
Theo đại diện Sở GD&ĐT, để thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, giữ vững vị trí tốp đầu toàn quốc, tăng số lượng, chất lượng giải HSG quốc gia, những năm tới, Sở chỉ đạo các đơn vị, nhà trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, học sinh năng khiếu trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và bảo đảm giáo dục toàn diện. Bám sát chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh việc dạy học phân hóa, cập nhật kịp thời những kiến thức, yêu cầu mới của cuộc thi HSG.
Các huyện, TP chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục của trường điểm các cấp học, đặc biệt là trường THCS trọng điểm chất lượng cao nhằm tạo nguồn cho Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm, thực hành đối với các môn khoa học tự nhiên và môn Tiếng Anh. Chú trọng phát hiện, sàng lọc học sinh tham dự đội tuyển; có cơ chế khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường hoạt động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh, tạo điều kiện cho con em phát huy năng lực cá nhân.
Nhóm PV VH-XH
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Mũi Nhọn Ở Trường Thpt Cù Huy Cận
1. Vài nét về trường THPT Cù Huy Cận:
Trường THPT Cù Huy Cận được thành lập năm 2010, đóng tại xã Đức Lĩnh là xã đặc biệt khó khăn của Huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh.
Hai năm học đầu tiên trường phải mượn cơ sở của trường THCS Bồng Lĩnh. Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, thiếu những giáo viên nòng cốt ở các bộ môn, nhiều giáo viên chưa từng tham gia dạy Bồi dưỡng học sinh giỏi. Hầu hết, học sinh của trường là con em nông dân nghèo, chất lượng đầu vào luôn thấp nhất tỉnh. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học gần như chưa có gì lại còn bị trận lũ lịch sử 2010 tàn phá, làm xuống cấp, hư hỏng nặng. Nhưng tập thể cán bộ giáo viên và học sinh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học. Chất lượng đại trà được nâng lên, tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn có những đột phá ấn tượng.
Năm học 2010-2011 đoàn học sinh giỏi khối 10 xếp thứ 4 trong số các trường dự thi toàn tỉnh. Tiếp nối thành công năm học 2011-2012, đoàn học sinh giỏi khối 10,11 của trường đã đạt thành tích xuất sắc với 23/29 em dự thi đạt giải xếp thứ 2 toàn tỉnh. Trong 2 năm, trường đã có: 1 giải nhất, 6 giải nhì, 11 giải ba, 12 giải KK học sinh giỏi văn hóa khối 10, 11 cấp tỉnh trong đó nhiều đội tuyển được xếp ở thứ hạng cao.
2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn ở trường THPT Cù Huy Cận: 2.1. Làm tốt công tác tổ chức chỉ đạo của Hiệu trưởng:
Phân công giáo viên phụ trách các đội tuyển: Từ đầu mỗi năm học BGH lên kế hoạch phân công, bố trí giáo viên giảng dạy hợp lí ở các khối lớp, các đội tuyển. Việc phân công giáo viên phải dựa trên năng lực, kinh nghiệm và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tổ chức lựa chọn đội tuyển: Hiệu trưởng phân công GV kiểm tra, theo dõi rà soát để không bỏ sót những học sinh có tiềm năng tham gia các đội tuyển. Công việc lựa chọn học sinh phải được tiến hành ngay từ lớp đầu cấp, căn cứ để lựa chọn là xem xét kết quả học tập, kết quả thi TS lớp 10, kết quả các năm học ở THCS, qua theo dõi trên lớp, và qua các bài kiểm tra. Với các lớp chọn, khi kiểm tra cần có những câu hỏi nâng cao, mang tính sáng tạo để phát hiện học sinh có năng khiếu, chú trọng các năng lực tiềm ẩn của các em, không nặng về kiến thức mà chủ yếu là những tố chất cần thiết cho bộ môn đó. Sau khi có được những đánh giá sơ bộ ban đầu, GV tiến hành kiểm tra riêng để thành lập đội dự tuyển.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Dựa theo kế hoạch chuyên môn của nhà trường: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phụ trách đội tuyển nghiên cứu cấu trúc chương trình, cùng tổ CM lập kế hoạch bồi dưỡng HSG, kế hoạch thể hiện số chuyên đề mà GV sẽ thực hiện, thời gian, thời lượng thực hiện mỗi chuyên đề, các tài liệu tham khảo, kế hoạch KTĐG chất lượng học sinh qua mỗi chuyên đề. Những chuyên đề do giáo viên khác trong tổ CM tham gia hỗ trợ. Với giáo viên mới dạy đội tuyển, nhà trường hỗ trợ về phương pháp, tài liệu, phân công các giáo viên có kinh nghiệm tư vấn, giúp đỡ.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá chất lượng đội tuyển: Nhà trường thường xuyên bám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng đội tuyển, việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên, kịp thời có các biện pháp giúp đỡ và điều chỉnh để từng bước nâng cao chất lượng dạy của giáo viên. Việc kiểm tra đánh giá cần được tiến hành thường xuyên qua mỗi chuyên đề. Trong năm học, ít nhất nhà trường cũng phải tổ chức kiểm tra chung tất cả các dội tuyển từ 2-3 lần, theo hình thức và nội dung bám sát như yêu cầu của kì thi HSG. Từ kết quả đó, hiệu trường có được đánhgiá chính xác về kết quả dạy và học của mỗi đội tuyển dể có những điều chỉnh trong việc chỉ đâọ hoạt động dạy học của GV và HS.
Trong quá trình dạy học, hiệu trưởng phải nắm bắt dầy đủ thông tin về việc thực hiện chương trình bồi dưỡng qua các hình thức dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ so bồi dưỡng, từ đó có những tư vấn về nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho GV. Kịp thời điều chỉnh và giúp đỡ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà GV và HS đang gặp phải.
2.2 Nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng của giáo viên:
Giáo viên là nhân tố chủ đạo trong quá trình dạy học nói chung và quá trong quá trình bồi dưỡng HSG nói riêng, sự chủ đạo thể hiện ở chỗ: GV là người xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng là người trực tiếp thực hiện các bài giảng trên lớp. Giáo viên phải là người hướng dẫn, tư vấn, và khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh.
Mỗi giáo viên dạy đội tuyển phải xác định được mục tiêu, kế hoạch dạy bồi dưỡng phù hợp với thực tế và năng lực học sinh. Giáo viên nghiên cứu kỹ cấu trúc đề thi học sinh giỏi tỉnh, ĐH – CĐ các năm gần đây để thấy được cách ra đề như thế nào, cần huy động những kiến thức, những kỹ năng gì vào cách làm bài cho học sinh. Cấu trúc đề thi giúp giáo viên biết điều chỉnh cách dạy và học sinh biết cách tự học, tự bồi dưỡng.
Trong giai đoạn đầu, giáo viên chú trọng hình thành kĩ năng, phương pháp học tập không quá nặng về dạy kiến thức. Vì thế, học sinh có thể làm quen và chủ động bắt nhịp với yêu cầu ngày càng cao của chương trình bồi dưỡng do giáo viên đề ra.
Việc dạy bồi dưỡng HSG không chỉ thực hiện ở các buổi bồi dưỡng riêng cho các đội tuyển, mà phải được chú ý trong mỗi lớp học đặc biệt ở các lớp chọn. Muốn vậy ngay trong mỗi tiết chính khóa, GV phải yêu cầu HS nắm chắc kiến thức cơ bản của chương trình, vì nó là gốc của mọi kiến thức, ngoài ra, tùy theo trình độ tiếp thu của HS mà GV có những câu hỏi gợi mở để HS phát huy năng lực vân dụng kiến thức, có những yêu cầu riêng thích hợp cho những cá nhân HS của đội tuyển.
Với việc thực hiện chương trình BDHSG, tổ chuyên môn phân công giáo viên bồi dưỡng các chuyên đề cụ thể. Giáo viên nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu và giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, thường xuyên tham khảo các đề thi từ các trường khác, các năm trước và khai thác từ Internet một cách có chọn lọc phù hợp với năng lực học sinh. Việc dạy của giáo viên phải luôn bám sát năng lực học sinh.
Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ thành công hơn nếu người giáo viên xem công tác bồi dưỡng không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm đam mê và sáng tạo. Đây cũng là động lực để làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
2.3 Tổ chức có hiệu quả hoạt động học tập cho học sinh: Việc dạy của thầy sẽ không hiệu quả nếu không có sự chăm chỉ, nỗ lực và say mê học tập của học sinh. Tuy đầu vào thấp, nhưng với bản chất cần cù, chịu khó, hiếu học, các em đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên học khá, học giỏi. Các em đã xác định động cơ học tập, tận dụng thời gian để học, học ở thầy, ở bạn và tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu. Có những môn thì các em xác định “mưa dầm thấm lâu”, học một lần chưa nhớ, chưa hiểu thì học nhiều lần.
Giáo viên phải dạy học phân hóa theo từng đối tượng học sinh, hệ thống bài tập và yêu cầu đưa ra phải phù hợp với năng lực và trình độ mỗi em. Sau mỗi buổi học, học sinh có một hệ thống bài tập về nhà để củng cố kiến thức đồng thời cũng phải có những bài khó nhằm kích thích sự sáng tạo, phát huy cao độ tính tích cực chủ động cho các em.
Giáo viên là người truyền cho học sinh ngọn lửa đam mê vào môn học, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học tạo cảm giác hứng khởi, say mê trong học tập. Việc để cho mỗi học sinh tự suy nghĩ, giải bài độc lập và trình bày ý tưởng của mình sẽ giúp các em phát triển năng lực tư duy, sáng tạo. Ngoài ra, giáo viên phải bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu cho học sinh, thường xuyên trao đổi với các em về những khó khăn vướng mắc trong quá trình tự học.
2.4 Tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và học sinh:
Nhà trường luôn xem việc nâng cao chất lượng đội tuyển là một việc làm có tính chiến lược, việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành thường xuyên, liên tục và là nhiệm vụ của tập thể, từ BGH, tổ CM đến tất cả các giáo viên.
Với đội ngũ trẻ, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, hầu hết các giáo viên đã cố gắng phấn đấu để đạt được thành tích cao nhất, tự đặt ra chỉ tiêu phấn đấu, việc được tham gia các đội tuyển là vinh dự của mỗi học sinh. Nhà trường cũng đã thường xuyên gặp gỡ, động viên các học sinh tham gia bồi dưỡng HSG có hoàn cảnh khó khăn, kịp thời biểu dương những giáo viên và học sinh có nhiều cố gắng để có tành tích cao.
Vũ Quang, tháng 10/2012
Hiệu trưởng trường THPT Cù Huy Cận
Nguyễn Hữu Toàn
( Cùng các giáo viên tham gia dạy các đội tuyển Học sinh giỏi)
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Mũi Nhọn Môn Toán Trường Thpt Hàn Thuyên Năm 2022
Như chúng ta đã biết, m ục tiêu của sự nghiệp giáo dục với mỗi thầy cô giáo hay một đơn vị trường học là đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trước khi chú trọng bồi dưỡng nhân tài, mỗi nhà trường quan tâm trước hết đến nhiệm vụ đào tạo nhân lực nói chung. Muốn đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng được nhiều nhân tài, đòi hỏi mỗi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đặc biệt là chất lượng mũi nhọn của học sinh nhà trường
Qua nhiều năm giảng dạy, đào tạo, các thầy cô giáo tổ Toán cũng đã góp phần vào thành công chung của trường trong các kì thi THPTQG và thi HSG cấp tỉnh . Với kỳ thi THPTQG, thứ hạng môn Toán của trường THPT Hàn Thuyên / toàn tỉnh BN như sau: năm 2018 thứ 5, năm 2019 thứ 6, và năm 2020 thứ 4. Tuy nhiên trong một hai năm gần đây với giải HSG cấp tỉnh môn toán thực tế chúng tôi chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Trước hội nghị chúng tôi xin thành thật nghiêm túc nhận trách nhiệ
– Trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ
Các đồng chí được phân công chủ nhiệm đội tuyển cũng như bồi dưỡng đội tuyển đều có chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong công việc có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm.
+ Động viên tinh thần, ghi nhận sự vất vả , áp lực của các GVCN đội tuyển. Tạo động lực phấn khởi , sẵn sàng nhận nhiệm vụ . GV Cống hiến hết mình để được thể hiện năng lực bản thân , từ đó mang lại thành tích chung của Nhà trường.
– Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh . Ngay từ lớp 10, các giáo viên chủ nhiệm đội tuyển đã chủ động lựa chọn những em có tố chất, trí tuệ, lòng đam mê, có tinh thần trách nhiệm cao, tính sáng tạo để vào đội tuyển, tạo nguồn cho năm học kế tiếp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tp Cẩm Phả: Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Mũi Nhọn trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!