Top 7 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chức Năng Nhà Nước Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chức Năng Của Nhà Nước Đương Đại

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯƠNG ĐẠI – PHẦN 1

CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯƠNG ĐẠI (Phần 1) ThS. Nguyễn Thị Thu Na 1.1. Khái niệm và phân loại chức năng nhà nước đương đại

Chức năng của nhà nước đương đại được xác định từ bản chất, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội. Và ngược lại, các chức năng nhà nước lại là sự biểu hiện cụ thể của bản chất và vai trò của nhà nước. Chức năng của nhà nước chịu ảnh hưởng lớn từ thực tế khách quan của tình hình chính trị, văn hoá, xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kì lịch sử cụ thể. Vì vậy, có thể hiểu: “Chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội”. Chức năng nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất nhà nước do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp trong xã hội quyết định.

* Phân loại:

– Căn cứ vào phạm vi hoạt động của chức năng nhà nước thì nhà nước chia làm 2 nhóm: Đối nội, đối ngoại:

+ Đối nội: là chức năng được thực hiện trong phạm vị nội bộ 1 đất nước như đảm bảo chế độ kinh tế, giữ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trấn áp những phần tử chống chế độ.

+ Đối ngoại: Thể hiện vai trò của nhà nước với các nhà nước khác, dân tộc khác: phòng thủ đất nước chống giặc ngoại xâm, thiết lập mối bang giao với các nước khác, dân tộc khác.

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện chức năng đối ngoại phải căn cứ vào tình hình thực hiện chức năng đối nội. Đồng thời kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ đến chức năng đối nội.

– Để thực các chức năng nhà nước phải dựa vào pháp luật thông qua 3 hình thức chính là:

+ Xây dựng pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện pháp luật.

+ Bảo vệ pháp luật.

Các phương pháp hoạt động: tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà kết hợp việc sử dụng 2 phương pháp sau đây:

+ Phương pháp giáo dục: đây là phương pháp cơ bản dùng trong nhà nước còn phương pháp cưỡng chế đc sử dụng kết hợp thêm trên cơ sở giáo dục thuyết phục.

+ Phương pháp cưỡng chế: là phương pháp đc sử dụng rộng rãi trong các nhà nước bóc lột.

– Căn cứ vào yếu tố pháp lý, chức năng nhà nước được chia làm 3 loại: chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.

– Căn cứ vào vai trò của nhà nước phân thành chức năng giai cấp ( bảo vệ giai cấp thống trị), chức năng xã hội.

1.2. Các biểu hiện của chức năng nhà nước đương đại 1.2.1. Chức năng xã hội của nhà nước đương đại

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nhà nước tiếp cận dưới góc độ triết học có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng giai cấp là chức năng bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền. Chức năng xã hội là chức năng đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Là những nhà duy vật biện chứng nên trong khi nhấn mạnh chức năng giai cấp của nhà nước, Mác và Ăngghen không hề coi nhẹ chức năng xã hội của nhà nước.

Theo đó, xét từ cội nguồn quyền lực, nhà nước là một công quyền “nảy sinh từ nhu cầu phải kiềm chế những sự đối lập giai cấp”,”có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”; là một bộ máy quản lý xã hội, có chức năng bảo đảm lợi ích chung của cả cộng đồng, xã hội. Những nhiệm vụ đó của nhà nước thuộc phạm vi chức năng xã hội – chức năng yêu cầu nhà nước phải thực hiện những nhiệm vụ vì sự tồn tại của cả xã hội.

Chức năng xã hội của nhà nước là tất yếu, khách quan, mức độ thực hiện chức năng này phụ thuộc vào tính tiến bộ hay phản động của giai cấp cầm quyền. “Các giai cấp thống trị ở thời điểm phát triển đi lên của mình, đã thực hiện chức năng xã hội hoàn toàn xác định và chính nhờ điều đó họ mới trở thành giai cấp thống trị” . Ngược lại, các giai cấp cầm quyền khi trở nên lỗi thời, phản động thì thường quá coi trọng chức năng giai cấp, coi nhẹ chức năng xã hội, không quan tâm đến đời sống của người dân, đẩy người dân đến cảnh khốn cùng, đó là thời điểm báo hiệu địa vị thống trị bị lung lay và sắp sụp đổ, bởi “Sự thống trị giai cấp chỉ có thể tồn tại với điều kiện là nó đảm bảo cho được những người bị áp bức không bị nghèo túng đến cùng cực”. Khi “những người bị áp bức nghèo túng đến cùng cực” thì họ sẽ nổi dậy đấu tranh nhằm lật đổ nhà nước hiện tồn, thiết lập một nhà nước mới, có thể thực hiện chức năng xã hội tốt hơn.

Từ đó có thể thấy, thực hiện tốt chức năng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền, của lực lượng cầm quyền. Chính chức năng xã hội là cơ sở, điều kiện và phương thức thực hiện chức năng giai cấp như C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”.

Chức năng xã hội của nhà nước thể hiện ở hai nhóm nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, nhà nước phải chăm lo những công việc chung của toàn xã hội, tất cả các giai cấp trong xã hội đều được hưởng lợi khi nhà nước thực hiện những công việc đó, ví dụ như: nhà nước bảo đảm trật tự an toàn xã hội; chống ô nhiễm môi trường, sinh thái; phòng chống lây lan dịch bệnh; xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng…

Hai là, nhà nước phải thỏa mãn ở mức độ nào đó nhu cầu của các giai tầng khác trong xã hội, tức là phải thực hiện những chính sách đem lại lợi ích cho các giai tầng bị trị ở mức độ nhất định, dù cho những chính sách đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt của giai cấp cầm quyền. Ví dụ như nhà nước phong kiến giảm tô, giảm thuế, mở kho lương cứu đói cho nông dân; nhà nước tư sản thực hiện chính sách “tăng lương giảm giờ làm” đối với giai cấp công nhân… Như vậy, chức năng xã hội là đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của tất cả các thành phần trong xã hội ở một mức độ nhất định nào đó.

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác về chức năng xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo Nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc thực hiện chức năng xã hội. Người nêu rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân” và “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

1.2.2. Chức năng giai cấp của nhà nước đương đại

Nhà nước là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, nó là sản phẩm của một chế độ kinh tế – xã hội nhất định. Sự phát triển của hạ long cơ sở quyết định sự phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, những sự biến đổi của nhà nước không phải chỉ phụ thuộc vào những biến đổi trong cơ sở kinh tế của xã hội. Các điều kiện và yếu tố như đối sánh giai cấp mức độ gay gắt của những mâu thuẫn xã hội, các đảng phái chính trị, các trào lưu chính trị pháp lý… đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước. Đồng thời, nhà nước luôn tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác.

Trong xã hội có giai cấp, để bảo vệ và thực hiện những lợi ích của mình, ngoài nhà nước ra, giai cấp thống trị còn thiết lập nhiều tổ chức chính trị xã hội khác nữa trong đó đáng chú ý nhất là các đảng phái chính trị. So với các tổ chức chính trị xã hội đó, nhà nước có một vai trò đặc biệt, nó nằm ở vị trí trung tâm giữa các tổ chức chính trị xã hội, bởi vì chỉ nhà nước mới có các cơ quan đặc biệt cùng với các phương tiện vật chất kèm theo như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tu… cho nên nó có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã hội. Sự tác động của nhà nước đến quá trình phát triển của xã hội được thực hiện thông qua việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của giai cấp cầm quyền.

Các chủ trương chính sách của nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế, chính trị của các giai cấp. Chẳng hạn, chính sách của nhà nước tư sản luôn luôn xuất phát từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh và bảo vệ các lợi ích chung của giai cấp tư sản; chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất luôn phản ánh và bảo vệ lợi ích chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp cho nên sự tham gia của nhà nước vào việc xác định nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, xác định phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động của nhà nước là yếu tố quan trọng trong chính sách của nhà nước.

Chức Năng Của Thận Là Gì? Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chức Năng Thận

Chúng ta ai cũng biết rằng thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng để duy trì sự sống cho cơ thể. Vậy thận có chức năng gì và những yếu tố làm ảnh hưởng đến chức năng của thận mà bạn cần lưu ý

Thận là một cặp cơ quan hình hạt đậu có trong tất cả các động vật có xương sống. Nhìn chung thận có chức năng loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể để duy trì mức điện giải cân bằng và điều hòa huyết áp

Thận thực hiện vai trò loại bỏ một số chất thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Hai hợp chất chính mà thận lọc đó là:

Ure: chất này tạo ra từ sự phân hủy protein

Axit uric: chất này có được từ sự phân hủy axit nucleic

Tái hấp thu các chất dinh dưỡng

Thận không những bài tiết chất thải mà một chức năng của thận khá quan trọng khác là tái hấp thu chất dinh dưỡng và duy trì cân bằng độ pH. Thận tái hấp thu các chất dinh dưỡng từ máu và vận chuyển chúng đến nơi có thể hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe. Thận cũng tái hấp thu các sản phẩm khác để giúp duy trì cân bằng nội môi

Các sản phẩm được tái hấp thu bao gồm

Ở người, mức pH chấp nhận được là từ 7,38 đến 7,42. Bên dưới ranh giới này, cơ thể rơi vào trạng thái axit hóa và bên trên nó là nhiễm kiềm. Ngoài phạm vi này, protein và enzyme bị phá vỡ và không thể hoạt động được nữa. Trong trường hợp cực đoan, điều này có thể gây tử vong.

Thận và phổi là hai cơ quan giúp giữ độ pH ổn định trong cơ thể con người. Phổi đạt được điều này bằng cách kiểm duyệt nồng độ carbon dioxide. Thận điều chỉnh độ pH thông qua hai quá trình:

Tái hấp thu và tái tạo bicarbonate từ nước tiểu: bicarbonate giúp trung hòa axit. Thận có thể giữ nó nếu độ pH chấp nhận được hoặc giải phóng nó nếu nồng độ axit tăng.

Bài tiết các ion hydro và axit cố định: Axit cố định hoặc không bay hơi là bất kỳ axit nào không tạo ra do carbon dioxide. Chúng là kết quả của sự chuyển hóa không hoàn toàn của carbohydrate, chất béo và protein. Chúng bao gồm axit lactic, axit sulfuric và axit photphoric.

Độ thẩm thấu là thước đo cân bằng nước điện giải của cơ thể hoặc tỷ lệ giữa chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể. Mất nước là nguyên nhân chính gây mất cân bằng điện giải. Nếu độ thẩm thấu tăng trong huyết tương, vùng dưới đồi trong não sẽ phản ứng bằng cách gửi một thông điệp đến tuyến yên. Điều này dẫn đến giải phóng hormon chống bài niệu (ADH).

Đáp ứng với ADH, thận thực hiện một số thay đổi, bao gồm:

Tăng nồng độ nước tiểu

Tăng tái hấp thu nước

Mở lại các phần của ống thu thập mà nước thường không thể xâm nhập, cho phép nước quay trở lại cơ thể

Giữ lại urê trong tủy thận chứ không phải bài tiết nó, vì nó hút vào

Thận điều chỉnh huyết áp khi cần thiết, nhưng chúng chịu trách nhiệm điều chỉnh chậm hơn. Thận điều chỉnh áp lực dài hạn trong các động mạch bằng cách gây ra những thay đổi trong chất lỏng bên ngoài tế bào. Thuật ngữ y tế cho chất lỏng này là dịch ngoại bào.

Bất cứ điều gì làm thay đổi huyết áp đều có thể làm hỏng thận theo thời gian, bao gồm tiêu thụ quá nhiều rượu, hút thuốc và béo phì.

Chức năng bài tiết các hợp chất hoạt động của thận

Erythropoietin: chất này kiểm soát hồng cầu hoặc sản xuất các tế bào hồng cầu. Gan cũng sản xuất erythropoietin, nhưng thận là cơ quan sản xuất chính ra chất này

Renin: chất này giúp quản lý sự mở rộng của các động mạch và thể tích huyết tương, bạch huyết và dịch kẽ. Bạch huyết là một chất lỏng có chứa các tế bào bạch cầu, hỗ trợ hoạt động miễn dịch và dịch kẽ là thành phần chính của dịch ngoại bào.

Calcitriol: Đây là chất chuyển hóa có hoạt tính nội tiết tố của vitamin D. Nó làm tăng cả lượng canxi mà ruột có thể hấp thụ và tái hấp thu phosphate ở thận.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của thận

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân số 1 của bệnh thận. Bệnh tiểu đường là căn bệnh khiến cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc tạo hoặc sử dụng insulin. Insulin là một loại hormone (một chất hóa học mà cơ thể bạn tạo ra) giúp cơ thể bạn biến đường bạn ăn thành năng lượng. Khi cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách, quá nhiều đường sẽ tồn tại trong máu, dẫn đến bệnh thận mãn tính theo thời gian

Huyết áp cao là nguyên nhân số 2 của chức năng thận suy yếu. Huyết áp cao có nghĩa là tim của bạn đang làm việc quá sức để bơm máu. Khi máu chảy quá mạnh qua các mạch máu nhỏ trong thận của bạn, điều này có thể làm tổn thương những mạch nhỏ này. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính.

Chức năng của thận yếu dần đi qua năm tháng. Những người từ 60 tuổi trở đi sẽ mất dần chức năng thận. Họ dễ bị các bệnh về thận hơn vì tiểu đường và huyết áp cao

Bệnh tim là khi tim bạn không hoạt động tốt như bình thường. Điều này làm cho thận khó khăn hơn khi thực hiện chức năng. Nếu thận của bạn làm việc quá sức, chúng có thể bị tổn thương

Bị béo phì khiến bạn có nguy cơ cao hơn bị hai nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh thận: tiểu đường và huyết áp cao. Điều này có nghĩa là béo phì cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn.

Hút thuốc có thể gây ra huyết áp cao, là nguyên nhân lớn thứ hai của bệnh thận. Hút thuốc cũng gây tắc nghẽn trong cơ thể bạn. Khi một mạch máu bị chặn, thận của bạn không thể có được lưu lượng máu mà chúng cần, và điều này có thể gây ra thiệt hại, có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính.

5 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chiến Lược Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp

1. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ

Tính chất và mức độ cạnh tranh được quyết định phần lớn là bởi đối thủ cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn chắc chắn sẽ giành giật được lợi thế cao hơn, đồng thời phát triển thị phần hiện có với mức lợi nhuận cao nhất.

Một số những hình thức hay công cụ cạnh tranh phổ biến mà các đối thủ trong ngành hay sử dụng như: cạnh tranh giá cả, chất lượng sản phẩm. Thực tế cũng chỉ ra rằng, các đối thủ trong cùng một ngành luôn sử dụng những công cụ cạnh tranh tổng hợp, đó là sự kết hợp giữa cạnh tranh về giá cả, ưu điểm riêng khác biệt của sản phẩm, chiến lược bán hàng và tiếp cận khách hàng…

2. Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ đối thủ

Hiểu rõ những đối thủ của mình đang làm gì, có điểm mạnh như thế nào luôn mang một ý nghĩa quan trọng cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những đối thủ mạnh hơn, có khả năng chiếm lĩnh thị phần và mở rộng sản xuất. Những đối thủ lớn này chính là nguyên nhân lớn cho doanh nghiệp phải vạch ra những kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thị trường cạnh tranh luôn trong tình trạng khốc liệt và thường xuyên thay đổi.

Để chiến lược cạnh tranh không rơi vào “bế tắc”, giúp doanh nghiệp hạn chế dduwwojc sự đe dọa của các đối thủ, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến nhiệm vụ nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, tập trung đặc biệt vào phát triển công nghệ phục vụ cho haotj động sản xuất, kinh doanh.

Xu hướng hội nhật kinh tế thế giới hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuyên quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế và công nghệ lớn mạnh đang trở thành đối thủ cực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp và ít có cơ hội cạnh tranh.

3. Khả năng thương lượng hay ép giá của người mua

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa khi sản phẩm, dịch được khách hàng tiêu thụ và có lãi. Do đó, sự hài lòng, niềm tin của khách hàng khi sử dụng sản phẩm là điều vô cùng giá trị với doanh nghiệp. Và để có được sự tín nhiệm từ khách hàng, doanh nghiệp cần làm thật tốt quy trình nghiên cứu đối tượng khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu và thói quen của họ khi tiêu dùng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Một thực tế khách quan chỉ ra rằng, người mua luôn có xu hướng muốn trả giá thấp hơn so với giá mà doanh nghiệp đưa ra, nhiều khi dẫn tới tình trạng ép giá, gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp. Nếu vừa đảm bảo hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành rẻ thì ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế cho nên, để hạn chế bớt sức ép về giá cả, thương lượng của khách hàng, doanh nghiệp nên phân loại khách hàng của mình tùy theo mức độ nhu cầu và thị hiếu của họ. Đây cũng là cơ sở nhằm định hướng cho các chiến lược kinh doanh, marketing, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

4. Khả năng thương lượng hay ép giá của người cung ứng

Nhà cung cấp hay những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản phẩm, dịch vụ luôn muốn thu về nhiều lợi nhuận cho mình, điều này kéo theo việc họ có thể quyết định tăng giá hay giảm chất lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp đặt mua và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mặt khác, doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng ứng phó với sự cạnh tranh từ ngay trong chính nội bộ của mình: từ lực lượng lao động, những nhân sự có năng lực và trình độ cao luôn mong muốn được nhận nhiều quyền lợi trong tổ chức. Thách thức cho doanh nghiệp đó chính là chính sách nào giúp thu hút và giữa chân những nhân sự giỏi, những người là tiền đề quan trọng cho sự phát triển, thành công của doanh nghiệp.

5. Sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế

Để sản phẩm, dịch vụ luôn được tối ưu về chất lượng, đem tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất có thể khi sử dụng,…doanh nghiệp cần có những sự đổi mới và tải tiến. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp chiếm ưu thế về chất lượng trên thị trường, tuy nhiên vẫn có những sự đe dọa nhất định từ các sản phẩm thay thế đó là giá thành phải cao hơn. Vì vậy, biện pháp để hạn chế điều này đó là doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để giảm thiểu giá thành và đồng thời tăng cường những đặc tính nổi trội, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng quan tâm.

Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Bất Bình Đẳng Thu Nhập Tại Việt Nam

Bất bình đẳng thu nhập không những gây ra những hệ lụy xã hội mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Nguồn: internet

Tổng quan nghiên cứu

Bất bình đẳng kinh tế (hay còn gọi là bất bình đẳng thu nhập, khoảng cách giàu nghèo) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối lại tài sản hay thu nhập. Bất bình đẳng thu nhập không những gây ra những hệ lụy xã hội mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế (Berg, Ostry và Zettelmeyer, 2008).

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển nói chung, gây tổn hại đến sự gắn kết xã hội như ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ y tế – giáo dục nói chung. Riêng đối với những người nghèo, bất bình đẳng còn góp phần làm gia tăng tình trạng tội phạm.

Trong giai đoạn 2008 – 2018, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1% (theo Tổng cục Thống kê, năm 2016 là 6,21%, năm 2017 là 6,81%, năm 2018 là 7,08%). Thu nhập các nhóm dân cư đều tăng lên, đời sống của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.

Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2002, thu nhập bình quân đầu người (BQĐN) của nhóm nghèo là 107,7 nghìn đồng, nhóm giàu là 872,9 nghìn đồng. Năm 2016, thu nhập BQĐN tương ứng của 2 nhóm này là 771 nghìn đồng và 7.547 nghìn đồng. Như vậy, qua 14 năm, thu nhập BQĐN của nhóm nghèo tăng 7,159 lần, nhóm giàu tăng lên 8,646 lần. Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo năm 2002 là 8,105 lần (tương ứng với số tuyệt đối là 765,2 nghìn đồng), năm 2016 là 9,789 lần (tương ứng với số tuyệt đối là 6.776 nghìn đồng).

Theo John W. (2003), tăng trưởng kinh tế đạt 10% thì người nghèo chỉ được hưởng lợi khoảng ¼ trong số đó. Trong khi đó, người giàu có cơ hội khai thác nhiều hơn để gia tăng phúc lợi cho mình. Điều đó có nghĩa là, khi tăng trưởng kinh tế góp phần vào xóa đói giảm nghèo thì nó lại làm gia tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

Những năm qua, tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập hay phân hóa giàu nghèo nhưng các nghiên cứu này chỉ mang tính chất mô tả về thực trạng giàu nghèo ở một thời điểm hoặc nghiên cứu về bất bình đẳng ở khu vực nông thôn – thành thị. Từ thực trạng trên, nghiên cứu này tập trung làm rõ ảnh hưởng của một số yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam.

Phương pháp phân tích Nguồn số liệu sử dụng

Để nghiên cứu những ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập, nhóm tác giả sử thu thập số liệu các biến của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước trong 7 năm chẵn (từ 2002 đến 2014). Tổng cộng có 63 x 7 = 441 quan sát.

Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả điều tra khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Cục Thống kê các tỉnh. Bao gồm:

– Khảo sát mức sống dân cư của các tỉnh thành trong các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014 của Tổng cục Thống kê.

– Niên giám thống kê của các tỉnh thành năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014 của 63 tỉnh thành.

Xuất phát từ mô hình ở các nghiên cứu trước đây, để nghiên cứu ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập, nhóm tác giả sử dụng mô hình sau:

Nghiên cứu sẽ thực hiện ước lượng mô hình và kiểm định theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra xem các biến độc lập của mô hình có phải biến nội sinh hay không.

Bước 2: Lựa chọn mô hình.

– Nếu tất cả các biến độc lập không phải là biến nội sinh, thì ước lượng mô hình REM và mô hình FEM sau đó sử dụng kiểm định Hausman để xem lựa chọn mô hình nào cho phù hợp. Kiểm định khuyết tật ứng với mô hình FEM hoặc REM được lựa chọn.

– Nếu có ít nhất một biến độc lập là biến nội sinh, tiến hành ước lượng mô hình GMM.

Hệ số GINI có giá trị trung bình là 0,3750984, độ lệch chuẩn là 0,0310425 cho thấy, các quan sát thực tế dao động khá sát quanh giá trị trung bình. Biến GAP có giá trị trung bình là 6,697763 và độ lệch chuẩn là 1,019449, cho thấy hệ số này có sự biến động đa dạng trong các quan sát. Biến Trade (GTTB là 107,4091 và độ lệch chuẩn 303,6765) nói lên sự biến động lớn độ mở thương mại các tỉnh thành trong cả nước.

Căn cứ vào kết quả kiểm định ở Bước 1 cho thấy, các biến TRADE và lnGDPBQ là biến nội sinh. Do vậy, việc sử dụng mô hình FEM và REM là không phù hợp. Cần ước lượng mô hình GMM.

Kết quả hồi quy GMM cho thấy, các biến Trade, LnGDPBQ, NSNN, Ur có tác động đến biến phụ thuộc GINI và GAP.

Mô hình có biến phụ thuộc là GINI

Thứ nhất, biến độ mở thương mại (Trade) có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số coef = -0,0000112 cho biết, khi tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng lên 1% thì GINI giảm đi 0,00000112 lần. Dấu của hệ số này cho biết, khi tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng thì bất bình đẳng thu nhập sẽ giảm.

Thứ hai, biến thu nhập bình quân đầu người (LnGDPBQ) có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số coef = -0,001394 cho biết, khi tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng lên 1% thì GINI giảm đi 0,00001394 lần. Dấu của hệ số này cho biết, khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì bất bình đẳng thu nhập sẽ giảm.

Thứ ba, biến tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP (NSNN) có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số coef = -0,0001552 cho biết khi tỷ lệ thu ngân sách trên GDP tăng lên 1% thì GINI giảm 0,0001552 lần. Dấu của hệ số này cho thấy ngân sách nhà nước tác động ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập.

Thứ tư, biến tỷ lệ dân số thành thị (Ur) có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số coef = 0,0001906 cho biết, khi tỷ lệ dân số thành thị tăng lên 1% thì GINI tăng lên 0,001906 lần. Dấu của hệ số này cho thấy, tỷ lệ dân số thành thị tác động cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập.

Mô hình có biến phụ thuộc là GAP

Thứ nhất, biến độ mở thương mại (Trade) có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số coef = -0,0002579 cho biết, khi tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng lên 1% thì GAP giảm đi 0,00002579 lần. Dấu của hệ số này cho biết, khi tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng thì hệ số chênh lệch giàu nghèo sẽ giảm.

Thứ hai, biến thu nhập bình quân đầu người (LnGDPBQ) có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số coef = -0,0473456 cho biết, khi tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng lên 1% thì GAP giảm đi 0,000473456 lần. Dấu của hệ số này cho biết, khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì hệ số chênh lệch giàu nghèo sẽ giảm.

Thứ ba, biến tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP (NSNN) có ý nghĩa ở mức 10%. Hệ số coef = -0,0048756 cho biết, khi tỷ lệ thu ngân sách trên GDP tăng lên 1% thì GAP giảm 0,0048756 lần. Dấu của hệ số này cho thấy, ngân sách nhà nước tác động ngược chiều với hệ số chênh lệch giàu nghèo.

Thứ tư, biến tỷ lệ dân số thành thị (Ur): có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số coef = 0,0097314 cho biết, khi tỷ lệ dân số thành thị tăng lên 1% thì GAP tăng lên 0,0097314 lần. Dấu của hệ số này cho thấy, tỷ lệ dân số thành thị tác động cùng chiều với hệ số chênh lệch giàu nghèo.

Kết quả phân tích trên cho thấy, bất bình đẳng thu nhập chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như độ mở thương mại, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước, tỷ lệ dân số thành thị… Trong đó, độ mở thương mai, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước có tác động ngược chiều với bất bình đẳng. Vì vậy, trong thời gian tới, cần có những biện pháp hợp lý nhằm tăng giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập bình quân đầu người. Bên cạnh đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn… nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập.

1. Tổng cục Thống kê, Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016, 2017, NXB Thống kê, Hà Nội; 2. Nguyễn Thị Huệ, (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 3. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2012), Tác động của hội nhập quốc tế lên bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 4. Duc Hong Vo, Thang Cong Nguyen, Ngoc Phu Tran and Anh The Vo (2019), “What Factors Affect Income Inequality and Economic Growth in Middle-Income Countries”, Journal of Risk and Financial Management; 5. Andrew Berg, Jonathan D.Ostry, Jeromin Zettelmeyer, “What makes growth sustained”, IMF Working Paper, Washington; 6. John W. và các cộng sự (2003), “Kinh tế vĩ mô của giảm nghèo: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam – Việt Nam tìm kiếm bình đẳng trong tăng trưởng”, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); 7. Lars Peter Hansen (1982), “Large Sample Properties of Generalized Method of Moments Estimators”, The Econometric Society.