Top 13 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Mẫu Đơn Yêu Cầu Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

Khi nào được sử dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 , trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi:

– Giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự;

– Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án;

Lúc này, cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ĐƠN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI Kính gửi: Tòa án nhân dân……………… (1)

Họ tên người yêu cầu: (2) ……………………………………………………..

CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu số: …………do…………………. cấp ngày……….

Địa chỉ …………………………………………………………………………..

Là: (3)……………………………trong vụ (4)… ……………………………….

Nội dung vụ án: (5) ………………………………………………………………..

Từ nội dung nêu trên, xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (6) …… nên tôi làm đơn này, kính đề nghị Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với ông/bà……………. nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.

Kính mong Quý tòa xem xét, chấp thuận!

NGƯỜI YÊU CẦU

– Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

– Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.

– Nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

– Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức; ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Nêu rõ biện pháp khẩn cấp muốn được áp dụng: Kê biên tài sản đang tranh chấp; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước; Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ…

Nguyễn Hương

Quyền Yêu Cầu Áp Dụng Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Hiện Nay

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là điều cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong vụ việc dân sự. Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay được quy định cụ thể như sau:

Đối với đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án

Chúng ta biết rằng, vệc áp dụng các biện pháp tạm thời về bản chất thì nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chính vì vậy mà đương sự có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp này trong trường hợp cần thiết. Hay mở rộng hơn là người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án đều có quyền năng này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã cụ thể hoá hơn mục đích của việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đó chính là để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Khi yêu cầu thì các chủ thể có quyền có thể yêu cầu áp dụng một hoặc một số các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp và cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;….

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Trong trường hợp cần thiết thì đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, ở trong một số trường hợp đặc biệt thì Toà án có thể tự mình ra quyết định áp dụng các biện pháp đó một cách phù hợp.

Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Toà án chỉ được phép áo dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng bản thân Toà án nhận thấy cần thiết áp dụng nếu không thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Và các biện pháp khẩn cấp tạm thời Toà án được tự mình quyết định áp dụng bao gồm:

– Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

– Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

Như vậy, điều quan trọng là Tòa án cần phải xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mình có quyền ra quyết định áp dụng. Việc xác định phạm vi các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyền áp dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm giá trị pháp lý của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quyền sở hữu trí tuệ

Quyết Định Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

Luật Tiền Phong – Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, nếu xét thấy cần phải yêu cầu tòa án áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo việc thi hành án hoặc để tài sản tranh chấp không bị tẩu tán, không bị làm giảm giá trị sử dụng một cách cố ý, đương sự có quyền yêu cầu tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường

2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ kiện tranh chấp đất đai

1. Kê biên tài sản đang tranh chấp. 2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. 3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. 3. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác. 4. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ. 5. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. 6. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định. 7. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ. 8. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.

3. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được giải quyết như sau:

– Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;

4. Biện pháp bảo đảm

Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời được nêu tại các mục 2 nêu trên phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Vui lòng liên hệ với tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6289 của chúng tôi để được tư vấn hoặc để đăng ký dịch vụ.

Comments

Hệ Lụy Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

(ĐTTCO) – Cổ đông khởi kiện HĐQT, ban điều hành doanh nghiệp ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình là điều bình thường ở nhiều nước. Việc tòa thụ lý, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) để ngăn thiệt hại có thể xảy ra, bảo vệ cổ đông cũng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai, sau đó phải hủy quyết định, trách nhiệm thuộc về ai khi doanh nghiệp bị thiệt hại, lại không dễ xác định.

Người gửi đơn sai, tòa thụ lý cũng sai?Vụ nhóm cổ đông tại Tổng CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự gần đây, là trường hợp khá điển hình của việc áp dụng BPKCTT vội vã, ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

Tháng 3-2019 nhóm cổ đông gồm Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (sở hữu 21,28% vốn điều lệ) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (sở hữu 7,57%), cùng ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà (những người được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel ủy quyền tham gia đại hội sau khi Viettel thoái vốn), đã gửi đơn đến TAND quận Đống Đa, Hà Nội, yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11-1-2019 của ĐHCĐ bất thường năm 2019 của Vinaconex, yêu cầu áp dụng BPKCTT, với nội dung buộc Vinaconex tạm dừng thực hiện Nghị quyết 01.

Sau đó, TAND quận Đống Đa đã có quyết định thụ lý vụ việc và áp dụng BPKCTT theo đơn. Tuy nhiên, 2 tổ chức có đơn yêu cầu lại chưa đủ thời gian nắm giữ cổ phần liên tục ít nhất 6 tháng; 2 cá nhân được Viettel ủy quyền chỉ để tham dự đại hội, không được ủy quyền gửi đơn đến tòa án. Như vậy, những tổ chức, cá nhân có đơn gửi TAND quận Đống Đa đều không có quyền gửi đơn, không đáp ứng được các yêu cầu của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Việc áp dụng BPKCTT tại Vinaconex đã làm đình trệ nơi hoạt động sản xuất của công ty, gây tâm lý hoang mang CBCNV.

Khoảng 1 tháng sau, ngày 25-4, TAND quận Đống Đa đã có quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết kinh doanh thương mại, đồng thời có quyết định hủy bỏ BPKCTT.

Trong đơn gửi báo ĐTTC, đại diện bộ phận pháp chế của Vinaconex, khẳng định 2 công ty Cường Vũ và Star Invest liên minh cùng làm đơn yêu cầu gửi TAND quận Đống Đa là hành vi coi thường pháp luật, có dấu hiệu dân sự hóa các hoạt động kinh tế thương mại, mượn các chế định công quyền thay cho các chế định kinh doanh thương mại để phục vụ nhóm lợi ích.

Việc áp dụng BPKCTT để bảo vệ cổ đông nhỏ, các nhóm cổ đông khác có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tòa ra quyết định vội vàng và không đúng, bị đơn có thể kiện ngược lên tòa án cấp cao hơn. Còn nếu nguyên đơn đưa ra bằng chứng không xác thực cũng phải chịu trách nhiệm, vì làm ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng

Việc áp dụng BPKCTT đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của tổng công ty (giá trị cổ phiếu VCG giảm 1.236 tỷ đồng trong ngày 27-3, ngày TAND quận Đống Đa áp dụng BPKCTT); làm đình trệ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex và các công ty thành viên, khiến cán bộ công nhân viên không có việc làm, không có tiền lương, gây tâm lý hoang mang và mất niềm tin; ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu, uy tín doanh nghiệp; các bạn hàng và đối tác dừng ký hợp đồng, chấm dứt các quan hệ bạn hàng, giao dịch hợp tác, làm mất cơ hội kinh doanh…

Người “bị thay” có đơn kiện gửi tòa án, và tòa án đã nhanh chóng ra quyết định áp dụng BPKCTT, dừng thực hiện Nghị quyết 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm chủ tịch HĐQT. Sau đó, người gửi đơn rút đơn, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT.

Theo một chuyên gia, với chủ thể là ngân hàng, bị đơn là các lãnh đạo cấp cao, là cổ đông chiến lược nước ngoài, sự việc cần được xem xét ở nhiều giác độ. Bởi lẽ ngân hàng là tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, tiền tệ, có thể ảnh hưởng tới an ninh tiền tệ quốc gia và môi trường đầu tư. Quyết định của tòa án nếu được đưa ra vội vàng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng cần tìm hiểu có vấn đề về lợi ích nhóm, tham nhũng, hay có hối lộ không cơ quan điều tra phải phải xác minh, làm rõ. Áp dụng pháp luật khó tránh hoàn toàn sai sót, nhưng sai sót có do khách quan và sửa sai có kịp thời, cần xem lại.

Với trường hợp của Vinaconex, ông Giang cho rằng các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải kiểm tra xác minh và kết luận cụ thể việc can thiệp của cơ quan nhà nước tại Vinaconex, báo cáo với công luận. Luật Bồi thường nhà nước quy định rõ, nếu cố ý làm sai phải bồi thường toàn bộ, còn nếu vô ý phải bồi hoàn. “Trong Luật bồi thường nhà nước, tôi đề nghị bổ sung trường hợp khi áp dụng BPKCTT vượt quá quy định pháp luật và gây thiệt hại cho doanh nghiệp, phải bồi thường” – ông Giang nói.

Còn theo đại diện bộ phận pháp chế Vinaconex, thẩm phán TAND quận Đống Đa đã áp dụng BPKCTT sai khi căn cứ vào điều khoản xử lý khác với đơn yêu cầu. Như vậy, tòa án áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba, tòa án phải bồi thường.

Trong khi đó, theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người viết đơn yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba, phải bồi thường. Tuy nhiên, theo LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, luật đã quy định rõ trường hợp nào thẩm phán áp dụng BPKCTT, nếu sai gây hậu quả phải bồi thường. Song việc vận dụng luật ở Việt Nam rất khó quy trách nhiệm, cũng như không dễ xác định thiệt hại của doanh nghiệp từ quyết định sai.

Trong những tình huống này, vai trò công tâm của thẩm phán rất quan trọng. Nếu thẩm phán có trình độ, lương tâm, họ sẽ đưa ra quyết định hài hòa, cân bằng hơn, không ảnh hưởng đến lợi ích chung của doanh nghiệp. Còn nếu họ tiêu cực, lạm dụng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, bối cảnh, tình huống áp dụng BPKCTT phải có tính khẩn cấp. BPKCTT có chức năng ngăn chặn các tình huống, hoàn cảnh tiêu cực tác động đến quyền, lợi ích của các bên trước khi tranh chấp được giải quyết bằng phán quyết cuối cùng của cơ quan tài phán.

Thứ ba, các thiệt hại có thể xảy ra nếu không áp dụng BPKCTT phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba. Mục đích của BPKCTT là bảo vệ quyền lợi của bên có yêu cầu, nhưng việc áp dụng BPKCTT phải đem lại hiệu quả chung cho xã hội, tức phải cân nhắc đến khả năng gây ra những thiệt hại khác cho bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba.

Trên thực tế, các thiệt hại này chưa xảy ra tại thời điểm xem xét yêu cầu và việc so sánh các thiệt hại dự kiến có sai số rất lớn. Do vậy, chỉ khi sự chênh lệch giữa thiệt hại do việc không áp dụng BPKCTT và thiệt hại do áp dụng BPKCTT đáng kể, mới áp dụng BPKCTT.

Hà My

(ĐTTCO)-Phước Long tỉnh Bình Phước, cái tên luôn gợi lên cho chúng tôi nhiều cảm xúc, suy tư. Nơi đây còn lưu lại dấu tích đậm nét của thời chiến tranh gian khổ, có những con người mến khách, có cảnh quan đẹp, khí hậu dễ chịu so với các khu vực khác của vùng Đông Nam bộ, và cũng chính là tiềm năng để phát triển du lịch.