Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Xét Nghiệm Chức Năng Thận Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Ý Nghĩa Của Các Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh,… Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

1. Các xét nghiệm sinh hóa máu

1.1 Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ: chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130 mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II, 300 – 499 mmol/l – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b, trên 900 mmol/l – suy thận độ IV.

1.3 Điện giải đồ

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước.

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat.

1.4 Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan

Đây là một xét nghiệm chức năng thận thường được bác sĩ chỉ định cho người nghi ngờ mắc bệnh thận. Thông thường, pH máu được duy trì ở mức 7,37 – 7,43 để đảm bảo hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và các protein co cơ. Suy thận sẽ làm giảm thải các acid trong quá trong quá trình chuyển hóa hoặc gây mất bicarbonat, làm tăng nồng độ acid trong máu và các cơ quan trong cơ thể.

1.5 Xét nghiệm acid uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

1.6 Một số xét nghiệm khác

Albumin huyết thanh: thông thường, chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương: là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Người mắc bệnh thận thường bị giảm protein toàn phần do màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Tổng phân tích tế bào máu: người bị giảm số lượng hồng cầu thường mắc suy thận mạn tính.

2. Xét nghiệm nước tiểu

2.1 Tổng phân tích nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu: tỉ trọng nước tiểu bình thường là 1,01 – 1,020. Suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm có thể làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm,…

Protein: mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein hỗ trợ bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ.

2.2 Định lượng đạm niệu (protein nước tiểu) 24 giờ

Protein trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là 0 – 0.2g/l/24h. Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận (đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp),… thường bị tăng protein niệu lên trên 0.3g/l/24h.

3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

3.1 Siêu âm bụng

Giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận người bệnh bị ứ nước hai bên có thể gây suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn tính, phát hiện các trường hợp bệnh thận đa nang bẩm sinh, di truyền. Hình ảnh siêu âm thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, có nhiều nang hoặc mất phân biệt vỏ tủy,… gợi ý bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, phương pháp siêu âm cũng có thể giúp phát hiện sỏi thận hoặc khối u trong thận.

3.2 Chụp CT Scan bụng

Là phương pháp sử dụng tia X thăm dò hình ảnh, cho phép bác sĩ thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp chụp CT scan bụng thường chỉ sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.

Là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng từng bên thận. Phương pháp này giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Ngoài ra, nếu làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, phương pháp xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên.

4. Chỉ định các xét nghiệm chức năng thận

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ý Nghĩa Chỉ Số Xét Nghiệm Creatinine Trong Chẩn Đoán Suy Thận

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Vũ Thị Duyên Bác sĩ Thận – Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Creatinin – Sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận và là chỉ số phản ánh chính xác chức năng của thận. Creatin đóng vai trò quan trọng cho việc sinh ra nguồn năng lượng cho các cơ hoạt động, creatin bị thoái dáng trong các cơ sẽ tạo thành creatinin và được lọc qua cầu thận. Trường hợp khi chúng không được cơ thể tái hấp thu ở ống thận thì sẽ phản ảnh chính xác chức năng lọc của thận.

Khi nồng độ creatinine tăng cao đồng nghĩa với có rối loạn chức năng thận. Vì vậy khi chức năng thận bị suy chức năng thì khả năng lọc creatinine bị giảm dẫn tới nồng độ creatinine trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường.

1. Nồng độ creatinine là gì?

Chức năng thận được đánh giá chính xác hơn thông qua độ lọc cầu thận ước tính viết tắt là GFR, được ước đoán dựa vào nồng độ creatinine máu. BUN hay nồng độ ure trong máu là một chỉ số khác phản ánh chức năng thận. Mối tương quan giữa ure và creatinine sẽ cho thông tin chính xác hơn về chức năng thận cũng như nguyên nhân của rối loạn nếu có.

2. Nồng độ creatinine bao nhiêu là bình thường?

Nam: từ 0.6 đến 1.2 mg/dl ( tức là 53- 106 mmol/l).

Nữ: từ 0.5 đến 1.1 mg/dl ( tức là 44- 97 mmol/l).

Ở người trưởng thành, nồng độ creatinine bình thường là

3. Nồng độ creatinine thế nào là cao?

Khi bệnh nhân suy thận từ độ IIIa trở lên bắt buộc phải điều trị thay thế bằng chạy thận nhân tạo cả đời và chất lượng cuộc sống giảm đi rất nhiều.

4. Triệu chứng của nồng độ creatinine cao là gì?

Triệu chứng của bệnh thận đa dạng và thường ít biểu hiện ra lâm sàng ngay từ giai đoạn sớm và không tương xứng với sự tăng nồng độ creatinine. Ở một số người bệnh thận chỉ được phát hiện ngẫu nhiên, nồng độ creatinine máu cao mà không có biểu hiện triệu chứng.

Một số người khác có biểu hiện như: mệt mỏi, phù, khó thở, thiếu máu, tăng huyết áp, đái ít và một số triệu chứng không đặc hiệu khác như buồn nôn, nôn, da khô thì giai đoạn này đã suy thận rất nặng thường là suy thận giai đoạn cuối.

Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận.

Suy thận do nguồn gốc tại thận: Tổn thương cầu thận ( tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh thận lupus hệ thống), tổn thương ống thận (viêm thận, bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đau tủy xương, tăng acid uric, nhiễm độc thận).

Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung.

5. Nguyên nhân gây nồng độ creatinine trong máu tăng cao (Gặp trong bệnh lý suy thận )

6. Những trường hợp có nồng độ creatinine thấp hơn bình thường

Người cao tuổi có mức creatinine trong máu thấp hơn. Trẻ sơ sinh có nồng độ creatinine vào khoảng 0.2 mg/dl trở lên, tùy theo sự phát triển cơ bắp của trẻ.

Những trường hợp như bị suy dinh dưỡng nặng , sụt cân nghiêm trọng hoặc các bệnh mạn tính kéo dài mà khối lượng cơ có xu hướng giảm dần theo thời gian, nồng độ creatinine có thể thấp hơn dự kiến.

Chính vì lý do trên nên xét nghiệm creatinine để đánh giá chức năng thận là cần thiết giúp chúng ta có cơ hội tầm soát bệnh lý suy thận ngay từ giai đoạn rất nhẹ từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp hợp nhất, bởi vì khi suy thận mà chúng ta không kịp thời phát hiện theo thời gian sẽ tiến triển nặng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải điều trị thay thế bằng chạy thận nhân tạo. Xét nghiệm này có trong các gói Khám sức khỏe tổng quát của Vinmec, giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Đông Máu

Các xét nghiệm thăm dò chức năng đông máu

Đếm số lượng tiểu cầu nhờ xét nghiệm tổng phân tích máu: Ở người trưởng thành, sức khỏe bình thường thì có số lượng tiểu cầu khoảng 150 – 450 G/L.

Số lượng tiểu cầu ảnh hưởng mật thiết đến chức năng đông máu vì nó là yếu tố quyết định đến giai đoạn cầm máu ban đầu. Những người có số lượng tiểu cầu ít có thể gặp phải các vấn đề về đông máu (rối loạn đông máu, máu khó đông,…)

Thực hiện:

Lấy máu cho vào ống có chất chống đông EDTA, lắc đều.

Cho vào máy xét nghiệm tổng phân tích máu và ra lệnh máy hoạt động.

Đọc kết quả và đưa ra kết luận.

Kết quả của xét nghiệm PT được biểu thị dưới các dạng:

PT% : tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Bình thường, giá trị này nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu PT% < 70% thì quá trình đông máu có vấn đề.

PT(s): thời gian hình thành cục máu đông. Trị số bình thường rơi vào khoảng 10 – 14 giây tùy phòng xét nghiệm.

INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): ngoài chỉ định thường quy, chỉ số này còn có vai trò trong theo dõi để chỉnh liều ở các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Chỉ số này nằm trong khoảng 0,8 – 1,2. Một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá là bình thường.

Xét nghiệm APTT – thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá

Đây là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu nội sinh. Kết quả xét nghiệm APTT – Activated Partial Thromboplastin Time được biểu thị dưới các dạng:

APTT: thời gian đông máu từng phần. Bình thường giá trị này nằm trong khoảng 30 – 35 giây.

rAPTT: tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với APTT mẫu chuẩn. Giá trị này nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.

Xét nghiệm TT – Thrombin time

Xét nghiệm Thrombin time giúp đánh giá con đường đông máu chung. Kết quả xét nghiệm TT biểu thị dưới các dạng:

TT: thời gian đông. Bình thường 15 – 25 giây.

rTT: tỷ lệ giữa TT mẫu xét nghiệm với TT mẫu chuẩn, nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.

Xét nghiệm định lượng các yếu tố đông máu

Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l.

Định lượng các yếu tố đông máu ngoại sinh (yếu tố II, V, VII, X) và nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII).

Hoạt tính các yếu tố đông máu bình thường khoảng 50 – 150%.

Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên: AT – III (Anti – Thrombin III), PC (Protein C), PS (Protein S).

Quá trình đông máu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số gen nhất định (yếu tố V leiden). Các gen này có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con. Điều đặc biệt là gen này nằm trên NST X nên tỷ lệ xuất hiện gen gây rối loạn đông máu ở bé trai sẽ cao hơn bé gái. Vì thế, xét nghiệm gen đông máu cũng là cần thiết khi bố mẹ lo cho sức khỏe con cái.

Những lưu ý khi đi xét nghiệm

Các xét nghiệm đông máukể trên giúp thăm dò, khảo sát chức năng đông máu của người đi xét nghiệm. Dựa vào kết quả mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên, hướng điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bạn mắc các vấn đề về rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải điều trị bằng các loại thuốc giúp điều chỉnh chức năng đông máu và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện sức khỏe.

Tương tự như những xét nghiệm khác, trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bạn cần lưu ý những điểm sau:

Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bởi vì các chất này làm thay đổi thành phần, tính chất của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Nếu đang sử dụng thuốc phải dưới sự theo dõi và khuyến cáo của bác sĩ.

Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này 2 – 3 ngày trước khi đi xét nghiệm.

Nên xét nghiệm vào sáng sớm để cho kết quả chính xác.

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Ast Trong Đánh Giá Chức Năng Gan

1. Thế nào là xét nghiệm AST?

AST là viết tắt của cụm từ Aspartate Transaminase, là một enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa Aspartate trong cơ thể. Bình thường nồng độ AST trong máu rất thấp và được duy trì ở mức ổn định. Trong nhiều trường hợp bệnh lý ở gan, tim, cơ xương, thận sẽ giải phóng AST vào máu, làm cho nồng độ AST trong máu tăng cao.

Xét nghiệm AST là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng gan, xác định nồng độ enzyme Aspartate Transaminase (AST) có trong máu để phát hiện các tổn thương hoặc bệnh lý tại gan. Xét nghiệm này có thể kết hợp với các xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác, thường là xét nghiệm ALT để có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của gan. Tỷ lệ AST/ALT giúp xác định mức độ và các nguyên nhân gây tổn thương gan: do virus, rượu bia hay thuốc, độc chất.

Ngoài ra, xét nghiệm AST còn giúp theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân trong quá trình điều trị các bệnh về gan để sớm có điều chỉnh phù hợp.

Xét nghiệm AST là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng gan

2. Các giá trị bất thường của chỉ số AST

Chỉ số AST trong máu thường dao động và thay đổi tùy theo giới tính, độ tuổi hoặc bị ảnh hưởng bởi sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ số AST trong máu chỉ dao động đến một giới hạn nhất định, vượt quá giới hạn đó có thể là báo hiệu cho sự tổn thương bệnh lý tại gan.

Ở những người có gan hoạt động khỏe mạnh bình thường, chỉ số AST thường < 40 UI/L và được duy trì ổn định. Nếu chỉ số AST trong máu tăng cao thì bệnh nhân cần được lưu ý và tiến hành thêm nhiều xét nghiệm khác cần thiết để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Các giá trị AST bất thường:

AST tăng nhẹ (chỉ số AST trong máu dưới 100 UI/L): Thường gặp trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, một số trường hợp vàng da tắc mật cũng làm chỉ số AST tăng lên ở mức nhẹ.

AST tăng vừa (chỉ số AST trong máu không vượt quá 300 UI/L): Thường gặp trong tổn thương gan do sử dụng quá nhiều rượu, bia.

AST tăng cao (chỉ số AST trong máu vượt quá 3000 UI/L): Thường gặp trong các trường hợp tổn thương, bệnh lý gây hoại tử tế bào gan (viêm gan do virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc,…).

3. Những ai cần thực hiện xét nghiệm AST?

Ngoài ra, nên chỉ định thực hiện xét nghiệm này cùng một số xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan như:

Người nghiện rượu bia.

Đối tượng có tiền sử nhiễm virus viêm gan.

Có người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh về gan.

Đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng không tốt đến gan.

Nếu bạn có các triệu chứng hoặc nằm trong các đối tượng đã nêu trên thì hãy gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm AST. Thăm khám và xét nghiệm sớm có ý nghĩa lớn trong công tác chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Người mắc viêm gan virus có thể làm chỉ số AST tăng

4. Quy trình và những lưu ý khi làm xét nghiệm AST

Quy trình tiến hành xét nghiệm:

Bước 1: Bệnh nhân gặp bác sĩ và được thăm khám sơ bộ, trình bày về các triệu chứng mà mình gặp phải.

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm. Sát trùng kỹ và lấy từ tĩnh mạch cánh tay một lượng máu vừa đủ. Mẫu máu được cho vào ống nghiệm không chứa chất chống đông hoặc có chất chống đông.

Bước 3: Đưa mẫu xét nghiệm vào máy phân tích và đưa ra kết quả.

Mẫu máu được đựng trong ống nghiệm để làm xét nghiệm AST

Những lưu ý khi đi xét nghiệm:

Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm.

Nên ngưng sử dụng rượu bia và các loại thuốc điều trị trước khi đi xét nghiệm khoảng vài ngày.

Sau khi lấy máu xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh thao tác mạnh hoặc mang vác, xách các vật nặng.

Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu mẫu máu bị vỡ hồng cầu, huyết thanh đục hoặc do một số thuốc, sản phẩm làm ảnh hưởng đến hoạt độ của men AST.

Nên làm gì khi kết quả xét nghiệm cho chỉ số AST cao?

Xét nghiệm ALT (Alanine aminotransferase). Tương tự như AST, chỉ số ALT tăng cao khi gan bị tổn thương, trong một số trường hợp chỉ số ALT phản ánh chính xác tình trạng tổn thương hơn so với AST.

Xét nghiệm GGT (Gamma glutamyl transferase).

Xét nghiệm ALP (Alkaline phosphatase).

Xét nghiệm Albumin, Bilirubin, tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT),…

Thuốc và một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

5. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – địa chỉ xét nghiệm uy tín, chất lượng cho mọi nhà!

Khi thấy bản thân mình có những dấu hiệu bất thường, bất cứ ai cũng muốn tìm cho mình một cơ sở y tế tốt để thực hiện thăm khám. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở uy tín để bạn yên tâm thực hiện các xét nghiệm y khoa, bao gồm xét nghiệm AST đảm bảo an toàn và độ chính xác cao. Ngoài ra, MEDLATEC còn có cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà vô cùng tiện ích, phù hợp với bối cảnh dịch Covid – 19 hiện nay.

Vì sao nên chọn MEDLATEC?

MEDLATEC hoạt động trên 24 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và độ uy tín của MEDLATEC.

MEDLATEC có trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại.

MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế hoạt động giàu chuyên môn, kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

MEDLATEC liên kết với trên 30 đơn vị bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và có chính sách bảo lãnh viện phí với nhiều loại bảo hiểm khác nhau.