Top 10 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Chức Năng Thận Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Ý Nghĩa Của Các Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh,… Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

1. Các xét nghiệm sinh hóa máu

1.1 Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ: chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130 mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II, 300 – 499 mmol/l – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b, trên 900 mmol/l – suy thận độ IV.

1.3 Điện giải đồ

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước.

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat.

1.4 Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan

Đây là một xét nghiệm chức năng thận thường được bác sĩ chỉ định cho người nghi ngờ mắc bệnh thận. Thông thường, pH máu được duy trì ở mức 7,37 – 7,43 để đảm bảo hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và các protein co cơ. Suy thận sẽ làm giảm thải các acid trong quá trong quá trình chuyển hóa hoặc gây mất bicarbonat, làm tăng nồng độ acid trong máu và các cơ quan trong cơ thể.

1.5 Xét nghiệm acid uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

1.6 Một số xét nghiệm khác

Albumin huyết thanh: thông thường, chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương: là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Người mắc bệnh thận thường bị giảm protein toàn phần do màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Tổng phân tích tế bào máu: người bị giảm số lượng hồng cầu thường mắc suy thận mạn tính.

2. Xét nghiệm nước tiểu

2.1 Tổng phân tích nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu: tỉ trọng nước tiểu bình thường là 1,01 – 1,020. Suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm có thể làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm,…

Protein: mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein hỗ trợ bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ.

2.2 Định lượng đạm niệu (protein nước tiểu) 24 giờ

Protein trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là 0 – 0.2g/l/24h. Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận (đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp),… thường bị tăng protein niệu lên trên 0.3g/l/24h.

3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

3.1 Siêu âm bụng

Giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận người bệnh bị ứ nước hai bên có thể gây suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn tính, phát hiện các trường hợp bệnh thận đa nang bẩm sinh, di truyền. Hình ảnh siêu âm thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, có nhiều nang hoặc mất phân biệt vỏ tủy,… gợi ý bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, phương pháp siêu âm cũng có thể giúp phát hiện sỏi thận hoặc khối u trong thận.

3.2 Chụp CT Scan bụng

Là phương pháp sử dụng tia X thăm dò hình ảnh, cho phép bác sĩ thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp chụp CT scan bụng thường chỉ sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.

Là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng từng bên thận. Phương pháp này giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Ngoài ra, nếu làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, phương pháp xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên.

4. Chỉ định các xét nghiệm chức năng thận

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Đông Máu

Trong thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa, rối loạn đông – cầm máu là một bệnh lý có thể gặp bất cứ lúc nào. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ giúp đánh giá loại và mức độ tình trạng bất thường, đó cũng là ý nghĩa xét nghiệm đông máu.

1. Tổng quan về xét nghiệm đông máu

Cơ chế đông – cầm máu bao gồm 3 thành phần chính là co mạch, tiểu cầu ở lớp nội mạc tạo nút cầm máu và hoạt hóa quá trình đông máu. Trong đó, yếu tố cuối cùng cũng được chia 3 thành con đường đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh và đông máu chung.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ là các xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn của quá trình trên, chẳng hạn như cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, hầu như những xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Có hai hình thức kiểm tra chính là cơ bản và nâng cao (chuyên sâu).

Các xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện và sẽ cho ra kết quả về thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, hoặc co cục máu đông. Xét nghiệm cơ bản giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn khi phát hiện sự cầm máu bất thường ở kỳ đầu do bệnh nhân bị thiếu vitamin C, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, cũng như các hội chứng rối loạn đông máu.

Các xét nghiệm đông máu chuyên sâu bao gồm:

Xét nghiệm chuyên sâu kiểm tra chức năng dính cũng như đo độ ngưng tập của tiểu cầu.

Các xét nghiệm APTT, PT, TT, fibrinogen, số lượng tiểu cầu dùng để đánh giá đông máu huyết tương.

Xét nghiệm mix test phát hiện sự có mặt của chất ức chế.

2. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý

Quy trình chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý bao gồm:

Thực hiện các xét nghiệm vòng đầu: Bao gồm các xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh (Thời gian prothrombin) và nội sinh (Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa), cũng như đánh giá con đường chung (Thời gian thrombin) và số lượng tiểu cầu.

Phân tích và đánh giá các kết quả vòng đầu: Dựa trên các trị số là dài, bình thường hay thấp để chẩn đoán bệnh lý hoặc đưa ra chỉ định tiếp tục xét nghiệm vòng 2.

Chẩn đoán rối loạn đông máu: Xác định được loại rối loạn, mức độ rối loạn, phát hiện đặc điểm xuất huyết, bệnh lý kèm theo… Cần phải đánh giá đúng kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản để có hướng xử lý tiếp theo phù hợp.

Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không. Đây là quá trình cần thiết trong trường hợp bệnh nhân cần làm phẫu thuật hoặc cần phải cầm máu.

3. Ý nghĩa xét nghiệm đông máu

3.1. Tìm ra nguyên nhân chảy máu bất thường

Nhờ vào các xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện hoặc loại trừ nguyên nhân trong trường hợp những bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu, nhưng lại có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn xuất huyết. Một số biểu hiện chảy máu bất thường hay được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm là:

Chảy máu nướu răng

Bầm tím không rõ nguyên do

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh

Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu

Viêm khớp do xuất huyết trong khớp

Suy giảm thị lực đột ngột

3.2. Lựa chọn phác đồ điều trị dựa trên kết quả

Bước đầu tiên được bác sĩ áp dụng khi gặp các trường hợp trên là thu thập thông tin thăm khám triệu chứng lâm sàng, cũng như khai thác kỹ tiền sử chảy máu bất thường của bệnh nhân và người trong gia đình. Tuy nhiên chỉ căn cứ dựa trên quan sát và lời kể của người bệnh thì chưa đủ để có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Do đó chỉ định thực hiện xét nghiệm đông máu và đánh giá kết quả giữ vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán.

Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sớm biết được tình trạng cũng như diễn tiến của bệnh lý rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải một cách chính xác. Nhờ vậy việc đưa ra phương hướng điều trị cũng phát huy hiệu quả cao hơn, bởi nếu chẩn đoán sai lầm hoặc thiếu sót trong khám chữa bệnh thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tình của người mắc rối loạn đông máu.

3.3. Một số chức năng khác

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông – cầm máu trước khi phẫu thuật để giúp đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân, từ đó đưa ra quyết định có nên tiến hành mổ hay không, hoặc tiên lượng một vài tình huống cần chú ý.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ có thể được thực hiện ở cả người lớn hay trẻ nhỏ, trước khi mổ hay giai đoạn hậu phẫu nếu cần thiết. Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý cần tuân thủ trình tự các bước với việc đánh giá kết quả xét nghiệm mang tính chuyên môn rất cao. Tìm ra nguyên nhân, thăm dò tình trạng và theo dõi diễn tiến căn bệnh, cũng như chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác là những ý nghĩa xét nghiệm đông máu mang lại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp Có Ý Nghĩa Gì?

1. Quá trình sinh học của tuyến giáp trong cơ thể người

Tuyến yên sản xuất ra các hormon kích thích tuyến giáp (TSH), các TSH này có chức năng điều hòa các hormone mà tuyến giáp giải phóng vào máu đó là triodothyronine T3 và thyroxine T4. Trong đó loại hormone T4 là loại được sản xuất nhiều nhất, tuy nhiên nó lại ít hoạt động và được chuyển hóa thành T3. Các hormon T3 hoạt động mạnh hơn và thường thấy ở nhiều các mô và gan.

Quá trình sinh học của tuyến giáp

Hormone được giải phóng từ dưới vùng dưới đồi TRH là một phần của phản ứng ngược, phản ứng này để duy trì lượng hormone ổn định trong máu.

Khi nồng độ hormone của tuyến giáp trong máu giảm đi thì các TSH sẽ kích thích tuyến giáp giải phóng T3 và T4 nhiều hơn và ngược lại.

Khi mà các ba cơ quan tuyến yên, tuyến giáp, vùng dưới đồi hoạt động ổn định thì việc sản xuất các hormone tuyến giáp giải phóng vào trong máu cũng sẽ ổn định.

2. Ý nghĩa của việc xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Ban đầu thực hiện xét nghiệm TSH chỉ có tác dụng đánh giá những chức năng ban đầu của tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp.

Xét nghiệm TSH sẽ được thực hiện song song hoặc trước xét nghiệm T4 tự do (FT4) để kiểm tra chính xác hơn về tình trạng bệnh.

Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác nữa như xét nghiệm T3 toàn phần, xét nghiệm kiểm tra các kháng thể chống tuyến giáp.

Tuy nhiên có những trường hợp cả ba thông số TSH, T3, T4 được xét nghiệm đồng thời với mục đích sau:

Chẩn đoán các biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn tuyến giáp.

Với những người đang bị suy giáp sẽ thực hiện xét nghiệm để có liệu pháp thay thế tuyến giáp hiệu quả.

Theo dõi quá trình điều trị của những bệnh nhân đang bị chứng cường giáp.

Một phần kết quả xét nghiệm có thể kiểm tra chức năng của tuyến yên.

Bệnh cường giáp

3. Khi nào cần đi xét nghiệm tuyến giáp?

Bệnh cường giáp

Ăn uống nhiều nhưng không tăng cân.

Mạch và tim đập nhanh thường xuyên, mắt lồi ra.

Huyết áp tăng bất thường, hay vã mồ hôi.

Không chịu được thời tiết nóng bức, da ẩm ướt.

Bệnh nhược giáp

Ngủ li bì nhiều giờ liền.

Suy giảm chức năng thận.

Giảm biên độ của nhịp tim.

Giảm nhu động của ruột.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến trầm cảm.

Bệnh bướu cổ

Bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ

4. Các phương pháp xét nghiệm chức năng tuyến giáp hiện nay

Siêu âm tuyến giáp

Trong một số trường hợp nhất định siêu âm tuyến giáp cũng giúp cho việc chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Xét nghiệm máu

Là phương pháp được đánh giá cao nhất và MEDLATEC đang cho triển khai và thực hiện rất hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tổng hợp các thông số như

TSH, T3, FT4, FT3, T4, TRAb đánh giá các chức năng của tuyến giáp và các bệnh như cường giáp, suy nhược giáp,…

Các kháng thể Anti TG, anti TPO, đây là các kháng thể sử dụng để chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp tự miễn.

Các thông số khác như TG hay Calcitonin được sử dụng để chẩn đoán lâm sàng ung thư tuyến giáp.

Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp

Xét nghiệm xạ hình tuyến giáp

Bệnh nhân sẽ được sử dụng một liều lượng i-ốt phóng xạ vừa đủ, quá trình này phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Sau khi tiếp thu lượng i-ốt phóng xạ vào cơ thể chúng sẽ được bắt giữ bởi các tế bào có mặt trong tuyến giáp.

Bằng việc theo dõi quá trình này mà bác sĩ có thể chẩn đoán được các cấu trúc bất thường của tuyến giáp các tính chất của khối nhân giáp.

Sinh thiết tuyến giáp

Sử dụng phương pháp này khi nghi ngờ các bệnh về tuyến giáp của bạn là ác tính.

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng cổ sau đó sử dụng kim nhỏ để hút lấy các tế bào và một ít dịch trong nhân. Phần lấy ra này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra và đánh giá xem có tế bào ác tính xuất hiện hay không.

Phương pháp này có thể chẩn đoán chính xác tình trạng ung thư tuyến giáp, nhưng trong trường hợp kích thước khối u lớn hơn 1 cm.

Sinh thiết tuyến giáp trong việc phát hiện các khối u ác tính

Lưu ý: Không ăn nhiều thức ăn giàu đạm, sử dụng các loại đồ uống kích thích trước ngày thực hiện các xét nghiệm tuyến giáp như trên. Những loại thức ăn trên sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và chẩn đoán tuyến giáp của bệnh nhân.

Tuy rằng các bệnh về tuyến giáp đều lành tính, nhưng do sự chủ quan của người bệnh mà khiến cho việc điều trị kém hiệu quả hơn. Việc xét nghiệm các chức năng tuyến giáp giúp chúng ta phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh nhờ đó có biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Để xét nghiệm chức năng tuyến giáp chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Hãy liên hệ với MEDLATEC nếu bạn có nhu cầu thực hiện hoặc có vấn đề cần giải đáp về xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900565656.

Xét Nghiệm Bun Là Gì? Ý Nghĩa Xét Nghiệm Bun

Xét nghiệm BUN cung cấp những thông tin quan trọng nhằm hỗ trợ đánh giá tình trạng hoạt động của gan và thận trong cơ thể. Nếu sử dụng đơn vị mg/dl thì cần phân biệt hai khái niệm Ure và BUN để tránh nhận định kết quả sai.

BUN là chữ viết tắt của Blood Urea Nitrogen, có nghĩa là lượng nitơ có trong ure. Một số nơi còn gọi xét nghiệm BUN bằng cái tên xét nghiệm ure máu. Tuy nhiên cần phân biệt rõ xét nghiệm BUN chỉ đo lường lượng nitơ có trong ure (urea nitrogen) chứ không phải toàn bộ phân tử ure trong máu.

Cơ thể sản xuất và bài tiết urea nitrogen theo cơ chế như sau:

Gan tạo ra amoniac, trong đó có chứa nitro;

Nitro kết hợp với những yếu tố khác, ví dụ như carbon, hydro và oxy;

Một chất thải hóa học được tạo thành là urea;

Urea theo dòng máu di chuyển từ gan đến thận;

Thận thực hiện chức năng lọc bỏ ure và các chất thải khác từ máu;

Những sản phẩm thải được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Ý nghĩa xét nghiệm BUN sẽ cho biết nồng độ urea nitrogen trong máu đang ở mức bình thường hay bất thường. Nếu như nồng độ urea nitrogen quá cao hoặc quá thấp thì có thể là dấu hiệu cảnh báo thận hay gan đang gặp vấn đề, cũng như một số tình trạng sức khỏe khác.

Xét nghiệm BUN được tiến hành phổ biến ở một vài quốc gia như Hoa Kỳ, Mexico, Áo và Đức. Các nước còn lại thường dùng xét nghiệm ure chứ không định lượng BUN, trong đó có Việt Nam.

Nếu sử dụng đơn vị mmol/l thì lúc này Ure = BUN nên sẽ không dẫn đến nhận định kết quả sai. Mặt khác, BUN và ure khi định lượng với đơn vị mg/dl sẽ cho các số liệu khác nhau. Do đó nhân viên y tế cũng như bệnh nhân cần nắm được cách tính BUN từ ure (và ngược lại) để hiểu được ý nghĩa xét nghiệm BUN và các chỉ số có trong phiếu kết quả.

Công thức chuyển đổi giữa BUN và ure cụ thể là:

Ure (mg/dl) = BUN (mg/dl) × 2,14

Ure (mmol/l) = BUN (mmol/l)

BUN (mmol/l) = BUN (mg/dl) × 0,3571

3.1. Chỉ định

Xét nghiệm BUN thường được bác sĩ chỉ định thực hiện trong trường hợp:

Nghi ngờ có tổn thương thận cũng như tất cả bệnh lý về thận;

Cần đánh giá chức năng của thận;

Xác định hiệu quả của quá trình điều trị lọc máu ở bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc.

Để đánh giá chính xác nhất chức năng bài trừ chất thải từ máu của thận, bác sĩ cũng thường chỉ định lấy mẫu máu để đo tỷ suất ước tính độ lọc cầu thận (eGFR).

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm BUN bất thường tuy không đủ điều kiện để khẳng định bất cứ tình trạng nào, nhưng lại chính là một phần trong xét nghiệm máu giúp chẩn đoán một số bệnh khác, chẳng hạn như:

Ở những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về thận, khi thực hiện xét nghiệm máu để định lượng nồng độ urea nitrogen, các bác sĩ có thể đồng thời kiểm tra nồng độ creatine. Creatine là một chất hóa học được thoái hóa từ quá trình chuyển hóa của cơ và vận chuyển đến thận qua đường máu. Vì vậy nồng độ creatine cao cũng có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận.

3.2. Chuẩn bị

Nếu mẫu máu kiểm tra chỉ được dùng để xác định nồng độ urea nitrogen, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường (tránh ăn quá nhiều protein) trước khi tiến hành xét nghiệm BUN. Tuy nhiên trong trường hợp mẫu máu còn được sử dụng cho các xét nghiệm bổ sung khác, bác sĩ sẽ dặn dò chi tiết về những điều cần chuẩn bị và kiêng cữ trước đó.

3.3. Các bước thực hiện

Bệnh nhân sẽ được lấy máu từ tĩnh mạch ở vị trí bên trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Sau đó, mẫu máu sẽ được cho vào ống huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Heparin, EDTA,… và chuyển tới phòng thí nghiệm để phân tích. Đối với xét nghiệm nước tiểu thì sẽ lấy mẫu bệnh phẩm trong vòng 24h. Người làm xét nghiệm có thể sinh hoạt bình thường trở lại ngay sau đó.

4.1. BUN có giá trị bình thường

Kết quả của xét nghiệm BUN được có thể được đo bằng đơn vị mg/dL (tại Mỹ) lẫn mmol/L (quốc tế). Nhìn chung, khoảng giá trị nitơ urê máu bình thường là:

Đối với nam giới trưởng thành: Từ 8 – 24 mg / dL tương đương 2,86 – 8,57 mmol / L;

Đối với phụ nữ trưởng thành: Từ 6 – 21 mg / dl tương đương 2,14 – 7,50 mmol / L.

Tuy nhiên phạm vi trung bình cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tham chiếu được áp dụng tại các phòng thí nghiệm và độ tuổi của người làm xét nghiệm. Cụ thể, nồng độ urea nitrogen có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì vậy chỉ số này ở trẻ em sẽ thấp hơn giá trị bình thường.

4.2. Chỉ số BUN tăng

Như đã đề cập, nồng độ urea nitrogen cao là dấu hiệu cho thấy thận hoạt động không tốt. Đặc biệt nếu kết quả trên 50 mg / dL (17,85 mmol / L) thì có thể cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về thận như:

Tuy nhiên chỉ số BUN tăng cũng có khả năng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:

Tắc nghẽn đường tiết niệu do u, sỏi và phì đại tiền liệt tuyến;

Suy tim sung huyết;

Nhồi máu cơ tim gần đây;

Xuất huyết dạ dày;

Mất nước do không uống đủ hoặc vì lý do khác;

Sốc (choáng);

Bỏng nặng gây giảm thể tích;

Tăng chuyển hoá protein, có thể là do đói;

Chế độ dinh dưỡng giàu đạm làm tăng lượng protein hấp thu vào;

Một số loại thuốc, chẳng hạn như: Corticosteroids và vài nhóm thuốc kháng sinh.

4.3. Chỉ số BUN thấp hơn mức bình thường

Kết quả xét nghiệm thấp hơn mức độ nitơ urê máu bình thường có thể là dấu hiệu của tổn thương gan hoặc gây ra do chế độ ăn uống. Cụ thể:

Suy gan;

Chế độ ăn uống thiếu protein;

Hydrat hoá quá mức, ăn nhiều carbohydrate.

Căn cứ trên thể trạng chi tiết của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành thêm một vài xét nghiệm máu hoặc nước tiểu khác bên cạnh xét nghiệm BUN. Việc này giúp chẩn đoán xác định vấn đề bất thường tại thận hoặc gan, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và kịp thời.

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!