Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Biện Pháp Tu Từ So Sánh Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ so sánh – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ so sánh

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Thế nào là so sánh ?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sực gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ :

– Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

– Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

(Nguyễn Du)

– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

(Tô Hoài)

2. Cấu tạo của phép so sánh

So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức, được sự vật một cách dễ dàng, cụ thể hơn. Vì vậy, một phép so sánh thông thường gồm bốn yếu tố :

– Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.

– Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).

– Từ so sánh.

– Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.

Ta có sơ đồ sau đây :

Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.

+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.

+ Yếu tố (3) có thể là các từ như : giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu… bấy nhiêu, hơn, kém,… Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau

– Như có sắc thái giả định.

– Là có sắc thái khẳng định.

-Tựa thể hiện nlức độ chưa hoàn hảo,…

+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi. Ví dụ :

Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.

(Tế Hanh)

3. Các kiểu so sánh

Dựa vào mục đích và các từ so sánh, người ta chia phép so sánh thành hai kiểu :

a) So sánh ngang bằng

Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây : là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.

Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể, sinh động. Vì thế, phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.

Ví dụ : Cao như núi, dài như sông

(Tố Hữu)

b) So sánh hơn kém

Trọng phép so sánh hơn kém, từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì.

Ví dụ : Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

(Tục ngữ)

Muốn chuyển so sánh hơn, kém sang so sánh ngang bằng, người ta thêm một trong các từ phủ định : không, chưa, chẳng vào trong câu và ngược lại.

Ví dụ : – Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.

– Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học..

4. Tác dụng của so sánh

+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. *

Ví dụ : Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng. Vì thế trong thơ của thiếu nhi, các em đã thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.

Ví dụ : Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

(Trần Đăng Khoa)

Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) và yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc, người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm pho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.

II. – BÀI TẬP 1.

Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó :

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong câu ca dao :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ?

b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.

c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.

a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.

b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ?

4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.

5. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy.

6. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như.búp trên cành.

a) Phép so sánh này bị lược yếu tố nào ?

b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đấng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ỷ.

7. Em hãy tìm khoảng mười phép so sánh trong ca dao và thơ, trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

– Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng.

– Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng.

10. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn :

Chú bé loắt choắt Cái xắc xỉnh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó.

b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì ?

11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.

(Ca dao)

Thành Thạo Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Cô Kiều Anh – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Hocmai sẽ hệ thống lại lý thuyết cũng như có những lưu ý nhằm giúp học sinh nắm chắc biện pháp tu từ so sánh để phát huy trí tưởng tượng về hình ảnh và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào trong các bài tập làm văn.

Trong chương trình tiếng Việt lớp 3, học sinh đã được làm quen với hai biện pháp tu từ rất quan trọng là so sánh và nhân hoá. Trong đó, là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng khả năng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

I. Biện pháp tu từ so sánh

1. Cấu trúc của phép so sánh:

*Mẹo: Để nhận biết phép so sánh : Xác định từ so sánh, thường là những từ “là”, “như”

Ví dụ: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”

(Vũ Tú Nam)

– Sự vật được so sánh ở đây là “mặt biển”

– Phương diện so sánh là “sáng trong” .

– Từ so sánh: “như”, nằm giữa vế một và vế hai

– Sự vật dùng để so sánh: “tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”

Trong nhiều trường hợp, “phương diện so sánh” có thể không xuất hiện trong câu.

Cách 2: Chia theo từ so sánh

Nếu phân biệt dựa trên từ so sánh thì câu so sánh được phân ra hai loại là: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.

So sánh ngang bằng sẽ sử dụng như từ so sánh như: “như”; “tựa như”; “như là”; “giống như”; “chẳng khác gì”…

Vd: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em

So sánh hơn kém sẽ sử dụng những từ so sánh như: “hơn”; “kém”;”chẳng bằng”; “không bằng”…

VD: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Vì vậy đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém

Mời cha mẹ và học sinh tham khảo video bài giảng tại: https://www.youtube.com/watch?v=bjTwEJMq8ls

Biện Pháp Tu Từ So Sánh Trong Các Bài Tập Đọc Lớp 5

Nói đến ngôn ngữ là nói đến công cụ dùng để giao tiếp trong cuộc sống. Có ngôn ngữ thì mới có quan hệ xã hội và quan hệ xã hội chính là nơi để phát triển ngôn ngữ. Xuất phát từ đó môn Tiếng Việt, môn học có vị trí nhiệm vụ rất quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ giao tiếp, là thứ ngôn ngữ dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài các phân môn khác của tiếng Việt, phân môn tập đọc ra đời với mục tiêu góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Qua đó tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em và rèn luyện, phát triển kỹ năng nói và hiểu một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ.

Đối với học sinh tiểu học là giai đoạn hình thành và phát triển nhận thức và nhân cách sống. Vì thế yêu cầu của môn tiếng Việt hết sức quan trọng, trong đó phân môn tập đọc đóng vai trò chủ chốt nên giáo viên cần chú ý quan tâm, ngoài việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản như nghe, đọc, nói, viết thì cần chú trọng vào việc cảm thụ biện pháp nghệ thuật của tác phẩm để làm phong phú vốn từ ngữ trong tâm hồn và khơi dậy tình yêu Tiếng Việt một cách bền vững.

Biện pháp nghệ thuật xuất hiện trong các bài tập đọc ở tiểu học, hay nói cách khác xuất hiện trong văn bản tập đọc với một mục tiêu rất lớn đó là cung cấp cho học sinh những giá trị đạo đức, nhân văn mà tác giả muốn gửi đến và qua đó biện pháp nghệ thuật tô điểm thêm cho vẻ đẹp của văn bản làm cho học sinh thêm phần cuốn hút khi tiếp xúc với nội dung văn bản. Ngoài ra biện pháp nghệ thuật còn phát huy trí tưởng tưởng cho học sinh, trau dồi khả năng tư duy và củng cố năng lực diễn đạt khi giao tiếp.

Vậy biện pháp nghệ thuật là những biện pháp nào mà lại có tác dụng lớn trong văn bản tập đọc ở tiểu học như thế? biện pháp nghệ thuật bao gồm các các biện pháp như ẩn dụ, nhân hoá, so sánh tu từ,… nó được các tác giả sử dụng như những công cụ đắc lực trong việc thành công nội dung văn bản.

Một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng có trong các văn bản tập đọc là biện pháp tu từ so sánh. Biện pháp so sánh tu từ là sự đối chiếu hai hay nhiều sự vật với nhau nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu hay hàm ý muốn diễn đạt. So sánh tu từ được sử dụng một cách rộng rãi trong các văn bản tập đọc ở tiểu học giúp cho học sinh dễ cảm thụ giá trị của nội dung diễn đạt của tác giả hơn. Đây cũng là nội dung của đề tài mà tôi đang nghiên cứu về so sánh tu từ trong các văn bản tập đọc ở tiểu học.

So Sánh Tu Từ Trong Thơ Trần Đăng Khoa

So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa PHẦN MỞ ĐẦU 1.

Lí do chọn đề tài

Với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, Việt Nam đã có một kho tàng thơ ca phong phú và đa dạng. Thơ ca như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Người ta yêu thơ, biến thơ thành những câu nói ví von, thành ca dao, dân ca hay thậm chí rút ra thành thành ngữ, hò, vè,… Tuy nhiên, để biến một bài thơ thành một bài hát là điều không dễ, ngoài việc các nhạc sĩ thay đổi về thanh điệu cho hài hòa để phổ chúng thành nhạc thì bản thân bài thơ cũng phải độc đáo và có âm điệu dễ hát. Cho đến nay đã có nhiều bài thơ được phổ nhạc nói về tình yêu như: Cô hàng xóm của Nguyễn Bính, Màu tím hoa Sim của Hữu Loan, Hai sắc hoa Ti-gon của TTKh, Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn,… Cũng là một dạng thơ được biến thành bài hát, nhưng thơ Trần Đăng Khoa mang một sắc thái hoàn toàn khác, những bài thơ của ông được đa số trẻ con yêu mến mà tiêu biểu nhất là bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc: “Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Của hồ nước đầy …………… Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng Sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ” ………… (Hạt Gạo Làng Ta) Vì sao thơ Trần Đăng Khoa lại được đa số các trẻ nhỏ yêu mến như vậy? Bởi những tác phẩm thơ của ông rất gần gũi với tâm lí trẻ thơ, vần điệu ngắn gọn dễ nhớ, giàu ý nghĩa và hình ảnh đầy sức sống. 1

Trần Đăng Khoa là người đã tạo cho mình một phong cách thơ không lầm lẫn với bất kì nhà thơ nào, ông sáng tác còn rất sớm: khi mới lên tám tuổi! So với các trẻ con khác, nếu sáng tác trong độ tuổi này thì sẽ không tránh khỏi sự vụng về, non nớt trong suy nghĩ… nhưng đối với Trần Đăng Khoa, ông đã đạt được sự chín chắn trong tư duy, độc đáo trong việc thể hiện suy nghĩ, sử dụng các biện pháp tu từ điêu luyện và có sự trau chuốt trong cách chọn lọc từ ngữ. Đến với thơ Trần Đăng Khoa, người đọc có cảm giác như được trở về với tuổi thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hầu hết các bài thơ đều là những bức tranh tái hiện lại cuộc sống ở làng quê. Từ những âm thanh trong cuộc sống đến “những năm bom đạn” trong chiến tranh, được thể hiện trong thơ một cách đầy đủ và rõ nét. Người xưa quan niệm, thơ không nhất thiết cầu kì, thơ cần nhất sự dung dị, Lưu Đại Khôi đã nói: “Văn chương quý ở chỗ giản dị. Phàm viết văn và cả làm thơ nữa, những cây bút già dặn thì giản dị, vị thanh đạm thì giản dị, khí đầy đủ thì giản dị, thần cao xa mà hàm chứa khôn cùng thì giản dị. Vì vậy, giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương vậy”. Bởi vì giản dị thì không cầu kì, câu chữ lại có tính triết lí, ý tứ sâu xa lại hàm chứa tư tưởng khôn cùng. Thơ của Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại rượu vang nho nhẹ không gây sốc, không nồng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ. Thơ của Trần Đăng Khoa được đưa vào chương trình Tiếng Việt trong Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để giảng dạy cho học sinh Phổ thông trung học từ rất sớm. Chúng được đánh giá rất cao và chiếm vị trí quan trọng trong mảng văn học thiếu nhi. Một lí do nữa khiến cho người viết chọn đề tài này là: tuy so sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật đơn giản nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu so sánh trong giao tiếp hằng ngày thì lời nói của chúng ta trở nên khô khan, thiếu gợi hình, thiếu sinh động. Còn trong văn chương, nếu thiếu so sánh tu từ thì sẽ không thể nào diễn tả hết được cảm xúc của tác giả muốn gửi đến người đọc người nghe. Ví như câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” nếu chỉ nói một cách đơn thuần không có ví von, so sánh thì người phát ngôn chỉ có thể nói “Tình cảm của cha mẹ lớn lao không gì có thể tả được” chứ không lột tả hết sự vất vả, gian lao, tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Thông qua so sánh tu từ 2

3

4

Việc chọn đề tài này giúp người viết hiểu biết thêm về lối so sánh độc đáo và sáng tạo của thần đồng thơ. Mặt khác, còn trang bị cho người viết một chìa khóa cần thiết để thâm nhập, tiếp cận với những tác phẩm khác. Tuy nhiên trên tinh thần tiếp nối, kế thừa và học hỏi những công trình đi trước, người viết muốn qua công trình này góp thêm một phần nhỏ vốn hiểu biết của mình vào những cách nhìn lớn mang tính toàn diện đối với đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa”. Và cũng từ đề tài này sẽ tìm hiểu, khám phá ra được những cái hay, cái đẹp mang giá trị của nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa.

3. Mục đích nghiên cứu Việc chọn đề tài “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” sẽ giúp người viết thấy được được tình cảm hết sức sâu đậm của tác giả đối với quê hương, đất nước. Hàm chứa trong mỗi câu thơ, bài thơ là nỗi niềm tâm sự, lòng trắc ẩn của nhà thơ khi đất nước đang trong thời kì mưa bom, bão đạn. Từ đó khẳng định: ngoài nội dung tư tưởng được truyền tải thì các biện pháp tu từ cũng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của toàn bộ tác phẩm. Nghiên cứu đề tài này giúp cho người viết hiểu một cách sâu sắc hơn về các biện pháp tu từ mà đặc biệt là so sánh tu từ, tìm hiểu những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về so sánh. Trên cơ sở đó thấy được khả năng vận dụng so sánh tu từ đầy sáng tạo và hết sức độc đáo của Trần Đăng Khoa. Hơn thế nữa, khi thực hiện đề tài này người viết sẽ nâng cao được khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học ở góc độ so sánh tu từ, đó là cơ sở tiền đề giúp người viết có thể thực hiện những công trình nghiên cứu sau này.

4. Phạm vi nghiên cứu Do không tìm được nhiều tài liệu nghiên cứu về Trần Đăng Khoa và thời gian nghiên cứu có hạn nên người viết không phân tích hết các tác phẩm của ông mà chỉ dừng lại ở ba tập thơ: 1. Góc sân và khoảng trời (Nhà Xuất Bản Văn Học 2006) 2. Trần Đăng Khoa thơ tinh tuyển ( Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn, 2001) 3. Thơ Trần Đăng Khoa (Nhà Xuất Bản Thanh Niên,1999) Thông qua những tác phẩm trong ba tập thơ để chúng ta thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo. Bằng khả năng sử dụng so sánh tu từ hết sức độc đáo của nhà thơ đã góp phần vào thành công chung của toàn bộ tác phẩm. 5

Có thể nói từ trước đến nay, chưa một “nhà thơ trẻ con” nào lại có nhiều bài thơ sâu sắc và thành công đến thế. Trần Đăng Khoa xứng đáng với danh hiệu: “Thần đồng thơ ca” mà nhiều người ban tặng.

6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ 1.1.

Khái niệm về so sánh Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta vẫn hay sử dụng hình thức so sánh để câu

nói thêm phần thuyết phục như: “Lan cao hơn mẹ” “Mưa như trút nước ” Em ngoan hơn anh” … … … … … … Thậm chí, trong kho tàng thành ngữ Việt Nam từ lâu đã tồn tại nhiều thành ngữ dưới dạng so sánh: “Xấu như ma” “Cao như tre miễu” “Đen như cột nhà cháy” … … … … … … Việc dùng thủ pháp so sánh trở giúp người tiếp nhận hiểu sâu sắc hơn về những phương diện nào đó của sự vật, sự việc, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề được đề cập đến. Người ta chia so sánh ra làm hai loại: so sánh tu từ và so sánh luận lí.

1.1.1. So sánh luận lí So sánh luận lí là đối chiếu hai đối tượng có quan hệ tương đồng. Ở so sánh luận lí thì cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại, mục đích của sự so sánh là sự xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Ví dụ: “10+10=15+5” ” Nó cao như bố nó” “Tôi thương bậu như chồng bậu thương”

7

Khi ta nói “10+10= 15+5” là chính xác, hợp lô-gích không thể chối cãi được vì trong biểu thức tương đương của toán học thì hai vế đều bằng 20. “Nó cao như bố” là chuyện bình thường vì nó và cha nó xảy ra hiện tượng di truyền, kiểu gen giống nhau thì chuyện cao giống nhau là điều dễ hiểu. Còn đối với chuyện hai chàng trai cùng thương một cô gái với mức độ tình cảm ngang nhau, suy cho cùng, cũng không phải là không hợp lí, là trái với quy luật tình yêu. Dạng so sánh này đơn thuần mang phần tin thông báo chứ không tạo ra hình ảnh nghệ thuật hay mang giá trị biểu cảm.

1.1.2. So sánh tu từ Tác giả Cù Đình Tú trong quyển “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” viết: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”.[tr.123] Chẳng hạn như: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” (Ca dao) “Đôi ta làm bạn thong dong Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.” (Ca dao) “Nước như ai nấu Chết cả cá cờ.” (Trần Đăng Khoa – Hạt Gạo Làng Ta) ” Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa.” (Xuân Quỳnh – Sóng)

8

“Công cha” khác phạm trù với núi “Thái Sơn” cũng như “nghĩa mẹ” không đồng nhất với “nước trong nguồn” nhưng lại mang một giá trị đặc biệt. Công cha, nghĩa mẹ trong sự so sánh này được ví như sự bao la của trời bể. Hay: “Tiền tài như phấn thổ Nhân nghĩa tựa thiên kim”. (Ca dao) Cách so sánh này làm nổi bật lên tính cách của con người coi trọng nhân nghĩa, không ham danh lợi. Bởi vì so với nhân nghĩa, tiền tài trở nên vô giá trị (như phấn thổ), còn ngược lại nhân nghĩa lại đáng giá ngàn vàng (tựa thiên kim). So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Do vậy so sánh tu từ mang tính biểu cảm hơn so với cách nói bình thường không dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên tính biểu cảm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào việc lựa chọn hình ảnh so sánh, ngôn ngữ so sánh hay cái chân tình mà người làm công việc so sánh sử dụng. Xét về mặt hình thức thì so sánh bao giờ cũng có hai vế, mỗi vế có một hoặc nhiều đối tượng. Xét về mặt nội dung thì giữa hai vế so sánh có nét tương đồng và đó chính là cơ sở, là tiền đề cho sự so sánh hình thành. Tóm lại, một phép so sánh tu từ đặc sắc là đối tượng đưa ra so sánh khác loại, chính do hai đối tượng so sánh khác loại nên việc phát hiện ra nét giống nhau sẽ làm cho ý tứ trong câu trở nên độc đáo, ý nhị mà không phải ai cũng có thể thấy được.

1.1.3. Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Cả so sánh tu từ và so sánh luận lí đều mang trong nó chức năng nhận thức. Để phân biệt so sánh tu từ và so sánh luận lí, ta dựa trên những tiêu chí cùng loại hay khác loại của đối tượng nêu trong phép so sánh. So sánh luận lí dựa trên cơ sở tương đồng của các đối tượng đồng loại, nhằm chỉ ra sự hơn, kém, giống nhau, khác nhau đơn thuần giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh điều muốn nói mà không đòi hỏi cao về cách thể hiện, cách dùng từ. Ví dụ: 9

“Xấu như ma” “Đẹp như tiên” So sánh tu từ dựa trên cơ sở tương đồng giữa các đối tượng khác loại nhằm giúp sự vật hiện, tượng trở nên sinh động, biểu cảm, sâu sắc hơn. Điều này tạo ra giá trị nghệ thuật cao trong sử dụng ngôn từ. Ví dụ: ” Bỗng nhiên một con cá Nhảy bên thuyền như trêu” (Trần Đăng Khoa – Bên Bờ Sông Kinh Thầy) ” Mưa Mưa Ù ù như xay lúa” (Trần Đăng Khoa – Mưa) Nên có câu kết đoạn.

quan đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét tương đồng nà đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”.[tr.154] Tác giả Nguyễn Văn Nở trong quyển “Giáo trình phong cách học tiếng Việt” đưa ra định nghĩa: “So sánh tu từ (comparison) là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.[tr.123] Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong quyển “Phong cách học tiếng Việt” viết cùng với Đinh Trọng Lạc cho rằng: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.[tr.189] Tác giả Hữu Đạt trong quyển “Phong cách tiếng việt hiện đại” quan niệm rằng: “So sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật, hiện tượng này giải thích cho thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác”.[tr.336] Tác giả Cù Đình Tú trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt viết: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”.[tr.274] Quan niệm của Lê Anh Hiển, trong quyển “Phong cách học tiếng Việt” viết: “So sánh (hình ảnh) là sự đối chiếu hai đối tượng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng đặc điểm của một trong hai đối tượng đó”. [tr.100] Có thể thấy các tác giả ngôn ngữ trên đều có cách định nghĩa riêng về biện pháp so sánh tu từ. Tuy cách diễn đạt không hoàn toàn giống nhau nhưng đều hướng đến một điểm chung: So sánh là sự đối chiếu giữa hai đối tượng khác nhau và hai đối tượng đem ra đối chiếu phải có nét tương đồng nào đó. Trong số các định nghĩa trên, hai định nghĩa có tính khái quát cao là định nghĩa của tác giả Cù Đình Tú và Nguyễn Văn Nở. Bởi vì trong thực tế cuộc sống, trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn không thể chỉ đối chiếu một đối tượng này với một đối tượng khác mà có khi còn có sự đối chiếu giữa các đối tượng với nhau. Ví dụ: 11

” Em đi mần một ngày có hai cắc Về thấy anh ngồi trong sòng tứ sắc, Kể chắc anh thua rồi. Trời đất ơi, con thơ năm bảy đứa, Gạo em kiếm từng nồi anh thấy chưa? Em nói rồi nước mắt như mưa…” (Ca dao) Nên có câu kết đoạn.

2.2. Phân loại 2.2.1. Những dạng thức so sánh tu từ So sánh tu từ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống và trong thơ văn với nhiều dạng thức khác nhau. Đôi khi chúng ta có thể nhận ra các đối tượng so sánh một cách dễ dàng nhờ các dấu hiệu nhận biết riêng. Các đối tượng này có lúc là những sự vật, sự việc có khi là những tính chất hay tâm trạng của con người… Nó đa dạng và phong phú như chính sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ. Cho nên, các hiện tượng xuất hiện trong so sánh cũng diễn ra không theo một dạng thức nhất định nào. Chúng ta có thể phân chia thành các dạng thức nhất định sau: 2.2.1.1. Quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở

Dạng A (như, hình như, giả như, tựa như, tựa thể…) B Ví dụ: ” Thiếp như một cụm hoa hường, Thấy xinh rờ đến mắc đường chông gai”. (Ca dao) ” Qua như con én trên cành Muốn kề trái hạnh cũng đành bay xa”. (Ca dao) Hình thức so sánh “A như B” xuất hiện khá phổ biến, từ so sánh ” như” mang tính chất giả định vì khi nói “A như B” nghĩa là nói A tương tự B chứ không hẳn là A giống hoàn toàn B. Ví dụ : “Hai đứa mình như thể cây cau, Anh bẹ, em bẹ nương nhau ở đời”. 12

(Ca dao) ” Bậu giàu mà có ai khen, Giả như châu chấu thấy đèn nhảy vô”. (Ca dao)

Dạng A là B ” Em là con cá hóa long, Chín tầng mây phủ nằm trong da trời. Anh là quân tử lỡ thời, Nằm trong da trời úp cả hóa long”. (Ca dao) . Dạng thức so sánh “A là B” cũng thường hay xuất hiện trong so sánh tu từ nhưng với tần số thấp hơn so với dạng thức “A như B”. Nhưng đối với dạng thức “A là B” thì có tính chất khẳng định cao hơn dạng “A như B”, giữa A và B có xu hướng đồng nhất hóa. Phán đoán như thế không có nghĩa là A và B có sự tương đương gần như tuyệt đối như so sánh lôgích. Khi nói “A là B” thì so sánh vẫn nằm trong phạm vi so sánh tu từ. Ví dụ: “Cha già là vị cha chung (1) Là sao bắc đẩu, là vầng thái dương”. (2) Xét ví dụ trên, ta kết luận rằng: (1) là phán đoán lô-gích, (2) là so sánh tu từ.

Dạng A bao nhiêu, B bấy nhiêu “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tất đất, tất vàng bấy nhiêu”. (Ca dao) ” Qua đình ngã nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. (Ca dao) ” Mình đi mình lại nhớ mình, Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”. 13

(Tố Hữu – Việt Bắc) Khi so sánh “A bao nhiêu, B bấy nhiêu” thường người ta muốn nói tới mối quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể: Cái trừu tượng: “thương mình” Cái cụ thể: “ngói” Chính vì thế cho nên so sánh tu từ còn được gọi là so sánh hình ảnh. Bởi vì có những cái trừu tượng không thể cân, đo, đong, điếm được lại đem so sánh với những hình ảnh cụ thể. Dạng A, B Ví dụ: ” Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài. Ham chi bóng sắc, nó đọa đày tấm thân”. (Ca dao) ” Lời nói gió bay”. (Tục ngữ) ” Anh, sông Hồng sông Mã Gầm reo trong đạn lửa”. (Chế Lan Viên) Đối với dạng thức so sánh này thì bao giờ cũng có từng cặp đối ứng với nhau và được ngăn cách bởi dấu phẩy [,], độ ngắt nhịp hay ngữ điệu của câu. Cần phân biệt dạng thức này với hình thức đối dựa trên cơ sở cân xứng, hài hòa về số lượng âm tiết, ngữ điệu, thanh điệu, ngữ pháp… Còn so sánh tu từ dựa trên cơ sở so sánh những nét tương đồng. 2.2.1.2.

Quan niệm của tác giả Hữu Đạt

Ông đưa ra mô hình khái quát của phép so sánh là AxB với: A: là cái chưa biết được đem ra so sánh. B: là cái đã biết đem ra so sánh. x : là phương tiện so sánh. Dựa trên mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, tác giả Hữu Đạt chia ra làm 5 loại hình thức so sánh: – Loại 1: So sánh có từ so sánh 14

Mô hình: AxB Biến thể: AxB1xB2 A, B1 B2 A, B1x A2, B2 Ví dụ: “Sống chết một lần thôi Con sẽ chết như những người đã chết Và những người đang chết”. (Trần Quang Long) “Ta yêu những gì tha thiết Như tre, dừa làng xóm quê hương Như những con người biết mấy yêu thương”. (Lê Anh Xuân) – Loại 2: So sánh không có từ so sánh. Mô hình: A – B Biến thể: A – B1B2; A1A2 – B; A1A2 – B1B2 Ví dụ: “Bác ngồi đó lớn mênh mông, Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non”. (Tố Hữu – Sáng Tháng Năm) – Loại 3: So sánh ngang bằng. Ví dụ: “Qua cầu ngã nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu”. (Ca dao) – Loại 4: So sánh bậc cao nhất, bậc tuyệt đối. Ví dụ: “Đội thanh niên xung phong đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất”. (Phạm Tiến Duật) – Loại 5: So sánh bậc hơn kém. Ví dụ: 15

“Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. (Nguyễn Du – Truyện Kiều) 2.2.1.3.

Quan niệm của tác giả Cù Đình Tú

Tác giả căn cứ vào hình thức và từ so sánh, đã chia ra thành các dạng thức. – A như (chừng như, tựa như…) B Ví dụ: ” Em đến với anh như tia nắng ấm Giữa những ngày mây phủ bốn phương trời Cơn gió lạnh mỗi giờ mỗi thấm Nắng lên đi đẹp quá nắng ơi”! (Tế Hanh – Em Đến Với Anh) – A là B Ví dụ: “Chúng chị là hòn đá tảng trên trời Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lai”. (Ca dao)

– A bao nhiêu, B bấy nhiêu Ví dụ: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt thương ông bà bấy nhiêu”. (Ca dao) 2.2.1.4.

Quan niệm của tác giả Bùi Tất Tươm

Theo ông thì so sánh tu từ có những kiểu so sánh sau: – Kiểu so sánh AxB và các biến thể của nó (x: như, tựa như, giống, hơn). Ví dụ: “Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”. 16

(Ca dao) – Kiểu A là B Ví dụ : “Cả một đời lo toan Lưng bà giờ như gẫy” (Trần Đăng Khoa – Bà Và Cháu) – Kiểu so sánh A bao nhiêu B bấy nhiêu. Ví dụ: “Qua đình ngã nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. (Ca dao)

2.2.2. So sánh nổi và so sánh chìm So sánh là một biện pháp tu từ tiếng Việt được cấu tạo theo mối quan hệ dựa trên cơ sở liên tưởng tương đồng; cho nên, chúng ta dựa trên nét tương đồng này mà phân so sánh tu từ ra làm hai loại: so sánh chìm và so sánh nổi. 2.2.2.1. So sánh chìm Là kiểu so sánh mà nét tương đồng không được bộc lộ, thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể. So sánh chìm làm cho những nét tương đồng lẩn khuất bên trong hai vế của phép so sánh cho nên người đọc tự tìm ra nét tương đồng ấy. Muốn hiểu được thì người đọc phải tư duy, phải liên tưởng, mà đặc biệt là hiểu được đối tượng, để xác định mức độ giống nhau một cách chính xác. Ví dụ: “Còn duyên như tượng tô vàng, Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa”. (Ca dao) “Anh như chỉ gấm thêu cờ, Em như rau má lờ mờ giếng khơi”. (Ca dao) “Tình anh như nước dâng cao, Tình em như dãy lụa đào tẩm hương”. (Ca dao) 17

“Công hoài thai như biển, Nghĩa dưỡng dục tựa sông”. (Ca dao) Nói “công hoài thai như biển” khiến ta liên tưởng đến công ơn sinh thành dưỡng dục bao la, rộng lớn, khoan dung hết mực của cha mẹ. Chính điều này làm cho sự liên tưởng trong so sánh chìm trở nên phong phú hơn. Nói như tác giả Cù Đình Tú: “Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn so sánh nổi”.[tr.276] 2.2.2.2. So sánh nổi Là kiểu so sánh mà nét tương đồng được bộc lộ, được nêu ra ở phép so sánh bằng những từ ngữ cụ thể. Trong loại so sánh này thì nét tương đồng của hai vế được bộc lộ một cách rõ ràng. Hay nói cách khác, so sánh nổi tác động một cách trực tiếp vào các giác quan của con người. Ví dụ: “Thẳng như ruột ngựa” “Ốm như cây tre miễu” “Trắng như tiên không phải duyên, anh chẳng tiếc, Đen như cục than hầm duyên hợp anh ưng”. “Một vũng nước trong, con cá vùng cũng đục, Đỏ như cục son tàu, gần mực cũng đen”. “Ngỡi nhân nay giận mai hờn, Lòng em thẳng cứ như đờn lên dây”.

1.3. GIÁ TRỊ CHỨC NĂNG CỦA SO SÁNH TU TỪ 1.3.1. Giá trị của so sánh tu từ Tiếng Việt có nhiều biện pháp tu từ khác nhau, ở mỗi biện pháp đều có một giá trị riêng. So sánh tu từ là một cách tu từ cho nên nó cũng mang những giá trị chung như các biện pháp tu từ khác. Trên thực tế, dù tiếng Việt khá phong phú và đa dạng so với một số ngôn ngữ khác trên thế giới nhưng nó cũng có giới hạn nhất định. Trong khi đó, đời sống của con người ngày càng phát triển, nhu cầu diễn đạt, bộc lộ tâm tư tình cảm càng cao nên nảy sinh ra các dạng thức tu từ làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, khiến cách diễn đạt thêm phần thuyết phục. Cùng với các biện pháp tu từ khác, so sánh tu từ trở nên vô cùng cần thiết cho sự diễn đạt, đối với cùng một đối tượng, ta có nhiều từ ngữ để biểu thị hơn và làm cho sự diễn tả trở nên sâu sắc, đa dạng, phong phú, mang nhiều nét nghĩa. 18

Ví dụ: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”…(1) (Lòng Mẹ) “Mẹ là nải chuối, buồng cau”… (2) (Bông Hồng Cài Áo) Khi sử dụng biện pháp so sánh ta có rất nhiều cách để nói về hình ảnh người mẹ. Trong lời bài hát (1), thì cách so sánh ” lòng mẹ” như biển “Thái Bình” là một cách so sánh độc đáo. Biển chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt trái đất, trong tất cả các biển thì biển Thái Bình là biển lớn nhất. Từ đó, người nghe có thể thấy được rằng tình mẹ hết sức rộng lớn, dường như không gì có thể so sánh được trên trái đất này. Cách so sánh ấy làm người nghe có thể suy ra một điều rằng mẹ vừa là cội nguồn, là tình yêu thương vừa là sự bao la, dung dị lúc nào cũng như biển cả rộng lớn mở rộng vòng tay đón những đứa con vào lòng. Lời bài hát (2) là lời người Nam Bộ hết sức mộc mạc, chân tình. Họ không thích phô trương tình cảm bằng những đối tượng so sánh cao sang, cầu kì, xa rời thực tế. Hình ảnh người mẹ trong bài hát Bông hồng cài áo được ví với “nải chuối”, “buồng cau” – những thứ hết sức giản dị và gần gũi với cuộc sống. Chính cách so sánh này đã làm cho bài hát dễ đi vào lòng người, êm ái và ngọt ngào bởi những hình ảnh thân thuộc của quê hương.

1.3.2. Chức năng của so sánh tu từ So sánh tu từ có hai chức năng chính đó là: chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.

1.3.2.1. Chức năng nhận thức Vì so sánh là dựa trên những nét nghĩa tương đồng giữa các đối tượng cho nên so sánh tu từ là sự phát hiện, đối chiếu những nét tương đồng ấy. Muốn được như thế thì người sử dụng phải có sự nhạy bén trong các giác quan, sự tế nhị trong tâm hồn. Từ đó, phát hiện ra những điều mà người khác chưa để ý đến. Vì vậy, chức năng nhận thức giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ những hàm ý ẩn chứa bên trong câu chữ. Ví dụ: ” Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa giữa trời 19

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”. (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Bốn câu thơ như là bốn bức tranh, vừa thể hiện cái tài, vừa thể hiện cái tình. Cách so sánh mới mẻ, độc đáo, không lẫn vào đâu được. Nguyễn Du đã sử dụng thành thạo vốn ngôn ngữ của cha ông và thể hiện rất thành công trong tác phẩm. Chính điều này đã giúp tác phẩm trở thành tinh hoa và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

1.3.2.2. Chức năng biểu cảm Qua các hình ảnh so sánh tu từ, người nói thể hiện ít nhiều tình cảm: yêu, ghét, buồn, vui, khen, chê, khinh, trọng… đối với đối tượng và qua đó tác động đến người nghe. Chính vì thế so sánh tu từ còn có chức năng biểu cảm. Muốn thấy rõ được chức năng biểu cảm thì chúng ta phải khai thác những nét nghĩa hàm ẩn, chứ không chỉ là sự liên tưởng đến những nét chung nhất. Ta thử xét một vài ví dụ để minh chứng: “Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tác bể, Là cân nhỏ xíu lại cân đời” (1) (Chế Lan Viên) “Anh như con một nhà giàu, Em như tờ giấy bên Tàu mới sang”. (2) (Ca dao) Ở câu (2) thông qua những hình ảnh được so sánh, so sánh tu từ đã góp phần tạo nên sự đối lập của hai nhân vật “anh” và “em”. Qua đó, bài ca dao bộc lộ quan niệm trọng nam khinh nữ vốn rất đè nặng trong xã hội phong kiến. Nhờ vậy chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, một xã hội mà quan hệ giữa nam và nữ có sự bất bình đẳng. Chung quy lại, chức năng biểu cảm là chức năng quan trọng nhất. Hiển nhiên, một phép so sánh nào cũng chứa đựng một lượng thông tin, từ lượng thông tin ta có thể ta có thể nhận ra một ý nghĩa nào đó. So sánh tu từ có chức năng vừa là công cụ nhận thức, vừa là phương tiện giúp chúng ta bày tỏ tình cảm, thái độ trước những vấn đề của xã hội. Mặt khác, nó còn giúp cho chúng ta tư duy, như lời nhận xét của tác giả Lê Đình Tuấn: “Trong tiếng Việt, sánh tu từ được sử dụng nhiều nhất so với các phương thức tu từ từ vựng khác: ẩn dụ, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, phúng 20