Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Biện Pháp Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Biện Pháp Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới

Nội dung này được Luật sư Nguyễn Thiện Hùng tư vấn như sau:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, tại Nghị định số 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ có một số quy định như sau:

1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.

2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;

c) Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;

d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên trong từng lĩnh vực cụ thể;

đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn và việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định rằng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ đã thay đổi dẫn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không còn cần thiết, nghĩa là khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Những Biện Pháp Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 thì: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm (Điều 19): a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; Ngoài ra, Luật cũng quy định cụ thể một số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực cụ thể như sau:– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm (khoản 5 Điều 11) + Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; + Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm (khoản 2 Điều 12): + Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; + Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm (khoản 3 Điều 13): + Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; + Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm (khoản 5 Điều 14): + Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; + Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Không thể phủ nhận trong xã hội hiện đại, định kiến về giới vẫn còn nhưng chỉ là trong tư tưởng của một số ít người dân. Sự bình đẳng giới, vai trò cân bằng giữa nam và nữ đã được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực chính trị, không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng phụ nữ tham gia cũng được tăng lên về trình độ và năng lực quản lý. Rất nhiều phụ nữ đã trở thành các nhà lãnh đạo, quản lý, nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các cơ quan mà mình tham gia. Với những tính cách ưu việt của người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc. Tuy vậy, dù xếp thứ hạng cao trên thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhưng Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa tỷ lệ nam và nữ (75,6% và 24,4%) và đặc biệt là tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Khu vực ĐBSCL có tỷ lệ nữ tham gia trong cấp ủy Đảng cấp xã cao hơn trung bình cả nước cũng chỉ đạt 19%. Mặc dù công tác cán bộ đã có một bước tiến mới, song tỷ lệ nữ giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố hiện đạt rất thấp. Không thể phủ nhận trong xã hội hiện đại, định kiến về giới vẫn còn nhưng chỉ là trong tư tưởng của một số ít người dân. Sự bình đẳng giới, vai trò cân bằng giữa nam và nữ đã được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực chính trị, không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng phụ nữ tham gia cũng được tăng lên về trình độ và năng lực quản lý. Rất nhiều phụ nữ đã trở thành các nhà lãnh đạo, quản lý, nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các cơ quan mà mình tham gia. Với những tính cách ưu việt của người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc. Tuy vậy, dù xếp thứ hạng cao trên thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhưng Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa tỷ lệ nam và nữ (75,6% và 24,4%) và đặc biệt là tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Khu vực ĐBSCL có tỷ lệ nữ tham gia trong cấp ủy Đảng cấp xã cao hơn trung bình cả nước cũng chỉ đạt 19%. Mặc dù công tác cán bộ đã có một bước tiến mới, song tỷ lệ nữ giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố hiện đạt rất thấp.

Với thực trạng trên, tại hội thảo lần này, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ rõ những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho rằng: “Định kiến giới vẫn còn tồn tại ở một số cấp lãnh đạo chính quyền, còn biểu hiện khắt khe trong bố trí cán bộ nữ, thiếu tin tưởng về năng lực và đánh giá chưa khách quan, công bằng đối với cán bộ nữ. Đồng thời công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức…”. Còn theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, thì: “Chất lượng cán bộ nữ đưa vào quy hoạch chưa cao, chủ yếu đưa vào cho đủ số lượng. Có một số tỉnh có tỷ lệ quy hoạch cán bộ nữ cấp ủy cao, song cơ hội trúng cử lại không cao do đại đa số là lãnh đạo cấp phòng, phó ngành (chiếm 90%). Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ nữ còn tự ti, chưa sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được luân chuyển”.

Trả lời những thắc mắc của đại biểu, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đồng tình với đại biểu và cho rằng hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những bất hợp lý trong bình đẳng giới cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo thêm của Chính phủ. Điều dễ dàng nhận thấy là Việt Nam đã có chủ trương, chính sách về bình đẳng giới cụ thể nhưng gần như thực hiện chưa đến nơi đến chốn. Một nghịch lý là nếu cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật thì bị xử lý, nhưng khi vi phạm, hoặc không thực hiện đúng nghị quyết thì cũng… không sao (?). Do đó, sắp tới Chính phủ cũng cần có những biện pháp nhắc nhở hoặc mạnh hơn đối với việc không thực hiện đúng chủ trương, chính sách về bình đẳng giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị.

Theo http://genic.molisa.gov.vn/

Lượt xem: 1,086

Bản đồ tỉnh Quảng Nams

Văn bản điện tử

Một cửa điện tử

Portal Quảng Nam – Giấy phép số: 14/GP-TTĐT cấp ngày 26/6/2015. Đơn vị quản lý: Sở Thông tin Truyền thông – Số 50 – Hùng Vương – Thành phố Tam Kỳ Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Hồng Quảng – Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Điện thoại:0235.3818333 – Fax:0235.3811759 – Email:cttdtqnam@quangnam.gov.vn Ghi rõ nguồn chúng tôi khi sử dụng thông tin trên website này

Câu Hỏi 16: Biện Pháp Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào?

Theo khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 và Điều 19 Luật bình đẳng giới quy định:

1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;

b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;

c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;

d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;

đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định trong các lĩnh vực như sau:

– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới;

+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới.

– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

+ Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

+ Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

– Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

+ Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

(Nguồn: Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ)