Top 13 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Chức Năng Gia Đình Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Gia Đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia Đình?

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:

” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…

Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:

Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.

Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.

Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:

– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.

Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:

– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.

– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.

– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.

– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:

+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.

+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.

+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.

Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.

Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.

– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.

– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:

+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.

+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Chức Năng Cơ Bản Của Gia Đình Là Gì ? Khái Niệm Về Chức Năng Của Gia Đình

Chức năng cơ bản của gia đình là vai trò cơ bản của gia đình mà vai trò đó làm cơ sở cho toàn bộ sự hoạt động và phát triển của gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Chức năng sinh đẻ nhằm tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Nhờ có chức năng sinh để của gia đình mà xã hội không thể bị diệt vong. Chức năng giáo dục nhằm trang bị cho con người những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Chức năng kinh tế của gia đình nhằm tạo ra những gia đình ấm no. Kinh tế gia đình phát triển thì nền kinh tế quốc gia mới hưng thịnh. Trong các chức năng trên, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn có chức năng quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.

Yêu cầu phản tố là gì ? Quy định về yêu cầu phản tố(09/11)

Yêu cầu của đương sự là gì ? Quy định về yêu cầu của đương sự(09/11)

Yếu tố nước ngoài là gì ? Quy định pháp luật về yếu tố nước ngoài ?(09/11)

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì ?(09/11)

Ý thức pháp luật là gì ? Quy định về ý thức pháp luật(09/11)

Ý thức công dân là gì ? khái niệm ý thức công dân được hiểu thế nào ?(09/11)

Ý chí nhà nước là gì ? Khái niệm ý chí nhà nước hiểu thế nào cho đúng ?(09/11)

Xử phạt vi phạm hành chính là gì ? Quy định về xử phạt vi phạm hành chính(09/11)

Xử lý vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về xử lý vi phạm pháp luật(09/11)

Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là gì ? Quy định về xử lí vi phạm kỷ luật lao động(09/11)

Bộ máy nhà nước là gì ? Khái niệm về bộ máy nhà nước ?

Vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về hành vi vi phạm pháp luật

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là gì ? Quy định về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Chức Năng Xã Hội Gia Đình Là Gì ?

Khái niệm gia đình:Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người,một thiết chế văn hóa-xã hội đặc thù,được hình thành và tồn tại phát triển trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyế thống,quan hệ nuôi dưỡng vá giáo dục…giữa các thành viên

Chức năng xã hội Gia đình bao gồm:

Các chức năng tái sản xuất ra con người.

Chức năng giáo dục

Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm

1. Các chức năng tái sản xuất ra con người.

Đây là chức năng riêng của gia đình, nhằm duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động xã hội, cung cấp công dân mới, người lao động mới, thế hệ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.

Chức năng này đáp ứng yêu cầu xã hội và nhu cầu tự nhiên của con người. Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp. Đối với nước ta, chức năng sinh đẻ của gia đình đang được thực hiện theo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, dân số đông.

2. Chức năng giáo dục

Nội dung giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách, thẩm mỹ… phương pháp giáo dục gia đình cũng đa dạng, song chủ yếu bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình truyền thống. Chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu là cha mẹ, ông bà đối với con cháu, cho nên giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục.

Giáo dục gia đình là một bộ phận và có quan hệ hổ trợ, bổ sung cho gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục gia đình có vai trò quan trọng được coi là thành tố của nền giáo dục xã hội chung. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế được.

3. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên và của gia đình. Sự tồn tại của hình thức gia đình còn phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và cho xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế thành phần, các gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ. Đảng và nhà nước đề ra chính sách kinh tế – xã hội, tạo mọi điều kiện cho các gia đình làm giàu chính đáng từ lao động của mình. Ở nước ta hiện nay, kinh tế gia đình được đánh giá đúng với vai trò của nó. Đảng và nhà nước có những chính sách khuyến khích và bảo vệ kinh tế gia đình. Vì vậy mà đời sống của gia đình và xã hội đã được cải thiện đáng kể.

Thực hiện chức năng kinh tế tốt sẽ tạo tiền đề và cơ sở vật chất cho tổ chức đời sống gia đình.

Việc tổ chức đời sống gia đình chính là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên và thời gian nhàn rỗi để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, đời sống vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo sẽ nâng cao sức khỏe của các thành viên đồng thời cũng duy trì sắc thái, sở thích riêng của mỗi người.

Thực hiện tốt tổ chức đời sống gia đình không những đảm bảo hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của từng cá nhân mà còn góp vào sự tiến bộ của xã hội.

4. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm

Đây là chức năng có tính văn hóa – xã hội của gia đình. Chức năng này kết hợp với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Trong gia đình mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ thi hành các chức năng trên, trong đó người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ đảm nhận một số thiên chức không thể thay thế được. Vì vậy, việc giải phóng phụ nữ được coi là mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải được bắt đầu từ giáo dục.

* Tóm lại, gia đình thông qua việc thi hành các chức năng vốn có của mình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Việc phân chia chúng là tương đối. Cấn tránh tư tưởng coi trọng chức năng này, coi nhẹ chức năng kia, hoặ tư tưởng hạ thấp chức năng gia đình. Mọi quyết định tuyệt đối hóa, đề cao quá mức hay phủ nhận hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.

Chức Năng Tinh Thần, Tình Cảm Của Gia Đình

Trong nhiều xã hội, các gia đình được coi như những nhóm tình cảm chủ yếu đối với các thành viên của chúng, đem lại cho con người cảm giác an toàn về mặt cảm xúc, cảm giác sở hữu và cảm giác có giá trị. Đối với những thành viên gia đình, có thể đặt ra câu hỏi, nếu như gia đình ta không yêu quý ta? Khi còn trẻ, ta mong muốn cha mẹ, anh chị em và những bà con họ hàng đánh giá cao ta. Sau đó ta mong muốn điều này từ vợ/ chồng hoặc thậm chí từ con cái của ta. Tất nhiên, không phải tất cả các gia đình đều đáp ứng được nhu cầu này cho các thành viên của chúng và hậu quả là khủng hoảng, xung đột, bạo lực, ly hôn, lạm dụng, ngược đãi thành viên, ngoại tình, bỏ nhà ra đi, tự tử. Trong những trường hợp này, người ta sẽ ít nhờ cậy vào sự giúp đỡ về tinh thần của gia đình và gia đình đã không làm tròn chức năng quan trọng và đặc thù của nó là chức năng tinh thần, tình cảm. Nỗi căm hận, oán trách của các thành viên với gia đình sẽ nặng nề hơn với các người dưng trong cùng một trường hợp.

Thời đại nào cũng vậy, hai chữ ” Gia đình” thường được nhắc đến với những gì dịu ngọt nhất. “Tổ ấm “, ” Lạc thú gia đình” là những ngôn từ trong cuộc sống, trong bài hát và trong trái tim của mỗi người. Gia đình là ngọn lửa ấm áp, là chỗ dựa tình cảm cho mỗi con người. Hầu hết chúng ta, khi nghĩ tới gia đình, nói về gia đình vẫn thường hình dung đến những gì êm ấm và hạnh phúc nhất.

Trong cái nhóm nhỏ những con người liên kết với nhau thành gia đình cũng có biết bao nhiêu mối quan hệ không kém phần phức tạp. Tuy vậy, mặc cho đôi lúc những quan hệ gia đình có thể sẽ là cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, có thể sẽ không chỉ là những vấn đề thuần tuý nội bộ mà phải đưa ra xử lý bằng pháp luật và đạo lý ngoài xã hội, nhưng quan hệ gia đình vẫn là những mối quan hệ nặng về tình cảm nhất so với các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ về tình mẫu tử, phụ tử, về tình yêu đôi lứa, tình cảm anh chị em… đã là nguồn cảm xúc vô tận cho biết bao nhiêu sáng tác nghệ thuật. Các nền văn minh trên thế giới có thể là rất đa dạng nhưng đều tôn vinh tình cảm gia đình, dành cho gia đình những chuẩn mực văn hoá tốt đẹp nhất.

Quan hệ gia đình, trước hết là quan hệ của những trái tim, cái quan hệ mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói là : “Có phải duyên nhau thì thắm lại đừng xanh như lá bạc như vôi”. Chính tình cảm gia đình đã tạo cho mỗi cá nhân sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại và vươn tới những thành công trong cuộc đời. Tình cảm gia đình có thể biến “Túp lều tranh với hai trái tim vàng” thành những lâu đài của hạnh phúc, giúp những cặp vợ chồng nghèo khổ có thể “Tát cạn biển Đông”. Khuôn mẫu tình cảm gia đình của bất cứ nền văn hoá nhân đạo nào cũng không phải chỉ là “Những lầu son gác tía chứa đầy của cải nhưng giá lạnh” mà là những gian bếp gia đình lúc nào cũng bập bùng ngọn lửa ấm và đầy ắp tiếng cười. Bởi vậy giá trị cao nhất trong nấc thang về hạnh phúc bao giờ cũng là những giá trị về gia đình, là sự giản dị của cuộc sống “Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”, ” Râu tôm nấu với ruột bầu; Chồng chan vợi húp gật đầu khen ngon”.

Cấu trúc của chức năng tình cảm trong gia đình, chúng ta có thể thấy các dạng quan hệ gia đình được biểu hiện như sau:

Thứ nhất là những tình cảm trong mối quan hệ giữa các thế hệ. Chẳng hạn như tình cảm ông bà đối với con cháu, tình cảm cha con, mẹ con, tình cảm cô bác chú dì và các cháu…

Thứ hai, những tình cảm trong mối quan hệ giới, đặc biệt là vợ chồng, tình yêu và hôn nhân. Tình cảm vợ chồng bắt nguồn từ tình yêu. Các nền văn minh của nhân loại luôn tôn vinh tình yêu như thứ chất xúc tác không thể thiếu cho một cuộc hôn nhân thành công.

Thứ ba, tình cảm giữa những người cùng một thế hệ như anh em, chị em, anh chị em họ… Người xưa rất coi trọng tình cảm anh em trong gia đình và thường ví nó cũng giống như là chân tay với nhau. Người ta thường lên án mạnh mẽ những kẻ bất nghĩa, tham lam, chỉ vì sự giàu sang và tiền bạc mà bán rẻ tình nghĩa anh em. Nền tảng của quan hệ anh em, chị em là ở mối quan hệ ruột thịt, sự chung huyết thống giữa họ với nhau.

Kim Sơn