Top 3 # Xem Nhiều Nhất Xung Đột Phi Chức Năng Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xung Đột (Conflict) Là Gì? Các Bước Giải Quyết Xung Đột

Định nghĩa

Xung đột trong tiếng Anh là Conflict. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.

Quản trị xung đột là việc nhà quản trị xác định, theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt các xung đột hay tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức.

Phân loại xung đột

* Theo tính chất lợi hại

– Xung đột chức năng: Là sự đối đầu giữa các phía mà sự đối đầu này ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ.

Nó xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Khi có quá ít xung đột và mâu thuẫn cũng là bất lợi, vì người ta trở nên tự mãn. Khi đó sẽ có rất ít hoặc chẳng có chút sáng tạo nào.

Nhà quản trị cần phải biết phân biệt các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các tổ chức và ở chính cá nhân.

– Xung đột phi chức năng: Là sự đối đầu giữa các phía mà kết cục là sẽ cản trở việc hoàn thành mục tiêu trong công việc.

* Theo tính bộ phận

– Xung đột giữa các bộ phận.

– Xung đột giữa các nhà quản trị và nhân viên

– Xung đột giữa các nhân viên.

– Xung đột nhóm: nguyên nhân thông thường nhất là xung đột giữa các nhóm trong tổ chức do nguồn lực khan hiếm, cần phải có thêm nguồn lực và nhu cầu này mở ra xung đột.

Các bước giải quyết xung đột

– Lắng nghe: Nhà quản trị tạo cơ hội cho các bên làm dịu cảm xúc để cùng lắng nghe nhau, thậm chí có thể sử dụng quyền lực để chấm dứt sự xung đột không còn kiểm soát và nhà quản trị cũng qua đó có sự thấu đáo, khách quan khi giải quyết vấn đề.

– Ra quyết định đình chiến: Do thông thường các xung đột khó có thể giải quyết được ngay và thời gian tìm ra bản chất của vấn đề là rất lâu.

+ Quan điểm của hai bên là gì?

+ Tại sao họ lại có quan điểm như vậy?

+ Lợi ích của họ trong “vụ xung đột”?

+ Họ đánh giá về đối phương như thế nào?…

– Đưa ra các phương pháp giải quyết xung đột: thắng – thua, thua – thua, thắng – thắng.

Xung Đột Là Gì? Kỹ Năng Giải Quyết Xung Đột Cần Thiết Cho Nhà Quản Lý

Xung đột là điều không thể tránh khỏi ở mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, một nhà quản lý doanh nghiệp cần phải biết cách giải quyết xung đột một cách hợp lý.

Xung đột chưa hẳn hoàn toàn có tác động tiêu cực mà ngược lại nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp nếu như biết cách quản lý xung đột. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý xung đột là điều cần thiết với mỗi nhà quản lí doanh nghiệp.

Xung đột là gì?

Theo Wikipedia, Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa cá nhân, nhóm hay tổ chức.

Có nhiều cách phân biệt xung đột nhưng thông thường có các loại sau:

* Phân biệt theo đối tượng

– Xung đột giữa các nhóm

– Xung đột giữa các cá nhân

– Xung đột trong nội tại cá nhân

* Phân biệt theo tính chất lợi hại

– Xung đột có lợi

– Xung đột có hại

Xung đột diễn ra theo tiến trình gồm 4 giai đoạn: nguyên nhân dẫn đến xung đột, nhận thức và cảm nhận xung đột, tổng hợp xung đột, kết quả của xung đột.

Quá trình diễn ra xung đột

Xung đột có 2 chức năng chính là xây dựng và phá vỡ:

– Làm tăng hiệu quả nhóm, tăng sự hiểu biết, gắn kết trong mối quan hệ giữa các thành viên.

– Cải tiến chất lượng ra quyết định

-Khuyến khích sáng tạo và đổi mới, phát triển cá nhân.

– Thúc đẩy luồng thông tin, tạo ra môi trường tự đánh giá và thay đổi

– Làm giảm hiệu quả nhóm, giảm sự gắn kết, chia rẽ nội bộ như không chịu làm việc chung, thậm chí là thù hằn,…

– Rời xa mục tiêu của tổ chức.

Xung đột sẽ chỉ thực hiện chức năng xây dựng nếu như chúng ta biết quản lý chúng. Giải quyết xung đột đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo cụ thể, khả năng giải quyết vẫn đề và kỹ năng ra quyết định.

Những ký năng giải quyết xung đột

1. Xác định nguồn gốc xung đột, tìm ra nút thắt. Xác định nút thắt trong xung đột

Để giải quyết xung đột, trước tiên bạn phải tìm ra nguyên nhân chính tạo lên nó. Việc này cực kỳ quan trọng. Nếu không xác định được nguyên nhân thì sẽ không biết giải quyết từ đâu, giải quyết những gì và giải quyết như thế nào. Xác định được nguyên nhân xung đột giúp tìm ra được nút thắt còn vướng mắc để từ đó tìm cách tháo gỡ.

Khi bạn là trọng tài, bạn phải gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử. Bạn cần phải biết rằng, cái tôi cá nhân của những người trong cuộc xung đột đều lớn, không ai trong số họ muốn nhượng nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân của mình thì chỉ làm cho xung đột càng thêm căng thẳng. Hãy suy nghĩ mình vì mọi người chứ không phải vì bản thân mình, như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt và hợp lý nhất.

4. Động viên, gắn kết mọi người. Động viên, khích lệ nhân viên là một trong những nghệ thuật quản lý nhân sự

Hãy nhắc nhở nhân viên của bạn rằng: “Các dự án thành công luôn đòi hỏi tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của tất cả các thành viên thành viên”. Là nhà quản lý, bạn cần gắn kết nhân viên của mình. Giúp họ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm, tinh thần đồng đội, hợp tác cùng phát triển. Đây là kỹ năng giải quyết xung đột cực kỳ hiệu quả mà ít ai nghĩ tới. Hiệu quả sẽ càng được nhân lên nếu có những lời khen ngợi, khuyến khích, động viên.

5. Biến xung đột thành cơ hội. Biến xung đột thành cơ hội phát triển

Nếu bạn là một giám đốc điều hành thì xung đột là một cơ hội tuyệt vời giúp bạn xây dựng đội ngũ, phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình. Đôi khi, xung đột diễn ra giúp bạn nhận thấy một nhà lãnh đạo tương lai bằng cách xem nhân viên của mình đối phó với nó như thế nào. Xung đột vẫn có thể tạo ra lợi ích. Ví dụ như cuộc cạnh tranh giữa các nhân viên để tạo ra một sản phẩm tốt hơn. Hãy linh hoạt trong mọi tình huống

Là một nhà lãnh đạo tài năng bạn nên biết rằng sự thỏa hiệp, tha thứ, đồng cảm, tìm kiếm điểm chung và lắng nghe tích cực sẽ luôn luôn hỗ trợ bạn trong giải quyết vấn đề xung đột. Hãy biến thách thức từ những cuộc xung đột thành cơ hội để bạn phát triển khả năng lãnh đạo của mình.

6. Trau dồi thêm kỹ năng quản lý xung đột. Hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh chúng tôi

Để có thể quản lý xung đột một cách tốt nhất bạn cần trau dồi, học hỏi thêm những năng giải quyết xung đột. Có thể bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để có những kỹ năng đó. Đừng lo lắng, hãy tham gia ngay khóa học “Quản lý xung đột” tại hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh smartain.vn!

Các chương trình đào tạo của S chúng tôi bao gồm từ các nhóm chương trình: Lãnh đạo và quản lý, Nhân sự và nhân lực, Tài chính và kế toán, Sản xuất và vận hành, Tiếp thị và bán hàng, Kỹ năng chuyên nghiệp,…..

Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà N06B1, phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Kiểm Thử Chức Năng Và Kiểm Thử Phi Chức Năng Là Gì

Nếu các bạn là dân tester thì rất quen thuộc với những phương pháp kiểm thử cơ bản Functional vs. Non-functional Testing. Hôm nay Testerprovn sẽ giới thiệu về kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức năng (Functional vs. Non-functional Testing) .

Kiểm thử chức năng (Functional Testing)

Kiểm thử chức năng (hay Functional Testing) là một trong các quy trình đảm bảo chất lượng của lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Đây là một loại kiểm thử hộp đen (black box testing), tức là các trường hợp nó cần xét đến sẽ dựa vào đặc tả của ứng dụng/phần mềm hoặc hệ thống đang thử nghiệm. Các chức năng sẽ được kiểm tra bằng cách nhập các giá trị đầu vào và sau đó sẽ kiểm tra, đánh giá các kết quả đầu ra mà không cần quan tâm đến các cấu trúc hay cài đặt bên trong của ứng dụng.

Kiểm thử chức năng bao gồm kiểm tra ứng theo yêu cầu hoạt động thực tế của phần mềm. Kết hợp tất cả các phương pháp kiểm thử được thiết kế để đảm bảo từng phần một của phần mềm hoạt động như mong đợi, bằng cách sử dụng các trường hợp sử dụng (uses cases) được cung cấp bởi nhóm thiết kế hoặc nhà phân tích kinh doanh (BA). Các phương pháp kiểm tra này thường được tiến hành theo thứ tự và bao gồm:

_ Kiểm thử đơn vị (Unit testing) _ Kiểm thử tích hợp (Integration testing) _ Kiểm thử hệ thống (System testing) _ Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)

Thông thường kiểm thử chức năng sẽ tiến hành theo 6 bước sau:

Xác định các chức năng mà phần mềm dự kiến sẽ làm (dựa vào đặc tả của phần mềm)

Xác định bộ dữ liệu đầu vào dựa trên các thông số kỹ thuật của chức năng

Xác định bộ dữ liệu đầu ra dựa trên các thông số kỹ thuật của chức năng

Viết và thực thi các trường hợp kiểm thử (test case)

So sánh kết quả đầu ra chuẩn bị ở bước 3 và kết quả thực tế

Dựa vào nhu cầu của khách hàng để đánh giá xem kết quả ở bước 5 có phù hợp hay không

2. Kiểm thử phi chức năng (Non-functional Testing)

Các phương pháp kiểm thử phi chức năng kết hợp tất cả các loại kiểm thử tập trung vào các khía cạnh hoạt động của một phần mềm. Bao gồm:

_Kiểm thử hiệu suất (Performance testing) _Kiểm thử bảo mật (Security testing) _Kiểm thử khả năng sử dụng (Usability testing) _Kiểm thử khả năng tương thích (Compatibility testing) Chìa khóa để phát hành phần mềm chất lượng cao mà người dùng cuối có thể dễ dàng chấp nhận là xây dựng một mô hình kiểm thử toàn diện, trong đó bao gồm đồng bộ kiểm thử chức năng và phi chức năng.

Đặc điểm của kiểm thử phi chức năng

Kiểm thử phi chức năng không thể đo lường, vì vậy không có chỗ cho đặc tính chủ quan như tốt, tốt hơn, tốt nhất, v.v.

Các con số chính xác không thể được biết khi bắt đầu quy trình

Các yêu cầu quan trọng được ưu tiên

Đảm bảo rằng các thuộc tính chất lượng được xác định chính xác trong Kỹ thuật phần mềm.

Bản Chất Xung Đột Lao Động Và Cách Khắc Phục

    Xung đột là một dạng của mâu thuẫn. Không phải mâu thuẫn nào cũng trở thành xung đột. Chỉ những mâu thuẫn lợi ích được bộc lộ giữa hai người (hay hai nhóm người mới gọi là xung đột. Do đó, về bản chất xung đột là những mẫu thuẫn (về lợi ích) được bộc lộ và tranh luận.

  1-Bản chất xung đột lao động: 

Xung đột là một dạng của mâu thuẫn. Không phải mâu thuẫn nào cũng trở thành xung đột. Chỉ những mâu thuẫn lợi ích được bộc lộ giữa hai người (hay hai nhóm người mới gọi là xung đột. Do đó, về bản chất xung đột là những mẫu thuẫn (về lợi ích) được bộc lộ và tranh luận.

   Trong quan hệ lao động: Xung đột là những mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động được bộc lộ thành những vấn đề mà các cùng quan tâm và tìm cách giải quyết.

                                              

   Do đó, xung đột trong quan hệ lao động có những đặc điểm cơ bản như sau:

   Mọi xung đột đều gắn với lợi ích, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Giải quyết xung đột thực chất là giải bài toán “cân đối lợi ích” giữa các bên.

   Mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tồn tại khách quan nhưng rất ít mâu thuẫn bộc lộ thành xung đột vì các bên nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ lao động ổn định. Phía người lao động muốn duy trì sản xuất ổn định còn phía người lao động muốn có việc làm ổn định.

   Phía người lao động thường là người khởi xướng cho việc bộc lộ mâu thuẫn. Trong doanh nghiệp người sử dụng lao động thường là người cầm trịch, làm chủ ‘cuộc chơi” do đó họ thường chiếm ưu thế trong “cán cân lợi ích”. Người bị yếu thế hơn, phát hiện mâu thuẫn sớm hơn là người lao động. Sức chịu đựng của người lao động ít hơn người sử dụng lao động do đó họ thường chủ động bộc lộ mâu thuẫn sau thời gian kìm nén nhất định.

                            

2- 5 Phương pháp xử lý xung đột:

   Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột. Nếu được giải quyết tốt, xung đột sẽ đem lại các điểm tích cực như:

* Nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm

* Nâng cao hiểu biết của từng thành viên về các mục tiêu của mình, biết được đâu là những mục tiêu quan trọng nhất

   Ngược lại, xung đột không được xử lý tốt sẽ gây ra sức tàn phá lớn: mâu thuẫn trong công việc dễ dàng chuyển thành mâu thuẫn cá nhân, tinh thần làm việc nhóm tan rã, tài nguyên bị lãng phí..v..v

   Các nguyên nhân phổ biến gây ra xung đột:

– Mục tiêu không thống nhất

– Chênh lệch về nguồn lực

– Có sự cản trở từ người khác

– Căng thẳng / áp lực tâm lý từ nhiều người

– Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn

– Giao tiếp bị sai lệch

   Tại sao phải giải quyết xung đột ?

Xung đột là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, và không tự mất đi

Nếu được giải quyết tốt, xung đột có thể đem lại lợi ích cho tổ chức

Nếu giải quyết không tốt, xung đột nhỏ sẽ gây ra xung đột to lớn hơn và cuối cùng sẽ phá vỡ ổ chức

a) Phương pháp cạnh tranh

   Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách sử dụng “ảnh hưởng” của mình. Ảnh hưởng này có từ vị trí, cấp bậc, chuyên môn, hoặc khả năng thuyết phục.

Áp dụng khi :

Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng

Người quyết định biết chắc mình đúng

Vấn đề nảy sinh đột không phải lâu dài và định kì

b) Phương pháp hợp tác

Áp dụng khi :

* Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất

* Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước

* Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên

c) Phương pháp lẩn tránh

   Là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương định đoạt, hoặc người thứ 3 định đoạt. Những người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình.

Áp dụng khi :

Vấn đề không quan trọng

Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại

Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn

d) Phương pháp nhượng bộ

   Là phương pháp xử lý xung động bằng cách sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia.

Áp dụng khi :

* Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu

* Cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy không tự tin để đòi quyền lợi cho minh)

Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâmvề đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột.

e) Phương pháp thỏa hiệp

Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất.

Áp dụng khi :

* Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi haibênđều khăng khăng giữ mục tiêu của mình, trong khi thời gian đang cạn dần

* Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ của cả 2 bên

f) Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột

Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác

Không thể sử dụng tất cả các phương pháp

Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh

                                                                                                                            -st-PAN