Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xn Đánh Giá Chức Năng Gan Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Các Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Gan

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, có nhiệm vụ thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau. Khi gan bị tổn thương không chỉ gan bị ảnh hưởng mà các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng: chức năng đông máu giảm trong xơ gan, suy gan, tổn thương não trong bệnh não gan…

Virus viêm gan B, virus viêm C là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, ung thư gan;

Do rượu, bia, do thuốc, hóa chất…đặc biệt các trường hợp ngộ độc cấp do thuốc, hóa chất;

Do bệnh mạn tính như: lao lupud ban đỏ, ung thư…

Xét nghiệm đo nồng độ enzyme AST, ALT

ALT (Alanine Transaminase) tham gia vào quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Khi tế bào gan tổn thương, ALT sẽ giải phóng vào trong máu. Nồng độ ALT tăng trong máu có thể là dấu hiệu của thương tổn tế bào gan. Giá trị bình thường của ALT trong máu < 40 U/L. Giảm nồng độ ALT không đánh giá nên bệnh lý nào.

AST (Aspartate Transaminase) là một enzyme tìm thấy ở nhiều cơ quan như tim, gan, cơ. Vì vậy, khi AST tăng trong máu, sẽ không phân biệt là tổn tương tại gan, tim hay cơ. AST thường được thực hiên cùng ALT, tỷ lệ ALT/AST cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong chẩn đoán. Giá trị bình thường AST trong máu < 37U/L. Giảm nồng độ AST không đánh giá nên bệnh lý nào.

Xét nghiệm đo nồng độ ALP

ALP (Alkaline phosphatase) là một enzyme trong xương, ống mật và gan. Nồng độ ALP tăng trong máu gặp trong các tổn thương gan, tắc ống dẫn mật, các bệnh lý về xương.

Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có nồng độ ALP cao hơn người trưởng thành vì sự phát triển xương ở lứa tuổi này đang diễn ra mạnh mẽ. Phụ nữ mang thai cũng có nồng độ ALP ở mức cao hơn bình thường. Giá trị bình thường ALP trong máu là 45-115 U/L

Giảm nồng độ ALP gặp trong truyền máu, phẫu thuật tim, thiếu kẽm, suy dinh dưỡng, bệnh Wilson.

Xét nghiệm định lượng Albumin Albumin là một protein quan trọng do gan tổng hợp. Các chức năng của Albumin bao gồm:

Tạo áp lực keo huyết tương, ngăn cản nước thoát ra khỏi mạch máu

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

Vận chuyển hormone, vitamin và một số các chất khác trong máu Khi nồng độ Albumin máu giảm, cho thấy gan đã giảm khả năng sản xuất Albumin. Giá trị bình thường của Albumin trong máu là 35-50 g/L.

Xét nghiệm định lượng Bilirubin

Bilirubin là sản phẩm thoái hóa các hồng cầu già cỗi, một chất độc đối với cơ thể. Trước khi được đào thải ra ngoài, bilirubin được khử độc bởi gan thông qua quá trình liên hợp với acid glucuronic. Khi gan tổn thương, quá trình khử độc này suy giảm, khiến bilirubin tăng lên trong máu. Giá trị bình thường của Bilirubin toàn phần trong máu là < 17 µmol/L.

Tại sao cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan?

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan giúp đánh giá toàn diện các chức năng gan, bao gồm:

Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể

Tham gia hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng

Kho dự trữ vitamin và chất khoáng

Sản xuất các yếu tố tham gia quá trình đông máu, cầm máu

Tổng hợp protein, enzyme, mật

Sản xuất các yếu tố kháng viêm và loại bỏ vi khuẩn

Sản xuất các hormone

Các triệu chứng của rối loạn chức năng gan là gì? Các triệu chứng của rối loạn chức năng gan, bao gồm:

Nếu bạn có các triệu chứng trên, bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Ngoài ra, các xét nghiệm này cũng dùng để kiểm tra sức khỏe trước khi bạn muốn mang thai hoặc theo dõi các nhiễm trùng, theo dõi sự tiến triển của bệnh và ảnh hưởng của một số thuốc tới gan.

Chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm

Một số thuốc hoặc thực phẩm bạn đang sử dụng có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm, vì vậy cần nói với bác sỹ bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn cũng không nên ăn uống (có thể uống nước lọc) trong khoảng thời gian 8-10 tiếng.

Kết quả xét nghiệm được bác sỹ sử dụng như thế nào?

Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra gan của bạn có thực hiện đầy đủ chức năng không. Nếu kết quả bất thường, bác sỹ sẽ dựa vào đó để đánh giá tình trạng hiện tại của bạn, tuy nhiên có thể không giúp nhận định chính xác cấp độ tổn thương gan. Nhưng thông qua đó, bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh.

Xét Nghiệm Got Giúp Đánh Giá Chức Năng Gan

Các bệnh về gan là nỗi lo ngại đối với nhiều người. Với chế độ ăn nhiều đạm, sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích và chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý có thể gây suy giảm chức năng gan và nhiều tác hại lớn đối với sức khỏe. Vì vậy xét nghiệm GOT để đánh giá chức năng gan là cách tầm soát bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả khôn lường xảy ra.

1. Xét nghiệm GOT là gì?

Có nhiều xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Tuy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm thích hợp. Trong đó có xét nghiệm GOT là một trong những xét nghiệm để đánh giá chức năng gan.

GOT là enzym thực hiện chức năng trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. GOT xuất hiện nhiều trong tế bào gan, và cũng xuất hiện ở tim, cơ xương.

Gan có một hệ thống enzym rất hoàn chỉnh để thực hiện chức năng tổng hợp và chuyển hóa. Khi tế bào gan bị tổn thương men gan sẽ tăng do đó lượng enzym giải phóng vào máu nhiều. Đó là lí do tại sao chỉ số men gan có thể xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe lá gan.

Khi SGOT (AST) ở mức bình thường vào khoảng 20-40 UI/L. Chỉ số men này tăng khi có tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; hay tổn thương do nhồi máu cơ tim. Và chỉ số này giảm khi tiểu đường, thai kỳ, Beriberi,…

Vì vậy xét nghiệm GOT được dùng để đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.

Xét nghiệm GOT để xác định tình trạng gan

2. Thực hiện xét nghiệm GOT khi nào?

Sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi.

Nôn và thường xuyên cảm thấy buồn nôn.

Người mắc bệnh tiểu đường.

Nước tiểu màu đậm, phân có màu nhạt.

Những người nghiện rượu nặng.

Gia đình có tiền sử bị bệnh gan.

Bụng sưng hoặc đau.

Ăn không thấy ngon miệng.

Người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan.

Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc làm rối loạn chức năng gan.

Những người nghiện rượu có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về gan

3. Ý nghĩa của xét nghiệm GOT

Xét nghiệm GOT và GPT là 2 loại xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện các tổn thương gan. Ngoài ra, 2 loại xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý khác.

Chỉ số GOT và GPT thường dùng để đánh giá chức năng gan

GOT, GPT đều tăng cao so với mức bình thường, nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn GOT. Mức độ này tăng trước khi xuất hiện dấu hiệu vàng da và có thể tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển

Hoạt độ GOT tăng hơn 5 lần cho thấy tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh, có thể đã ở giai đoạn cấp tính. Nếu tăng ít hơn có thể xảy ra các tổn thương gan mạn tính.

GOT và GPT tăng mạnh trong 2 tuần đầu và sau đó giảm dần sau 7-8 tuần.

Mức độ GOT và GPT đều tăng nhưng GPT tăng mạnh hơn, có thể tăng hơn 100 lần so với mức bình thường. Đặc biệt khi nhiễm độc rượu cấp có mê sảng, nhiễm độc tetraclorua, morphine hoặc nhiễm chất độc hóa học,… thì mức độ này tăng rất mạnh.

Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan: GOT, GPT có thể tăng 10 lần. Nếu sỏi không gây ra tổn thương gan thì mức độ này không tăng.

Vàng da tắc mật thì GOT, GPT tăng tùy mức độ hủy hoại tế bào gan, kết hợp với alkaline phosphatase tăng, GGT tăng.

Tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính: GOT, GPT đều tăng (có thể hơn 2000 UI/L).

Nhồi máu cơ tim cấp hay trong các bệnh về cơ cũng khiến GOT tăng

Hoại tử tế bào nhu mô gan, xơ gan, loạn nhịp, nhiễm khuẩn huyết,… làm GOT tăng cao (có thể tới 1000UI/L)

SGOT và SGPT là 2 xét nghiệm quan trọng nhất để xác định tình trạng hủy hoại tế bào gan.

Với mỗi mốc chỉ số về men gan bằng cách đối chiếu từng qua khoảng tham chiếu của GOT và GPT và cũng nhờ vào sự thay đổi của từng chỉ số mà xác định được các nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

4. Xét nghiệm GOT tại MEDLATEC

Một địa chỉ tin cậy và đảm bảo uy tín mà mọi người có thể thực hiện xét nghiệm GOT là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khi thực hiện xét nghiệm, dựa trên kết quả mà bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân tại sao cần làm xét nghiệm này, cũng như việc tăng, giảm hay giữ nguyên các chỉ số men gan có ý nghĩa gì. Bác sĩ sẽ tìm được ra nguyên nhân của bệnh và hướng dẫn bệnh nhân điều trị theo phác đồ để cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần cung cấp thêm các thông tin cơ bản khác về tiền sử bệnh, có đang sử dụng thuốc hay điều trị bằng phương pháp nào khác không. Bệnh nhân cần đưa ra kết quả từ một số xét nghiệm cần thiết khác như tổng phân tích máu, nước tiểu, xét nghiệm men gan GPT, GGT, ALP,… GOT chỉ là một trong những xét nghiệm chẩn đoán tình trạng gan mà bệnh nhân phải thực hiện. Như vậy mới đưa ra được kết luận chính xác nhất.

Đặc biệt, MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ này rất tiện ích, tối giản được nhiều công đoạn mà khách hàng sẽ không mất công đi lại hay tốn nhiều thời gian chờ đợi. Chỉ sau 1,5 giờ, khách hàng sẽ nhận được kết quả xét nghiệm chính xác từ bệnh viện. Ngoài ra, khách hàng có thể đăng ký trả kết kết quả tận nơi hay tra cứu trên website của bệnh viện để thuận tiện nhất. Những thông tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được bảo mật tuyệt đối nên quý khách hàng cũng không cần lo lắng.

MEDLATEC luôn tự tin có thể làm hài lòng mọi khách hàng trong suốt những năm vừa qua và sau này cũng vậy.

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Gan Gồm Những Gì?

1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan là gì?

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan. Khi người bệnh có dấu hiệu sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, có các bệnh lý về gan: mệt mỏi, chán ăn, vàng da, da sạm, hay trong suốt quá trình theo dõi điều trị khi sử dụng thuốc cũng được chỉ định làm xét nghiệm này.

Ngoài ra, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như vàng da, buồn nôn, nôn liên tục là những dấu hiệu bất thường có thể bị bệnh gan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan được tiến hành bằng cách lấy máu tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng thuốc nào khác thì cần nêu rõ vì có thể sẽ làm thay đổi kết quả của xét nghiệm.

Thực hiện các xét nghiệm để đánh giá tình trạng của gan

2. Các trường hợp nên sử dụng xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Có một số trường hợp khác cần sử dụng xét nghiệm đánh giá chức năng gan như:

– Kiểm tra tổn thương do virus gây viêm gan như virus viêm gan B, viêm gan C.

– Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có ảnh hưởng đến gan.

– Bệnh túi mật.

– Những người uống nhiều rượu hay thậm chí có khả năng nghiện rượu.

– Người gặp các triệu chứng rối loạn chức năng gan.

– Tiền sử bệnh gan, theo dõi hiệu quả sau quá trình điều trị.

– Người bệnh bị tiểu đường, cao huyết áp hoặc thiếu máu.

Người nghiện rượu cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan để biết mình có bệnh lý về gan hay không

3. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan gồm những gì?

Việc thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan có thể chia thành các nhóm như sau:

– Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.

– Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.

– Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp.

3.1 Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan

Transaminase hay aminotransferase là những enzym nội bào, chuyển nhóm g-amin (-NH2) của aspartat và alanin đến nhóm g-keto của ketoglutarat để tạo thành acid oxaloacetic và pyruvic. Sự tăng của các enzym này phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan.

– Alanin aminotransferase (ALT)

ALT hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan. Khi gan bị tổn thương, thực hiện xét nghiệm sẽ thấy nồng độ ALT tăng hơn mức bình thường. Bình thường ALT <40 UI/L.

– Aspartate aminotransferase (AST)

AST hiện diện trong tế bào tương và ty thể của tế bào. Ở cơ tim và cơ vân, AST hiện diện nhiều hơn so với ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, hồng cầu và bạch cầu. Bình thường AST <40 UI/L.

Ở người trưởng thành, nồng độ AST và ALT của nam cao hơn của nữ. Các men này được phóng thích vào máu khi có tổn thương màng tế bào làm tăng tính thấm. Tuy nhiên, sự tăng men gan không tương quan hoàn toàn với trình trạng hoại tử tế bào gan.

Các transaminase có thể tăng do các bệnh lý về gan. Ngoài ra còn tăng trong các bệnh nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ vân, cường giáp, nhược giáp,… Ngược lại, enzym này bị giảm giả tạo có thể do tăng urê máu.

– Lactat dehydrogenase (LDH)

Đây là xét nghiệm không chuyên biệt cho gan bới nó có thể xuất hiện ở tim, cơ, thận, hồng cầu, bạch cầu,… Vì vậy nó có ít giá trị trong việc xác định các bệnh gan – mật. Nếu LDH tăng kéo dài, kèm theo tăng ALT có thể do tổn thương thâm nhiễm ác tính ở gan. Bình thường, LDH5 5-30 UI/L.

– Ferritin

Đây là một loại protein dự trữ sắt trong tế bào, được cấu tạo gồm apoferritin gắn với sắt.

Bình thường, ferritin ở nam là 30 – 400 ng/mL, và ở nữ là 15 -150 ng/mL.

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

3.2 Nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng bài tiết và khử độc

– Bilirubin

+ Bilirubin huyết thanh

Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym. 95% bilirubin được tạo ra từ sự thoái biến của hồng cầu. Chúng tan trong mỡ, gắn kết với albumin huyết tương nên không được lọc qua cầu thận.

Bilirubin gồm 2 thành phần chính là bilirubin trực tiếp (TT) và gián tiếp (GT). Bình thường, bilirubin toàn phần TP là 0,8-1,2mg/dL; GT là 0,6-0,8mg/dL; TT là 0,2-0,4mg/dL.

+ Bilirubin niệu

Chỉ hiện diện ở dạng TT. Nếu có bilirubin niệu, có thể gan mật đang bị tổn thương.

– Urobilinogen

Là chuyển hóa của bilirubin tại ruột, được tái hấp thụ vào máu theo chu trình ruột – gan và sau đó được bài tiết qua nước tiểu.

Bình thường Urobilinogen 0,2-1,2 đơn vị (phương pháp Watson).

– Phosphatase kiềm (ALP)

Men ALP rất nhạy để phát hiện tắc đường mật. Vì được tổng hợp để đáp ứng với tình trạng tắc mật, nên ALP có thể bình thường trong giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn đường mật cấp tính.

Khi ALP tăng có thể là dấu hiệu của các bệnh gan như áp-xe, u hạt, thoái hóa dạng bột.

– 5′ Nucleotidase (5NT)

Đây là ALP chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng do gan hay do xương hoặc các trạng thái sinh lý của trẻ em đang tuổi trưởng thành hoặc phụ nữ có thai. Bình thường 5NT 0,3-2,6 Bondasky/dL.

– G-glutamyl transferase, g-glutamyl transpeptidase (GGT, g-GT)

Mặc dù GGT hiện diện ở nhiều cơ quan khác nhau nhưng có nồng độ cao trong tế bào biểu mô trụ của ống mật. Đây là xét nghiệm rất nhạy để đánh giá chức năng bài tiết của gan nhưng không đặc hiệu do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bình thường GGT <30U/L ở nữ và <50U/L ở nam.

– Amoniac máu (NH3)

NH3 được sản xuất từ chuyển hóa bình thường của protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đường ruột. Gan giữ nhiệm vụ giải độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận. Cơ vân cũng giữ vai trò khử độc NH3 bằng cách gắn acid glutamic để tạo thành glutamin. Vì vậy những bệnh nhân bị bệnh gan và teo cơ do phá hủy cũng làm NH3 tăng cao.

Bình thường NH3 máu 5-69 md/dL.

3.3 Nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp

– Protein máu

Phần lớn các protein được tổng hợp từ gan.

+ Albumin huyết thanh

Gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin cho cơ thể. Do khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của albumin kéo dài khoảng 3 tuần nên lượng albumin máu chỉ giảm khi mắc các bệnh gan mạn tính hoặc tổn thương gan rất nặng.

Bình thường albumin 35-55g/L.

+ Globulin huyết thanh

Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch.

Bình thường globulin 20 – 35g/L.

– Điện di protein huyết thanh

Khi bệnh nhân khi viêm gan mạn tính hoặc xơ gan, đặc biệt là xơ gan do rượu thì biểu đồ điện di có sự thay đổi, bằng các kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác.

– Thời gian Prothrombin (PT) hay thời gian Quick (TQ)

Là thời gian chuyển prothrombin thành thrombin khi có sự hiện diện của các yếu tố đông máu. TQ là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh.

Gan tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu như I, II, V, VII, IX, X và các yếu tố này có thời gian bán hủy ngắn. Sự tổng hợp các yếu tố đông máu cần có sự tham gia của vitamin K, ngoại trừ yếu tố V. Vì vậy người ta dùng yếu tố V để phân biệt chức năng gan suy yếu với tình trạng thiếu vitamin K.

3.4 Các xét nghiệm định lượng chức năng gan

Ngoài các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như trên, người ta còn sử dụng thêm một số các xét nghiệm để khảo sát trước khi phẫu thuật cắt gan, ghép gan hoặc dùng trong nghiên cứu.

– Đo độ thanh lọc BSP (bromosulfonephtalein).

– Đo độ thanh lọc indocyanine green.

– Đo độ thanh lọc antipyrine.

– Test hơi thở aminopyrine.

– Đo độ thanh lọc caffeine.

– Đo khả năng thải trừ glactose.

4. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan không?

MEDLATEC đã và đang có các gói xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Khi khách hàng đến với MEDLATEC, dựa theo nhu cầu hoặc biểu hiện tình trạng bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện hàng ngày các xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Với đội ngũ y bác sĩ giỏi sẽ đưa ra cho quý khách hàng những thông tin chính xác về kết quả bệnh cũng như cách chăm sóc để cải thiện sức khỏe.

Cùng với trang thiết bị y tế hiện đại và hệ thống trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 sẽ cho ra kết quả nhanh, chính xác nên mọi người không cần phải chờ đợi trong thời gian dài.

Xét Nghiệm Bun Giúp Đánh Giá Chức Năng Gan Và Thận

Xét nghiệm BUN cung cấp nhiều thông tin quan trọng để đánh giá tình trạng hoạt động, mức độ bệnh lý của gan và thận trong cơ thể con người. Vì thế, xét nghiệm được chỉ định và thực hiện phổ biến với các bệnh nhân mắc bệnh gan, thận ở Việt Nam.

1. Xét nghiệm BUN là gì?

Quá trình tổng hợp Ure diễn ra tại gan, theo chu trình Krebs-Henseleit như sau:

Protein → acidamin → NH3 → Carbamylphosphat → Citrulin → Arginin → Ure.

Từ sơ đồ này ta thấy, nguồn Ure và NH3 chủ yếu từ quá trình thoái hóa các Protein, có nguồn gốc khác nhau như:

– Thức ăn: Protein ngoại sinh được Protease của đường tiêu hóa chuyển hóa, tạo thành acid amin và được tái hấp thu, chuyển hóa thành NH3. Từ NH3 sẽ chuyển hóa thành Ure tại gan.

– Nội sinh: quá trình dị hóa các Protein mô, giải phóng acid amin và cuối cùng tạo NH3, Ure tại gan.

Nồng độ Ure trong máu phụ thuộc vừa vào khẩu phần Nito cung cấp qua thực phẩm, quá trình dị hóa Protein nội sinh, vừa phụ thuộc vào chức năng thận và cả tình trạng cân bằng điện giải cơ thể. Các rối loạn chức năng gan cũng khiến quá trình chuyển hóa NH3 thành Ure bị ảnh hưởng, khiến NH3 bị tích tụ, gây độc thần kinh và nhiều hệ lụy sức khỏe khác.

Xét nghiệm BUN định lượng Ure trong máu

Ure sau khi tạo thành tại gan sẽ được đào thải qua nhiều con đường:

Một phần Ure được đào thải trong lòng ruột, nhờ các enzyme Urease của ruột chuyển hóa thành NH3 để đưa ra ngoài.

Ure được đưa đến thận và được lọc ở cầu thận, tái hấp thu tại ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuộc và lưu lượng nước tiểu.

Như vậy, rối loạn chức năng thận sẽ dẫn tới tăng nồng độ Ure huyết thanh, nếu nồng độ này lớn hơn 33 mmol/l sẽ gây độc, khiến bệnh nhân có nhiều biểu hiện bệnh lý lâm sàng như:

Tim: viêm màng ngoài tim.

Đường tiêu hóa: nôn

Phổi: Phổi có Ure máu cao

Thần kinh: bệnh não do hôn mê, rối loạn chuyển hóa, viêm đa dây thần kinh.

Rối loạn chức năng thận làm tăng Ure Nitrogen trong máu

Như vậy, xét nghiệm này định lượng nồng độ Ure Nitrogen trong máu giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của gan và thận. Nếu nồng độ Ure cao thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo gan và thận đang gặp vấn đề bệnh lý, rối loạn chức năng,…

Các phương pháp xét nghiệm BUN hiện nay đều cho kết quả Ure tổng thể trong máu, chứ không đo riêng nồng độ Ure Nitrogen, vì thế có thể chuyển đổi từ BUN sang Ure theo công thức sau:

Urea [mmol/L] = BUN [mg/dL of nitrogen] x 10 [dL/L]/14×2 [mg N/mmol urea]

Urea [mg/dL]= BUN [mg/dL] * 2.14

BUN [mmol/L]= urea [mmol/L]

2. Kết quả xét nghiệm BUN có ý nghĩa lâm sàng thế nào?

Bình thường, ở người có sức khỏe bình thường, cụ thể là gan và thận đều khỏe mạnh thì BUN có giá trị bình thường như sau: Nồng độ Ure máu: 2,5 – 8,07 mmol/l.

Nồng độ Ure nước tiểu: 428 – 714 mmol/24h.

Bệnh nhân suy tim cũng tăng nồng độ Ure máu cao

Chỉ số xét nghiệm tăng cao hơn mức bình thường có thể do nhiều yếu tố như:

Nhồi máu cơ tim.

Suy tim sung huyết.

Tăng lượng Protein hấp thu vào.

Chảy máu ruột – dạ dày.

Tăng chuyển hóa Protein.

Giảm thể tích (do mất nước, phỏng).

Bệnh thận (viêm đài bể thận cấp, viêm vi cầu thận cấp, hoại tử ống thận cấp).

Tắc nghẽn đường tiểu (do u, sỏi, phì đại tiền liệt tuyến).

Sử dụng 1 số loại thuốc như thuốc kháng sinh, corticosteroids.

Chế độ ăn giàu Protein.

Chỉ số xét nghiệm thấp hơn mức bình thường có thể do: Ăn uống thiếu Protein, suy gan, suy dinh dưỡng, Hyrat hóa quá mức.

Nồng độ Ure Nitrogen có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì thế ở trẻ em, nồng độ sẽ thấp hơn bình thường.

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm này cũng như tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác để xác định rõ gan hay thận gặp vấn đề bất thường và bất thường như thế nào, để từ đó đưa ra hướng điều trị hợp lý.

3. Xét nghiệm BUN được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm được chỉ định khi cần:

Đánh giá chức năng thận.

Nghi ngờ có tổn thương thận.

Đánh giá hiệu quả của việc điều trị lọc máu ở người thẩm phân phúc mạc, người đang chạy thận nhân tạo.

Xét nghiệm BUN hiện được thực hiện phổ biến để chẩn đoán bệnh

Ở những người có nguy cơ mắc các bệnh lý về thận cao, khi xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Ure Nitrogen, bác sỹ sẽ kiểm tra đồng thời nồng độ Creatine. Creatine là chất hóa học thoái hóa từ chuyển hóa của cơ, được vận chuyển trong máu đến thận. Kết hợp với kết quả BUN, nồng độ Creatine cao cũng là dấu hiệu tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể dựa vào xét nghiệm mẫu máu, tính tỉ suất ước tính độ lọc cầu thận (eGFR) để đánh giá khả năng loại bỏ chất thải từ máu của thận.

Khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân thường sẽ được lấy mẫu máu để định lượng hàm lượng Ure Nitrogen. Cũng có trường hợp sẽ lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu 24 để xét nghiệm.

Khi lấy mẫu máu xét nghiệm chỉ để định lượng hàm lượng Ure nitron, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường mà không cần nhịn, kiêng quá nhiều. Nhưng nếu bác sỹ cần lấy mẫu máu để phân tích và làm các xét nghiệm khác, bệnh nhân có thể cần kiêng ăn, uống. Bác sỹ sẽ dặn dò chi tiết trước khi thực hiện xét nghiệm.

Mẫu máu xét nghiệm được lấy từ tĩnh mạch bên trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay người bệnh. Mẫu máu đựng trong ống huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, Heparin,… trước khi được đưa tới phòng thí nghiệm phân tích.

Để xét nghiệm chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.