Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xin Biện Pháp Thi Công Hồ Chứa Nước Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Công Trình Xả Lũ Dự Án Hồ Chứa Nước Thượng Nguồn Sông Trí

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

“GÓI THẦU 04: XÂY LẮP TRÀN XẢ LŨ” . THUỘC DỰ ÁN : ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC THƯỢNG NGUỒN SÔNG TRÍ. ĐƠN VỊ DỰ THẦU: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 HÀ TĨNH CHỦ ĐẦU TƯ : BAN QLDA XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÀNH NÔNG NGHIỆP& PTNT PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG I- CÁC CƠ SỞ LẬP BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG :

– Hướng dẫn đấu thầu của: BAN QLDA XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÀNH NN & PTNT

– Các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật thi công công trình, các điều lệ về quản lý đầu tư và quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Nhà nước.

– Đặc điểm tình hình và vị trí địa lý của công trình.

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình: “Gói thầu 04: Xây lắp tràn xả lũ” . Thuộc dự án: đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước thượng nguồn sông Trí.

– Tình hình khí hậu, thuỷ văn đi qua công trình trong thời gian lập biện pháp thi công.

– Năng lực thiết bị, nhân lực, tài chính và khả năng huy động của Nhà thầu.

– Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung ứng vật tư, vật liệu cho công trình.

– Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình: Biện pháp quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.

– Biện pháp đẩm bảo giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường phòng chống cháy nổ ( bao gồm công trình, thiết bị, an toàn cho người lao động)

[sociallocker] [/sociallocker]

II- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GÓI THẦU:

a./ Tên gói thầu: “Gói thầu 04: Xây lắp tràn xả lũ” . Thuộc dự án: đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước thượng nguồn sông Trí.

b./ Địa điểm xây dựng: xã Kỳ Hoa- huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh.

c./ Các thông số kỹ thuật dự án:Hồ chứa nước thượng nguồn sông Trí

– Lưu vực : F = 36.2 km2

– Cấp công trình : Cấp III

– Tần suất lũ thiết kế : 1.0%

– Dung tích hồ : W h = 25.400.000 m 3.

– Dung tích hiệu dụng : W hd = 22.600.000 m 3.

– Dung tích chiết : W c = 2.800.000 m 3.

d./ Đặc điểm kỹ thuật và quy mô gói thầu:

– Vị trí tràn đặt ở vai trái đập chính, kết cấu bằng bê tông, bê tông cốt thép

– Tràn xả sau có 3 cửa van cung bằng thép, ngưỡng tràn thực dụng, nối tiếp sau là dốc nước và tiêu năng bằng mũi phun.

+ Lưu lượng thiết kế : Q = 532.3m 3/s.

+ Cao trình ngưỡng tràn phần cố định : +27.6m.

+ Chiều rộng tràn : B tr = 27.0m.

+ Chiều rộng cửa van : B = 9.0m.

+ Chiều cao cửa van : H = 4.4m.

– Dốc nước.

+ Đoạn thu hẹp : L = 20.0m.

+ Chiều rộng đầu dốc nước : B 1 = 29.0m.

+ Chiều rộng cuối dốc nước : B 2 = 21.8m.

+ Đoạn không thu hẹp : L = 20.0m.

+ Chiều rộng : B = 21.8m.

+ Cao trình đầu dốc nước : + 26.6m.

+ Cao trình cuối dốc nước : + 24.2m.

+ Độ dốc dốc nước: i = 0.06

– Tiêu năng.

+ Chiều dài máng : L = 33.0m.

+ Cao trình cuối máng : + 22.4m.

+ Độ dốc máng phun : i = 0.06.

Chiều dài theo phương ngang kể từ mũi phun đến vị trí xói sâu nhât L = 25.6m; Chiều sâu xói d = 6.54 m; Chiều rộng đáy hố xói b =8.2m; mái thượng lưu m=3.0, mái hạ lưu m =1.5.

– Dài van .

+ Cao trình sàn công tác : + 40.0m

+ Cao trình đỉnh dàn van : + 44.9m.

Mái dàn van đổ bê tông cốt thép dán ngói vảy, lan can dàn van bằng thép vuông và ống kẽm liên kết hàn.

– Cầu thả phai: Chiều rộng mặt cầu B =3.0m, cao trình mặt cầu +36.0m, chiều dài nhịp 10.0m, hai dầm chính, tấm đan có kích thước( 0.9×0.5)x0.08 m, lan can cầu bằng thép vuông và ống kẽm liên kết hàn .

– Cầu giao thông qua tràn : Chiều rộng cầu B =5.0m, cao trình mặt cầu +36.0m, chiều dài cầu 3 nhịp L =30.0m.

– Hầm phai, mốc quan trắc: Đặt phía bờ trái tràn xả lũ, cao trình mặt +36.0m, gồm hai khoang, L= 20.4m, B= 2.7m . Hệ thống mốc quan trắc đặt trên tràn.

– Kênh dẫn sau tràn: Độ dốc đáy tràn i= 0.006, Cao trình thiết kế đầu kênh +18.65m, cao trình thiết kế cuối kênh +14.81m, chiều rộng đáy kênh B =10.0m, mái kênh m =1.5m

– Vải lọc là loại DH150.

III – YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Thi công hoàn thành theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong hồ sơ mời thầu và đồ án thiết kế kỹ thuật.

Nhà thầu chịu trách nhiệm thi công, cung cấp nhân lực, thiết bị, vật tư và dụng cụ cần thiết khác để thực hiện việc thi công hoàn thành gói thầu đã trúng.

Trong quá trình thi công các hạng mục công trình nhà thầu sẽ tuân thủ theo đầy đủ các yêu cầu bao gồm :

– Các yêu cầu chất lượng về vật liệu, tay nghề công nhân, thiết bị sử dụng và chất lượng thi công.

– Các yêu cầu kỹ thuật về công tác thi công, công tác xây lắp và công tác bê tông nhà thầu cam kết sẽ thực hiện theo đúng qui định và yêu cầu kỹ thuật.

– Tuyệt đối tuân thủ theo đầy đủ tất cả các yêu cầu thi công đúng qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn thi công, …. của Bộ và Nhà nước ban hành.

a. Xi măng:

– Xi măng được mua tại các đại lý ở thị trấn Kỳ Anh và đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Xi măng dùng để xây dựng công trình là xi măng PC30 của nhà máy xi măng Nghi Sơn sản xuất, có các chỉ tiêu kỹ thuật về cơ lý như cường độ nén, độ mịn, … và có chứng chỉ về chất lượng, được chủ đầu tư chấp nhận, lưu kho không quá 3 tháng ở kho chính và không bị biến chất. Trước khi đưa vào thi công được cán bộ giám sát kỹ thuật kiểm tra và lập văn bản nghiệm thu chấp nhận, nếu chất lượng không đảm bảo thì chủ đầu tư có quyền yêu cầu xác định lại chất lượng và có thể từ chối việc sử dụng khối lượng xi măng đó.

+ Hạn chế thời gian lưu giữ xi măng trên công trường không quá 30 ngày và đảm bảo tốt các điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng…).

+ Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công- Yêu cầu kỹ thuật 14TCN 66 – 2002

+ Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công- Phương pháp thử 14TCN 67 – 2002

+ Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi – Hướng dẫn sử dụng 14TCN 114 – 2001

+ Xi măng Pooclăng TCVN 2682 – 1999.

b. Cát xây dựng công trình và đổ bê tông :

– Cát được lấy tại Sông Trí xã Kỳ Hoa, Kỳ Anh gần công trình…lượng tạp chất không quá 2% trọng lượng vật liệu trong cát, không lẫn đất sét cục. Trong cát không lẫn sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 10mm, những hạt có kích thước từ 510mm cho phép lẫn trong cát không quá 5% khối lượng. Trước khi đưa vào thi công được cán bộ giám sát của chủ đầu tư kiểm tra chất lượng nhận bằng biên bản.

– Cát thiên nhiên sử dụng làm vật liệu xây dựng chung và bê tông công trình thuỷ công phải thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế, các tiêu chuẩn áp dụng sau:

+ Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 1770 – 1986

+ Cát xây dựng – Phương pháp lấy mẫu TCVN 337 – 1986

+ Cát xây dựng – Các phương pháp xác định mọt số tiêu chí từ TCVN 339 – 1986 đến TCVN 346 – 1986

+ Cát dùng cho bê tông thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật 14TCN 68 – 2002

+ Cát dùng cho bê tông thuỷ công – Phương pháp thử 14TCN 69 – 2002

– Mô đun, hàm lượng lớn hơn 5%, hàm lượng bùn sét nằm trong giới hạn cho phép.

c. Đá dăm, đá chèn, đá hộc:

– Đá dăm, sỏi sử dụng trong xây dựng và làm cốt liệu cho bê tông thuỷ công phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế và các tiêu chuẩn sau:

+ Đá dăm sỏi và sỏi dăm dùng trong bê tông thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật 14TCN70-2002.

+ Đá dăm sỏi và sỏi dăm dùng trong bê tông thuỷ công – Phương pháp thử 14TCN71-2002.

+ Đá sỏi trong xây dựng – Phương pháp thử TCVN 1772-1987

: Đá hộc sử dụng xây công trình phải vững chắc và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu đối với đá xây, đá lát theo tiêu chuẩn ngành 14TCN 12-2002.

– Tất cả các loại đá cần để thi công công trình nhà thầu đều ký hợp đồng mua tại thị xã Hồng Lĩnh. Nhà thầu cam kết bảo đảm về mặt cơ lý cũng như thành phần hạt…. đúng với hồ sơ thiết kế và các tiêu chuần hiện hành. Chỉ đưa vào thi công khi đã tiến hành thí nghiệm mẫu và được sự chấp thuận của chủ đầu tư và tư vấn giám sát.

d. Nước :

Nhà thầu dùng nước để thi công , rửa vật liệu, trộn, bão dưỡng bê tông v.v.. các hạng mục thoả mãn các chỉ tiêu sau :

– Nước dùng cho bê tông thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật -14 TCN 72 – 2002

– Nước dùng cho bê tông thuỷ công – Phương pháp thử -14 TCN 73 – 2002

– Nước dùng cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật – TCVN 4506 – 1987

– Độ PH lớn hơn 4.

– Lượng chứa Sun phát không quá 2,7 g/lít.

– Các nguồn nước do giám sát kỹ thuật chỉ định nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước uống cho người lao động trên công trường. Sau đó nhà thầu sẽ cung cấp cho cán bộ giám sát kỹ thuật kết quả thử nghiệm và các chỉ tiêu nêu trên của các nguồn nước đó để giám sát cơ sở cho các quyết định thay đổi khi cần thiết.

e. Cốt thép :

Thép được đưa vào để thi công bê tông và các công tác khác nhà thầu sẽ căn cứ vào yêu cầu thiết kế; chỉ sử dụng vật liệu thép đúng yêu cầu về nhóm, số hiệu và đường kính…

– Thép Cốt bê tông TCVN 6285-1987

– Thép Cốt bê tông cán móng TCVN 1651 – 1985

– Thanh thép phải thẳng, bề mặt sạch không có dầu, mỡ, sơn hay bụi đất bám mặt ngoài. Trước khi sử dụng thép được làm vệ sinh theo đúng quy chuẩn hiện hành.

– Cốt thép đưa vào sử dụng trong công trình được mua tại đại lý ở thị trấn Kỳ Anh có nguồn gốc từ khu công nghiệp Gang- thép Thái Nguyên.

f. Phụ gia:

– Phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa – phân loại và yêu cầu kỹ thuật – 14TCN 103-1999, 14TCN 104 -1999, 14TCN 106 -1999, 14TCN 107 -1999.

– Phụ gia hoá học cho bê tông TCXDVN 325:2004.

g. Vải địa kỹ thuật:

Vải địa kỹ thuật – Quy định chung và các phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu 14TCN 91-1996 đến 14TCN 99-1996.

h. Sơn:

– Sơn – Phương pháp thử . TCVN2090-77 đến TCVN2102-77 .

– Sơn bảo vệ kết cấu cơ khí và thiết bị của công trình thuỷ công 14TCN79-89.

i. Đất đắp :

– Đất đắp được lấy tại mỏ đất xã Kỳ Hoa cách công trình khoảng 3km. Nhà thầu tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, trình kết quả đến chủ đầu tư, tư vấn giám sát và chỉ đưa vào sử dụng thi công khi được sự chấp thuận của các đơn vị nêu trên.

Các loại đất đắp sử dụng đất đào cũng được tiến hành tuần tự theo các bước như trên để đảm bảo chất lượng về mặt vật liệu cũng như an toàn công trình.

k. Gạch các loại:

– Tuân theo quy phạm tiêu chuẩn sau:

+ Công trình thuỷ lợi – xây, lát gạch – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu – 14TCN 120-2002 .

– Gạch các loại được mua ở thị trấn Kỳ Anh, gạch được sử dụng là loại có chất lượng tốt, đảm bảo các yêu cầu về mặt cơ lý cũng như kích thước hình học và được tư vấn giám sát, chủ đầu tư chấp thuận.

l. Các loại vật liệu khác:

– Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà thầu sẽ tiến hành ký hợp đồng mua các loại vật liệu khác tại thị xã Hà Tĩnh và các huyện lân cận. Các vật liệu này cũng được nhà thầu lựa chọn, thí nghiệm, trình tư vấn giám sát và Chủ đầu tư kết quả nếu được chấp thuận mới đưa vào thi công.

3.1. Chuẩn bị mặt bằng:

Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và các văn bản sửa đổi. Chủ dầu tư và tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế cùng nhà thầu có trách nhiệm giao nhận các cao trình cọc mốc và xác định tim tuyến công trình, nhà thầu sẽ kiểm tra và chịu trách nhiệm bảo quản các mốc trong quá trình thi công, căn cứ vào kích thước, cao trình, để chuẩn bị mặt bằng thi công.

Căn cứ khối lượng mà bản vẽ thiết kế đã được duyệt, nhà thầu tiến hành tính toán và lựa chọn vị trí bãi thải đất nhằm đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và an toàn tuyệt đối.

3.2. Phương án kỹ thuật:

Nhà thầu sẽ có những phương án cụ thể về thi công đào đắp các hạng mục của công trình hợp lí và khoa học. Đảm bảo một cách tốt nhất tốt nhất về kỹ thuật cũng như mỹ thuật cho từng hạng mục.

Theo yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật, phải tuân thủ các quy phạm, tiêu chuẩn sau đây:

– Quy phạm thiết kế đập đất đầm nén QPTL.11.77.

– Đập đất – Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng phương pháp đầm nén 14TCN 20-2004.

– Công trình bằng đất – Quy trình thi công bằng biện pháp đầm nén 14TCN 2-85.

– Các tiêu chuẩn về thí nghiệm đất trong xây dựng công trình thuỷ lợi 14TCN 32-2005 đến 14TCN 140 – 2005.

Nhà thầu phải cung cấp vật tư , thiết bị và nhân lực để thực hiện công tác thi công theo đúng hồ sơ thiết kế và những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.Phải chịu trách nhiệm toàn bộ về an toàn lao động và an toàn kỹ thuật thi công.

4.1. Công tác cốt thép:

Cốt thép đưa vào xây dựng công trình phải có chứng chỉ, việc gia công uốn, hàn , buộc, nối cốt thép nhà thầu sẽ thực hiện theo đúng qui phạm thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép của công trình xây dựng.

– Nghiệm thu cốt thép :

+ Sau khi thi công hoàn thành công tác lắp đặt cốt thép, nhà thầu sẽ báo cáo để cán bộ giám sát kiểm tra và nghiệm thu cốt thép về kích thước, số lượng, chất lượng, mối hàn, mối nối và độ ổn định của kết cấu. Dung sai cho thép khi lắp đặt cốt thép .

+ Số lượng thép đủ, chủng loại thép đúng theo yêu cầu trong bản vẽ thiết kế.

4.2. Công tác ván khuôn đà giáo :

Tuân theo các quy phạm và quy địnhTCVN 4453-95, TCVN5724-92 QPTL.D6-78.

Ván khuôn đà giáo đưa vào sử dụng đảm bảo hình dáng, kích thước, độ chặt, độ nhẵn bề mặt, cường độ, độ ổn định, độ võng của ván khuôn và đà giáo (theo phương vuông góc với bề mặt) trong vòng dung sai cho phép là 3mm, khi hoàn tất việc gia công và lắp đặt ván khuôn nhà thầu sẽ báo để cán bộ giám sát kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn.

+ Độ chính xác của ván khuôn đà giáo.

+ Độ chính xác của kết cấu và kín nước.

+ Độ kín khít giữa các thành phần ván khuôn và giữa ván khuôn với bề mặt bê tông.

+ Trong quá trình đổ bê tông. Nhà thầu luôn theo dõi và kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí ván khuôn. Nếu có bất kỳ sai lệch nào thì nhà thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ vững chắc của ván khuôn và đà giáo. Dàn giáo được dùng là khung cứng, có lan can bảo vệ, khi thi công các hạng mục trên cao phải bao che xung quanh để phòng, tránh tai nạn lao động. Nhà thầu có trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công.Cán bộ giám sát có bổn phận nhắc nhở nhà thầu về việc này.

4.3. Công tác bê tông :

+ Nhà thầu có biện pháp và bản vẽ cụ thể cho công tác ván khuôn các hạng mục cơ bản.

Công tác thi công và kiểm tra chất lượng nghiệm thu bê tông, bê tông cốt thép phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn sau đây:

– Quy phạm bê tông và nghiệm thu bê tông TCVN 4453-1995.

– Công trình thuỷ lợi – kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu -14TCN59-2002.

– Công trình thuỷ lợi – Quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng-14TCN90-1995.

– Quy trình kỹ thuật bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép TCVN 4452-85.

– Quy trình thi công bê tông trong mùa khô – 14TCN48-86.

– Vữa thuỷ công -Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử -14TCN 80-2001.

– Bê tông thuỷ công -Yêu cầu kỹ thuật 14 TCN 63-2002.

– Hỗn hợp bê tông yêu cầu kỹ thuật – 14TCN 64-2002.

– Hỗn hợp bê tông phương pháp thử – 14TCN 65-2002.

a. Cấp phối bê tông :

– Bê tông nặng – Yêu cầu bão dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 5529-1991.

Cấp phối bê tông trên cơ sở thí nghiệm cho từng mác bê tông cụ thể (ứng với loại vật liệu cụ thể). Mác bê tông là cường độ nén láng trụ cực hạn tiêu chuẩn (tính bằng kg/cm) của mẫu thí nghiệm hình hộp tiêu chuẩn 150x150mm ở tuổi 28 ngày. Xác định cấp phối vật liệu sỏi cho 1 m bê tông từng loại với các thành phần : Xi măng, cát, sỏi (đá xây), lượng nước. Nước được xác định khi vật liệu khô tuyệt đối, sau đó tuỳ theo độ ẩm tự nhiên của vật liệu lúc đổ bê tông để xác định chính xác.

b. Cân đong vật liệu :

Độ sụt của bê tông xác định theo thí nghiệm hình còn tiêu chuẩn tại hiện trường phù hợp với kết qủa thí nghiệm mác bê tông.

c. Trộn bê tông :

Quá trình chuẩn bị vật liệu để trộn bê tông nhà thầu thực hiện cân đong chính xác. Đặc biệt đối với nước- nhà thầu có thiết bị đo đạc, không tuỳ tiện trong việc tăng lượng nước.

+ Đầu tiên đổ khoảng 15% 20% trọng lượng cho một cối trộn.

+ Đổ xi măng và các cốt liệu vào cùng một lúc.

d. Vận chuyển bê tông :

+ Lượng nước còn lại được thêm vào liên tục để duy trì độ sệt hỗn hợp.

e. Trước khi đổ bê tông :

Vận chuyển bê tông từ Trạm trộn, máy trộn đến nơi đổ bằng các phương tiện thích hợp và phương tiện riêng phòng sự thay đổi thành phần hỗn hợp do thời tiết. Khi vận chuyển không để cho hỗn hợp bê tông bị phân tầng, hay chảy nước xi măng. Thời gian ngừng cho phép từ khi trộn bê tông đến khi đổ bê tông theo qui phạm qui định.

Nhà thầu sẽ kiểm tra và báo cáo cho cán bộ giám sát các công việc sau đây:

+ Chuẩn bị vật liệu.

+ Chuẩn bị bãi trộn.

+ Chuẩn bị hố móng để đổ bê tông.

+ Chuẩn bị lắp đặt vật chống thấm.

+ Chuẩn bị ván khuôn đà giáo bố trí cốt thép.

+ Chuẩn bị các thiết bị trộn nước trong bê tông.

Trong quá trình đổ bê tông nhà thầu theo dõi và kiểm tra thường xuyên ván khuôn, dàn giáo và cốt thép. Nếu phát hiện bất kỳ sai lệch nào thì nhà thầu tạm thời ngừng đổ bê tông, xử lý theo quy định và gia cố nếu cần thiết, đồng thời báo cáo cho cán bộ giám sát để xem xét chất lượng bê tông và các biện pháp xử lý khi cần thiết. Chiều cao phần đổ bê tông phải tương ứng với cường độ và độ cứng của ván khuôn, dàn giáo được tính theo áp lực do việc đổ bê tông. Nhà thầu sẽ lưu ý chiều cao cho phép tối đa của mỗi lớp bê tông được đổ phụ thuộc vào việc sử dụng thiết bị đầm bê tông như sau:

– Nếu sử dựng đầm dùi thì mỗi lớp bê tông đổ không quá 80% chiều dài bộ phận công tác của thiết bị đầm.

– Nếu sử dụng đầm bàn để đầm thì thì mỗi lớp bê tông đổ không không cao quá 10 cm.

– Nếu sử dụng đầm tay đầm bằng thủ công thì mỗi lớp bê tông đổ không quá 20 cm.

Nhà thầu sẽ theo dõi và bố trí công tác đổ bê tông phù hợp với thời tiết.

g. Công tác bảo dưỡng bê tông:

Trong quá trình đổ bê tông, nhà thầu luôn kiểm tra và ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký thi công công trình về tất cả các hoạt động được thực hiện và tất cả các sự việc xảy ra.

h. Sửa chữa khuyết tật :

Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông, nhà thầu tiến hành che đậy bề mặt bê tông và giữ ẩm. Sau khi đổ khoảng 10 giờ bê tông được tưới nước bảo dưỡng; trong trường hợp thời tiết nóng hay có gió thì sau khi đổ bê tông khoảng 8 giờ công tác bảo dưỡng tiến hành ngay. Nhà thầu sẽ tổ chức bảo dưỡng bê tông liên tục cho đến khi bê tông đạt được 70% cường độ nén yêu cầu (khoảng 14 ngày). Ban ngày bê tông được tưới nước tối thiểu 2 giờ một lần còn ban đêm thì tưới khoảng 2 lần. Trong trường hợp thời tiết nóng hay có gió thì số lần bảo dưỡng tăng thêm 50% so với số lần qui định.

i. Thí nghiệm bê tông :

Nhà thầu tháo dỡ ván khuôn theo qui phạm thi công và nghiệm thu bê tông sau đó tiến hành kiểm tra và sửa chữa tất cả các khuyết tật, xử lý bề mặt bê tông bị rỗ hay nứt nẻ. Nếu cán bộ giám sát phát hiện bất kỳ phần bê tông nào không đạt yêu cầu thiết kế mà không xử lý được thì nhà thầu sẽ đập bỏ phần bê tông hư hỏng và đổ lại bằng chính kinh phí của nhà thầu. ở những cấu kiện quan trọng khi tháo dỡ ván khuôn có sự chứng kiến của cán bộ giám sát.

Thí nghiệm bê tông gồm có ép mẫu đối chứng, siêu âm với một số hạng mục cần thiết.

Trước và trong quá trình đổ bê tông, cứ một đợt đổ bê tông nhà thầu sẽ lấy một nhóm mẫu gồm 3 mẫu tại cùng một vị trí và được bảo dưỡng tương tự như công trình để kiểm tra cường độ nén. Khi kết quả thí nghiệm cho thấy bê tông không thoả mãn các yêu cầu qui trình, cán bộ giám sát sẽ quyết định biện pháp xử lý và khả năng sử dụng của kết cấu bê tông đó. Các mẫu bê tông được bảo quản ngay tại vị trí công trình.

4.4. Công tác xây :

Các kết quả thí nghiệm được trình bày rõ ràng trên báo cáo đổ bê tông, nhật ký thi công và hồ sơ.

Tuân theo quy phạm tiêu chuẩn sau:

a. Cấp phối :

Công trình thuỷ lợi – Xây, lát đá -Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu -14TCN12-2002.

Mác vữa xi măng tính bằng kg/cm là cường độ tiêu chuẩn của mẫu thí nghiệm hình lập phương (7x7x7) cm của tổ 3 viên mẫu ở tuổi 28 ngày. Cấp phối cho (1 m) vữa xi măng sẽ thực hiện theo cấp phối thí nghiệm cho từng lô vật liệu.

b. Trộn và vận chuyển vữa :

Mác vữa được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 3121-1979.

c. Kỹ thuật xây :

Nhà thầu áp dụng tiêu chuẩn 14 TCN 80-90

+ Chuẩn bị mặt bằng.

+ Thi công theo thiết kế được duyệt.

d. Bảo dưỡng khối xây :

+ Tiến hành xây theo QPKT xây lắp.

Khối xây được bảo dưỡng thường xuyên bằng cách giữ ẩm và tưới nước trong khoảng thời gian tối thiểu là 7 ngày.

Theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và các văn bản sửa đổi và các yêu cầu kỹ thuật khác của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát tại hiện trường đồng thời phải tuân thủ các quy phạm, tiêu chuẩn sau đây:

– Quy trình đo vẽ địa chất công trình tỷ lệ lớn để XDCT thuỷ lợi – QPTL.B.5.74.

– Quy phạm thi công khoan nổ mìn các công trình đất, đá- QPTL.D.3.74. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN -87.

– Quy trình nổ mìn trong xây dựng thuỷ lợi thuỷ điện QPTL.D.1.82.

– Công tác đất – Quy phạm thi công, nghiệm thu TCVN4447-87.

– Quy phạm thi công và nghiệm thu các công việc tiêu nước mặt và hạ mực nước ngầm bằng nhân tạo QPTL.D.1.74.

a. Đào móng :

– Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447-1987.

Công tác đào móng cho công trình bê tông hoặc đá xây luôn đảm bảo kích thước hình học và các yêu cầu trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và các văn bản sửa đổi Đáy móng phẳng và luôn luôn được giữ khô ráo trước khi bắt đầu thi công công trình. Trường hợp trong qúa trình thi công hố móng gặp phải mạch nước ngầm hoặc bất kỳ một hiện tượng khác khả năng gây hại cho công trình nhà thầu sẽ khẩn trương báo cáo tư vấn giám sát và chủ đầu tư để có phương án xử lý kịp thời.

b. Đắp đất công trình :

Đất, đá đào từ hố móng lên nếu sẽ được nhà thầu tiến hành làm thí nghiệm nếu thoả mãn các yêu cầu qui định sẽ được sử dụng để đắp trả, phần đất, đá không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nhà thầu sẽ vận chuyển đến đổ ở bãi thải đã qui định.

Trước khi đắp đất nhà thầu phải kiểm tra, xử lý nền móng theo yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật, khi đắp lớp tiếp theo phải đánh xờm nền sâu 4 cm. Đất đắp được rải thành từng lớp dày 10 20 cm. Sau khi rải, đất đắp được đầm nén kỹ để đạt độ chặt qui định. Toàn bộ khu vực đầm nén được duy trì ở cùng một cao độ. Nhà thầu được sự đồng ý svà phê chuẩn của cán bộ giám sát trước khi thực hiện qui trình đầm nén hay sử dụng các loại phương tiện đầm sẵn có. Tất cả các lớp được đầm nén chặt trước khi rải lớp kế tiếp và không để lại hang hốc hay các lỗ rỗng lớn sau khi đầm nén. Trong trường hợp ngừng thi công quá ba ngày thì phải xử lý bề mặt theo yêu cầu của tư vấn giám sát khi thi công trở lại, nhà thầu cũng phải đưa ra biện pháp xử lý độ ẩm đất đắp khi có sự chênh lệch độ ẩm với độ ẩm thiết kế.Thực hiện theo tiêu chuẩn 14 TCN2-85, đất đắp được đầm nén kỹ để đạt được dung trọng thiết kế.

– Căn cứ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình thuỷ lợi Hà Tĩnh lập để nhà thầu tiến hành thi công lắp đặt đúng thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.

– Lắp ráp các thiết bị cơ khí, kết cấu theo quy phạm ” Chế tạo và lắp ráp các thiết bị cơ khí, kết cấu thép của công trình thuỷ lợi” QPTL-E-3-80, 14TCn25-85 và các yêu cầu khác được ghi trong bản vẽ thiết kế.

– Việc lắp dựng cốt thép vật liệu bê tông định vị các thiết bị cơ khí theo ” Quy phạm kỹ thuật chung về thi công và nghiệm thu công trình bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. QPXD -31- 68″

– Quy phạm quản lý công nghệ gia công và công nghệ tháo lắp cơ khí . QPTL.E1.74

– Kim loại và ống kim loại – phương pháp thử TCVN 256-67; TCVN 257-67; TCVN 258-67; TCVN 312-69; TCVN 314-69.

– Tầng lọc ngược : 14TCN 14TCN 11-85.

– Công tác trắc địa trong thi công theo tiêu chuẩn 14 TCN 22-2002, 14TCN 102-2002, 14TCN 141-2005, TCXDVN 309:2004.

– An toàn điện trong xây dựng TCVN 4086:1985

PHẦN II BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

– Nghị định số 209/2005/NĐ-CP ngày 16/02/2005 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Công tác tổ chức thi công xây lắp bao gồm: Chuẩn bị tiến hành xây lắp, bố trí mặt bằng xây lắp, khối lượng xây lắp, Tổ chức cung ứng vật tư, vật liệu – Kỹ thuật, Vận tải cơ giới hóa xây dựng, Tổ chức lao động, lập kế hoạch tác nghiệp, Điều độ sản xuất và tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp.

Nhận bàn giao mặt bằng thi công:

Nhận tất cả các mốc cao độ, tim tràn theo từng mặt cắt ngang của công trình. Tiến hành phóng lại tuyến xác định tim tuyến, cắm cọc chi tiết và dời dấu các cọc ra khỏi phạm vi thi công

Công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu:

Kiểm tra toàn bộ các mỏ vật liệu và địa điểm cung cấp vật liệu xây dựng.

Tất cả các loại vật liệu đưa đến công trình đều phải có phiếu kiểm tra của đơn vị thí nghiệm và phải được TVGS kiểm tra về thủ tục cũng như chất lượng về vật liệu.

Xây dựng bố trí lán trại, nhà ở, nhà làm việc, kho bãi tập kết vật liệu, thiết bị thi công (có sơ đồ bố trí cụ thể).

Xây dựng lán trại cho công nhân ăn ở.

Xây dựng nhà làm việc tạm cho cán bộ phụ trách công trường.

Làm bãi tập kết vật tư, vật liệu và bãi sản xuất cấu kiện công trình.

Máy móc thiết bị phục vụ thi công được tập kết đầy đủ trước khi có lệnh thi công công trình.

Chuẩn bị các hệ thống đảm bảo an toàn giao thông trong suốt cả quá trình thi công như hệ thống đèn báo hiệu, cọc tiêu, biển báo công trường..

Trước khi bắt đầu tiến hành thi công, nhà thầu sẽ hoàn thành tốt công tác chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công, những công tác chuẩn bị bên trong và bên ngoài mặt bằng công trường.

– Những biện pháp chuẩn bị về tổ chức gồm có:

+ Xác định những tổ chức tham gia thi công.

– Tùy theo qui mô công trình, mức độ mà chuẩn bị về những điều kiện xây dựng cụ thể.

+ Ngoài công trường: Làm đường vận chuyển, kho bãi trung chuyển, đường dây thông tin liên lạc, đường dây tải điện, các trạm biến thế, công trình lấy nước

+ Trong công trường : Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng, xây dựng công xưởng và các công trình phục vụ, xây lắp các nhà tạm phục vụ thi công, đảm bảo hệ thống cấp nước phòng cháy và trang bị chữa cháy.

– Chỉ khởi công xây lắp những khối lượng chính của công trình sau khi đã làm xong công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho thi công.

Do mặt bằng thi công tương đối rộng khối lượng thi công lớn, nhà thầu sẽ triển khai bố trí các mũi thi công một cách khoa học đẩy nhanh tiến độ thi công.

Để phục vụ công tác thi công nhà thầu bố trí:

+ 1 Nhà ở BCH công trường.

+ 1 Lán trại công nhân.

+ 1 Kho kín chứa vật liệu.

+ 1 Kho để phương tiện thi công cơ giới.

3.Khối Lượng thi công: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG.

+ Các kho hở, bãi tập kết vật liệu được bố trí rải rác trên công trường để tiện việc thi công.

*.Trụ sở chính :

Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tổ chức thi công công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng kỷ thuật .

* Văn phòng hiện trường .

Thường xuyên kiểm tra việc điều hành sản xuất của văn phòng hiện trường.cung cấp vốn để văn phòng hiện trường chỉ đạo thi công.

Trực tiếp chỉ đạo thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ .

Chịu trách nhiêm trước trụ sở chính về việc tổ chức chỉ đạo các đội công trình thi công .

Trực tiếp điều hành mọi công việc tại hiện trường,hưởng dẩn kỷ thuật kiểm tra ,thí nghiệm vật liệu, nghiệm thu để chuyển bước giai đoạn thi công, nghiệm thu thanh toán khối lượng theo định kỳ kế hoạch .

Lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu thanh quyết toán công trình .

Quan hệ giữa trụ sở chính và giao phó cho quản lý hiện trường:

Văn phòng tại hiện trường chịu trách nhiệm chỉ đạo thi công công trình đảm bảo chất lượng kỷ thuât đúng tiến độ .

Văn phòng hiện trường trực tiếp quản lý lực lượng thi công .

Căn cứ vào tiến độ thi công xây lắp, công tác cung ứng vật tư, vật liệu – kỹ thuật sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ và đồng bộ, bảo đảm phục vụ thi công liên tục, không bị gián đoạn, tập trung dứt điểm nhằm đưa nhanh công trình hoặc từng phần của công trình vào sản xuất và sử dụng. Để đảm bảo cung ứng vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm nhà thầu bố trí tốt các công xưởng, kho, bãi, các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ.

Nhu cầu cung ứng vật tư, vật liệu – kỹ thuật phải gắn liền với tiến độ thi công xây lắp, thời hạn hoàn thành từng công việc và được xác định trên cơ sở khối lượng công tác bằng hiện vật (căn cứ vào thiết kế – dự toán của công trình ), những định mức sử dụng, tiêu hao và dự trữ sản xuất. Ngoài ra, còn tính dự trù vật tư dùng vào những công việc thực hiện bằng nguồn vốn thiết kế cơ bản khác của công trình và dùng cho công tác thi công trong mùa mưa bão. Chú ý tới hao hụt vận chuyển, bốc dỡ, cất giữ bảo quản và thi công theo những định mức hiện hành và có những biện pháp giảm bớt chi phí hao hụt ấy. Các tổ chức xây lắp phải thường xuyên kiểm tra tồn kho vật tư và giữ mức dự trữ vật tư phù hợp với các định mức hiện hành.

Khi thi công, nhà thầu sử dụng phương pháp và phương tiện cơ giới có hiệu quả nhất, bảo đảm có năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đồng thời giảm nhẹ được các công việc nặng nhọc.

Việc tổ chức công tác vận chuyển luôn đảm bảo phục vụ thi công theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ xây dựng và tiến độ cung cấp vật tư – kỹ thuật; đảm bảo chất lượng, không để hao hụt lớn.

Công tác tổ chức lao động trong thi công xây lắp bao gồm những biện pháp sử dụng hợp lý lao động. Tổ chức nơi làm việc, công tác phục vụ, tạo mọi điều kiện để lao động được an toàn. Tổ chức lao động được đảm bảo nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công tác và tiết kiệm vật tư trên cơ sở nâng cao tay nghề công nhân, sử dụng có hiệu quả thời gian lao động. Đội sản xuất có đội trưởng được chỉ định trong số cán bộ kỹ thuật thi công hoặc công nhân kỹ thuật có trình độ nghề nghiệp cao và có năng lực tổ chức thực hiện.

Khi thi công theo hai hoặc ba ca, thì chỉ định đội phó theo ca. Điều khiển tổ sản xuất là tổ trưởng tổ sản xuất. Khi tổ chức sắp xếp mặt bằng thi công, đặc biệt chú ý bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. Công tác phục vụ nơi làm việc luôn được tổ chức có khoa học, chu đáo, bảo đảm cho công nhân có điều kiện tập trung vào làm những công việc chính, không làm những công việc trái với ngành nghề và trình độ tay nghề. Những phương pháp và biện pháp lao động được lựa chọn để áp dụng để có năng suất cao, tiết kiệm vật liệu, bảo đảm chất lượng và an toàn lao động.

Điều kiện và môi trường lao động luôn đảm bảo cho công nhân làm việc có năng suất cao, đồng thời giữ gìn được sức khỏe bằng cách áp dụng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, có biện pháp giảm bớt những yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể người lao động.

Công tác lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất bảo đảm điều hòa sản xuất và thi công, thường xuyên nắm tình hình, kiểm tra phối hợp hoạt động của các đội sản xuất và cơ sở phục vụ, nhằm hoàn thành đúng thời hạn các khối lượng xây lắp đưa nhanh công trình vào sử dụng.

Công tác kiểm tra chất lượng được nhà thầu tiến hành tại chỗ, sau khi hoàn thành một công việc sản xuất, một phần việc xây lắp hay một quá trình xây lắp. Khi kiểm tra chất lượng được thực hiện đúng qui trình công nghệ đã ghi trong thiết kế thi công và đối chiếu kết quả những công việc đã thực hiện so với yêu cầu của bản vẽ và các tiêu chuẩn, qui phạm Nhà nước hiện hành.

– Khi kiểm tra chất lượng, căn cứ vào những tài liệu ghi trong thiết kế thi công:

+ Bản vẽ kết cấu, kèm theo kích thước sai lệch cho phép và mức độ chính xác đo đạc, yêu cầu chất lượng vật liệu.

+ Những tài liệu ghi rõ nội dung, thời gian và phương pháp kiểm tra.

+ Bản liệt kê những công việc đòi hỏi có sự tham gia kiểm tra của bộ phận thí nghiệm công trường và bộ phận trắc đạc công trình.

+ Bản liệt kê những công trình che khuất, đòi hỏi nghiệm thu và lập biên bản trước khi lấp kín.

– Đối với những kết cấu đặc biệt quan trọng, cần tổ chức nghiệm thu trung gian và lập biên bản theo mức độ hoàn thành từng phần trong quá trình thi công.

PHẦN III BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG: 1. Bàn giao cọc tim tràn, mốc cao độ và dời dấu cọc.

– Ngoài việc kiểm tra chất lượng trong nội bộ tổ chức xây lắp, công tác kiểm tra chất lượng còn do các cơ quan giám định chất lượng Nhà nước và các cơ quan quản lý bộ, ngành thực hiện.

– Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát phải tiến hành giao nhận các cọc tim cầu , mốc cao độ, khi giao nhận phải tiến hành kiểm tra.

– Về cọc tim cầu phải có ít nhất là 2 cọc ở mỗi bên công trình, cọc được chôn qua bệ bê tông và phải có một mốc cao độ.

– Sai số về mốc cao đạc khi so sánh hai lần đo dẫn từ một mốc chính hoặc 2 lần đo dẫn tới 2 mốc chính tới, cho phép là ± 20ÖL ( Sai số tính bằng mm và L là khoảng cách cao đạc đơn vị Km) không được lớn hơn quá ±15mm.

– Sai số cọc tim cầu so với tim đường hai đầu cầu tối đa 50mm.

– Sau khi nhận cọc, Nhà thầu phải tiến hành ngay việc dấu dời cọc các cọc tim có thể bị đào hoặc đắp lấp trong quá trình thi công. Khi đã xây xong được một phần mố thì đưa cọc tim cầu lên trên mố, do nhà thâù thực hiện với sự kiểm tra của Tư vấn giám sát.

– Khi bàn giao công trình cho đơn vị quản lý công trình phải giao các văn bản thuộc về công tác định vi đo dạc sau đây.

+ Số liệu các mốc cố định đặt ở khu vực công trình .

2. Đào móng công trình :

+ Bản sao biểu mẫu ghi các số liệu khảo sát dộ lún và biến dạng của các mốc .

Tiến hành căng dây đóng cọc khôi phục lại các cọc tim tràn, xác định toạ độ toàn tràn. Tiến hành kiểm tra lại các yếu tố hình học của tràn.

Xác định cụ thể những trường hợp cần thiết để gia cố tạm thời vách đứng của hố móng, tính chất tải trọng tạm thời trên mép hố móng và lưu lượng nước thấm trong hố móng.

Xác định điều kiện bảo vệ vành ngoài hố móng, chống nước ngầm và nước mặt.

Khối lượng đất, đá thừa và đất không đảm bảo chất lượng thì đổ ra bãi thải qui định không đổ bừa bãi làm ứ đọng nước.

Những phần đất, đá đào từ móng lên, nếu được sử dụng để đắp thì sẽ tính toán sao cho tốc độ đầm nén phù hợp với tốc độ đào nhằm sử dụng hết đất đào mà không gây ảnh hưởng tới đào đất hố móng.

Trong trường hợp trữ đất để sau này sử dụng đắp lại vào công trình thì bãi đất tạm thời không gây trở ngại cho thi công và an toàn giao thông, lao động. Không tạo thành sình lầy. Bề mặt bãi trữ được lu lèn nhẵn có độ dốc thoát nước.

Khi đào hố móng nhà thầu để lại một lớp đất bảo vệ để chống xâm thực phá hoại của thiên nhiên, bề dày lớp bảo vệ do thiết kế qui định tuỳ theo điều kiện địa chất công trình và tính chất công trình. Lớp đất bảo vệ chỉ được bóc đi trước khi bắt đầu xây dựng công trình.

Lưu ý khi đào đến gần cao độ thiết kế đối với móng tràn thì cho lu lèn loại nhẹ lu qua 2 -3 lần/điểm. Sau đó, tiếp tục sửa lại cho đúng cao độ thiết kế. Yêu cầu đối với móng tràn sau khi làm xong phải bằng phẳng, không được lồi lõm ảnh hưởng đến công tác đắp đất và đổ bê tông mặt tràn sau này. Phải đảm bảo đúng chiều rộng , chiều dài thiết kế tràn. Trong khi thi công, để đảm bảo thoát nước và tưới trong các giai đoạn lu lèn có thể thoát ra khỏi tràn.

Dùng lu 8 tấn lu từ mép móng tràn vào giữa, lu 8 lần/điểm. Tốc độ máy lu 2km/giờ.

Kiểm tra cao độ móng tràn bằng máy thuỷ bình.

3. Đắp đất công trình:

Nhà thầu đặt biển báo khoảng cách nguy hiểm trong trường hợp đào gần những nơi có phương tiện giao thông đi lại.

Nền công trình trước khi đắp được nhà thầu xử lý và nghiệm thu.

Khi đắp đất trên nền đất ướt hoặc có nước, trước khi tiến hành đắp đất tiến hành tiêu thoát nước, vét bùn, khi cần thiết đề ra biện pháp chống đùn đất nền sang hai bên trong quá trình đắp đất. Không được dùng đất khô lẫn đất ướt để đầm nén.

Đầm nén đất đắp tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất. Chiều dày của lớp đầm được qui định tuỳ thuộc vào điều kiện thi công, loại đất, loại máy đầm sử dụng và độ chặt yêu cầu.

4.1.Công tác cốp pha : a./ Lắp dựng cốp pha:

Định vị hình học chiều dài, mặt cắt ngang: Căn cứ hồ sơ thiết kế dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình, thước thép xác định cọc móng tràn , cắm cọc lên ga theo cao độ, chiều rộng, chiều dài mái dốc taluy bằng cọc và dây căng.

Lắp dựng cốp pha đà giáo nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu sau.

– Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần phải chống dính.

– Cốp pha thành bên của các kết cấu, lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ.

– Lắp dựng cốp pha đảm bảo điều kiện tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông.

– Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng tác động khi thi công.

Khi lắp dựng cốp pha có các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và các cao độ kết cấu.

Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì tính toán, xác định số lượng và bố trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.

Quá trình lắp dựng cốp pha cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới đế khi cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông, các lỗ này được bịt kín lại.

b./ Tháo dỡ cốp pha :

Cốp pha lắp dựng xong được nhà thầu và cán bộ giám sát kiểm tra và nghiệm thu rồi mới tiến hành các công tác khác.

Cốp pha đà giáo được nhà thầu tháo dỡ khi bê tông đã đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.

4.2 Công tác cốt thép :

Tháo dỡ theo trình tự đảm bảo các qui định về an toàn lao động.

Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5547 P:1991 và TCVN 1651:1985.

Trong công trình không sử dụng nhiều chủng loại thép khác nhau.

Cốt thép trước khi gia công và đổ bê tông cần đảm bảo :

– Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.

– Các thanh thép bị hẹp bị giảm tiết diện do làm sạch hay do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo tiết diện thực tế còn lại.

Cắt uốn cốt thép :

– Cốt thép cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô.

Hàn cốt thép :

Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau :

– Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt.

– Đảm bảo chiều dài và chiều cao theo yêu cầu thiết kế.

Nối buộc cốt thép :

– Nối buộc cốt thép được qui định theo thiết kế . Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang tiết diện của kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ.

– Chiều dài nối buộc cốt thép không nhỏ hơn 250mm đối với cốt thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với cốt thép chịu nén.

– Nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, không cần uốn móc đối với cốt thép có gờ.

– Dây buộc dùng loại dây thép mềm

Trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép nhà thầu phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế và chủ đầu tư.

Công tác lắp dựng cốt thép của nhà thầu thoả mãn các yêu cầu sau :

– Các bộ phận lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau.

– Có biện pháp ổn định cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông.

– Các con kê đặt ở các vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và làm các vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá huỷ bê tông.

– Sai lệch chiều dày lớp bảo vệ so với thiết kế không vượt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15 mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm.

Kiểm tra nghiệm thu công tác cốt thép :

– Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế.

– Công tác gia công cốt thép.

– Công tác hàn.

– Sự phù hợp của thép chờ và chi tiết đặt sẵn

– Sự phù hợp các loại vật liệu làm côn kê, mật độ các điểm kê, chiều dày lớp bảo vệ.

– Nghiệm thu cốt thép được tiến hành trực tiếp tại hiện trường.

– Khi nghiệm thu phải có hồ sơ.

Các yêu cầu của bê tông trong ngành xây dựng và thuỷ lợi :

– Thoả mãn yêu cầu về cường độ (chịu nén và chịu kéo).

– Chống thấm và chống xâm thực tốt.

– Chống mài mòn và nứt nẻ tốt.

Các biện pháp chính để thoả mãn các yêu cầu bê tông trong ngành xây dựngvà thuỷ lợi:

– Thiết kế cấp phối hợp lý đảm bảo thoả mãn yêu cầu kỹ thuật.

– Dùng loại mác xi măng phù hợp với điều kiện làm việc của từng loại kết cấu.

– Dùng vữa bê tông khô với tỷ lệ N/X thấp và lượng xi măng ít cộng với chất phụ gia để nâng cao độ dẻo của khối bê tông.

– Cốt liệu bê tông được cân đong từng phần vật liệu để pha trộn hỗn hợp bê tông theo cấp phối đã được xác định thông qua thí nghiệm. Các loại vật liệu như xi măng, cát, đá dăm cân đong theo khối lượng và nước được cân đong theo thể tích.

– Sai lệch khi cân đong vật liệu không vượt quá các trị số cho phép trong yêu cầu kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào độ ẩm của cát, đá và điều kiện thi công để yêu cầu cán bộ giám sát cho phép điều chỉnh lượng nước hoặc cấp phối cho hợp lý.

– Hỗn hợp bê tông được trỗn bằng máy trộn. Dung tích máy trộn được chọn phù hợp với điều kiện thi công thực tế sao cho chất lượng trộn tốt nhất và thời gian thi công nhanh nhất.

– Thể tích toàn bộ vật liệu đổ vào máy trộn cho một cối bê tông phù hợp với dung tích qui định cuả máy, thể tích chênh lệch không vượt quá 10% và không nhỏ hơn 10%.

– Khi đổ vật liệu vào trạm trộn, máy trộn tuần hoàn trước hết đổ 15 20% lượng nước sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần dần và liên tục phần nước còn lại.

– Thời gian nhào trộn hỗn hợp bê tông khô kéo dài hơn thời gian nhào trộn hỗn hợp bê tông dẻo, nhưng không trộn lâu quá 5 phút. Thời gian tối thiểu để trộn tuỳ thuộc loại máy và độ sụt bê tông, đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.

– Cối trộn đầu tiên sẽ tăng thêm 23,5 lượng vữa xi măng cát để tránh hiện tượng vữa xi măng cát dính vào các bộ phận bên trong của máy trộn và các công cụ vận chuyển làm hao hụt quá nhiều lượng vữa xi măng cát trong hỗn hợp bê tông. Trường hợp đường vận chuyển xấu, công cụ vận chuyển bị rò rỉ thì lượng vữa cát xi măng sẽ tăng thêm 1% cho cả quá trình thi công. Khi chuyển sang thành phần phối hợp vật liệu mới hay chuyển từ đống vật liệu này sang đống vật liệu khác sẽ tiến hành kiểm tra độ sụt của bê tông.

– Khi trút bê tông từ hỗn hợp ra ngoài. Sẽ đặt các bộ phận định hướng sao cho lồng hỗn hợp bê tông đổ ra rơi theo hướng thẳng đứng vào tâm của các bộ phận chứa hỗn hợp bê tông hay công cụ vận chuyển.

– Hỗn hợp bê tông sẽ được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của trạm trộn hoặc công trường nghiệm thu. Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông được tiến hành theo TCVN 3105-75. Việc lấy mẫu và kiểm tra độ dẻo, độ cứng, khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông, giới hạn bền của bê tông được tiến hành theo 14 -TCV-65-88.

– Thời gian vận chuyển (kể từ lúc trút hỗn hợp bê tông ra khỏi trạm trộn, máy trộn đến lúc đổ vào khoảnh đổ) của hỗn hợp bê tông đảm bảo không vượt quá thời gian cho phép.

– Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng xe đẩy bánh hơi để hạn chế bớt chấn động khi vận chuyển, cự ly vận chuyển không quá 100m. Trước khi đổ hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ, nếu thấy bê tông bị phân lớp sẽ trộn lại cho đều.

– Chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ không quá 1,5m .

– Trước khi đổ bê tông nhà thầu và cán bộ giám sát sẽ kiểm tra và lập các biên bản đối với công tác sau :

+ Công tác chuẩn bị nền, chống thấm, đặt cốt thép, thiết bị quan trắc ….

+ Độ chính xác của lắp dựng ván khuôn cốt thép, tấm ốp, đà giáo giằng chống và độ vững chắn của giằng néo, chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tông gây ra.

– Ván khuôn, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn sẽ làm sạch rác, bùn bụi, cạo gỉ trước khi đổ hỗn hợp bê tông. Bề mặt ván khuôn gỗ trước khi đổ hỗn hợp bê tông được tưới ẩm và bịt kín các khe hở.

– Trước khi đổ hỗn hợp bê tông lên mặt ngang của kết cấu bê tông khối lớn, các kết cấu bê tông đúc sẵn, nửa đúc sẵn, mặt tiếp giáp, giữa các khối bê tông đã đổ sẽ được làm sạch rác, bùn bụi, và những màng mỏng xi măng trên mặt đó.

+ Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên theo dõi liên tục hiện tượng của ván khuôn, đà giáo, giằng chống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép.

+ Mức độ đổ bê tông theo chiều cao của ván khuôn phù hợp với sự tính toán cường độ và độ cứng của ván khuôn chịu áp lực của hỗn hợp bê tông mới đổ.

+ Đổ bê tông trong những ngày nóng sẽ che bớt ánh sáng mặt trời.

+ Khi trời mưa, các đoạn đang đổ bê tông được che kín không để nước mưa rơi vào, trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông không được vượt quá thời gian qui định, trước khi đổ tiếp bê tông phải xử lý bề mặt khe thi công theo đúng các chỉ dẫn đã nêu trên.

+ Ở những chỗ mà vị trí cốt thép và ván khuôn hẹp không thể sử dụng được máy đầm dùi thì sẽ tiến hành đầm tay, với dụng cụ đầm tay thích hợp.

– Bê tông sẽ được đầm bằng máy là chủ yếu. Móng, tấm có độ dày dưới 250 mm có một lớp cốt thép sẽ sử dụng máy đầm mặt còn cấu kiện độ dày trên 250 sẽ được đầm bằng máy đầm dùi.

– Đối với khoảnh đổ có diện tích rộng, độ sụt của hỗn hợp bê tông dưới 6 cm sẽ dùng đầm ngang nặng từ 8 10 kg. Khi đầm phải nâng cao 10 15 cm, đầm liên tục và đều.

– Đối với khoảnh đổ có diện tích hẹp, độ sụt của hỗn hợp bê tông từ 6 cm trở lên hay những chỗ bố trí cốt thép dày sẽ dùng thanh sắt hoặc xà beng thọc đều và khi đến lớp trên cùng dùng bàn đập bằng gỗ nặng 1 kg vỗ mặt cho đều.

– Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu sẽ san bằng và đầm ngay đến đó, không đổ thành đống cao, để tránh hiện tượng cát hạt to của cốt liệu rơi vào dồn xuống chất đống. Trong khi đổ và đầm, nếu cốt liệu to tập trung vào một chỗ thì sẽ cào ra trộn lại cho đều, không dùng đầm để san hỗn hợp bê tông, không đổ hỗn hợp bê tông vào chỗ mà hỗn hợp bê tông chưa được đầm chặt.

– Phân chia phạm vi đầm và bàn giao cho từng tổ công nhân phụ trách để tránh hiện tượng đầm sót, đầm lại. Số lượng máy đầm bố trí thích ứng với khả năng cung cấp của hỗn hợp bê tông, năng suất của máy đầm và điều kiện công tác ở chỗ đầm. Ngoài ra sẽ dự phòng thêm máy đầm đề phòng khi đầm hỏng, hoặc đầm thêm những chỗ chật hẹp mà máy đầm không phát huy hết tác dụng.

– Độ dày của mỗi hỗn hợp bê tông đổ xuống căn cứ vào năng lực trộn, khoảng cách vận chuyển tính năng của máy đầm, điều kiện khí hậu và không vượt quá những trị số ghi ở tập yêu cầu kỹ thuật.

– Công tác bảo dưỡng bê tông được tiến hành ngay sau khi đổ bê tông vừa đổ xong. Việc bảo dưỡng bê tông đảm bảo các yêu cầu sau :

+ Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê tông theo tốc độ đã qui định.

+ Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót dẫn đến sự hình thành các khe nứt.

+ Tránh các chấn động hay va chạm và ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng bê tông.

– Biện pháp bảo dưỡng bê tông là dùng nước tưới. Nước sử dụng bảo dưỡng đảm bảo các yêu cầu đối với nước thi công trong vật liệu. Thời gian bảo dưỡng các kết cấu bê tông phù hợp với từng loại kết cấu, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và nắng, gió thực tế tại công trường tuy nhiên phải lớn hơn 7 ngày.

– Tiến hành kiểm tra cường độ bê tông bằng các thí nghiệm kiểm tra cường độ (nén, kéo …) tại phòng thí nghiệm các mẫu bê tông, mẫu bê tông thí nghiệm được lấy theo đúng các tiêu chuẩn qui định hiện hành (mỗi nhóm mẫu thí nghiệm gồm 3 mẫu, lấy cùng một lúc, ở cùng một vị trí, bảo dưỡng trong các điều kiện tương tự điều kiện thực tế ). Số lượng nhóm mẫu phụ thuộc vào loại kết cấu công trình và khối lượng bê tông đã đổ hoặc theo các chỉ dẫn của cán bộ giám sát.

* Thi công bê tông trong mùa hè và mùa mưa : 5.1. Thi công mùa hè :

– Thực hiện các thí nghiệm xác định cường độ tại các cơ quan thí nghiệm bảo đảm chất lượng có năng lực được chủ nhiệm điều hành dự án phê chuẩn. Phương pháp tính toán trị số cường độ bê tông trung bình của kết cấu công trình do các cơ quan nói trên quyết định.

Khi nhiệt độ của không khí trên 30C, việc thi công bê tông và bê tông cốt thép tiến hành theo qui định thi công trong mùa hè.

– Đổ bê tông trong thời kỳ nhiệt độ cao dự tính trước lượng nước thi công, chọn lớp đổ hỗn hợp bê tông có chiều dày thích hợp, tránh thời gian tạm ngừng vượt quá thời gian cho phép.

5.2. Thi công mùa mưa :

– Tăng số lần tưới nước trong thời kỳ bảo dưỡng bê tông, thường xuyên giữ cho bê tông ẩm ướt trong thời gian bảo dưỡng, ban đêm thì mở vật che đậy trên bề mặt bê tông để hơi nước bốc, ban ngày trời nắng thì che đậy lại.

+ Giảm bớt lượng nước trộn hỗn hợp bê tông ( do phòng thí nghiệm công trường quyết định).

+ Tăng cường công tác tiêu nước đọng trong khoảnh đổ.

+ Trên bề mặt thi công mới đổ phải kịp thời dùng bao tải, vải bạt để che phủ. Ngăn nước xung quanh không cho chảy vào khoảnh đổ.

– Ở những nơi khoánh đổ không có dàn che mưa trong quá trình đổ hỗn hợp bê tông, nếu gặp trời mưa lớn thì lập tức ngừng thi công, đồng thời che đậy kín bề mặt bê tông. Sau khi mưa thì tiêu hết nước đọng trong khoảnh đổ và xử lý lớp bê tông trên mặt, nơi bị nước mưa xói nghiêm trọng thì bỏ đi. Nếu thời gian ngừng đổ vượt quá thời gian cho phép thì có biện pháp xử lý khe thi công.

* Công tác Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thi công :

Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra chất lượng thi công. Các hạng mục ẩn dấu nhất thiết phải thông qua kết quả kiểm tra nghiệm thu của cán bộ Tư vấn giám sát công trường, đặc biệt việc kiểm tra kết quả thí nghiệm kích thước hình học, độ bằng phẳng của mặt tràn.

Truớc khi thi công đại trà tiến hành thi công thí điểm một đoạn từ 50-100m việc thi công thí điểm được tiến hành đến khi nhà thầu và kỹ sư tư vấn đạt được thoả thuận cần thiết công nghệ thi công, về chủng loại thi công. Các số liệu này làm cơ sở để nhà thầu tiến hành thi công đại trà.

Hàng ngày cán bộ kỹ thuật KCS của nhà thầu thường xuyên kiểm tra cao độ, kích thước hình học bằng thước vải, kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước 3m đảm bảo các yêu cầu về sai số hình học như sau :

Sai số cho phép về chiều rộng <= 5 cm

Sai số cho phép về chiều dày <= 5%

Sai số cho phép về độ dốc ngang mặt tràn <=7mm

Độ bằng phẳng đo bằng thước mm khe hở <= 7mm

6.1. Công tác chuẩn bị

Mặt tràn sau khi thi công xong, phải được bảo dưỡng cho tới khi bàn giao cho đơn vị quản lý. Hàng ngày phải vệ sinh lớp mặt. Bảo dưỡng theo tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật.

Tập kết đầy đủ vật liệu. Bố trí nhân lực thành từng nhóm.

6.2. Trình tự thi công:

Lên ga cắm cọc san đào sửa đáy rãnh, mái ta luy theo đúng hồ sơ thiết kế.

Sau khi san sửa xong mặt bằng rãnh, mái taluy, tiến hành cắm cọc căng dây đào móng chân khay. Mời TVGS kiểm tra nghiệm thu hố móng.

Tiếp theo tiến hành xây rãnh, chân khay, xây ốp mái và đổ bê tông gia cố chân taluy. Chiều dày lớp xây, lớp bê tông bảo đảm đúng hồ sơ thiết kế. Chất lượng bê tông, chất lượng vữa xây đảm bảo yêu cầu, trộn đúng tỷ phối thiết kế đã được TVGS và CĐT chấp thuận.

6.3. Công tác trộn vữa:

Kết thúc công việc, vệ sinh, dọn dẹp hoàn thiện mời TVGS và CĐT nghiệm thu chấp thuận.

– Cấp phối vữa xây được xác định theo tiêu chuẩn 14 TCN 80 – 90 và qui phạm quy định.

– Khối lượng thể tích của vữa xây không được nhỏ hơn 1500kg/m

– Qui trình chế tạo,vận chuyển và sử dụng vữa tuân thủ theo tiêu chuẩn 14 TCN 80 – 90 và quy phạm qui định.

– Việc xác định mác vữa tiến hành trước khi bắt đầu xây và trong quá trình thi công khối xây.

– Trộn vữa bằng máy trộn có dung tích 80 lít. Đong vật liệu bằng các dụng cụ thủ công. Xi măng đong bằng trọng lượng, cát, đá đong bằng thể tích sau khi được qui đổi từ trọng lượng riêng tiêu chuẩn, dụng cụ đong là các hộc tôn hoặc gỗ đóng sẵn được kiểm tra và được sự chấp nhận của cán bộ giám sát.

– Nếu trộn bằng thủ công thì bãi trộn có mặt phẳng nhẵn, rộng, nhà thầu dùng các tấm tôn 1mx2m chồng khít lên nhau để trộn.

6.4. Công tác xây đá :

– Vận chuyển vữa dùng các phương tiện vận chuyển thủ công như xe rùa (cút kít) hoặc xô, thùng . Có thùng đựng vữa kín, khít, phẳng, sạch sẽ trong khi xây lát.

– Công tác xây đá được tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4085 – 85 và quy phạm Quy định.

– Trước khi xây đá, nền đất được bóc hết lớp đất hữu cơ, đất bùn, đất có lẫn vôi gạch nát.Xây đá trên mặt dăm sạn đệm theo hồ sơ thiết kế được duyệt.

– Trước khi xây đá được rửa sạch sẽ và làm ẩm viên đá, không dùng đá bẩn và khô để xây.

– Không xây đá to tập trung vào một chỗ, đá nhỏ tập trung vào một chỗ theo chiều dài của tường. Chọn đá to xây 2 mặt ngoài, đá nhỏ xây trong lõi móng. Đá lớn dành để xây phần chân móng và góc móng.

– Khi xây đặt nằm hòn đá, mạch xây no vữa đều, dày nhất là 3 cm, đồng thời cũng không xây hòn đá trực tiếp tì lên nhau. Không được dùng đá dăm để kê đá hộc ở mạch ngoài và không đặt đá trước đổ vữa sau.

– Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như trong đá xây. Mạch đứng của lớp đá trên được xây so le với mạch đứng của lớp đá dưới ít nhất 8 cm.

– Trong mỗi lớp đá được nhà thầu xây 2 hàng đá ở mặt ngoài tường trước và sau mới xây các hàng đá ở giữa. Các hòn đá xây ở mặt ngoài tường có kích thước tương đối lớn và có mặt phẳng.

– Khi tạm ngừng xây đổ vữa, chèn đá dăm vào hết các mạch đứng của lớp đá trên cùng và trên mặt lớp này không rải vữa.

– Khi thời gian ngừng xây kéo dài, trên mặt của tường được che phủ kín, và tưới nước, đặc biệt nhất là trong những ngày nắng hanh.

– Khi tiếp tục xây, mặt trên của tường được quét dọn hết rác bẩn và tưới nước cho đủ ẩm.

– Viên đá mới xây xong không được di động, nếu muốn di động phải nhấc lên cao bỏ hết vữa cũ đổ vữa mới rồi xây lại.

6.5. Công tác trát mạch.

– Sau mỗi lần sử dụng hết 50 m vữa xây cho đúc 1 tổ 3 mẫu 7x7x7(cm) để kiểm tra cường độ chịu nén. Mẫu đúc tại vị trí xây dựng công trình có chứng thực của chủ đầu tư. Việc bảo dưỡng mẫu theo chế độ bảo dưỡng của công trình đó.

– Sau khi xây tường xong nhà thầu tiến hành trát chít mạch cho tất cả các mặt công trình (mặt che lấp cũng như mặt ra ngoài).

– Công tác trát chít mạch bảo đảm 3 mục đích:

+ Tăng cường sức chống thấm của công trình

+ Liên kết chặt chẽ các hòn đá ở mặt ngoài với nhau.

+ Tăng vẻ đẹp của công trình ( đối với mặt lộ ra ngoài )

– Để công trình chống thấm tốt khi xây nhà thầu lưu ý cho các mạch được no vữa và nén chặt. Làm tốt công việc trát chít mạch bên ngoài tăng thêm khả năng chống thấm của khối xây.

– Vữa dùng để trát chít mạch có cùng mác với vữa xây, và được trộn quánh hơn.

6.6. Công tác bảo dưỡng khối đá xây.

– Sau khi trát mạch làm vệ sinh các vết vữa còn dính trên mặt công trình hoặc rơi vãi ở dưới chân công trình, dùng chổi đót quét làm nhẵn mạch vữa.

– Để tránh vữa bị khô nứt khối xây được che phủ bề mặt và luôn luôn tưới ẩm. Thời gian bảo dưỡng khối xây là 7 ngày đêm.

7. Tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu, sai số cho phép : 7.1. Nghiệm thu hạng mục hoàn thành : a. Kích thước móng tràn:

– Khi đang xây, hoặc mới xây xong mà gặp mưa thì nhà thầu sẽ có bạt che đậy bảo vệ khối xây không ướt.

– Với 1/2 bề rộng móng tràn tính từ tim đường ra mép đường sai số cho phép không lớn hơn 10cm nhưng cả bề rộng củng không được hụt quá 10cm.

b. Cao độ tim và mặt tràn :

– Độ dốc mặt móng tràn và siêu cao không được sai số quá 5% quy đinh của thiết kế.

c. Độ bằng phẳng của bề mặt tràn :

Cao thấp hơn so với thiết kế không quá 2cm và không được động nước ( Vì mặt đường ở đây là bê tông cốt thép sai số cho phép rất nhỏ và là vật liệu đắt tiền, nên độ cao móng tràn, cần đảm bảo sai số hợp lý).

Dùng thước 3cm để kiểm tra sai số tối đa là 3cm.

e. Độ chặt đầm nén đất K:

Sai số độ dốc so thiết kế 5%, độ phẳng của mái đất hoặc mái xây đá hộc khi đo bằng thước dài3m là 5cm.

f. Vị trí kiểm tra.

Sai số không được thấp quá 2%, đắp đất không được để xẩy ra hiện tượng bóc bánh đa.

– Ở mổi đầu cầu tối thiểu kiểm tra một điểm.

7.2. Thí nghiệm kiểm tra trong quá trình thi công :

Tại mổi điểm kiểm tra phải thí nghiệm 3 mẩu đất ở các vị trí : Cách phía trên 1/3 chiều cao lớp đất đắp ở giữa và cách đáy 1/3 chiều cao lớp đất đắp, sau đó lấy số trung bình .

– Về sai số cho phép nhà thầu không được sử dụng làm mục tiêu thi công, và người kiểm tra cần chú ý đến sai số đo đạc của mình.

– Sau khi nghiệm thu kiểm tra tổng thể mặt móng tràn về: Hướng tuyến, kích thước hình học, độ chặt nền đất…Chủ đầu tư, tư vấn giám sát ký văn bản nghiệm thu Nhà thầu mới được phép chuyển giai đoạn thi công.

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM GIAO THÔNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 1. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO GIAO THÔNG:

PHẦN III

Đây là tuyến đập trên địa bàn Xã Kỳ Hoa, Huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Nhà thầu tiến hành làm thủ tục với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành cấp phép thi công.

Trước khi thi công Nhà thầu sẽ có các loại biển báo, biển chỉ dẫn, sơ đồ kiểm soát giao thông và phối hợp với địa phương sở tại để đảm bảo an toàn giao thông.

Thiết bị đảm bảo giao thông sử dụng cho Dự án: Biển báo, biển chỉ dẫn, đèn điện khi làm việc vào ban đêm, Cờ hiệu, Barie,Nhân viên đứng phất cờ điều khiển giao thông.

Tại các lối ra vào công trường bố trí barrie, biển báo (biển báo công trường, biển hạn chế tốc độ), đèn đỏ báo hiệu ban đêm, bố trí người đứng gác để hướng dẫn xe chạy. Biển báo sẽ được bố trí sao cho người điều khiển phương tiện dễ dàng nhận thấy.

Người hướng dẫn phải đeo băng, có cờ hiệu và phải có cờ hướng dẫn cho xe ô tô đổ vật liệu. Trước khi nghỉ thi công nhà thầu phải tập kết xe máy về đúng nơi quy định không được đỗ xe trên đường vào công trường gây ách tắc giao thông.

2. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN: 1. Tổng quát về kế hoạch an toàn:

Đoạn đường vận chuyển vật liệu đi qua khu vực dân sinh, đường phố, toàn bộ lái xe được nhắc nhở về an toàn giao thông hàng ngày, tốc độ phải hạn chế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đi đường và phương tiện. Xe vận chuyển vật liệu có bạt che phủ tránh sự rơi vãi trong quá trình vận chuyển làm ảnh hưởng môi trường và mất an toàn lao động.

2. Tổ chức quản lý an toàn SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Đây là kế hoạch an toàn của nhà thầu nhằm tuân thủ đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm duy trì một môi trường làm việc đảm bảo sức khỏe và an toàn. Mục đích về công tác đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhà thầu là nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn nghề nghiệp, đau ốm và cuối cùng là nhằm đạt được một nơi làm việc không có tai nạn xảy ra.

TOÀN 3. Nhân sự bộ phận an toàn

Phụ trách hiện trường

Trưởng ban an toàn và các nhân viên an toàn đều do nhà thầu bổ nhiệm.

Tiêu chí bổ nhiệm những nhân viên nòng cốt:

Trưởng ban an toàn và các nhân viên an toàn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động đảm bảo an toàn trên công trường trong suốt thời gian hợp đồng. Trưởng ban an toàn và các nhân viên được quyền chỉ thị cho nhân viên của nhà thầu hoặc của nhà thầu phụ ngừng các hoạt động và tiến hành những hành động khẩn cấp, phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho công trường ngăn chặn các vi phạm sai quy định của pháp luật.

Trưởng ban an toàn là người có năng lực và kinh nghiệm thích hợp để giám sát, kiểm tra việc chấp hành kế hoạch bảo đảm an toàn của các đơn vị thi công và đặc biệt nhưng không hạn chế, phải tiến hành kiểm tra hoạt động của kế hoạch bảo đảm an toàn theo chương trình trọn gói đệ trình theo từng thời điểm để kỹ sư tư vấn xem xét.

Việc bổ nhiệm trưởng ban an toàn phải được sự chấp thuận của kỹ sư tư vấn.

4. Công tác tư vấn

Nhân viên bảo đảm an toàn là những người thường xuyên có mặt tại hiện trường do đó họ có thể hành động khẩn cấp, hợp lý và trực tiếp giữ an toàn cho công trường thi công, ngăn chặn những việc làm mà các đơn vị thi công có thể gây tác động xấu đến môi trường, hạn chế những việc làm có thể dẫn đến vi phạm luật môi trường hoặc các điều khoản quy định.

Trưởng ban an toàn đệ trình các báo cáo sau cho Kỹ sư Tư vấn:

Nhà thầu sẽ đệ trình các báo cáo định kỳ về công trường cho kỹ sư tư vấn theo yêu cầu kế hoạch đảm bảo an toàn, điều khiển giao thông và bảo vệ môi trường. Đệ trình báo cáo tóm tắt là một phần của báo cáo tiến độ hàng tháng.

– Các biên bản họp hàng tháng về an toàn trong vòng 4 ngày sau ngày họp.

6. Thông tin liên lạc

– Đối với các báo cáo về tai nạn: Bất cứ tai nạn nào làm thương vong về người mất hơn 7 ngày điều trị y tế lập tức thông báo ngay cho kỹ sư tư vấn, Sở lao động và thương binh xã hội Tỉnh Hà Tỉnh.

Nhà thầu sẽ cố gắng truyền đạt đến người lao động những cam kết về vấn đề an toàn và đảm bảo rằng người lao động hiểu rõ các nội dung của chính sách an toàn và sức khoẻ. Nhà thầu sẽ truyền đạt bằng lời đến người lao động các chỉ thị và thuyết trình thông qua các nhân viên an toàn và truyền đạt bằng văn bản các hướng dẫn, bản thuyết trình về kế hoạch này, và cả bằng các ví dụ.

7. Kiểm tra nơi làm việc

Các vấn đề an toàn, cứu hộ và sức khoẻ công nghiệp được công bố rộng rãi cho mọi người biết thường kỳ hoặc đột xuất trên công trường. Các áp phích về an toàn được lấy hoặc vẽ từ các nguồn thích hợp, bố trí ở nơi dễ thấy trên công trường.

Công tác kiểm tra nơi làm việc cũng sẽ tạo cơ hội để xem xét lại tính hiệu quả liên tục của kế hoạch an toàn và để xác định xem cần phải sửa lại phần nào trong kế hoạch an toàn.

9. Thiết bị

Trưởng ban an toàn và các nhân viên thường xuyên kiểm tra, thử nghiệm và duy trì tất cả các thiết bị an toàn, giàn giáo, rào bảo vệ, sàn làm việc, thang và các phương tiện tiếp cận, nâng hạ, thắp sáng báo hiệu và bảo vệ khác. Đèn và các biển báo không bị chướng ngại vật chắn và dễ đọc. Các thiết bị bị hư hỏng, bị bẩn, đặt không đúng vị trí hoặc không hoạt động phải được sửa chữa hoặc thay thế ngay lập tức.

Nhà thầu sẽ cố gắng đảm bảo rằng tất cả các thiết bị tại nơi làm việc đều

đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.

Mọi người lao động đều được cung cấp đủ thông tin và được đào tạo để tự họ có thể sử dụng thiết bị một cách an toàn.

Việc sử dụng các thiết bị có thể gây rủi ro đến tính mạng trong phạm vi hoặc xung quanh nơi làm việc sẽ chỉ được giao cho những người được uỷ quyền.

Tất cả các thiết bị phải được duy trì trong tình trạng hoạt động tốt và được sửa chữa đầy đủ.

Mọi người lao động sẽ được cung cấp các trang bị bảo hộ đủ để bảo vệ họ khỏi các nguy hiểm gây ra khi sử dụng các thiết bị thi công.

10. Trang bị bảo hộ cá nhân

Tất cả các thiết bị phải được ghi dấu cảnh báo về sức khỏe và an toàn.

Mọi người lao động, có nguy cơ phải chịu rủi ro về sức khỏe và an toàn khi làm việc, sẽ được cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với kích cỡ thích hợp.

Tất cả các cán bộ nhân viên sẽ được trang bị tối thiểu:Quần , áo mũ, giầy dép bảo hộ lao động.Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân do nhà thầu cung cấp sẽ được kiểm tra đánh giá trước khi cung cấp.

Các thiết bị an toàn, dụng cụ cứu trợ và quần áo bảo hộ lao động cần thiết cho công trình luôn sẵn có trên công trường. Nhà thầu chúng tôi sẽ hợp đồng với các cơ sở sản xuất để đáp ứng đầy đủ cho trang bị cũng như lưu kho.

Những thiết bị an toàn, dụng cụ cứu trợ và quần áo bảo hộ phải sản xuất đúng các tiêu chuẩn mà Bộ lao động thương binh và xã hội đã đề ra cho từng nghành nghề riêng.

Các thiết bị bảo hộ cá nhân khác sẽ được cung cấp phù hợp cho từng hoạt động và theo bản đánh giá rủi ro do đơn vị thi công kết hợp với nhân viên an toàn thực hiện.

Các thiết bị bảo hộ cá nhân được cung cấp sẽ bao gồm nhưng không hạn chế:

– Kính bảo hộ và các trang thiết bị bảo hộ mắt, bảo vệ tai, đai an toàn.

– Thiết bị cấp cứu, cứu hoả, thiết bị sơ cứu…

– Thiết bị giảm xóc, đai buộc ngực…

11. Các công việc vận chuyển, bốc xếp thủ công

– Giày cao su, găng tay, áo mưa.

Tránh tối đa những công việc vận chuyển, bốc xếp thủ công nếu có nguy cơ gây ra chấn thương.

12. An toàn cháy nổ

Nếu bắt buộc phải vận chuyển, bốc xếp thủ công, thì cần phải đánh giá công việc đó, xem xét việc phải làm, tải trọng, môi trường làm việc và năng lực của từng cá nhân.

Mọi người lao động có trách nhiệm báo ngay lập tức các nguy cơ cháy, khói hoặc nguy cơ cháy tiềm ẩn cho cơ quan phòng cháy chữa cháy (quay số 114).

Mọi người lao động có trách nhiệm thực hiện công việc của mình theo cách sao cho có thể giảm thiểu nguy cơ gây cháy, bao gồm: cẩn thận khi hút thuốc, tách biệt các loại vật liệu dễ cháy ra khỏi nguồn bắt cháy và tránh chất đống không cần thiết các loại vật liệu dễ cháy.

13. Thiết bị chữa cháy

Trưởng ban an toàn chịu trách nhiệm cung cấp và duy trì các thiết bị phòng cháy.

14. Điều tra tai nạn và báo cáo

Bình cứu hỏa sẽ được lắp đặt tại những vị trí trọng yếu trong phạm vi làm việc. Người lao động sẽ chỉ tự dập đám cháy khi không có nguy cơ đe doạ sự an toàn cá nhân. Nếu là tình huống nguy hiểm hoặc tiềm ẩn sự nguy hiểm, người lao động sẽ ấn chuông báo động và sơ tán khỏi khu nhà ngay lập tức.

Nhà thầu coi công tác điều tra tai nạn như là một công vụ hữu ích trong việc phòng ngừa các sự vụ trong tương lai. Trong trường hợp xảy ra tai nạn gây thương tích, trưởng ban an toàn hoặc người được trưởng ban an toàn chỉ định sẽ lập một báo cáo, ghi chi tiết:

– Trường hợp xảy ra tai nạn, gồm ảnh chụp và các biểu đồ nếu có thể.

– Tính chất và mức độ nghiêm trọng của thương tích.

– Xác nhận của nhân chứng.

– Thời gian, ngày và địa điểm xảy ra sự việc.

– Ngày lập báo cáo.

Tiến hành thu thập tất cả các lời tường thuật của các nhân chứng, ở càng gần thời điểm xảy ra tai nạn càng tốt.

Trạm sơ cứu được đặt tại công trường, được duy trì và trang bị đầy đủ cho các hoạt động của một trạm sơ cứu khi có tai nạn hoặc đau ốm. Người bệnh sẽ được chuyển đến bệnh viện gần nhất để điều trị lâu dài.

Trạm sơ cứu được đặt tại những nơi tập trung đông người xung quanh nơi làm việc. Tất cả các trạm sơ cứu đều được đánh dấu rõ ràng và người lao động có thể dễ dàng tiếp cận trong giờ làm việc.

Bên cạnh trạm sơ cứu, phải dán một danh sách các số điện thoại khẩn cấp của bác sỹ và bệnh viện có tại khu vực công trường.

Một y tá giỏi và các hộ lý luôn có mặt tại trạm sơ cứu trong suốt thời gian thi công công trình trên công trường.

Trạm sơ cứu chỉ điều trị cho cán bộ công nhân trên công trường hoặc khách có thẩm quyền ra vào công trường. Nếu cần, người bị thương sẽ được chuyển đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để điều trị.

16. Môi trường làm việc

Trạm sơ cứu phải sẵn sàng hoạt động trong suốt thời gian thi công công trình ngoài công trường.

– Công trường phải được giữ gìn sạch sẽ và gọn gàng.

– Các vật liệu vương vãi, rò rỉ phải được làm sạch ngay lập tức.

– Phải thường xuyên loại bỏ vật liệu phế thải và rác.

– Phải loại bỏ các loại vật liệu phế thải dễ cháy trong thùng kim loại kín.

17. Bảo dưỡng dụng cụ và thiết bị

– Phải lấp các lỗ và hố khi không sử dụng và phải đánh dấu rõ ràng bằng các biển cấm khi đang sử dụng.

– Các dụng cụ và máy móc chỉ được sử dụng bởi những người có trình độ và được giao nhiệm vụ. Trách nhiệm của nhân viên an toàn là xác định rõ người nào được giao trách nhiệm sử dụng các dụng cụ và thiết bị cụ thể.

– Trách nhiệm của mọi người lao động là phải đảm bảo rằng bất cứ dụng cụ hoặc thiết bị mà họ sử dụng đều trong tình trạng hoạt động tốt và an toàn. Bất cứ dụng cụ hoặc thiết bị nào bị hỏng đều phải được sửa chữa hoặc thay thế.

– Lưu kho một cách phù hợp và an toàn tất cả các dụng cụ khi không sử dụng.

– Không được sử dụng những dụng cụ không có tấm gắn chỉ dẫn, bộ phận che chắn hoặc gá đỡ.

– Sử dụng phù hợp các trang bị bảo hộ cá nhân khi cần.

18. Các biện pháp để Trưởng ban an toàn giám sát, theo dõi và đánh giá Quy trình kiểm tra, theo dõi kế hoạch an toàn như sau:

– Nghiêm cấm người lao động sử dụng dụng cụ hoặc một bộ phận của thiết bị vào mục đích khác với mục đích sử dụng quy định cho loại thiết bị đó.

Quy trình đối với hoạt động điều chỉnh:

Trưởng ban an toàn và nhân viên an toàn thường xuyên đi kiểm tra công trường, trưởng ban an toàn phải đối chiếu các báo cáo của nhân viên an toàn. Ngoài ra nhân viên an toàn thường xuyên kiểm tra các đơn vị thi công để nắm mức độ thực hiện các nguyên tắc và các mục tiêu của kế hoạch an toàn tại các cấp độ thi công

Từ các thông tin nhận được, trưởng ban an toàn sẽ xác định liệu các hoạt động an toàn của từng đơn vị thi công có tuân thủ theo đúng kế hoạch an toàn hay không. Sau đó trưởng ban an toàn sẽ quyết định rằng các quy trình an toàn cần sửa đổi hay không và các đơn vị thi công có cần phải đào tạo tiếp về công tác an toàn hay không. Các biện pháp thống kế và theo dõi việc thực hiện an toàn và bảo vệ sức khoẻ của nhà thầu ở mọi cấp độ như sau:

– Phản ánh việc thực hiện trách nhiệm trong ngành xây dựng,giao thong thuỷ lợi.

– Đưa ra các biện pháp để so sánh việc thực hiện bảo đảm an toàn và sức khoẻ công nghiệp của Nhà thầu với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Tần xuất tai nạn sẽ được xác định cho từng tháng và báo cáo trong báo cáo tháng của nhà thầu.

3. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ:

Bảng điều tra nguyên nhân tai nạn sẽ được duy trì, bảng này sẽ báo cáo về loại tai nạn xẩy ra trong tháng được trưởng ban an toàn phân tích để đưa ra các biện pháp an toàn để giảm thiểu các tai nạn rủi ro ttương tự xẩy ra.

Nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để bảo vệ vật tư, máy móc thiết bị. Có đội bảo vệ trực cả 3 ca trong ngày.

Toàn bộ tài sản của công trình được bảo quản và bảo vệ chu đáo. Công tác an ninh bảo vệ được đặc biệt chú ý, vì mất mát vật tư, tài sản sẽ gây thiệt thòi cho xã hội, tới tâm lý người lao động và tới uy tín của nhà thầu. Chính vì vậy, trên công trường duy trì kỷ luật lao động, nội qui và chế độ trách nhiệm của từng người từ chỉ huy công trường tới từng cán bộ công nhân viên. Có chế độ bàn giao rõ ràng, chính xác tránh gây mất mát và thiệt hại vật tư, thiết bị và tài sản nói chung.

Thường xuyên có đội bảo vệ trên công trường 24/24h, buổi tối có điện sáng bảo vệ các khu vực cần thiết.

Mọi cán bộ công nhân viên làm việc trên công trường được cấp thẻ, đảm bảo đúng người đúng việc. Có quy định về giờ làm việc.

4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG:

Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với các cơ quan chức năng địa phương để duy trì trật tự, nội qui và kỷ cương trên công trường và giải quyết kịp thời những trường hợp bất trắc ngoài khả năng quyền hạn của nhà thầu. Việc đưa cán bộ, công nhân đến và đi đều phải trình báo tạm trú với địa phương sở tại.

1. Tổ chức quản lý môi trường SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ Đại diện QLMT của đơn vị thi công 2. Nhân sự bộ phận quản lý môi trường

Đây là kế hoạch an toàn của nhà thầu nhằm tuân thủ đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm duy trì một môi trường làm việc không vi phạm các luật môi trường, đảm bảo sức khỏe cho mọi người làm việc trên công trường và dân cư địa phương đồng thời giảm thiểu tác động có ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

Nhà thầu bổ nhiệm một Trưởng nhóm quản lý môi trường luôn tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường tại hiện trường trong suốt quá trình Hợp đồng.

3. Kế hoạch quản lý môi trường 3.1 Chính sách bảo vệ môi trường:

Nhóm môi trường là những người trong các đơn vị thi công, họ là những người có trách nhiệm giám sát việc thực hiện biện pháp giảm thiểu được quy định, tiến hành các công việc giám sát, và kiểm toán môi trường. Họ là người thường xuyên có mặt tại hiện trường để nhắc nhở, kiểm tra các đơn vị thi công thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.

Nhà thầu cam kết rằng không để xảy ra các tác động xấu đến môi trường xung quanh.

3.2 Phương pháp nâng cao nhận thức về môi trường của Nhân viên hiện trường và của cộng đồng dân cư xung quanh:

Bằng mọi biện pháp của mình, nhà thầu cam kết sẽ đạt được các yêu cầu về công tác môi trường của mình.

Trong thi công nhà thầu tiến hành đầy đủ các thủ tục sau:

– Các đơn xin cấp chứng chỉ hoặc giấy phép có hiệu lực, các chứng chỉ theo luật bảo vệ môi trường. Những thủ tục này phải có khi đưa các thiết bị, máy móc vào thi công, để đảm bảo rằng các thiết bị đó đạt được các tiêu chuẩn trong các văn bản pháp quy về môi trường.

– Các biện pháp thi công, cách bố trí các thiết bị trên công trường, vị trí các trạm trộn bê tông…khu vực nhà ở, nhà vệ sinh.

Các thủ tục trên phải tuân theo luật của nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ môi trường, trong các văn bản pháp quy sau có quy định rõ:

– Tiêu chuẩn Việt Nam 5937-1995: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

– Tiêu chuẩn Việt Nam 5949-1998: Âm học – Độ ồn trong khu vực công cộng và dân cư, độ ồn tối đa cho phép.

– Tiêu chuẩn Việt Nam 5965-1995: Âm học – Miêu tả và đo độ ồn môi trường.

– Tiêu chuẩn Viên Nam 5999-1995: Lấy mẫu chất lượng nước – Hướng dẫn về lấy mẫu nước thải.

– TCVN 5524-1995: Chất lượng nước – các yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt chống ô nhiễm.

– TCVN 5525-1995: Chất lượng nước – Các yêu cầu chung về bảo vệ nước ngầm.

– TCVN 5300-1995: Chất lượng đất – Phân loại đất theo mức độ hoá chất gây ô nhiễm.

– TCVN 5302-1995: Chất lượng đất – Yêu cầu chung về cải tạo đất.

– TCVN 5295-1995: Chất lượng nước – Yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt và nước ngầm khỏi ô nhiễm do dầu và các sản phẩm dầu.

3.4 Kiểm soát chất lượng không khí:

– Nghị định Chính phủ số 175-CP ngày 18/10/1994. Hướng dẫn về thực hiện luật bảo vệ môi trường.

Máy móc, xe cơ giới đều phải có đầy đủ các giấy phép của cơ quan đăng kiểm. Đảm bảo lượng khí thải của các máy móc và xe cơ giới thi công trên công trường là không làm ô nhiễm không khí.

Các công việc phát sinh ra bụi như trộn bê tông, đắp đất, nghiền (đập) các vật liệu, các băng chuyền, xi măng vận chuyển đến công trường dưới dạng hàng rời…tất cả những công việc phát sinh bụi hoặc gây ô nhiễm không khí đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của Kỹ sư Tư vấn và tuân theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Các biện pháp giảm thiểu được kiến nghị để đạt được các Tiêu chuẩn thực hiện môi trường:

Trong quá trình thi công các máy móc, xe cơ giới sử dụng hợp lý và được kiểm tra thường xuyên, nếu có loại máy móc thiết bị nào khi vận hành có khả năng làm ô nhiễm không khí thì sẽ được khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế và được cấp hoặc gia hạn giấy phép theo luật bảo vệ môi trường thì mới cho hoạt động trở lại.

Các khu vực trong công trường nơi xe cộ thường xuyên qua lại phải có bề mặt cứng và giữ sạch sẽ không có các vật liệu rời gây bụi.

Các băng chuyền được gắn tấm chắn gió, điểm chuyền, phểu đổ phải bọc để giảm thiểu việc phát sinh bụi. Các băng chuyền chở vật liệu có tiềm năng sinh bụi được bọc kín toàn bộ và lắp bộ phận chùi sạch mặt băng chuyền.

Các khu vực cải tạo bao gồm việc đầm nén sau cùng phải được hoàn thành càng nhanh càng tốt, phù hợp với quy phạm thi công để hạn chế bụi do gió thổi. Tất cả các đường trong khu vực công trường và đường dẫn đến công trường đều được tưới nước thường xuyên để kiểm soát bụi.

Số lượng đất đá đào lộ ra và khả năng phát sinh bụi được đầm nén bề mặt hoặc dùng các tấm che vải tạm, giảm thiểu phạm vi lộ đất.

Tại các lối ra vào công trường đặt các phương tiện rửa bánh xe để ngăn cản vật liệu bụi chuyển ra ngoài công trường và các đường công cộng.

Các xe chở vật liệu phát sinh bụi với thùng xe hở đều được gắn các tấm chắn xung quanh, đằng sau và phủ lên một tấm vải nhựa sạch còn tốt, để hạn chế bụi từ các vật liệu chở.

Các xe trong công trường hạn chế tốc độ tối đa là 15Km/h để giảm việc khuấy và gieo rắc bụi trong khu vực công trường.

Trong các quá trình đập, nghiền, phá dỡ, đào và đắp đất…phải phun nước hoặc tưới để khống chế bụi.

Vật liệu gây bụi đổ xuống xe tải từ hệ thống băng chuyền tại điểm chuyền cố định, phải che kín ba mặt bằng màn che mềm chắn ngang đường vào. Đặt quạt hút cho khu vực che kín này và thông gió tới hệ thống vải lọc thích hợp.

Chiều cao các vật liệu đổ xuống được kiểm soát theo các quy phạm công trường tối thiểu để hạn chế phát sinh bụi nhất thời.

Các hoạt động phá nổ phải chuẩn bị tốt và ngăn ngừa hợp lý để giảm thiểu phát sinh bụi như sử dụng lưới nổ, che vải bạt, tưới nước tại nơi nổ để tăng hàm lược nước của vật liệu được làm nổ.

Các biện pháp giảm thiểu đặc biệt để kiểm soát các tác động đối với chất lượng không khí phát sinh do hoạt động của trạm trộn bê tông như sau:

– Thường xuyên làm sạch và tưới nước nơi đặt trạm trộn bê tông, máy nghiền và các khu vực phụ trợ để giảm thiểu bụi.

– Trạm trộn khô phải được thực hiện trong khu vực che kín hoàn toàn và được hút không khí tới các bộ phận lọc vải phù hợp.

– Lắp đặt hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí khi trạm trộn hoạt động.

– Vật liệu gây bụi đổ xuống các xe từ hệ thống băng chuyền tại điểm đổ cố định, phải che kín ba chiều. Đồng thời lắp quạt hút bụi cho phần quây kín và được thông khí tới hệ thống lọc vải phù hợp.

Các thủ tục tại hiện trường để thực hiện các biện pháp giảm thiểu:

– Kho chứa cát và cốt liệu trong khu vực đặt trạm trộn có thể tích lớn hơn 50 m 3 phải che kín ba chiều bằng các vách chắn cao hơn đống vật liệu 2m.

Mức độ bụi vượt quá giới hạn cho phép thì nhóm môi trường lập tức báo cáo cho nhà thầu, thông báo cho kỹ sư tư vấn.

Các hoạt động sửa chữa được kiến nghị trong trường hợp không đạt các yêu cầu trên:

Nhóm môi trường điều tra nguyên nhân và đề ra các biện pháp giảm thiểu, yêu cầu các đơn vị thi công thực hiện và thông báo cho kỹ sư tư vấn.

Trong trường hợp không đạt các yêu cầu về mức độ bụi trong không khí, nhóm môi trường yêu cầu các đơn vị thi công tiến hành sửa chữa và khắc phục những thiếu sót do thi công gây ra nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm không khí.

Tiến hành điều tra nguyên nhân để có các biện pháp sửa chữa cụ thể, công việc nào đã gây ra ô nhiễm quá mức cho phép, từ đó đề ra các biện pháp sửa chữa cho từng công việc, từng bộ phận.

Các hoạt động sửa chữa được kiến nghị do nhóm môi trường và nhà thầu cùng bàn bạc, thống nhất biện pháp sửa chữa, đồng thời thông báo cho kỹ sư.

3.5 Kiểm soát và đảm bảo chất lượng nước:

Trong trường hợp mức độ bụi trong không khí vượt quá mức cho phép thì các trạm đo chất lượng không khí tại công trường sẽ thông báo cho nhóm môi trường, nhóm môi trường báo cáo lên nhà thầu và thông báo cho kỹ sư. Nhóm môi trường đề nghị đơn vị thi công ngừng công việc nào phát sinh ra nguồn bụi gây ô nhiễm. Các thông tin trao đổi với nhau bằng văn bản, fax, điện thoại.

Toàn bộ nước thải của công trường đều qua hệ thống xử lý sau đó thực hiện các phép đo: chất rắn lơ lửng, ôxy hoà tan, độ đục. Các phép đo này đạt yêu cầu và được sự đồng ý bằng văn bản kỹ sư tư vấn thì mới được thải ra ngoài.

Các biện pháp giảm thiểu kiến nghị để đạt được các Tiêu chuẩn hoạt động môi trường:

Trong quá trình thi công các nguồn nước thải ra ngoài đều qua kiểm tra, nếu đạt được các chỉ số cho phép thì mới được cơ quan chức năng gia hạn giấy phép và đồng ý cho thải ra ngoài. Có như vậy mới hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước do công trường gây ra.

Dụng cụ hoặc máy móc khi rửa đều cho nước thải chảy qua hệ thống xử lý nước, không được thải trực tiếp ra ngoài.

Các công trình thi công tạm phải đảm bảo đặt cách hố thu nước, ít nhất là 50m.

Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên công trình thoát nước để đảm bảo hoạt động tốt và có hiệu quả, đặc biệt là mùa mưa bão.

Hàng tuần kiểm tra tất cả các thiết bị để ngăn ngừa rò rỉ xăng dầu và đảm bảo việc thay dầu nhớt cho thiết bị chỉ được tiến hành trong khu vực bảo dưỡng và sửa chữa đã được quy định.

Lắp đặt các thùng lắng cặn có dung tích xấp xỉ 6-8 m 3 tại các điểm phù hợp để lắng nước thải trước khi thải ra ngoài.

Nước thải phát sinh từ các công tác đào được thu vào hệ thống thải đến chỗ thoát nước của thành phố qua các bể lắng cặn.

Nước thải từ khu vực bảo dưỡng xe, khu vực sửa chữa máy móc và nước rửa bánh xe được xử lý thu dầu mỡ trước khi thải đi.

Các khu vực thi công đào hố móng phải có ranh giới chung quanh được quay lại để ngăn nước thải thoát trực tiếp ra môi trường. Toàn bộ nước thải được thu dầu, mỡ và chất rắn lơ lửng trước lúc thải ra ngoài.

Tất cả nước thải và chất thải lỏng phát sinh trong công trường được thu thập và đưa ra khỏi công trường qua hệ thống thoát nước tạm được thiết kế hợp lý và được xả tại một khu vực không gây ô nhiễm.

Hoạt động sửa chữa được kiến nghị trong trường hợp không đạt các yêu cầu:

Nước thải từ các nhà vệ sinh, nhà bếp công trường được thải xuống các bể phốt và hệ thống cống thấm.

Trong lúc thi công nếu các công trình thoát nước, xử lý nước thải bị hư hỏng, hoạt động không tốt thì nhóm môi trường báo cáo lên nhà thầu và các đơn vị thi công có biện pháp sửa chữa, khắc phục các hư hỏng để đảm bảo nguồn nước thải ra môi trường không bị ô nhiễm nặng.

3.6 Kiểm soát tiếng ồn:

Trong trường hợp không đạt các yêu cầu về nguồn nước thải do công trường gây ra thì nhóm môi trường lập tức gửi các báo cáo lên Nhà thầu và thông báo cho kỹ sư tư vấn bằng văn bản, fax hoặc điện thoại. Nhóm môi trường phải sử dụng phương tiện thông tin nhanh nhất để cùng nhà thầu và đơn vị thi công tìm biện pháp khắc phục.

Các công việc gây ra tiếng ồn trong hay ngoài công trường đều phải được sự chấp thuận bằng văn bản của kỹ sư tư vấn, các máy móc và thiết bị gây ồn đều phải có giấy phép sử dụng hợp lệ thì mới được chuyển tới công trường thi công.

Thiết bị máy móc sử dụng trên công trường nếu có các hiện tượng phát ra tiếng ồn vượt quá mức độ cho phép thì phải được sửa chữa hoặc thay thế và được bộ phận giám định đồng ý cho gia hạn giấy phép thì mới được sử dụng lại.

Các biện pháp kiến nghị để đạt được Tiêu chuẩn hoạt động:

Các công việc khác gây ra tiếng ồn như gây nổ, hoạt động của trạm trộn đều phải có giấy phép của cơ quan chức năng mới được hoạt động. Trong quá trình hoạt động nếu giấy phép hết hạn thì phải xin gia hạn tiếp và thực hiện các thủ tục cần thiết khác để cơ quan có chức năng cho gia hạn giấy phép.

Sử dụng các tấm chắn ồn cao 3 m có thể di chuyển được phần chèn ở dưới và một phần nhô ra ở trên, để di chuyển theo khu vực làm việc, rào chắn đặt cách các máy cố định 3 m và các máy di động 5 m, rào chắn có tỉ trọng không nhỏ hơn 20 Kg/m 2.

Các thiết bị cơ khí chạy điện được sử dụng trong công trường sinh ra độ ồn thấp bằng cách sử dụng các kỹ thuật hiện đại nhất sẵn có.

Các biện pháp sau được tiến hành và kiểm toán trong suốt thời gian thi công:

Thiết bị thi công được xem xét, chọn lựa là loại có độ ồn thấp và đảm bảo thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên. Tất cả các máy và động cơ được trang bị các bộ giảm thanh thích hợp.

– Bảo dưỡng thường xuyên máy móc trong khi thi công.

– Hạn chế khoan đá, bê tông trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

– Sử dụng, bảo dưỡng các bộ phận giảm thanh hoặc các thiết bị giảm thanh ở thiết bị thi công trong quá trình thi công.

– Đặt các thiết bị có thể di chuyển càng xa các cơ sở nhạy cảm ồn càng tốt.

– Đặt máy móc đã biết là sẽ phát tiếng ồn mạnh theo một hướng sao cho độ ồn được hướng xa khỏi các cơ sở nhạy cảm lân cận.

– Các công việc gây nổ được hạn chế trong một giờ nhất định như là giữa trưa và tất cả cơ sở nhạy cảm ồn phải được thông báo về lịch gây nổ.

– Tất cả các thiết bị cơ khí chạy bằng điện được kiến nghị sử dụng về ban đêm từ 22h đến 6h, các phương pháp làm việc, các biện pháp giảm độ ồn đều có báo cáo chi tiết đệ trình cho kỹ sư tư vấn phê duyệt ít nhất là 7 ngày trước khi bắt đầu theo kế hoạch của bất kỳ công việc nào.

– Hàng rào tiêu âm được lắp dựng bằng cách sử dụng các tấm tiêu âm dầy 125 mm và được thiết kế phù hợp để chịu tĩnh tải và tải trọng gió. Các tấm này được thiết kế chốt chồng lên nhau, có chốt trong tạo nên một hàng rào liên tục.

3.7 Kiểm soát độ rung:

– Tại hiện trường khi phát hiện tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép thì nhóm môi trường sẽ tiến hành đo độ ồn, báo cáo lên nhà thầu đồng thời cho các đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thông báo cho kỹ sư tư vấn.

Nhà thầu sẽ lựa chọn, sử dụng máy móc, trang thiết bị và áp dụng các biện pháp đảm báo cho độ rung tối đa không vượt quá các chỉ số cho phép đã được nêu trong tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nhà thầu thiết lập hệ thống giám sát độ rung được kỹ sư tư vấn phê duyệt.

Trước khi đóng cọc, hoặc bất kỳ hoạt động khác có thể là nguồn rung động đáng kể do kỹ sư tư vấn xác định. Nhà thầu tiến hành ghi lại các cấp độ rung tại các vị trí đã thống nhất với kỹ sư tư vấn ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Các kết quả đo được sẽ báo cáo cho kỹ sư tư vấn trong vòng 24h của bất kỳ đợt đọc kết quả nào.

Nhà thầu ghi chép lại và lập hồ sơ về điều kiện của kết cấu được theo dõi và bất kỳ thay đổi điều kiện nào kể từ lần đo trước.

Nhà thầu tiến hành các biện pháp sau đây để giảm thiểu các tác động rung:

3.8 Kiểm soát chất thải:

Hạn chế kiểu và tốc độ xe trong các khu vực nhạy cảm và ngăn ngừa các xe quá khổ đến gần các khu vực nhạy cảm ồn và rung.

Các vật liệu đắp sau khi thu dọn được vận chuyển đổ vào những khu vực

quy định được sự đồng ý của kỹ sư tư vấn, hoặc có thể tái sử dụng, không được đổ bừa bãi.

Dầu phế thải, hoá chất, sơn và các vật liệu phế thải khác đã qua sử dụng hoặc đổ thải có quản lý để không gây ra thiệt hại hoặc ô nhiễm môi trường.

Chất thải được chứa và tập kết trong các khu vực quy định, được quây quanh để tránh tổn thất rò rỉ và ô nhiễm kéo theo.

Khu vực chứa thải phải được kỹ sư tư vấn chấp thuận và được đặt xa các khu vực nhạy cảm như là: khu dân cư, các nguồn nước hoặc khu vực ven bờ sông.

Khu vực chứa chất thải được bảo quản tốt và quét sạch thường xuyên.

Nước và chất thải lỏng phát sinh trong công trường được thu thập và đưa ra khỏi công trường qua hệ thống nước tạm được thiết kế hợp lý và được xả tại một khu vực không gây ra ô nhiễm và phiền nhiễu.

Các văn phòng, căn tin công trường, công trình nhà vệ sinh được xây dựng thì nước thải được dẫn đến các công trình xử lý nước thải một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bơm.

3.9 Các hàng hoá nguy hiểm:

Các chất thải hoá học trong công trường được quản lý chặt chẽ để tránh rò rỉ gây ra thiệt hại hoặc ô nhiễm môi trường.

Tất cả mọi thứ hàng hoá nguy hiểm đều có giấy phép đầy đủ thì công trường mới được sử dụng, để tránh tình trạng sử dụng loại hàng nguy hiểm mà Nhà nước cấm vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường và người sử dụng.

Tất cả các loại hàng hoá nguy hiểm đều phải được sử dụng đúng quy cách, hàng nhập vào phải có đầy đủ giấy tờ, có hướng dẫn sử dụng, thời gian sử dụng. Hàng nhập trước sử dụng trước, nếu tồn kho lâu quá hạn sử dụng được chuyển qua khu vực chất thải để dễ quản lý.

Trường hợp giấy phép hết hạn mà công trường vẫn còn cần sử dụng những hàng hoá nguy hiểm thì nhà thầu phải xin gia hạn giấy phép mới được sử dụng các loại hàng nguy hiểm trong công trường.

Hàng hoá nguy hiểm được cất giữ tại một vị trí riêng biệt, cao để tránh lụt, cách xa khu dân cư, trường học, bệnh viện…và được sự chấp thuận của Kỹ sư Tư vấn.

Kho chứa hàng nguy hiểm được xây đảm bảo, các cửa có khoá, nền phải cao ráo và thoáng, chia thành nhiều khu vực riêng để chứa riêng từng loại hàng.

Mái che phải đảm bảo không bị nước mưa vào, chung quanh có hàng rào bao bọc và cổng ra vào phải có khoá.

Những người bốc xếp hàng hoá nguy hiểm được trang bị đầy đủ phòng hộ cá nhân như áo quần, găng tay, khẩu trang, ủng cao su hoặc giầy, mũ…

Có người hướng dẫn bốc xếp và sắp đặt trong kho.

Có người kiểm tra hàng hoá và bảo vệ.

Nhà thầu chúng tôi là Công ty chuyên ngành đảm nhận xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi trong hơn 10 năm qua. Chúng tôi đã tham gia thi công giao thông thuỷ lợi, thuỷ điện , xây dựng trên địa bàn tỉnh và sâu rộng ra các tỉnh lân cận và luôn luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ của dự án.

Ngày 21 tháng 01 năm 2007 ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

Nếu được trúng thầu, chúng tôi cam kết thực hiện thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ đã đề ra và bàn giao công trình theo đúng quy định của Nhà nước và Chủ đầu tư.

Xin Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Đóng Cọc Btct

Thi Công Ép Cọc 1. Một số định nghĩa – Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc. – Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc. – Lực ép nhỏ nhất (Pep) min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 ¸ 200% tải trọng thiết kế; – Lực ép lớn nhất (Pep)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 – 300% tải trọng thiết kế. 2. Ưu nhược điểm của phương pháp thi công ép cọc Hiện nay có nhiều phương pháp để th công cọc như búa đóng, kích ép, khoan nhồi… Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào địa chất công trình và vị trí công trình. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều dài cọc, máy móc thiết bị phục vụ thi công. Một trong các phương pháp thi công cọc đó là ép cọc bằng kích ép. – Ưu điểm: Êm, không gây ra tiếng ồn, Không gây ra chấn động cho các công trình khác, Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng. – Nhược điểm: Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy 3. Chuẩn bị mặt bằng thi công – Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc) – Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vanạ chuyển cọc phải banừg phẳng, không gồ ghề lồi lõm – Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh – Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật – Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc – Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh 4. Vị trí ép cọc – Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế: phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục. – Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải lấy 2 điểm móco nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm – Từ các giao điểm các đường tim cọc, ta xác định tâm của móng, từ đó ta xác định tâm các cọc 5. Lựa chọn phương án thi công ép cọc Việc thi công ép cọc ở ngoài công trường có nhiều phương án ép, sau đây là hai phương án ép phổ biến: 5.1 Phương án 1 – Nội dung: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó mang máy móc, thiết bị ép đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết. – Ưu điểm: Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc, Không phải ép âm – Nhược điểm: Ở những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được. Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng. Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn. Với mặt bằng thi công chật hẹp, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được 5.2 Phương án 2 – Nội dung: Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu. Như vậy, để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc – Ưu điểm: Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa. Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm. Tốc độ thi công nhanh – Nhược điểm: Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm. Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, thời gian thi công laua vì rất khó thi công cơ giới hóa 5.3 Kết luận Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương án trên, căn cứ vào mặt bằng công trình, phương án đào đất hố móng, ta sẽ chọn ra phương án thi công ép cọc. Tuy nhiên, phương án 2, kết hợp đào hố móng dạng ao sẽ kết hợp được nhiều ưu điểm để tiến thành thi công có hiệu quả. 6. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đoạn ép cọc – Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành – Vành thép nối phải phẳng, không được vênh – Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau. – Kích thước các bản mã đúng với thiết kế và phải ≥ 4mm – Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén – Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế, đường hàn nối cọc phải có trên cả 4 mặt của cọc. Trên mỗi mặt cọc, chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm 7. Yêu cầu kỹ thuật với thiết bị ép cọc – Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất – Pép max yêu cầu theo quy định thiết kế – Lức nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép – Chuyển động của pittông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép – Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo – Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công – Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực đo khi ép cọc – Chỉ huy động từ (0,7 ÷ 0,8) khả năng tối đa của thiết bị ép cọc – Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật 8. Tính toán chọn cẩu phục vụ Căn cứ vào trọng lượng bản thân của cọc, của đối trọng và độ cao nâng cẩu cần thiết để chọn cẩu thi công ép cọc – Sức nâng Qmax/Qmin – Tầm với Rmax/Rmin – Chiều cao nâng: Hmax/Hmin – Độ dài cần chính L – Độ dài cần phụ – Thời gian – Vận tốc quay cần 9. Phương pháp ép cọc và chọn máy ép cọc – Ép cọc thường dùng 2 phương pháp: Ép đỉnh & Ép cọc 9.1 Ép đỉnh – Lực ép được tác dụng từ đỉnh cọc để ấn cọc xuống – Ưu điểm: Toàn bộ lực ép do kích thủy lực tạo ra được truyền trực tiếp lên đầu cọc chuyển thành hiệu quả ép. Khi ép qua các lớp đất có ma sát nội tương đối cao như á cát, sét dẻo cứng… lực ép có thể thắng lực cản do ma sát để hạ cọc xuống sâu dễ dàng. – Nhược điểm: Cần phải có hai hệ khung giá. Hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 ÷ 8m mới có thể ép được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m 9.2 Ép ôm – Lực ép được tác dụng từ hai bên hông cọc do chấu ma sát tạo nên để ép cọc xuống – Ưu điểm: Do biện pháp ép từ 2 bên hông của cọc, máy ép không cần phải có hệ khung giá di động, chiều dài đoạn cọc ép có thể dài hơn. – Nhược điểm: Ép cọc từ hai bene hông cọc thông qua 2 chấu ma sát do do khi ép qua các lớp ma sát có nội ma sát tương đối cao như á sét, sét dẻo cứng… lực ép hông thường không thể thắng được lực cản do ma sát tăng để hạ cọc xuống sâu. Nói chung, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi bằng phương pháp ép đỉnh 9.3 Các bộ phận của máy ép cọc (ép đỉnh) – Đối trọng – Trạm bơm thủy lực gồm có: Động cơ điện, Bơm thủy lực ngăn kéo, Ống tuy-ô thủy lực và giác thủy lực – Dàn máy ép cọc: gồm có khung dẫn với giá xi lanh, khung dẫn là một lồng thép được hàn thành khung bởi các thanh thép góc và tấm thép dầy. Bộ dàn hở 2 đầu để cọc có thể đi từ trên xuống dưới. Khung dẫn gắn với động cơ của xi-lanh, khung dẫn có thể lên xuống theo trục hành trình của xi-lanh – Dàn máy có thể di chuyển nhờ chỗ lỗ bắt các bulông – Bệ máy ép cọc gồm 2 thanh thép hình chữ I loại lớn liên kết với dàn máy ứng với khoảng cách hai hàng cọc để có thể đứng tại 1 vị trí ép được nhiều cọc mà không cần phải di chuyển bệ máy. Có thể ép một lúc nhiều cọc bằng cách nối bulông đẩy dàn máy sang vị trí ép cọc khác bố trí trong cùng một hàng cọc. – Máy ép cọc cần có lực ép P gồm 2 kích thuỷ lực mỗi kích có Pmax = P/2 (T) 9.4 Nguyên lý làm việc – Dàn máy được lắp ráp với bệ máy bằng 2 chốt như vậy có thể di chuyển ép một số cọc khi bệ máy cố định tại một chỗ, giảm số lần cẩu đối trọng – Ống thả cọc được 2 xilanh nâng lên hạ xuống, năng lượng thủy lực truyền đi từ trạm bơm qua xilanh qua ống thả cọc và qua gối đầu cọc truyền sang cọc, với đối trọng năng lượng sẽ biến thành lực dọc trục ép cọc xuống đất. 9.5 Chọn máy ép cọc Chọn máy ép cọc để đưa cọc xuống chiều sâu thiết kế, cọc phải qua các tầng địa chất khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của địa chất công trình. Muốn cho cọc qua được những địa tầng đó thì lực ép cọc phải đạt giá trị: Pep ≥ K. Pc Trong đó: Pep – lực ép cần thiết để cọc đi sâu vào đất nền tới độ sâu thiết kế Pc – tổng sức kháng tức thời của nền đất, Pc = Pmui + Pmasat Pmui : phần kháng mũi cọc Pmasat : ma sát thân cọc Như vậy, để ép được cọc xuống chiều sâu thiết kế cần phải có một lực thắng được lực ma sát bên của cọc và phá vỡ cấu trúc của lớp đất dưới mũi cọc. Lực ép đó bằng trọng lượng bản thân cọc và lực ép bằng thủy lực. Lực ép cọc chủ yếu do kích thủy lực tạo ra. – Ví dụ: Cọc 300 x 300mm Cọc có tiết diện 300×300, chiều dài đoạn cọc C1=7m; đoạn C2 và C3 = 8m Sức chịu tải của cọc: Pcoc = PCPT = 79,215T Để đảm bảo cho cọc được ép đến độ sâu thiết kế, lực ép của máy phải thỏa mãn điều kiện: Pep min ≥ 1,5Pcoc = 1,5 x 79,215 = 108,8T Vì chỉ nên sử dụng 0,8 – 0,9 khả năng làm việc tối đa của máy ép cọc, cho nên ta chọn máy ép thủy lực có lực nén lớn nhất 120T Với l = 1200mm, l là lịch trình của piton thủy lực – Lý lịch máy phải được các bên có thẩm quyền kiểm tra kiểm định các đặc trưng kỹ thuật Lưu lượng dầu của máy bơm (lít/phút) Áp lực bơm dầu lớn nhất (kg/cm2) Hành trình pittông của kích (cm) Diện tích đáy pittông của kích (cm2) Phiếu kiểm định đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp 9.6 Tính số máy ép cọc cho công trình Từ số lượng cọc cần ép và định mức ca máy (theo ĐM 24-2005), ta tính ra số ca máy cần thiết cho việc thi công công trình. Nếu số ca máy quá lớn, ta có thể chọn tăng số máy ép lên: 2 máy, hoặc 3 máy… – Ví dụ: tiết diện cọc 250 x 250mm, tổng số chiều dài cọc ép 5000m, tra định mức tiết diện cọc 25x25cm và máy ép < 150T, định mức là 3,05ca/100m cọc Vậy, nếu thi công toàn bộ số cọc trên cần ít nhất 5 tháng. Nếu ta dùng 2 máy ép cọc thì thời gian thi công sẽ giảm xuống 1/2. Và số ngày công cho 2 máy: 77 ngày, sau khi có số ngày, số máy thì ta sẽ thiết kế được sơ đồ ép cọc chính thức. 9.7 Tính toán chọn cẩu phục vụ ép cọc [+] W W W . D I E N D A N X A Y D U N G . V N [+] ====================================== NƠI HỘI TỤ CỦA NHÂN TÀI XÂY DỰNG SMOD E:hoanganhqa@gmail.com-Mo:0982.255.872

Biện Pháp Thi Công Sơn Nước

Biện pháp thi công sơn nước cho nhà dân dụng của Sửa nhà AZ

I.Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt 1.Với bề mặt tường mới: Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 21-28 ngày). Độ ẩm tường phải dưới 16% (theo máy đo độ ẩm ProtiMeter). Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường. Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước. Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch. (Lưu ý: Chỉ cần lăn một nước mỏng, không nên lăn quá nhiều nước).

2.Với bề mặt tường cũ: Với bề mặt tường cũ, cần rửa sạch các loại tảo, nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột bả cũ khi như dầu mỡ….bằng máy phun nước sạch áp suất cao. Xử lý các khu vực bị nấm mốc, tảo nấm bằng sơn chống mốc. Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn các lớp này đã mất độ bám dính. Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi thi công sơn bả. II.Bả matít 1.Bả lớp 1: Dùng một trong các loại bột bả của ICI (đã được trộn và đóng bao, thùng ở dạng bột). Trộn 1 nước với 2.5 phần bột theo thể tích. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo. Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch cát bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)

Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bả sau bám tốt hơn Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước Trộn đều bột với nước như ở lớp 1. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít). Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả. Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả. Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.

III.Sơn lótDùng Rulo hay máy phun thông thường sơn một lớp (01 lớp) sơn lót chống thấm và chống kiềm hoá cho tường ngoài nhà và sơn thường cho tường trong nhà. sơn phủ. Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ). Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.

Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn hai lớp (02 lớp tối thiểu) sơn phủ bảo vệ màu lựa chọn: – Sơn bảo vệ, trang trí ngoài nhà. – Sơn bảo vệ, trang trí trong nhà. Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công. Các lớp sau cách nhau từ 2-3 giờ. Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.

* Lưu ý quan trọng: Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, đậy chặt nắp và để xa tầm với của trẻ em. Mang khẩu trang thích hợp trong lúc trà nhám hay lăn sơn để giảm tránh bớt bụi. Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công và chờ sơn. Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp thi công không đủ thông thoáng, phải mang thiết bị trợ khí. Các thiết bị trợ khí phải đạt tiêu chuẩn phù hợp. Khi sơn nên mang kính bảo hộ (bảo vệ mắt). Khi mắt bị dính sơn nên rửa với thật nhiều nước sạch và đi đến bác sĩ kiểm tra. Dùng xà phòng và nước sạch hoặc các chất làm sạch da được công nhận để rửa sạch các vết sơn bám trên da. Cẩn thận khi vận chuyển. Đặt thùng sơn thẳng đứng an toàn. Trong trường hợp bị đổ sơn, thu gom lại bằng đất và cát. Không được đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước. Xử lý sơn thải theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Tránh tồn trữ ở nhiệt độ khắc nghiệt. Bảo quản sơn ở những nơi khô ráo và thoáng mát

Hướng Dẫn Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm

Biện pháp thi công bể nước ngầm đạt chuẩn

Xây khung bể chứa nước: đây là công biện đầu tiên mà ta cần phải làm, hãy xác định kích thước cụ thể cũng như khu vực nào đặt bể để kiến trúc sư lên bản vẽ chi tiết, tạo khung cho bể chứa và xây khung bể.

Đo kích thước bể thật chính xác: cần tiến hành đo chiều dài, rộng, cao của bể chuẩn xác nhất để có thể điều chỉnh số lượng vật liệu cũng như xem sức chứa có đủ nước cho gia đình hay không?

Cuối cùng là quá trình hoàn thiện các công đoạn như chống thấm, đổ bê tông, nắp bể…

Với biện pháp thi công bể nước ngầm như thế này bạn sẽ nhanh chóng có được bể nước chuẩn xác và đảm bảo nhất

Lưu ý khi làm bể nước ngầm

Tuy bể nước ngầm sẽ giúp tiết kiệm chi phí và mang đến lượng nước ổn định cho nhiều gia đình nhất là tại thành phố thường xuyên bị mất nước. Nhưng nó cũng có một nhược điểm là thường khá bẩn vì là bể ngầm nên không thể thường xuyên vệ sinh được, phần nắp cũng khó giữ vệ sinh sạch sẽ được nếu như chả may mưa mà ngập tràn ống thoát nước bể thì nước bẩn sẽ xâm nhập vào bể.

Khi làm bể ngầm nếu như chuẩn thì phải làm bằng bê tông cốt thép nguyên khối, sau đó phải xử lý chống thấm hiệu quả cả bên trong và bên ngoài. Biện pháp thi công bể nước ngầm hiện nay chính là xây khoang bể bằng gạch sau đó thả bể inox và đổ cát lấp vào đảm bảo hiệu quả.

Việc thi công bể nước ngầm sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất nước của mỗi gia đình nhưng để tạo được bể chứa nước lớn ngầm dưới nước như thế không phải là đơn giản, đòi hỏi phải thực hiện đúng kỹ thuật và làm đúng trình tự để bể nước ngầm kiên cố, không bị rò rỉ.