Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Máu Kiểm Tra Chức Năng Gan Thận Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Gan

CÁC XÉT NGHIỆM KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể sống của chúng ta, nhiệm vụ chính của gan là đảm bảo cho các cơ quan khác hoạt động một cách thông suốt nhất. Bởi vậy nên bất cứ một tổn thương nào của lá gan cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến cơ thể sống. Trong khi đó, chức năng quan trọng nhất của gan chính là lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, những chất độc nếu tích tụ trong gan quá lâu rất dễ gây ngộ độc gan.

Để đánh giá đúng nhất về hoạt động chức năng gan, chúng ta cần thực hiện một số những xét nghiệm sau:

Bao gồm việc kiểm tra số lượng bạch cầu, hồng cầu, số lượng huyết sắc tố, tiểu cầu. Khi bệnh tình của bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn xơ gan thì trong kết quả xét nghiệm của công thức máu sẽ có những sự thay đổi trong sơ đồ cấu tạo máu và nó luôn cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Kiểm tra chức năng gan thông qua các chỉ số chức năng gan

Một số chỉ số như: Alanine aminotransferase, Cholinesterase, chỉ số GGT, Aspartate aminotransferase, globulin, albumin hay tổng số sắc tố mật bilirubin trong huyết thanh, chỉ số bilirubin trực tiếp và mức độ hoạt động của prothrombin. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào các chỉ số của xét nghiệm kiểm tra chức năng gan trên để có thể tổng hợp để phán đoán về tình trạng bệnh tình của bệnh đang ở giai đoạn nào, ở mức độ nhẹ hay nặng hay hoạt động chức năng gan có đang tốt hay không.

Thông qua hình ảnh siêu âm, chúng ta có thể biết được gan có kích thước to hay nhỏ, độ dày của lá gan, có bị phù nước hay không…

Chỉ số Alpha fetoprotein (AFP)

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan là những đánh giá bệnh không thể thiếu vì thế người bệnh không nên bỏ qua. Theo các bác sĩ, các bệnh về gan là căn bệnh gây hại nghiêm trọng và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sinh hoat bình thường của người bệnh, nếu mắc phải thì cần phải tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám và chữa trị sớm. Do đó, mọi người cần phải chú ý tìm hiệu các dấu hiệu bệnh gan để có thể tự phát hiện dấu hiệu sớm nhất của căn bệnh và có những phương pháp giải quyết sớm nhất.

Các Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Thận?

Mangyte ơi, muốn kiểm tra chức năng do nghi ngờ bệnh thận, cần làm các xét nghiệm gì? Em cảm ơn nhiều?

AloBacsi ơi, muốn kiểm tra chức năng do nghi ngờ bệnh thận, cần làm các xét nghiệm gì? Em cảm ơn nhiều?

(Phúc Huy, 37 tuổi, Đà Nẵng)

Chào bạn,

Nếu bạncó sức khỏe bình thường, chưa từng bệnh thận, chỉ muốn đi kiểm tra sức khỏe quảthận, thì:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm chỉ làm các xét nghiệm đơn giản có tínhđịnh hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âmbụng.

Trường hợp, tiền căn gia đình bạn có các bệnh di truyền về thận hoặc cóngười thân bị suy thận cần xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nướctiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Đặc biệt, khi lâm sàng bạn có biểu hiện suy thận, cần xét nghiệm sinh hóamáu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tìm thấy cácnguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu, bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu khôngtìm thấy tắc nghẽn, có thể sinh thiết thận.

Nếu bạn đã từng can thiệp thủ thuật, phẫu thuật lên đường tiết niệu hoặc cáccơ quan trong bụng, phải xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu,công thức máu, siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn cần làm thêm các xétnghiệm hình ảnh.

Nói chung, nếu có dấu hiệu bệnh thận, muốn kiểm tra chuyên sâu để đánh giáchính xác: cần sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kínhhiển vi.

Một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận, bác sĩ có thể cho bạn thực hiệnnhư tổngphân tích nước tiểu, đo lượng protein nước tiểu 24 giờ, tổng phân tích tế bàomáu, các xét nghiệm sinh hóa, siêu âm bụng, chụp CT scan bụng, xạ hình thậnbằng đồng vị phóng xạ, albumin huyết thanh…

Lưu ý, theo chúng tôi, nếu bạn không có dấu hiệu bệnh thận chỉ đi tầm soátbệnh thì chỉ thử các chức năng như phần đầu hướng dẫn.

Thân ái,

Cổngthông tin Tư vấn Sức khỏe – chúng tôi

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn› Để trò chuyện trực tiếp với bác sĩ, từ 17 -19g – Hotline: 08983 08983 – 0976 328 725

Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cac-xet-nghiem-kiem-tra-chuc-nang-than-n307573.html)

Các Xét Nghiệm, Kiểm Tra Chức Năng Gan Mới Nhất

Xét nghiệm chức năng gan là những xét nghiệm cần thiết để đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý về gan mật. Xét nghiệm gan là xét nghiệm quan trọng và có nhiều yêu cầu đối với người bệnh. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết này để có sự chuẩn bị phù hợp.

Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Xét nghiệm chức năng gan là các xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề xảy ra ở gan. Các xét nghiệm này thường bao gồm kiểm tra nồng độ protein và enzym trong máu của người bệnh.

Protein là các phân tử cần thiết góp phần hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh. Trong khi enzym là các tế bào có trách nghiệm hỗ trợ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Việc kiểm tra nồng độ Protein và enzym trong máu có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lý về gan trong giai đoạn đầu.

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan để làm gì?

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể được sử dụng cho các mục đích như:

Kiểm tra, chẩn đoán, đánh giá tình trạng tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm virus ở gan.

Theo dõi sự phát triển của các bệnh gan bao gồm bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc kiểm tra liệu trình điều trị có mang lại hiệu quả hay không.

Kiểm tra, ước lượng các giai đoạn của bệnh gan, đặc biệt là xơ gan.

Kiểm tra, đánh giá tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, bao gồm thuốc điều trị bệnh gan.

Trong một số trường hợp, kiểm tra gan có thể được chỉ định cho mục đích khác. Hãy trao đổi với bác sĩ để được giải thích phù hợp.

Xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm chức năng gan thường có nhiều yêu cầu đối với người bệnh. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác để không làm ảnh hưởng đến kết quả.

Thông thường trước khi thực hiện kiểm tra chức năng gan, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tránh một số loại thức ăn trước 6 tiếng. Việc lấy máu thường được thực hiện vào buổi sáng và khi người bệnh đang đói. Đây là lúc thành phần sinh hóa trong máu tương đối ổn định. Do đó, kết quả xét nghiệm thường chính xác, ít sai lệch. Nếu lấy máu sau khi ăn, thành phần sinh hóa trong máu có thể bị ảnh hưởng hoặc thay đổi tạm thời. Điều này có thể cản trở quá trình chẩn đoán lâm sàng thông qua kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra trước xét nghiệm, người bệnh cũng không được sử dụng thuốc, thuốc bổ, vitamin, thực phẩm chức năng và các chất bổ sung khác.

Xét nghiệm chức năng gan gồm những gì?

Khi chức năng gan bị rối loạn sẽ làm cho nồng độ các chất trong máu thay đổi. Do đó, việc xét nghiệm chức năng gan thường là kiểm tra nồng độ một số hóa chất có trong máu như:

1. Xét nghiệm tổng hợp chức năng gan

Xét nghiệm Protein máu:

Hầu hết các protein máu đều được tổng hợp ở gan. Do đó rối loạn protein máu có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Xét nghiệm Globulin huyết thanh:

Globulin được sản xuất và tổng hợp ở nhiều nơi trong cơ thể bao gồm cả gan. Nồng độ Globulin trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu của xơ gan, bệnh viêm gan tự miễn hoặc xơ gan ứ mật nguyên phát.

Xét nghiệm Albumin huyết thanh:

Albumin là chất duy trì áp lực keo trong lòng mạch và hỗ trợ vận chuyển các chất có trong máu. Gan là bộ phận duy nhất có thể tổng hợp Albumin trong cơ thể.

Khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của Albumin là khoảng 3 tuần. Do đó, nồng độ Albumin trong máu giảm có thể là dấu hiệu của các bệnh gan mãn tính hoặc tổn thương gan vô cùng nghiêm trọng.

Kiểm tra thời gian Prothrombin (PT):

Đây là thời gian chuyển đổi Prothrombin thành Thrombin hay còn gọi là thời gian để máu đông lại thành cục máu đông.

Gan là nơi tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu. Do đó, chỉ số PT thay đổi có thể là dấu hiệu tổn thương gan bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng như ung thư gan. Thời gian đông máu càng kéo dài tình trạng tổn thương gan càng nghiêm trọng.

2. Nhóm xét nghiệm chức năng bài tiết và khử độc của gan

Xét nghiệm nồng độ Bilirubin trong huyết thanh:

Bilirubin là chất được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Chất này làm cho dịch mật có màu vàng xanh. Khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao có thể dẫn đến vàng da và mắt.

Xét nghiệm Urobilinogen:

Đây là chất chuyển hóa Bilirubin tại ruột già và tái hấp thu Bilirubin vào máu trước khi bài tiết qua nước tiểu. Trong trường hợp ống mật bị tắc hoàn toàn, trong nước tiểu sẽ không có sự xuất hiện của Urobilinogen.

Urobilinogen tăng cao trong nước tiểu thường xuất hiện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc các bệnh lý về gan.

Xét nghiệm ALP (Alkalin Phosphatase):

ALP là enzym thủy phân Phosphatase có nguồn gốc từ xương và gan. Xét nghiệm men gan ALP thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng tắc mật. Sự tăng trưởng quá mức của ALP thường là dấu hiệu tăng trưởng của các tế bào gan và tế bào biểu mô ống mật.

Xét nghiệm GGT, g-GT (G – Glutamyl Transferase , G – Glutamyl Transpeptidase):

GGT và g – GT là những enzym có trong máu. Khi nồng độ cá enzym này tăng cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu tổn thương gan hoặc các bệnh lý về mật.

Ngoài ra, tăng trưởng bất thường GGT đôi khi có thể là dấu hiệu suy thận, nhồi máu cơ tim, bệnh tiểu đường, bệnh phổi hoặc viêm tụy cấp tính.

Xét nghiệm NH3 (Amoniac trong máu):

Amoniac được sản xuất từ protein trong máu và vi khuẩn trong đại tràng. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm khử độc NH3, do đó những bệnh nhân gan thường có nồng độ NH3 trong máu cao. Nồng độ NH3 cao có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hoặc dẫn đến teo cơ.

3. Xét nghiệm đánh giá mức độ hoại tử tế bào gan

Đây là xét nghiệm được sử dụng để kiểm tra các loại enzym hỗ trợ chuyển hóa protein có trong gan (hay còn gọi là men gan). Sự tăng trưởng bất thường của các enzym này có thể là dấu hiệu tổn thương gan. Các xét nghiệm phổ biến thường bao gồm:

Xét nghiệm enzym ALT (Alanine Aminotransferase) và AST (Aspartate Aminotransferase):

ALT là enzym phân giải xuất hiện phổ biến ở bào tương của gan. Do đó, sự tăng trưởng bất thường của ALT có thể là dấu hiệu của tổn thương gan hoặc viêm gan. AST là enzym phổ biến và xuất hiện chủ yếu ở tế bào gan. Do đó việc xuất hiện một lượng lớn nồng độ AST trong máu có nghĩa là gan đã bị tổn thương. Ngoài ra, đôi khi AST cũng tăng bất thường do các vấn để về xơ xương hoặc tim mạch.

Tăng nhẹ (<100 UI / L) thường là tình trạng nhiễm virus nhẹ, bệnh gan mạn tính khu trú hoặc lan tỏa và tình trạng tắc mật.

Tăng vừa (<300 UI / L) thường là dấu hiệu của bệnh viêm gan do rượu. Men gan chủ yếu tăng là AST tuy nhiên chỉ số tăng trưởng thường chỉ cao hơn mức bình thường khoảng 2 – 10 lần. Chỉ số ALT có thể bình thường hoặc thấp hơn nồng độ trung bình.

Tăng cao (<300 UI / L) thường là dấu hiệu hoại tử tế bào gan như viêm gan do virus, tổn thương gan do độc tố hoặc trụy mạch kéo dài.

Xét nghiệm LDH (Lactat Dehydrogenase):

Đây là xét nghiệm không đặc hiệu cho cho các bệnh lý về gan. Bởi vì men này xuất hiện ở hầu hết các mô (tim, xương, cơ, thận, hồng cầu, tiểu cầu và cách hạch bạch huyết).

Men LHD 5 là men đặc hiệu cho gan và biểu hiện cho các bệnh lý ở gan. Chỉ số LHD 5 bình thường là 5 – 30 UI / L. Do đó, khi chỉ số tăng cao hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu hoại tử các mô, tế bào gan hoặc tình trạng sốc gan.

Xét nghiệm Ferritin:

Đây là một loại protein dự trữ và hấp thu sắt ở đường tiêu hóa, tùy theo nhu cầu của cơ thể. Nồng độ Ferritin tăng cao có thể là dấu hiệu hoại tử tế bào gan cấp tính hoặc mạn tính và bệnh viêm gan C.

Ngoài ra, nồng độ Ferritin có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu máu thiếu sắt, người ăn chay trường, người thường xuyên hiến máu, chạy thận nhân tạo, bệnh nhân bị xuất huyết rỉ rả. Tăng Ferritin cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ứ sắt mô, các bệnh ung thư, ngộ độc rượu, hội chứng viêm và nhiễm trùng.

Kết quả và giá trị của các xét nghiệm chức năng gan thường không giống nhau giữa những nơi xét nghiệm khác nhau. Do đó, việc chênh lệch kết quả khi thực hiện kiểm tra chức năng gan ở nhiều nơi là vô cùng bình thường. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm cũng không giống nhau ở nam và nữ giới.

4. Kiểm tra định lượng chức năng gan

Ngoài các xét nghiệm phổ biến để đánh giá chức năng gan, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm kiểm tra khác. Các xét nghiệm này thường được chỉ định trước khi phẫu thuật gan như cắt, ghép gan hoặc nghiên cứu các bệnh lý về gan.

Các xét nghiệm định lượng chức năng gan phổ biến bao gồm:

Đo khả năng thanh lọc BSP (Bromosulfonephtalein)

Đo khả năng lọc Indocyanine Green

Đo khả năng lọc Antipyrine

Kiểm tra chất lượng hơi thở Aminopyrine

Đo khả năng lọc caffeine trong máu

Đo khả năng thải Galactose.

Xét nghiệm chức năng gan thường được thực hiện để phát hiện các dấu hiệu tổn thương gan. Do đó, thực hiện kiểm tra chức năng gan định kỳ để tầm soát các bệnh lý về gan. Khoảng thời gian bình thường để thực hiện xét nghiệm thường không giống nhau giữa các cá nhân. Trao đổi với bác sĩ để có thời gian thực hiện xét nghiệm phù hợp.

Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Gan Cần Làm Những Gì?

Kiểm tra gan qua các xét nghiệm chức năng gan là phương pháp xác định xem tế bào gan có chịu sự tổn thương hay không, hay có thể nhận biết được sự chuyển hóa, tổng hợp chức năng của gan có xảy ra sự bất thường nào đó. Thông qua đó sẽ giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các bệnh về gan sớm và có phác đồ điều trị kịp lúc.

KHI NÀO CẦN KIỂM TRA VÀ LÀM CÁC XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược bạn nên đi làm các xét nghiệm chức năng gan

Khi bạn có các triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, nước tiểu vàng đậm, vàng da, đau tức vùng gan, … thì có nghĩa là chức năng gan của bạn đang suy giảm nghiêm trọng. Một khi chức năng gan suy giảm có chứng tỏ tế bào gan của bạn đang bị tổn thương, cơ thể bạn có thể đã mắc phải một số bệnh về gan như: viêm gan B, C, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc ung thư gan,… Lúc này, các biện pháp kiểm tra chức năng gan là rất cần thiết. Thông qua đó, bạn có thể xác định được chính xác bệnh và có thể có hướng điều trị phù hợp.

MỤC ĐÍCH CỦA CÁC XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể được sử dụng để:

Phát hiện sớm các bệnh về gan

Theo dõi quá trình diễn tiến của bệnh như viêm gan virus hoặc một số bệnh viêm gan khác để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hiện đang áp dụng.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là bệnh xơ gan.

CÁC XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN CẦN THEO DÕI CHỈ SỐ NÀO?

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan kiểm tra nồng độ protein và enzym trong máu. Nồng độ thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường có thể chỉ ra những bất thường ở gan. Xét nghiệm chức năng gan bao gồm:

Alanine Transaminase (ALT)

Thông thường chỉ số ALT trung bình là 0-40 UI/L : Nếu chỉ số xét nghiệm của bạn cao hơn thì nó cảnh báo bệnh xơ gan, viêm gan do rượu.

Aspartate Transaminase (AST)

Chỉ số AST bình thường là 0-37 UI/L : Khi chỉ số xét nghiệm AST của bạn tăng cao chứng tỏ bạn đã bị viêm gan, nếu AST mức tăng gấp 20 lần có nghĩa là bệnh đã chuyển sang viêm gan mãn tính.

Alkaline Phosphatase (ALP)

ALP là một enzym có trong gan, xương và ống dẫn mật. Thông thường chỉ số ALP là 53-128. Nhưng khi ALP tăng thể hiện cơ thể bạn có thể mắc phải các bệnh về tim mạch, viêm gan, nhiễm trùng máu.

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

Gamma-glutamyltransferase (GGT)

GGT là một enzym có trong máu, chỉ số GGT trung bình là 7-32 : Nếu chỉ số GGT này tăng chứng tỏ bạn mắc phải các bệnh về viêm gan, ung thư gan, đường mật.

Albumin

Trong kiểm tra chức năng gan, ALB chỉ số bình thường 4 g/dL : Khi ALB giảm thể hiện cơ thể dinh dưỡng kém, mắc bệnh viêm gan mãn tính, có nguy cơ chuyển sang xơ gan

Xét nghiệm AFP ( Alpha foeto protein)

AFP chỉ số trung bình < 25 UI/ml : khi AFP tăng cao hơn chỉ số bình thường chính là dấu hiệu của căn bệnh ung thư.

Xét nghiệm Bilirubin

Nồng độ Bilirubin được sản xuất từ huyết sắc tố (hemoglobin). Nồng độ Bilirubin đi qua gan và được bài tiết trong phân. Khi bilirubin cao thì đây là dấu hiệu cho biết gan bị tổn thương hoặc đang mắc các bệnh lý gan.

L-lactate dehydrogenase (LD)

LD là một loại enzyme tồn tại trong gan. Nếu nồng độ LD gia tăng trong máu chỉ ra sự tổn thương gan.

Xét nghiệm máu đông

Gan tạo ra protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi bị rối loạn chức năng gan thì nó không thể sản xuất đầy đủ các loại protein khiến cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu để đánh giá mức độ nghiêm trọng của những rối loạn chức năn gan nhất định.

Qua việc kiểm tra chức năng gan bạn có thể nắm bắt được tình trạng tổn thương của gan. Tuy nhiên, việc chỉ kiểm tra chức năng gan vẫn chưa đủ để chẩn đoán chính xác mức độ tình trạng bệnh. Vì vậy, bạn có thể làm thêm một số xét nghiệm kiểm tra về gan khác như: kiểm tra 5 hạng mục, xét nghiệm HCV-RNA, HBV-DNA, siêu âm gan, sinh thiết gan để giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI LÀM CÁC XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

Nên xét nghiệm vào buổi sáng

Thời điểm tốt nhất để thực hiện kiểm tra chức năng gan là vào buổi sáng sớm. Lúc này, các kết quả xét nghiệm thường được chính xác nhất.

Xét nghiệm máu là 1 trong các xét nghiệm chức năng gan

Không ăn trước khi xét nghiệm

Thông thường, các xét nghiệm chức năng gan cần phải nhịn ăn ít nhất từ 4 đến 6 tiếng để kết quả xét nghiệm được chính xác. Chính vì vậy, bạn nên nhịn ăn sáng để có kết quả xét nghiệm toàn diện và hoàn chỉnh nhất.

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào

Mọi loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc chữa bệnh… đều tuyệt đối không được dùng trước khi kiểm tra chức năng gan. Việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới kết quả các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan.

Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá

Mọi loại chất kích thích có chứa nicotin hoặc đồ uống có cồn đều không có lợi cho sức khỏe của bạn. Chúng còn khiến các chỉ số kiểm tra chức năng gan bị sai lệch. Do đó, nếu bạn là người có thói quen sử dụng bia rượu hoặc hút thuốc cần ngưng sử dụng ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện các xét nghiệm.

KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN – ĐỪNG DO DỰ

Có rất nhiều nghiên cứu cho biết thì virus viêm gan B và C chiếm tới 70% dẫn tới bệnh ung thư gan. Việt Nam là một trong nhiều nước có tỷ lệ dân số mang virus viêm gan A, B cao nhất. Nhưng hầu hết người bệnh đều phát hiện và điều trị khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn do thiếu kiến thức và không hiểu được về sự nguy hiểm của bệnh nên thường lơ là không theo dõi, quan tâm tới sức khỏe bản thân tới khi bệnh nặng thì việc chữa trị rất khó khăn và nguy cơ biến chứng cao.

Người bệnh vẫn luôn có thể cảm thấy mình khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường mà không ngờ rằng mình đang có thể mắc các bệnh vê gan, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan, hoặc ung thư gan, thậm chí có thể bị suy gan, rất nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, dù cho có bệnh hoặc không có bệnh thì mỗi người chúng ta cần theo dõi sức khỏe thường xuyên bằng cách kiểm tra chức năng gan định kỳ để có thể nhanh chóng phát hiện ra bệnh sớm và ngăn chặn được những tình huống xấu có thể xảy ra.

Ngoài ra với những người bị nhiễm bệnh viêm gan thì việc kiểm tra chức năng gan là việc làm vô cùng cần thiết. Bằng các xét nghiệm chuyên sâu sẽ phát hiện bệnh sớm từ đó các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sẽ thành công cao hơn, chi phí sẽ được giảm thiểu rất nhiều.

KHÁM VÀ KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN TẠI PHÒNG KHÁM GAN KIM MÃ

Các xét nghiệm chức năng gan tại phòng khám Kim Mã

Với mong muốn mang đến cho khách hàng/bệnh nhân các dịch vụ kiểm tra sức khỏe tiện ích và ý nghĩa. Phòng khám gan Kim Mã đã xây dựng những gói khám kiểm tra chức năng gan cho khách hàng. Các gói khám kiểm tra chức năng gan được xây dựng và thực hiện dựa trên ý kiến của các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ có chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm, hiện đang công tác tại phòng khám gan Kim Mã.

Tại sao nên lựa chọn kiểm tra chức năng gan tại Phòng khám gan Kim Mã?

Xét nghiệm tại Phòng khám gan Kim Mã được thực hiện bởi hệ thống thiết bị kỹ thuật hiện đại, tân tiến.

Mọi xét xét nghiệm kiểm tra chức năng gan được vận hành bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đào tạo chính quy. Các bác sĩ tham gia khám và chẩn đoán, điều trị là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.

Phòng khám cam kết không chỉ định xét nghiệm, kiểm tra thừa. Chi phí xét nghiệm kiểm tra chức năng gan hợp lý, minh bạch, công bố rõ ràng. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí.

Thủ tục kiểm tra chức năng gan đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân/khách hàng không phải chờ đợi. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm sẽ được các nhân viên y tế gọi điện và tư vấn, tối ưu hóa thời gian chờ đợi kết quả.

Tại Phòng khám gan Kim Mã, chúng tôi có quy trình khám chữa bệnh rõ ràng sẽ giúp trả lời mọi thắc mắc của khách hàng/bệnh nhân, điều trị đúng bệnh và quay trở lại khoẻ mạnh.