Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Máu Chức Năng Thận Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xét Nghiệm Chức Năng Đông Cầm Máu.

Xét nghiệm đông, cầm máu có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chuẩn đoán và xử lý các rối loạn đông, cầm máu. Các xét nghiệm này thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chảy máu..

Cơ chế đông, cầm máu của cơ thể:

Cơ chế đông, cầm máu:

Bản chất của quá trình đông máu là sự thay đổi tính chất của máu, máu từ thể lỏng ( trong lòng mạch) chuyển thành thể rắn (khi ra khỏi lòng mạch) để ngăn chặn sự chảy máu ra khỏi bên ngoài cơ thể. Nó gồm các chu kì: cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết.

Quá trình đông máu huyết tương được phát động bằng hai con đường: nội sinh và ngoại sinh. Kết quả khởi động hai con đường này đều tạo ra phức hệ prothrombinase làm nhiệm vụ chuyển prothrombin thành thrombin.

Fibrinogen dưới tác động của thrombin sẽ tạo ra lưới fibrin giam giữ tiểu cầu và các thành phần khác của máu tạo nên cục máu ổn định vững chắc có đủ khả năng cầm máu.

Ý nghĩa của quá trình đông cầm máu:

Ngăn không cho máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào khoảng gian bào.

Hình thành nút bịt kín vết thương lớn, giúp cầm máu tránh nguy cơ mất máu cấp tính, tránh được sự nguy hiểm của tính mạng.

Trong y học, quá trình này được ứng dụng để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.

Các xét nghiệm chức năng đông, cầm máu thường làm:

Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin (PT)

Máu ra khỏi lòng mạch sẽ bị đông theo đường ngoại sinh. Khi cho thừa thromboplastin và calci vào máu chống đông bằng citrat thì con đường đông máu ngoại sinh được thực hiện ồ ạt. Đo thời gian từ khi bổ sung calci và nhiều thromboplastin đến lúc huyết tương đông lại để phản ánh hoạt tính các yếu tố đông máu tạo nên Prothrombin là yếu tố II, V, VII, X còn gọi là yếu tố đông máu theo con đường ngoại sinh.

Ý nghĩa: 

Thời gian Prothrombin kéo dài có thể do thiếu hụt yếu tố đông máu hoạt động theo con đường ngoại sinh. Trong 4 yếu tố đó thì 3 yếu tố II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ thuộc vitamin K, vì vậy khi gan bị suy hay dùng thuốc kháng vitamin K thì PT héo dài. Mức độ kéo dài phụ thuộc vào mức độ giảm yếu tố và liều vitamin K đã dùng. Do vậy có thể dùng xét nghiệm này để theo dõi kháng vitamin K.

Đọc kết quả:

PT% : tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Bình thường, giá trị này nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu PT% < 70% thì quá trình đông máu có vấn đề.

PT(s): thời gian hình thành cục máu đông. Trị số bình thường rơi vào khoảng 10 – 14 giây tùy phòng xét nghiệm.

INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): ngoài chỉ định thường quy, chỉ số này còn có vai trò trong theo dõi để chỉnh liều ở các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Chỉ số này nằm trong khoảng 0,8 – 1,2. Một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá là bình thường.

Xét nghiệm Thromboplastin từng phần được hoạt hoá (aPTT – Activated Partial Thromboplastin Time)

Xét nghiệm aPTT đo chức năng hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen…). Xét nghiệm aPTT được chỉ định trong các trường hợp:

Làm bilan đông máu trước khi phẫu thuật.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân khi điều trị bằng heparin.

Đánh giá mức độ nặng của bệnh lý về gan hay đông máu nội mạch lan tỏa.

Ý nghĩa:

Đọc kết quả:

Xét nghiệm này nhằm khảo sát con đường đông máu nội sinh. Kết quả xét nghiệm được biểu thị như sau:

APTT: thời gian đông máu từng phần. Bình thường giá trị này nằm trong khoảng 30 – 35 giây.

rAPTT: tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với APTT mẫu chuẩn. Giá trị này nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.

Xét nghiệm định lượng Fibrinogen:

Huyết tương của bệnh nhân trong xét nghiệm này được pha loãng ở các nồng độ khác nhau rồi cho thrombin vào. Đối chiếu các kết quả với đường cong chuẩn để xác định nồng độ fibrinogen.

Ý nghĩa:

Dùng trong trường hợp xác định sự có mặt của viêm nhiễm.

Thăm dò rối loạn đông máu khi người bệnh có biểu hiện chảy máu bất thườn.

Làm bilan đông máu trước mổ.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị fibrin.

Dùng trong ứng dụng theo dõi bệnh gan tiến triển như thế nào.

Đọc kết quả:

Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l.

Những lưu ý trước khi xét nghiệm chức năng đông, cầm máu:

Tương tự các loại xét nghiệm khác, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bởi vì các chất này làm thay đổi thành phần, tính chất của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Nếu đang sử dụng thuốc phải dưới sự theo dõi và khuyến cáo của bác sĩ.

Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này 2 – 3 ngày trước khi đi xét nghiệm.

Nên xét nghiệm vào sáng sớm để cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm đông, cầm máu tại Đà Nẵng

.

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp

Các chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp

Rối loạn chức năng tuyến giáp là một tình trạng thường gặp. Trong một số trường hợp rối loạn chức năng tuyến giáp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình thì các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán. 1. Tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.

 

 

Tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, một trong số đó là T4 và một loại khác là T3. Lượng T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên.

 

2.1. TSH (Thyroid stimulating hormone) – Hormone kích thích tuyến giáp Khi nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống, vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormon gây ra giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH). TRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó TSH kích thích sản xuất và giải phóng Triiodothyroxine (T3) và Thyroxin (T4). Xét nghiệm TSH rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Đây còn là phương tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH vẫn ở mức thấp kéo dài chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái phát nếu ngưng thuốc. Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng giáp, xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu tiên. 2.2. Hormon tuyến giáp

 

Sau khi được tổng hợp bởi hormon T3, T4 sẽ được phóng thích vào máu và tồn tại dưới 2 dạng: + Dạng gắn với protein huyết tương chủ yếu với TBG, một phần gắn với TBA và TBPA; + Dạng tự do FT3 (Free Triiodothyroxine) FT4 (Free Thyroxine)

 

 

– Xét nghiệm định lượng nồng độ T3 toàn phần thường được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng cường giáp song nồng độ FT4 bình thường hay ở mức ranh giới. Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp cường giáp do T3. – Xét nghiệm định lượng T4 hữu ích để chẩn đoán tình trạng cường giáp hoặc suy giáp nhất là khi được phân tích đồng thời với FT4 và TSH. – Tương tự, FT3 có thể bình thường trong suy giáp, tuy nhiên, FT3  là xét nghiệm nhạy trong chẩn đoán cường giáp. Ở các bệnh nhân cường giáp, FT3 và FT4 đều tăng, FT3 tăng nhiều hơn. Đôi khi, FT4 tăng còn FT3 bình thường, các trường hợp này thường do bệnh nhân bị cả bệnh không phải tuyến giáp, gây giảm chuyển T4 thành T3, FT3 tăng khi bệnh giảm. 2.3. TPO-Ab (Thyroperoxidase antibodies) – Kháng thể kháng Thyroperoxidase TPO-Ab là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, các protein tuyến giáp) với các protein lạ, xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng tuyến giáp, nếu nặng và kéo dài dẫn đến suy giáp, ung thư tuyến giáp. 2.4. Tg (Thyroglobulin ) và Tg-Ab (Anti Thyroglobulin) Tg được sử dụng như một dấu ấn khối u để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp và theo dõi tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Không phải tất cả các loại ung thư tuyến giáp đều sản xuất Tg, hai loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú và ung thư tuyến giáp thể nang (trong đó có ung thư tế bào Hürthle), thường tăng sản xuất Tg, dẫn đến tăng mức độ Tg trong máu. 

 

Ở 15 – 20% số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có khả năng hệ miễn dịch tự sản xuất tự kháng thể kháng Tg, còn gọi là Anti – Tg. Kháng thể Anti – Tg làm sai lệch giá trị thật của Tg. Vì thế, xét nghiệm Anti – Tg thường được chỉ định cùng xét nghiệm Tg để tìm ra giá trị thật sự của Tg. 2.5. TRAb (TSH Receptor Antibodies) Xét nghiệm TRAb dùng để đo nồng độ TRAb trong máu và tỷ lệ giữa thành phần TRSAb/TRBAb để đánh giá bệnh Basedow. TRAb tồn tại 3 dạng: + TRNAb là tự kháng thể trung gian, không ảnh hưởng đến chức năng tế bào tuyến giáp. + TRSAb và TRBAb là cạnh tranh với TSH và gây hại. Tỉ lệ TRSAb/TRBAb càng lớn thì bệnh Basedow biểu hiện càng nặng và ngược lại. Do đó, xét nghiệm TRAb vừa có thể đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, nghĩa là mắc Basedow hay không và đánh giá mức độ nặng của bệnh nếu xác định được tỷ lệ TRSAb/ TRBAb. Bảng giá trị tham chiếu các xét nghiệm chức năng tuyến giáp:

Hiện nay, các xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp là xét nghiệm thường quy đã và đang được thực hiện tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị cũng như thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh, trong đó có xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Có Cần Nhịn Ăn Không?

Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm chức năng thận?

–   Xét nghiệm ure máu

Bạn có biết ure máu là sự phân hủy protein có trong những thực phẩm hàng ngày, ure được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Thông qua xét nghiệm ure máu, bác sĩ có thể đánh giá chức năng thận và theo dõi các bệnh về thận.

–   Xét nghiệm chỉ số Creatinin huyết thanh:

Creatinin là dạng chất thải được tiết ra từ quá trình hoạt động của cơ bắp. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Về hàm lượng, tùy từng độ tuổi, giới tính, nồng độ Creatinin sẽ khác nhau. Nếu hàm lượng vượt qua mức, rất có thể bạn đang bị rối loạn chức năng thận.

–   Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể dựa vào 2 yếu tố: tỷ trọng nước tiểu và protein. Tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,01 – 1,020. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các phương pháp như xét nghiệm acid uric máu, xét nghiệm Cystatin C, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT scan ổ bụng, siêu âm bụng.

Xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn không? 

Vậy xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn không? Về cơ bản, bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm thận sẽ cần nhịn ăn trong 8-10 giờ trước khi xét nghiệm để đảm bảo có kết quả tốt nhất. Nếu bệnh nhân không nhịn ăn trong khoảng thời gian này, sẽ khó đảm bảo được các kết quả xét nghiệm sẽ chính xác, điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Nên xét nghiệm chức năng thận ở bệnh viện nào?

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lựa chọn những bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm chức năng thận. Nếu bạn đang phân vân với câu hỏi “xét nghiệm chức năng thận ở đâu?”, bệnh viện đa khoa Hà Nội là địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin tưởng và lựa chọn.

Với hơn 200 Y bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện đều từng học tập và công tác tại những bệnh viện lớn như Bệnh viện Việt Pháp, Bạch Mai,… bệnh nhân có thể đảm bảo yếu tố chuyên môn.

Bên cạnh đó, cơ sở y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Nội cũng là một trong những điểm cộng lớn của bệnh viện. Môi trường khám bệnh luôn sạch sẽ, rộng rãi với hơn 50 giường bệnh hiện đại. 

Một trong những yếu tố bệnh nhân thường quan tâm khi đi khám là chi phí xét nghiệm chức năng thận là bao nhiêu. Với chất lượng tốt, chi phí tại bệnh viện đa khoa Hà Nội lại rất phải chăng. Hầu hết bệnh nhân không cần lo lắng nhiều về chi phí khám bệnh tại bệnh viện, thậm chí những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn khi đến khám sẽ được hỗ trợ về chi phí. Bởi vậy, mọi người đến khám có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn có cái nhìn tổng quát về chức năng thận cũng như địa chỉ khám bệnh tốt nhất. Nếu vẫn băn khoăn với câu hỏi “Khám thận ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội”, hãy liên hệ hotline hoặc qua FB của bệnh viện để được tư vấn về bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân!

Gói Xét Nghiệm Chức Năng Gan

     Gan được ví như “nhà máy thải độc” của cơ thể, giúp thanh lọc độc tố; chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau; tổng hợp một số chất đạm, bài xuất mật, chất acid mỡ… Khi gan suy giảm chức năng, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn, da sần sùi, nám… ở chị em phụ nữ.

     Ngoại trừ lý do mắc bệnh gan mãn tính, nhiễm virus gây viêm gan, thì chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất độc hại là nguyên nhân chính khiến gan phải làm việc quá sức. Đặc biệt, thói quen thường xuyên “đọ tửu” của nam giới dễ làm tổn thương gan nghiêm trọng.

     Các bệnh về gan thường không biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng cụ thể. Khi gan không khỏe, bạn nên sớm đi thăm khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau.

Thay đổi màu da, mắt và móng tay: Nhận biết gan tổn thương bằng các tế bào da là đáng tin cậy hơn cả. Khi gan hoạt động kém, da sẽ biến sắc thành màu vàng nám, các đốm trắng bắt đầu xuất hiện; mắt và móng tay chuyển sang màu vàng thay vì màu trắng như bình thường.

Hơi thở có mùi: Khi gan không làm tốt chức năng giải độc cho cơ thể, sẽ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa và khiến hơi thở có mùi.

Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Nếu mắt thâm quầng và mỏi khi bạn không thức quá khuya hoặc làm việc quá nhiều trên máy tính, thì đây là dấu hiệu của lá gan không khỏe.

Trướng bụng: Nếu tiếp nhận cùng lúc nhiều chất độc và không thể xử lý hết, gan sẽ bị tổn thương và nhiễm độc. Biểu hiện ra bên ngoài là gan to lên, dạ dày sẽ trương phình nếu không được xử lý kịp thời.

    Vậy làm thế nào để biết mình bị Rối loạn chức năng gan? Cách nào để giải quyết các rối loạn này, nhằm chặn từ sớm những căn bệnh và biến chứng “đốt tiền”?

    Phòng xét nghiệm Gold Standard triển khai gói xét nghiệm CHỨC NĂNG GAN với nhiều ưu đãi:

Giá bán: 500.000đ (giá cũ: 600.000đ)

STT

NỘI DUNG XÉT NGHIỆM

1

Công thức máu

22 thông số (HC, BC, TC)

2

Chức năng gan

AST

ALT

GGT

Protein

Albumin

Globulin

A/G

Bilirubin TP

Bilirubin TT

Bilirubin GT

LDH

ALP

CHE

3

Đường máu

Glucose

4

Nước tiểu

10 thông số