Top 13 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Chức Năng Thận Như Thế Nào Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Như Thế Nào Chính Xác?

Thận là cơ quan không thể thiếu của hệ tiết niệu. Suy thận là tình trạng giảm hoạt động của thận, làm cho thận không đảm bảo được các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Chính vì thế, việc xét nghiệm chức năng thận là việc không thể thiếu nhằm đánh giá hoạt động của cơ quan này và có những điều trị bệnh trong trường hợp cần thiết.

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN CẦN NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO?

Creatinin, BUN (Blood Urea Nitrogen) là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm của cơ thể, được thận thải ra bằng đường nước tiểu. Các trị số bình thường sẽ thay đổi tùy theo từng phòng xét nghiệm. Nhưng trung bình, BUN ở khoảng từ 6đến 24 mg/dL (tương đương với 2,5đến 8 mmol/L), creatinin ở khoảng 0,5đến 1,2mg/dL (tương đương 45 đến 110 mmol/L) là bình thường. Các chỉ số này sẽ tăng lên trong máu khi chức năng thận trở nên xấu đi.

Xét nghiệm sinh hóa chức năng thận

Tình trạng rối loạn chức năng thận sẽ gây ra sự mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Natri trong máu bình thườngdao động từ 135đến 145 mmol/L. Ở những người suy thận, natri máu sẽ giảm, có thể do mất natri qua da, đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng của việc giảm natri ở máu chủ yếuxảy ra ở hệ thần kinh như nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật.

Kali trong máu bình thường đạt từ 3,5đến 4,5 mmol/L. Ở bệnh nhân suy thậnsẽ xảy ra tình trạng tăng Kali trong máu do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng này từ nhẹ đến nặngbao gồm mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

Canxi máu bình thường nằm trong khoảng 2,2đến 2,6 mmol/L. Suy thận sẽ có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phosphatvớitriệu chứng chủ yếu là dấu kích thích thần kinh cơ gồm tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim.

Trong xét nghiệm chức năng thận, bình thường pH máu được duy trì ở mức 7,37 đến 7,43 cho phép các hoạt động tối ưu của men tế bào, yếu tố đông máu và các protein gây nên co cơ. Kết quả xét nghiệm chức năng thận cho thấy thận bị suy sẽ phát hiện ra việc giảm thải các acid hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc mất bicarbonat gây tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể. Toan hóa máu gây nên triệu chứng loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu.

Chỉ số Acid Uric máu trung bình ở namlà 5,1 ± 1,0 mg/dL (420 μmol/lít)trong khi đó ở nữlại là 4,0 ± 1mg/dL (360 μmol/lít). Acid uric máu tăng có thể gây tổn thương thận, nhưng cũng có thể là hậu quả do bị suy thận không thải được.Ngoài ra, Acid uric máu tăng cũng có thể gợi ý bệnh nhân có kèm theo sỏi của hệ tiết niệu.

Xét nghiệm chức năng thận bằng việc đánh giá tỷ trọng nước tiểucũng là một phương pháp phổ biến. Tỷ trọng nước tiểu bình thườngnằm trong khoảng 1,01 đến 1,020 trong đó nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016 đến 1,022. Việc suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm sẽ làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến tỷ trọng nước tiểu giảm. Trong trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được làm thêm: so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu….

Định lượng Protein nước tiểu 24 giờ

Bình thường: Protein trong nước tiểu nằm trong khoảng 0 đến 0,2 g/24h.

Đặc điểm của protein niệu do bệnh cầu thận là dai dẳng và thường lớn hơn 0,3 g/l. Kết quả xét nghiệm chức năng thận này cho thấy protein niệutăngcó thể do một số bệnh gây thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất độc, suy thận, các bệnh lý có ảnh hưởng đến thận.

Ở người bình thường, albumin huyết thanh khoảng 35 đến 50 g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý cầu thận cấp.

Giá trị bình thườngcủa chỉ số này là 60 đến 80 g/L. Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận protein toàn phần sẽ giảm nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Tình trạng chức năng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách thực hiện sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vitrong khi các xét nghiệm chức năng thận hiện nay chỉ có thể đánh giá được tương đối tình trạng của thận, vì thế cần kết hợp nhiều xét nghiệm.

Bác sĩ Hà Nội – Kênh thông tin tổng hợp, chia sẻ kiến thức y khoa hàng đầu Việt Nam, sẵn sàng tư vấn – giải đáp tất cả các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận Bhyt Chi Trả Thế Nào?

Chị Thúy thân mến,

Trong thông tin cung cấp, chị không nói rõ về tình trạng hiện tại của mẹ chị chỉ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm hay đã có biểu hiện, triệu chứng gì, trước đó có can thiệp thủ thuật chưa…

I. Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận?

Nếu tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Nói tóm lại, để biết tình trạng thận có khỏe không, người bệnh cần phải kiểm tra chức năng thận bằng các xét nghiệm sinh hóa máu như: kiểm tra chỉ số ure, creatinin, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm kiểm tra có sỏi thận, teo mô thận hoặc X-quang,… và các xét nghiệm chuyên sâu khác theo chỉ định của bác sĩ.

II. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận có cần nhịn ăn?

Trước đánh giá chức năng thận, người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm.

III. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận chi phí bao nhiêu, có được BHYT thanh toán?

Thông thường, nếu xét nghiệm do bác sĩ chỉ định thì sẽ được BHYT chi trả. Trường hợp người bệnh yêu cầu bác sĩ cho đi làm xét nghiệm tức là dịch vụ, theo yêu cầu thì tự phải trả chi phí này.

Hiện nay tùy thuộc vào bảng giá niêm yết tại các cơ sở y tế, dịch vụ, chất lượng và kỹ thuật xét nghiệm… mà mức phí xét nghiệm thận hết bao nhiêu tiền sẽ được thay đổi. Nếu chỉ làm các xét nghiệm thông thường như tổng phân tích tế bào máu, Creatinin, BUN, Na, K, Cl, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm thì khoảng trên 500.000 đồng. Nếu làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn thì chi phí sẽ cao hơn, tùy tình trạng mỗi người sẽ có chỉ định cụ thể. Chị có thể trao đổi thêm với bác sĩ, nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể về các loại dịch vụ, chi phí.

Trân trọng!

Kiểm Tra Chức Năng Gan Như Thế Nào? Chi Phí Xét Nghiệm Bao Nhiêu Tiền?

Gan nhiễm mỡ độ 2 là gì? Phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ độ 2

Khi gan nhiễm mỡ độ 2 xảy ra tức là lượng chất béo đã tích tụ đến mức báo động và tiến triển cực kỳ nhanh chóng. Có thể bị viêm hoặc xơ gan nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy gan nhiễm mỡ độ 2 là gì? Phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 như thế nào đạt kết quả tốt nhất.

1. Kiểm tra chức năng gan như thế nào? Cách xét nghiệm gan như thế nào?

Kiểm tra chức năng gan là một quá trình xét nghiệm sinh hóa thường được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan hoặc đưa ra bằng chứng về tổn thương gan. Kiểm tra chức năng gan được chỉ định trong tổng thể xét nghiệm khi sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, có các bệnh lý về gan và trong quá trình theo dõi điều trị của nhiều thuốc. Xét nghiệm chức năng gan cũng được chỉ định khi xuất hiện một số dấu hiệu như vàng da, buồn nôn và nôn liên tục

Kiểm tra chức năng gan thường được khuyến nghị trong các tình huống sau:

– Kiểm tra thiệt hại do nhiễm trùng gan, như viêm gan B và viêm gan C

– Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc được cho là ảnh hưởng đến gan

– Tiền sử bệnh gan, để theo dõi bệnh và cách điều trị hiệu quả

– Người bệnh gặp các triệu chứng rối loạn gan

– Uống rượu nhiều

– Bệnh túi mật

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về gan như: viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… đều có thể khiến chức năng gan suy giảm, do đó những tổn thương mà bệnh có thể gây ra cho gan và sức khỏe của bệnh nhân là khó lường trước được. Tuy nhiên để đánh giá chính cxác về mức độ tổn thương gan ở những người mắc bệnh về gan, cần làm thêm một số chẩn đoán khác như: siêu âm gan, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng.

2. Mục đích kiểm tra chức năng gan

– Phát hiện sớm các bệnh về gan

– Theo dõi quá trình diễn biến của bệnh như: viêm gan virus hoặc một số bệnh viêm gan khác để đánh giá hiệu quả và phác đồ điều trị hiện đang áp dụng

– Theo dõi tác dụng phụ của thuốc

– Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh nhất là bệnh sơ gan

Kiểm tra chức năng gan bao gồm việc định lượng một số enzyme hoặc một số chất chuyển hóa tổng hợp tại gan để đánh giá chức năng và chuyển hóa của cơ quan này. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được thực hiện bao gồm định lượng các transaminase, y Gt ( gamma-glutamyl transpeptidase , phosphatase kiềm và bilirubin

Kiểm tra chức năng gan được tiến hành bằng cách lấy máu tĩnh mạch. Bên cạnh đó cần ghi nhận tất cả các thuốc đang sử dụng của người bệnh có khả năng làm thay đổi kết quả xét nghiệm

3. Những lưu ý khi kiểm tra chức năng gan

– Nên xét nghiệm vào buổi sáng: Thời điểm tốt nhất để kiểm tra chức năng gan là vào sáng sớm để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất

– Không ăn trước khi xét nghiệm: Thông thường, các xét nghiệm chức năng gan cần phải nhịn ăn ít nhất từ 4 đến 6 tiếng để kết quả xét nghiệm được chính xác. Chính vì vậy bạn nên nhịn ăn sáng để có kết quả xét nghiệm toàn diện và hoàn chỉnh nhất

– Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào Mọi loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc chữa bệnh ,. Đều tuyệt đối không được dùng trước khi kiểm tra chức năng gan vì nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

– Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê thuốc lá.

4. Chi phí kiểm tra chức năng gan bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm gan dao động từ 50.000 – 500.000 VNĐ, tùy vào mỗi cơ sở khám khác nhau sẽ có sự chênh lệch. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo mức giá chung khi tiến hành xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể và chức năng gan tại các cơ sở y tế công lập:

Chi phí xét nghiệm HBsAg, và kiểm tra viêm gan B

– HBsAg: 80.000 đồng

– AntiHBs: 90.000

– AntiHBc: 120.000

Kỹ Thuật Viên Xét Nghiệm Có Nhiệm Vụ Như Thế Nào?

Xin chào Ban biên tập, tôi là Duy Khánh hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi hiện đang tìm hiểu về các chức danh trong bệnh viện. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi kỹ thuật viên xét nghiệm có nhiệm vụ gì theo quy định mới nhất hiện nay? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 49/2018/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/3/2019) hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

1. Lấy mẫu bệnh phẩm, thực hiện các xét nghiệm được phân công, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật xét nghiệm.

2. Pha chế các thuốc thử để xét nghiệm và thường xuyên kiểm tra các thuốc thử đúng hướng dẫn.

3. Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, hoá chất theo sự phân công.

4. Chuẩn bị dụng cụ và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm.

5. Thống kê, lưu trữ kết quả xét nghiệm, đối với các xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo trưởng khoa.

6. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

7. Tham gia thường trực theo lịch phân công của trưởng khoa.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.

9. Đối với kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học trở lên, thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:

a) Kiểm tra lại kết quả xét nghiệm trong phạm vi được phân công;

b) Ký kết quả xét nghiệm trong phạm vi được phân công;

c) Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu;

d) Tham gia hỗ trợ kỹ thuật, quản lý chất lượng xét nghiệm cho tuyến dưới.

Trân trọng!