Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Chức Năng Thận Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Là Gì?

Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Xét nghiệm chức năng thận sẽ giúp xác định hoạt động của bộ phận này, phát hiện các bất thường kịp thời và có hướng xử lý cho hiệu quả cao.

Xét nghiệm chức năng thận là gì?

Trong cơ thể, thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng giúp duy trì sự sống như chức năng lọc máu, bài tiết nước tiểu, thực hiện một số chức năng nội tiết, cân bằng nội môi… Xét nghiệm chức năng thận là thủ thuật để gọi chung các bước kiểm tra chức năng ở bộ phận này. Thông thường, để xét nghiệm chức năng thận cho hiệu quả toàn diện và chuẩn xác thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu: để xác định lượng protein và máu trong nước tiểu. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm nước lại nước tiểu sau một vài tuần để có kết quả chính xác.

Xét nghiệm Creatinine: để xác định nồng độ của chất này trong thận. Đây là một xét nghiệm có độ tin cậy trong việc đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm BUN: đây là xét nghiệm chức năng thận được thực hiện nhằm đo nồng độ nito từ ure trong máu. Do chỉ số này có thể thay đổi do một số loại thuốc hoặc chất bổ sung nên bạn cần cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn thường sử dụng thường xuyên cũng như tạm ngừng sử dụng những loại thuốc này khi có yêu cầu để cho ra kết quả chính xác.

Xét nghiệm độ lọc máu cầu thận (GRF): để đo lường lượng máu được lọc bởi thận trong một thời gian nhất định. Thông thường xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách đo gián tiếp độ thanh lọc của một số chất trong máy như ure, creatinine… cũng như xem xét dựa trên độ tuổi, giới tính.

Điện giải đồ: để đo hàm lượng của các chất điện giải trong cơ thể như Na, Ka, Ca… Rối loạn chức năng cũng như bệnh lý ở thận sẽ làm mất cân bằng các chất điện giải.

Ở những người bình thường, nồng độ chất creatinin trong huyết tương là 55 – 110 mmol/l và trong nước tiểu là khoảng 8000 – 12000 mmol/l. Nếu creatinin không nằm trong số liệu trên thì là biểu hiện của sự thiểu năng thận, giảm độ lọc cầu thận và giảm bài tiết của ống thận.

Ở những người bình thường, nồng độ urê trong máu là vào khoảng 3,6 đến 6,6 mmol/l và nồng độ urê trong nước tiểu là khoảng 250 đến 500 mmol/24h. Ure máu tăng cao là biểu hiện của bệnh lý suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến…

Các chất điện giải

Ở những người bình thường, chỉ số của các ion này lần lượt như sau: Na+ từ 135 đến 145 mmol/l; Cl-từ 95 đến 105 mmol/l; K+ từ 3,5 đến 5,5 mmol/l; Ca TP từ 2,0 đến 2,5 mmol/l và Ca++ từ 1,0 đến 1,3 mmol/l. Nếu các chỉ số này bất thường thì nguy cơ chức năng thận bị ảnh hưởng là rất cao, cụ thể như sau:

Ion Na+ cao rất có thể là biểu hiện của bệnh nhân bị phù thận, ưu năng vỏ thượng thận. Trong khi đó, nếu ion này thấp thì bệnh nhân có thể có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Ion K+ cao sẽ là dấu hiệu cảnh báo rõ rệt về nguy cơ thiểu năng thận, vô niệu hoặc viêm thận, thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison). Các triệu chứng của tình trạng tăng kali từ nhẹ đến nặng là: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

Giảm canxi là biểu hiện có thể gặp trong hội chứng thận hư, suy thận. Triệu chứng thường gặp là tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim…

Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận là chỉ định được áp dụng trong nhiều trường hợp, phổ biến nhất là:

Thực hiện xét nghiệm chức năng thận trong thăm khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo hoạt động của bộ phận này.

Kiểm tra chức năng thận khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng cảnh báo thận có vấn đề như: Đi tiểu nhiều lần, đau rát và khó khăn khi đi tiểu, có máu lẫn trong nước tiểu, bị sưng phù tay chân…

Kiểm soát tiến triển bệnh lý cho những khách hàng mắc những bệnh có thể gây tổn hại cho thận như tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao…

Mục đích khi tiến hành xét nghiệm chức năng thận là gì?

Xét nghiệm chức năng thận có ý nghĩa rất quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe:

Xét nghiệm giúp phát hiện các bệnh về thận sớm, trong giai đoạn mới khởi phát. Từ đó bác sĩ sẽ dàng sàng lọc, xác định nguyên nhân và kê đơn thuốc, hướng dẫn khách hàng điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống, thói quan sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh diễn tiến nặng thêm.

Nếu xét nghiệm chức năng thận mà phát hiện các dấu hiệu quả bệnh tiểu đường thì bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị kịp thời để giảm thiểu việc ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.

Nếu xét nghiệm không phải là do chức năng thận mà các bệnh lý khác thì cũng sẽ có hướng điều trị.

Theo dõi thường xuyên chức năng thận, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt.

Vì sao nên chọn xét nghiệm chức năng thận tại Phòng khám Đa khoa Pacific?

Phòng khám Đa khoa Pacific đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một địa chỉ xét nghiệm chức năng thận uy tín. Trên thực tế, địa chỉ này đã cho kết quả kiểm tra chính xác, có chỉ định điều trị bệnh cho hiệu quả cao trong nhiều trường hợp.

Tại đây, khách hàng sẽ được hướng dẫn thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra chức năng thận. Trực tiếp tiến hành các khâu còn là bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm và nhất là làm việc rất chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Mọi thắc mắc của khách hàng cũng sẽ được bác sĩ giải đáp tận tình và chu đáo. Hơn nữa, chỉ có tại Phòng khám Đa khoa Pacific thì khách hàng mới được trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao với hệ thống phòng nha khang trang đạt chuẩn, hệ thống máy móc hỗ trợ hiện đại.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận

Xét nghiệm chức năng thận là các phương pháp cận lâm sàng được chỉ định thực hiện để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận có thể được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Các loại xét nghiệm chức năng sinh hóa thận

Xét nghiệm sinh hóa thận được đánh giá thông qua phân tích mẫu máu xét nghiệm và kiểm tra hàm lượng, nồng độ một số chất trong máu. Từ đó, đưa ra các kết luận chẩn đoán chức năng thận.

Các loại xét nghiệm sinh hóa thận phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm Ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ: chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130 mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II, 300 – 499 mmol/l – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b, trên 900 mmol/l – suy thận độ IV.

Xét nghiệm Acid Uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

Ion đồ (Điện giải đồ)

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước.

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm sinh hóa thận được chỉ định cho các trường hợp:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Bên cạnh các xét nghiệm sinh hóa thân, chức năng thận còn có thể thăm dò qua xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu, định lượng đạm niệu), các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, chụp CT bụng, xạ hình thận). Tuy nhiên các biện pháp này có nhiều bất tiện, không nhanh chóng, thuận lợi như xét nghiệm sinh hóa thận.

Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức hỗ trợ khách hàng trong việc xét nghiệm sinh hóa thận với 04 phương pháp phổ biến nhất: Ure máu, Creatinin, Uric acid, Ion đồ chỉ trong một lần lấy mẫu máu. Khách hàng có thể thực hiện trực tiếp ngay phòng khám hoặc ngay tại nhà cùng các bác sĩ gia đình. Kết quả phân tích nhanh chóng, chỉ trong 2-4 giờ, được chỉ dẫn và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đến từ các bác sĩ hàng đầu Thành Phố Hồ Chí Minh.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC

ĐỊA CHỈ: 383 Lý Thường Kiệt – Phường 8 – Q. Tân Bình – chúng tôi

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc

Phương Pháp Xét Nghiệm Chức Năng Thận

23/09/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 515 lượt xem

Thận là bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu. Thận gặp vấn đề sẽ gây nên những hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế cần áp dụng các phương pháp xét nghiệm chức năng thận định kỳ thường xuyên để có cách bảo vệ sức khỏe của thận.

1. Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận

1.1. Độ lọc cầu thận (GFR)

Xét nghiệm này thường được dùng để xác định sớm suy thận mạn, là một phương pháp đo lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian.

1.2. Creatinine huyết thanh

Creatinine là một chất thải do các cơ bắp tiết ra, là chất nội chuyển hóa định được tổng hợp với tốc độ ổn định trong cơ thể, không được tái hấp thu mà chỉ một lượng nhỏ được bài tiết. Nồng độ creatinin trong máu có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, chủng tộc và kích thước cơ thể.

1.3. Cystatin C

Cystatin C là một protein trọng lượng phân tử nhỏ được tạo ra bởi tế bào có nhân, được lọc ở thân. Tăng Cystatin C thường xuất hiện sớm trước khi giảm mức lọc cầu thận hoặc tăng creatinin.

1.4. Xét nghiệm ure máu (BUN)

Ure máu được tạo ra từ sự phân hủy của protein trong thực phẩm mà bạn ăn. Ure được lọc qua cầu thận và khoảng 40% được tái hấp thu ở ống thận. Nồng độ BUN bình thường là từ 7 đến 20. Khi chức năng thận của bạn giảm, nồng độ BUN sẽ tăng.

2. Các xét nghiệm hình ảnh

2.1. CT scan có cản quang

Kỹ thuật chụp ảnh này sử dụng chất cản quang để tạo ra hình ảnh thận. Nó cũng có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về cấu trúc và sự hiện diện của các vật gây nghẽn dòng nước tiểu.

2.2. Siêu âm

Phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm thanh để có được hình ảnh của thận. Nó có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về kích thước hay vị trí của thận. Xét nghiệm này còn phát hiện được các vật gây tắc nghẽn dòng nước tiểu của bạn như sỏi hoặc khối u.

2.3. Sinh thiết thận

Sinh thiết có thể được thực hiện với một trong các lý do sau đây:

Xác định chính xác quá trình phát triển của bệnh thận và xác định xem nó có đáp ứng được với các phương pháp điều trị hay không;

Đánh giá mức độ tổn hại đã xảy ra ở thận;

Sinh thiết thận được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim mỏng với một cạnh sắc bén cắt những miếng nhỏ của mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi.

3. Xét nghiệm nước tiểu

3.1. Điện di nước tiểu

Lượng protein bài tiết qua thận khoảng 50 -150mg/24h. Protein nước tiểu xuất hiện khi thận bị tổn thương hay tăng immunoglobulin huyết thanh. Xét nghiệm này giúp phân biệt được viêm cầu thận cấp hay protein niệu do tổn thương ống thận và giúp xác định, phân loại các protein nước tiểu.

3.2. Tổng phân tích nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu bao gồm các vấn đề như bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu?

01/12/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 892 lượt xem

Xét nghiệm chức năng thận cần được thực hiện định kỳ thường xuyên 1 – 2 lần 1 năm để tầm soát chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh lý ở thận. Vì vậy, xét nghiệm chức năng thận ở đâu là vấn đề nhiều người băn khoăn.

1. Các xét nghiệm chẩn đoán chức năng thận

1.1. Xét nghiệm nước tiểu

Một số xét nghiệm cần thu thập tất cả các nước tiểu thải ra trong 24 giờ. Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ giúp bác sĩ biết được thận của bạn sản xuất ra bao nhiêu nước tiểu trong một ngày. Xét nghiệm này cũng có thể đo chính xác lượng protein có trong nước tiểu của bạn trong vòng 24 giờ. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh thận do viêm nhiễm,…

1.2. Xét nghiệm máu

Khi có tăng nhanh kèm, phosphat, acid uric máu và creatinine kinase (CK), creatinin máu tăng nhiều hơn urê máu gợi ý tiêu cơ vân.

Thiếu máu nặng khi không có xuất huyết gợi ý tan máu, đa u tủy xương, bệnh vi mạch do huyết khối (thrombotic microangiopathy).

Tăng bạch cầu ái toan máu gợi ý viêm thận kẽ do dị ứng, hoặc viêm nút quanh động mạch.

1.3. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X.quang hệ tiết niệu không chuẩn bị phát hiện sỏi cản quang;

Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch hoặc chụp bể thận

Nội soi niệu quản ngược xuôi dòng phát hiện vị trí tắc nghẽn gây nên suy thận cấp cần được chỉ định của bác sĩ.

Siêu âm: xác định kích thước thận, các dấu hiệu gián tiếp của sỏi hoặc nguyên nhân tắc nghẽn khác.

Siêu âm Doppler mạch thận có thể xác định nguyên nhân gây suy thận cấp là do mạch máu: huyết khối động, tĩnh mạch thận, tình trạng tưới máu nhu mô thận cũng như sức cản mạch máu trong thận.

Chụp CT scanner, chụp cộng hưởng từ có thể khẳng định chẩn đoán dễ dàng hơn trong một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây suy thận cấp.

1.4. Sinh thiết thận

Chỉ định trong một số trường hợp suy thận cấp do viêm cầu thận, nghi ngờ bệnh hệ thống gây tổn thương thận thứ phát nhằm mục đích:

Đánh giá mức độ tổn thương cầu thận.

Tổn thương ống kẽ thận và phân loại tổn thương cầu thận.

Khi các biện pháp khác chưa làm rõ chấn đoán, sinh thiết thận còn giúp ích cho lựa chọn biện pháp điều trị và tiên lượng.

2. Xét nghiệm chức năng thận ở đâu?

Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân; trang thiết bị y tế máy móc hiện đại; dịch vụ y tế chất lượng cao; Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc đã và đang trở thành địa chỉ thăm khám xét nghiệm chức năng thận an toàn, hiệu quả được nhiều người bệnh tin tưởng.

Chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm theo quy định của Bộ y tế vì thế người bệnh không cần quá lo ngại về chi phí sẽ phù hợp với phần đa người bệnh.