Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Chức Năng Thận Để Làm Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Các Xét Nghiệm Cần Làm Để Đánh Giá Chức Năng Thận

Thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận là một trong những phương pháp hiệu quả để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về thận và kịp thời có biện pháp can thiệp khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

1. Các xét nghiệm máu

1.1. Creatinin huyết thanh

1.2. Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR)

Tỷ lệ lọc cầu thận là thước đo xác định chức năng thận đang loại bỏ các chất cặn bã, dư thừa ra khỏi máu như thế nào. Tỷ lệ lọc cầu thận bình thường có thể thay đổi dựa vào độ tuổi. Ở người già, tỷ lệ này có xu hướng giảm. Trung bình, giá trị GFR là 90 hoặc cao hơn. Nếu GFR<15 người bệnh có nguy cơ cao bị suy thận cần chạy thận hoặc ghép thận.

1.3. Blood Urea Nitrogen (BUN)

Mức Blood Urea Nitrogen bình thường là trong khoảng từ 7 đến 20. Nếu BUN tăng lên chứng tỏ chức năng thận đang giảm.

2. Các thử nghiệm hình ảnh

2.1. Siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật giúp chụp ảnh thận, quan sát thận một cách chi tiết để phát hiện các bất thường về vị trí, kích thước hay sự xuất hiện của các khối u, vật cản bất thường.

2.2. CT Scan

CT Scan sử dụng tia X để quan sát hình ảnh thận. CT Scan giúp phát hiện những cấu trúc bất thường và sự xuất hiện của các vật cản.

CT Scan yêu cầu người chụp phải sử dụng thuốc nhuộm tương phản, có thể ảnh hưởng không tốt cho những người bị bệnh thận.

3. Sinh thiết thận

Sinh thiết thận được thực hiện khi:

Xác định tình trạng bệnh cụ thể để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Đánh giá mức độ tổn thương của thận.

Tìm hiểu lý do ghép thận có thể không làm tốt.

Kỹ thuật sinh thiết thận được thực hiện bằng cách dùng một cây kim mỏng với mũi cắt sắc để cắt một miếng mô thận nhỏ, sau đó đưa vào kính hiển vi để kiểm tra.

4. Kiểm tra nước tiểu

Kiểm tra nước tiểu có thể cho biết chính xác mức độ hoạt động của thận, lượng protein trong chất thải của thận hàng ngày.

4.1. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu bao gồm việc kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi và thực hiện các loại test.

Các test được xử lý hóa học và nhúng vào một mẫu nước tiểu.

Các test thay đổi màu sắc dưới sự tác động của máu, mủ, vi khuẩn, protein, đường dư thừa.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho thấy nhiều rối loạn thận, tiểu đường, sỏi thận, dạ dày…

4.2. Protein niệu

Protein niệu được thực hiện trong quá trình phân tích nước tiểu. Protein niệu chính là lượng protein dư thừa trong nước tiểu.

4.3. Microalbumin niệu

Đây là xét nghiệm có thể phát hiện một lượng nhỏ protein gọi là albumin trong nước tiểu. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận cần thực hiện xét nghiệm này nếu xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu âm tính.

4.4. Độ thanh thải creatinin

Creatinine là một trong những chất thải được thận thải ra trong quá trình hoạt động. Qua xét nghiệm độ thanh thải creatinin có thể thấy được lượng chất thải mà thận thải ra trong mỗi phút.

5. Xét nghiệm chức năng thận ở đâu hiệu quả?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật sàng lọc suy thận sớm bằng xét nghiệm nước tiểu vô cùng hiện đại. Người bệnh có thể đến lấy nước tiểu bất cứ lúc nào trong ngày và cho kết quả chỉ sau 30 phút.

Vinmec sở hữu hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, giúp quá trình đánh giá chức năng thận hiệu quả, nhanh chóng và chính xác nhất.

Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, nắm rõ quy trình xét nghiệm, công nghệ hiện đại, cách vận hành máy móc, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh.

Kỹ thuật xét nghiệm nước tiểu sàng lọc suy thận sớm được áp dụng trong các trường hợp:

Sàng lọc suy thận cho chương trình khám sức khỏe hoặc sàng lọc đại trà nếu bác sĩ hoặc bệnh nhân có nghi ngờ chức năng thận.

Sàng lọc suy thận cho các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

Bệnh nhân có các bệnh lý ở thận: viêm cầu thận cấp và mạn tính, sỏi thận-tiết niệu, viêm đài bể thận, thận đa nang, thận móng ngựa,

Theo dõi bệnh nhân trước và sau ghép thận.

Bệnh nhân nằm điều trị khoa hồi sức cấp cứu.

Trải qua phẫu thuật Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

Được chỉ định chụp X- quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iod…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Các Xét Nghiệm Chức Năng Thận Cần Làm Để Phát Hiện Bệnh

Các xét nghiệm chức năng thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán, kiểm soát tình trạng sức khỏe của thận và cơ thể. Bởi nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều hậu quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tổng quan về xét nghiệm chức năng thận

Cấu tạo cơ thể của mỗi người gồm hai quả thận có kích thước gần bằng với nắm tay người được xác định nằm ở hai bên cột sống, ở phía sau bụng và bên dưới lồng xương sườn. Thận là một trong số những cơ quan đóng vai trò rất quan trọng. Bởi cơ quan này hỗ trợ tốt trong việc duy trì sức khỏe của bạn. Nhất là khi thận thực hiện lọc chất thải và những tác nhân gây hại từ máu, sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu.

Bên cạnh đó một trong những công việc quan trọng của thận còn là kiểm soát lượng nước và những khoáng chất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra chúng còn đóng góp trong việc sản xuất ra những dưỡng chất thiết yếu như: Hormone điều hòa huyết áp, vitamin D và hồng cầu.

Chính vì những chức năng quan trọng trên nên khi nghi ngờ thận của bạn đang bị suy yếu hoặc không thể hoạt động, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành các xét nghiệm chức năng thận. Xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân thận gặp vấn đề.

Ngoài ra khi nhận thấy các tình trạng sức khỏe khác có khả năng gây hại cho thận như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm chức năng thận.

Triệu chứng của các vấn đề về thận

Khi thận có vấn đề bạn sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

Nếu bạn mắc phải một trong những triệu chứng ở trên không có nghĩa thận của bạn đang gặp nguy hiểm hoặc có chuyện gì đó sắp xảy ra. Tuy nhiên nếu tất cả những triệu chứng xuất hiện một cách đồng thời đồng nghĩa với việc thận của bạn đang gặp nguy hiểm và chúng không thể hoạt động một cách bình thường. Khi đó, quá trình xét nghiệm chức năng thận có thể giúp bạn tìm ra vấn đề.

Các loại xét nghiệm chức năng thận

Để có thể kiểm tra chính xác chức năng của thận, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bộ xét nghiệm để ước tính mức độ lọc cầu thận của bạn hay còn gọi là GFR. Kết quả xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ nhận ra rằng thận của bạn có đang đào thải những chất thải ra bên ngoài cơ thể hay không. Đồng thời biết được chúng đào thải nhanh hay chậm, thực hiện trong bao lâu.

Các loại xét nghiệm chức năng thận bao gồm:

1. Xét nghiệm nước tiểu

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp một mẫu thu nhập nước tiểu 24 giờ. Điều này sẽ giúp bác sĩ xét nghiệm và quan sát Creatinine (một sản phẩm phân hủy của mô cơ) được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh như thế nào.

2. Xét nghiệm Creatinine huyết thanh

Xét nghiệm Creatinine huyết thanh sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem liệu sản phẩm phân hủy của mô cơ Creatinine có xuất hiện trong máu của bạn hay không. Bởi thận có vai trò lọc Creatinine từ máu. Mức độ cao của sản phẩm phân hủy mô cơ này sẽ giúp bác sĩ tìm ra mọi vấn đề về thận.

Theo nghiêng cứu của Tổ chức Thận Quốc gia (NKF), đối với phụ nữ có mức độ Creatinine cao hơn 1,2 miligam / deciliter (mg / dL) và 1,4 mg / dL đối với nam giới chứng minh thận đang gặp vấn đề.

3. Xét nghiệm Nitơ urê máu (BUN)

Quá trình xét nghiệm Nitơ urê máu (BUN) sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sản phẩm chất thải có trong máu của bạn. Đồng thời đo lường lượng nitơ có trong máu. Nitơ urê còn được gọi là một sản phẩm phân hủy của protein.

Từ 7 đến 20 mg / dL là mức độ Nitơ urê máu bình thường. Trong trường hợp lượng BUN cao hơn có nghĩa bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe không chỉ riêng thận.

4. Ước tính GFR

Xét nghiệm GFR cho phép bác sĩ ước tính cẩn thận quá trình lọc chất thải của thận tốt như thế nào. Quá trình thử nghiệm này sẽ được xác định rõ ràng bằng cách thông qua những yếu tố sau đây:

Làm thế nào để các xét nghiệm chức năng thận được thực hiện

Quá trình xét nghiệm chức năng thận thường yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm máu và mẫu xét nghiệm nước tiểu 24 giờ.

1. Mẫu máu

Xét nghiệm Nitơ urê máu (BUN) và xét nghiệm huyết thanh Creatinine sẽ cần lấy mẫu máu trong phòng bác sĩ hoặc trong phòng thí nghiệm.

Trước khi rút máu, y tá hoặc các kỹ thuật viên sẽ tiến hành buộc một dải thun quanh cánh tay trên của bạn. Điều này sẽ giúp kích thích các tĩnh mạch nổi bật lên. Sau đó họ sẽ làm sạch khu vực trên tĩnh mạch, đồng thời trượt một cây kim rỗng qua lớp da của bạn để tiếp xúc sâu vào tĩnh mạch. Khi đó máu sẽ chảy ngược vào ống nghiệm và ống nghiệm này sẽ được gửi về phòng thí nghiệm để phân tích.

Trong thời gian lấy mẫu máu, bạn sẽ có cảm giác hơi đau hoặc chích nhọn khi kim đâm vào cánh tay của bạn. Sau khi lấy máu, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ đặt một miếng băng gạc lên vị trí da bị thủng để cầm máu. Vài giờ sau xung quanh khu vực này có thể xuất hiện một vết bầm. Tuy nhiên bạn sẽ không có cảm giác đau dữ dội hoặc đau lâu dài.

2. Mẫu nước tiểu 24 giờ

Mẫu nước tiểu 24 giờ được sử dụng để thử nghiệm độ thanh thải creatinin. Điều này giúp các bác sĩ xác định cơ thể của bạn có khả năng đào thải bao nhiêu creatinine trong một ngày. Do đó vào ngày bạn có lịch hẹn lấy mẫu nước tiểu 24 giờ, bạn hãy vào nhà vệ sinh và đi tiểu như bình thường sau khi thức dạy vào buổi sáng.

Phần nước tiểu còn lại của ngày và đêm, hãy đựng chúng trong một chiếc hộp đặc biệt do bác sĩ cung cấp. Sau đó bạn đậy kín nắp và bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh trong suốt quá trình thu thập. Hãy chắc chắn rằng bạn đã dán nhãn dán rõ ràng giúp những thành viên khác trong gia đình có thể phân biệt. Đồng thời bạn nên nói với họ tại sao nó có trong tủ lạnh.

Vào buổi sáng của ngày thứ hai, bạn nên đi tiểu và đựng nước tiểu trong chiếc hộp khi bạn vừa thức dậy. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành quá trình thu thập mẫu nước tiểu 24 giờ. Tiếp đến bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách gửi mẫu xét nghiệm về phòng thí nghiệm hoặc văn phòng của bác sĩ.

Điều trị sớm bệnh thận

Trong trường hợp các xét nghiệm cho thấy thận của bạn có vấn đề, bác sĩ chuyên khoa sẽ tập trung vào điều trị tình trạng cơ bản cho bạn. Khi đó các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một đơn thuốc bao gồm những loại thuốc có khả năng kiểm soát huyết áp nếu các xét nghiệm cho thấy bạn bị tăng huyết áp dẫn đến suy thận. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống và lối sống thường ngày của mình.

Trong trường hợp bạn được chẩn đoán suy thận do bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn khám nội tiết cùng với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ nội tiết là những người chuyên về điều trị các bệnh chuyển hóa nên có thể giúp điều trị và đảm bảo rằng bạn sẽ kiểm soát đường huyết của mình tốt nhất có thể.

Nếu các xét nghiệm chức năng thận cho thấy việc thận gặp vấn đề là do những nguyên nhân khác như: Sỏi thận, rối loạn do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh… Khi đó bác sĩ sẽ đề ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất giúp bạn kiểm soát tốt những rối loạn đó.

Khi kết quả xét nghiệm chức năng thận cho thấy thận của bạn có những dấu hiệu bất thường, bạn cần thường xuyên đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm liên tiếp trong vài tháng tới. Điều này sẽ giúp bác sĩ kiểm soát và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại.

Xét nghiệm chức năng thận hết bao nhiêu tiền?

Phi phí xét nghiệm chức năng thận còn phụ thuộc vào bảng giá niêm yết của các cơ sở y tế, dịch vụ, kỹ thuật xét nghiệm, chất lượng và các loại xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện.

Bảng giá xét nghiệm chức năng thận cập nhật tại Bệnh viện MEDLATIC bao gồm:

Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/xet-nghiem-suy-than)

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Gồm Những Gì?

Nhiều người nghi ngờ thận của mình hoạt động kém và muốn thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, tuy nhiên lại không biết xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Khi nào thì cần làm xét nghiệm đánh giá chức năng của thận? Bài viết sau đây, sẽ chỉ ra các trường hợp bạn nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra chức năng của thận, và những loại xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng thận.

Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ thận hoạt động kém như

Tiểu nhiều lần

Tiểu ít, tiểu buốt

Nước tiểu có máu

Nước tiểu có màu sẫm hoặc chứa nhiều cặn

Kèm theo các biểu hiện như: đau nhói ở khu vực thận, đau lưng, mệt mỏi, xanh xao, mất ngủ, có thể sốt,… Ngoài ra các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cũng được thực hiện trong các trường hợp tầm soát và chủ động kiểm tra sức khỏe của thận như:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, nhằm đánh giá tình hình sức khỏe nói chung và chức năng thận nói riêng.

Tiền căn gia đình có người mắc phải các bệnh lý di truyền về thận hoặc có người bị suy thận.

Người mắc các bệnh lý viêm đường tiết niệu, hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài,…

Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Để đánh giá chức năng thận một cách chính xác nhất, chúng ta cần thực hiện sinh thiết thận. Tuy nhiên, việc tiến hành sinh thiết là một việc làm không hề đơn giản, và các bác sĩ cần cân nhắc thật kỹ trước khi sinh thiết vì sinh thiết có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận gồm:

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận.

Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure tăng trong trường hợp viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,…

Ure giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Nếu Creatinin tăng cao, có thể bạn đang bị rối loạn chức năng thận và có thể phải đối mặt với bệnh lý suy thận.

Điện giải đồ

Sự rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Việc thực hiện xét điện giải đồ nhằm đánh giá các chỉ số như Sodium (Natri), Potasimum (Kali), Canxi máu. Từ đố giúp đanh giá chức năng thận.

Rối loạn cân bằng kiềm toan

Việc đo nồng độ pH trong máu cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng hoạt động của các men tế bào, yếu tốt đông máu, acid hình thành trong quá trình chuyển hóa cơ thể gây tình trạng toan hóa máu do thận bị yếu gây ra.

Acid uric máu

Đây là xét nghiệm được sử đụng để chẩn đoán các bệnh lý như bệnh gout, bệnh thận, … Nồng độ acid uric trong máu ở mức bình thường là: 180 – 420 mmol/l (nam), 150 – 360 mmol/l (nữ).

Nồng độ acid uric trong máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, bệnh gout, bệnh vẩy nến, …

Albumin huyết thanh

chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương

Đây là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Protein toàn phần trong máu ở những người mắc bệnh lý về thận do màng lọc cầu thận bị tổn thương gây ra.

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu

Người bị suy giảm chức năng thận sẽ làm giảm tỷ trọng nước tiểu (tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,01-1,02). Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm,…

Định lượng protein nước tiểu 24 giờ

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm vùng bụng sẽ giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận ứ nước hai bên có thể gây ra suy thận cấp hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, siêu âm vùng bụng có thể giúp phát hiện các trường hợp bệnh lý thận đa nang bẩm sinh, di truyền, bệnh lý thận mạn tính thông qua kích thước thận.

Chụp CT scan

Đây là phương pháp thăm dò hình ảnh cho phép nhìn thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc nghi ngờ bị sỏi thận mà kết quả siêu âm không thể hiện rõ được điều này.

Ngoài ra phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính cho phép dựng hình lại toàn bộ đường tiết niệu, có thể phát hiện được vị trí sỏi thận cứ trú và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Đây là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng thận từng bên. Phương pháp này nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận.Tuy nhiên đây là phương pháp khó thực hiện, việc thực hiện phải phụ thuộc máy móc, trình độ và kinh nghiệm bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy khi có các biểu hiện nghi ngờ thận hư, thận yếu hay suy giảm chức năng thận, bạn cần đến gặp ngya bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp can thiệp hiệu quả kịp thời như điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Hay muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 5588 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận

Xét nghiệm chức năng thận là các phương pháp cận lâm sàng được chỉ định thực hiện để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận có thể được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Các loại xét nghiệm chức năng sinh hóa thận

Xét nghiệm sinh hóa thận được đánh giá thông qua phân tích mẫu máu xét nghiệm và kiểm tra hàm lượng, nồng độ một số chất trong máu. Từ đó, đưa ra các kết luận chẩn đoán chức năng thận.

Các loại xét nghiệm sinh hóa thận phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm Ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ: chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130 mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II, 300 – 499 mmol/l – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b, trên 900 mmol/l – suy thận độ IV.

Xét nghiệm Acid Uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

Ion đồ (Điện giải đồ)

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước.

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm sinh hóa thận được chỉ định cho các trường hợp:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Bên cạnh các xét nghiệm sinh hóa thân, chức năng thận còn có thể thăm dò qua xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu, định lượng đạm niệu), các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, chụp CT bụng, xạ hình thận). Tuy nhiên các biện pháp này có nhiều bất tiện, không nhanh chóng, thuận lợi như xét nghiệm sinh hóa thận.

Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức hỗ trợ khách hàng trong việc xét nghiệm sinh hóa thận với 04 phương pháp phổ biến nhất: Ure máu, Creatinin, Uric acid, Ion đồ chỉ trong một lần lấy mẫu máu. Khách hàng có thể thực hiện trực tiếp ngay phòng khám hoặc ngay tại nhà cùng các bác sĩ gia đình. Kết quả phân tích nhanh chóng, chỉ trong 2-4 giờ, được chỉ dẫn và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đến từ các bác sĩ hàng đầu Thành Phố Hồ Chí Minh.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC

ĐỊA CHỈ: 383 Lý Thường Kiệt – Phường 8 – Q. Tân Bình – chúng tôi

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc