Top 3 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Chức Năng Thận Creatinin Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Creatinine + Ure

Thận là bộ phận được mệnh danh là “nhà máy” đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, giúp lọc máu, cân bằng điện giải, tái hấp thu, bào tiết ở ống thận, sản xuất một số chất trung gian như renin, erythro, calcitonin.. hỗ trợ chức năng nội tiết. Một khi thân suy yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của cơ thể do khả năng thanh lọc kém dẫn đến chất độc tích tụ trong người làm ảnh hưởng xấu đến các hệ tuần hoàn của cơ thể như hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp.

Khi nào thì nên đi xét nghiệm chức năng thận:

Bệnh thận hay suy thận là căn bệnh diễn ra âm thầm, các dấu hiệu của bệnh cũng rất khó nhận diện nên người bệnh không để ý. Khi những dấu hiệu thể hiện rõ rệt thì bệnh đã đến mức nặng rồi, vì vậy cần để ý những dấu hiệu thay đổi dù là nhỏ nhất để có thể phát hiện và chữa trị bệnh tốt hơn. Một số dấu hiệu bệnh thận, suy thận thường gặp là:

Phù nề tay chân.

Đi tiểu nhiều hơn.

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung, ớn lạnh, thở nông hoặc khó thở.

Da nổi mẩn ngứa, hơi thở có mùi amoniac.

Đau lưng/ đau vùng ngang thắt lưng.

Xét nghiệm chức năng thận Creatinine + Ure:

Xét nghiệm nước tiểu:

Mục đích để xác định lượng protein và máu trong nước tiểu. Đa số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu sau một vài tuần để có kết quả chính xác.

Xét nghiệm Creatinine huyết thanh:

Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp, nguồn gốc nội sinh từ gan tổng hợp thành, một phần lớn creatinin được duy trì ổn định trong các cơ. Khi được lọc qua các cầu thận, creatinin không được ống thận tái hấp thu nên phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

Thường thì mức creatinin trong máu dao động trong khoảng 0,6- 1,2mg/dl ở nam và 0,5 – 1,1mg/dl ở nữ. Ở trẻ em, mức creatinin bình thường khoảng 0,2mg/dl hay hơn, tuỳ thuộc vào sự phát triển của khối cơ ở trẻ. Ở những người trẻ hay trung niên, mức creatinin có thể cao hơn còn ở những người lớn tuổi, mức creatinin có thể thấp hơn mức bình thường. Ở người chỉ có một thận thì mức creatinin bình thường khoảng 1,8-1,9 mg/dl.

Khi mức creatinin trên 2mg/dl ở em bé và trên 10mg/dl ở người lớn thì cần phải chạy thận nhân tạo (vì lúc này chức năng lọc của thận không còn hoạt động tốt nữa).

Xét nghiệm ure máu (BUN)

Ure máu có nguồn gốc từ sự phân hủy của protein thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn. Sau Ure được lọc qua cầu thận thì 40% sẽ được tái hấp thu ở ống thận. Do đó chỉ số này phụ thuộc vào chế độ ăn uống của chúng ta rất nhiều( ăn nhiều protein thì xét nghiệm Ure sẽ tăng). Nồng độ BUN bình thường trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.. Khi chức năng thận giảm thì đồng nghĩa nồng độ BUN sẽ tăng.

Tóm lại, chỉ số creatinin giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hoạt động của thận. Việc xét nghiệm chỉ số này là cơ sở rất đáng tin cậy để xác định bệnh nhân bị suy thận hay không.

Xét nghiệm chức năng thận ở Đà Nẵng:

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cung cấp gói xét nghiệm xét nghiệm tổng thể chức năng thận nhằm đánh giá được tình trạng hoạt động của thận. Bên cạnh đó phòng khám còn cung cấp các gói khám xét nghiệm tổng quát từ cơ bản đến nâng cao như : xét nghiệm tổng quát 1, xét nghiệm tổng quát 2, xét nghiệm tổng quát 3, xét nghiệm ADN , chẩn đoàn và sàng lọc trước sinh.

Uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Có chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị béo phì, thừa cân và bị thừa cholesterol.

Hạn chế ăn mặn, giảm thiểu lượng muối trong các bữa ăn.

Bổ sung nhiều rau xanh vào các bữa ăn.

Dừng hút thuốc lá, hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

Tập thể dục thể thao mỗi ngày, các bài tập cần phù hợp với thể lực của bản thân, tránh gây quá sức.

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng. Hotline: 091.555.1519

Xét Nghiệm Độ Thanh Thải Creatinin Giúp Đánh Giá Chức Năng Của Thận

1. Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin là gì?

Độ thanh thải Creatinin được tạo ra bởi sự hao mòn của creatinin trên cơ bắp của cơ thể người. Creatinin chủ yếu nội sinh từ thận, gan, tụy và được tổng hợp nhờ Methionin, Arginin. Còn nguồn Creatinin ngoại sinh là do thức ăn cung cấp.

2. Khi nào cần xét nghiệm độ thanh thải Creatinin?

Khi cơ thể gặp một số dấu hiệu sau thì có thể chức năng thận của bạn bị suy giảm, khi đó là lúc bạn cần xét nghiệm độ thanh thải để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh của mình.

Tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ kéo dài.

Nước tiểu có nhiều bọt trắng, tiểu ra máu hoặc có màu tối như cafe.

Khi đi tiểu có cảm giác nóng rát khó chịu, đi tiểu ra dịch bất thường.

Sưng phù bất thường các khu vực mặt, bụng, mắt cá chân và vùng bụng.

Đau ở các vùng gần vị trí thận, vùng thắt lưng ngang hông.

Người bị cao huyết áp.

Khi thấy tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ kéo dàicần xét nghiệm độ thanh thải Creatinin Tần suất thực hiện xét nghiệm:

Bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường nên đi xét nghiệm tối thiểu 1 năm 1 lần.

Người đang bị tăng huyết áp hoặc sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ đến thận cũng nên đi xét nghiệm thường xuyên.

3. Phương pháp xét nghiệm độ thanh thải Creatinin

Trước khi tiến hành thí nghiệm bệnh nhân cứ ăn uống và sinh hoạt như bình thường mà không cần kiêng hay nhịn ăn gì cả. Tuy nhiên bạn cần trình bày cho bác sĩ biết loại thuốc mà bạn đang sử dụng gần đây. Bác sĩ sẽ kiểm tra thành phần thuốc xem có loại nào làm ảnh hưởng đến độ thanh thải creatinin hay không.

Khi thận của chúng ta bị suy giảm chức năng thì lượng Creatinin trong cơ thể sẽ bị tích tụ. Do đó khi xét nghiệm và phát hiện lượng Creatinin trong nước tiểu tăng cao thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh lý về thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện trong vòng 24h.

Nước tiểu 24h của bạn phải được bảo quản lạnh và phải ghi rõ ràng thời gian bắt đầu lẫy mẫu. Tuyệt đối không đại tiện hoặc chạm tay vào mẫu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Trong vòng 24h người thực hiện xét nghiệm nên uống đầy đủ nước, không tập luyện thể thao với những hoạt động mạnh.

Sau khi sắp kết thúc 24h bạn sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu lần cuối để tiến hành thí nghiệm.

Cán bộ y tế sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch của bạn trong thời gian 24h lấy mẫu nước tiểu.

Xét nghiệm lượng Creatinin trong nước tiểu

3.2. Công thức tính độ thanh thải Creatinin

Do Creatinin được thải hoàn toàn bởi thận nên nó tỷ lệ thuận với GFR (độ lọc của cầu thận được hiểu là số mi-li-lít lọc bởi ống sinh niệu của thận trong mỗi phút). Sau khi tiến hành thu mẫu nước tiểu 24h của bệnh nhân, ta tiến hành tính toán độ thanh thải creatinin theo công thức sau:

Độ thanh thải creatinin = ( U x V ) / P

Trong đó: U là số miligam creatinin bài tiết trong mỗi decilit mẫu nước tiểu

V là thể tích nước tiểu

P là creatinin huyết thanh tính theo miligam trên decilit

Lưu ý rằng độ thanh thải Creatinin được hiệu chỉnh dựa trên diện tích bề mặt cơ thể trung bình. Những người chỉ có 1 bên thận hoạt động hoặc đã phẫu thuật cắt đi 1 quả thận thì vẫn có hệ số thanh thải creatinin như bình thường. Khi tuổi của chúng ta tăng lên thì độ thanh thải creatinin sẽ giảm xuống.

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và tính toán độ thanh thải creatinin

Tập thể dục quá sức trước khi thực hiện xét nghiệm sẽ làm tăng độ thanh thải creatinin.

Thu thập nước tiểu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Độ thanh thải creatinin tăng lên ở phụ nữ có thai.

Trong chế độ ăn uống có nhiều thịt cũng khiến độ thanh thải creatinin tăng nhẹ.

Một số thuốc làm tăng độ thanh thải như cimetidine, cistaplin (thuốc hóa trị kim loại nặng), aminoglycoside, thuốc cephalosporin gây độc thận.

Thuốc làm giảm nồng độ như trimethoprim.

Độ thanh thải creatinin sẽ tăng lên ở phụ nữ có thai

4. Nên thực hiện xét nghiệm độ thanh thải Creatinin ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được hơn 500 loại xét nghiệm khác nhau. MEDLATEC còn là địa chỉ uy tín của nhiều đối tượng khách hàng khi thực hiện xét nghiệm Creatinin và chữa trị tại các cơ sử của bệnh viện. Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Xét nghiệm Creatinin tại MEDLATEC

Bên cạnh đó, hiện MEDLATEC đã thực hiện bảo lãnh viện phí với đa dạng các thẻ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau như thẻ bảo hiểm Bảo Việt thẻ bảo hiểm dầu khí PVI,… Hỗ trợ giải quyết thủ tục cho bệnh nhân 24/7, từ đó giúp tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc cho bệnh nhân.

Xét Nghiệm Thăm Dò Chức Năng Thận

Xét nghiệm thăm dò chức năng thận

1. Thăm dò chức năng lọc của cầu thận.

1.1. Đo mức lọc cầu thận qua tính độ thanh thải creatinin nội sinh

1.1.1. Ý nghĩa và nguyên lý:

Trong lâm sàng, người ta đo mức lọc cầu thận (MLCT, còn gọi là clearance) qua tính độ thanh thải creatinin nội sinh, là phương pháp hữu hiệu có giá trị quan trọng trong chẩn đoán xác định suy thận và giai đoạn suy thận. Độ thanh thải creatinin nội sinh là cơ sở cho chọn phương pháp điều trị phù hợp (độ I đến độ III a là điều trị bảo tồn, từ độ III b trở đi phải điều trị thay thế: lọc máu chu kỳ hay ghép thận).

Creatinin nội sinh trong huyết thanh là sản phẩm giáng hoá cuối cùng của creatinin được lọc qua cầu thận, nhưng không bị tái hấp thu và rất ít được bài tiết ở ống thận, nên creatinin bài xuất không chịu ảnh hưởng của lượng nước tiểu. Do đó lượng creatinin huyết thanh không thay đổi trong ngày và lượng creatinin nội sinh tương ứng với mức lọc cầu thận (glomerular filtratron rate).

Ở người bình thường, nồng độ creatinin huyết thanh là 44 – 106 mmol/l, tương ứng với 0, 8 – 1, 2mg/dl (mg%) và mức lọc cầu thận là 80 – 120ml/phút. Khi suy thận, tùy từng giai đoạn mà có mức lọc cầu thận giảm và lượng creatinin tăng tương ứng trong huyết thanh.

1.1.2. Phương pháp tiến hành

– Thường gom nước tiểu 24h (nêu ở phần 1) hoặc cũng có thể tùy điều kiện để gom nước tiểu 3h, 6h, 12h để tính số lượng nước tiểu trong một phút.

– Lấy 20ml nước tiểu vào ống nghiệm gửi đi định lượng creatinin niệu. Thường nên kết hợp với xét nghiệm protein niệu, urê niệu, áp lực thẩm thấu và điện giải để giúp cho theo dõi và điều trị.

– Lấy 3ml máu cho vào ống nghiệm gửi đi định lượng creatinin máu. Thường cũng cho kết hợp xét nghiệm urê máu, điện giải, kiềm-toan để theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp.

1.1.3. Tính mức lọc cầu thận (MLCT)

Ucr ´ V (ml/phút) 1, 73

Pcr S

MLCT: hệ số thanh thải creatinin nội sinh (ml/phút).

Ucr: nồng độ creatinin trong nước tiểu (mmol/l, cần đổi ra mmol/l để dùng đơn vị

với creatinin máu).

Pcre: nồng độ creatinin trong máu (mmol/l).

V (ml/ph): thể tích nước tiểu/phút (ml/ph).

1, 73: diện tích da trên cơ thể của một người Âu Châu chuẩn (chưa có thông số cho

người Việt Nam),

S: diện tích da trên cơ thể bệnh nhân (m 2) theo bảng Dubois. Đối chiếu chiều cao

cân nặng sẽ cho kết quả diện tích da.

Trong thực tế thường chỉ tính mức lọc cầu thận theo công thức sau:

Ucr ´ V

Pcr

Ở người bình thường MLCT là 120 ml/phút. Khi MLCT < 60 ml/phút là có suy

thận.

1.2. Tính MLCT với người lớn tuổi dựa vào nồng độ creatinin máu, tuổi, cân nặng, theo công thức của Cockroft và Gault (1976):

(140 – tuổi) ´ cân nặng cơ thể (kg)

72 ´ creatinin huyết thanh (mg/dl)

Phương pháp này không chính xác bằng phương pháp gom nước tiểu 24h.

Số lượng ước đoán hệ số thanh thải creatinin nội sinh cho kết quả cao hơn hệ số thanh thải creatinin nội sinh thực ở bệnh nhân suy thận. Suy thận càng nặng thì độ chênh lệch càng lớn, vì sự bài tiết creatinin ở ống thận tăng và mất creatinin qua ruột. Thêm vào đó là về độ tuổi 35 trở lên thì mức lọc cầu thận giảm dần cho đến ngoài độ tuổi 50 thì số lượng nephron giảm từ 1-30%. Trong khi đó, ở trẻ em thì nồng độ creatinin tăng dần do khối lượng cơ tăng theo tuổi. Do vậy, sử dụng công thức trên sẽ có thể dẫn đến đánh giá sai mức lọc cầu thận.

Cho nên, phương pháp này chỉ làm cho những trường hợp đặc biệt (không thể gom được nước tiểu trong 24h) và kết quả của nó về mức lọc cầu thận không thể là cơ sở chính để chẩn đoán và chỉ định điều trị (lọc máu hay ghép thận).

Chú ý: Phương pháp ước lượng này với nữ giới phải trừ 15% vì khối lượng cơ ở nữ thấp hơn nam. Đây cũng là lý do phức tạp, nên người ta ít sử dụng phương pháp này.

Bảng 7. Phân chia giai đoạn suy thận dựa vào MLCT và nồng độ creatinin máu.

2. Thăm dò chức năng ống thận.

Người ta thăm dò chức năng ống thận bằng đánh giá khả năng cô đặc nước tiểu.

2.1. Nguyên lý và ý nghĩa:

Dịch lọc cầu thận khi đi qua hệ thống ống thận, thông qua quá trình tái hấp thu và bài tiết sẽ được cô đặc hoặc hoà loãng để áp suất thẩm thấu dịch lọc ngang với mức thẩm thấu huyết tương (khoảng gần 300 mosmol/kg nước). Bình thường, nước tiểu được cô đặc gấp 2 – 3 lần, có thể tối đa gấp 4 lần (600 – 1200 mosmol/kg nước). Khi có tổn thương ống thận và kẽ thận, nước tiểu không được cô đặc và hậu quả là tỷ trọng nước tiểu giảm. Khi tỷ trọng nước tiểu giảm là thể hiện chức năng ống thận giảm sút. Trong lâm sàng người ta dùng chỉ số này để phát hiện một số bệnh:

– Bệnh ống thận và kẽ thận: hoại tử ống thận cấp, viêm kẽ thận do uống nhiều thuốc giảm đau, viêm thận – bể thận cấp và mãn, bệnh nang tủy thận…

– Đái tháo nhạt.

– Suy thận cấp (giai đoạn đái nhiều).

– Suy thận mãn…

2.2. Các phương pháp đánh giá chức năng cô đặc của ống thận

2.2.1. Đo tỷ trọng nước tiểu bằng tỷ trọng kế:

+ Ý nghĩa và nguyên lý:

Là đo trọng lượng của chất hoà tan trong một đơn vị thể tích nước bằng tỷ trọng kế.

+ Phương pháp tiến hành:

– Đo tỷ trọng nước tiểu bằng tỷ trọng kế ở nhiệt độ chuẩn là 16 oC. Khi nhiệt độ tại vị trí đo tăng lên cứ 3 oC thì số đo giảm xuống 0, 001. Khi nhiệt độ giảm 3 o C thì số đo phải tăng 0, 001. Cho nên cần đối chiếu với nhiệt độ phòng để trừ hoặc thêm vào.

– Mẫu nước tiểu: lấy 50 ml nước tiểu tươi vào buổi sáng đổ vào bình trụ nhỏ, nhúng tỷ trọng kế vào (chú ý không đo ngay sau khi đái, mà phải để ít phút cho nhiệt độ nước tiểu bằng nhiệt độ phòng). Trước khi đo cần xem nhiệt độ phòng, chuẩn tỷ trọng kế trong nước cất để đề phòng sai số (nếu tỷ trọng kế chuẩn tốt khi để trong bình chứa nước cất, số đo tỷ trọng kế phải là 1 với nhiệt độ phòng là 16 o C).

– Đo: đọc số đo ở tỷ trọng kế ngập nước với nhiệt độ phòng (cộng vào hay trừ đi).

– Những yếu tố gây sai số: nước tiểu có nhiều protein, glucose, chất cản quang (chụp UIV tĩnh mạch thận) hoặc dùng chất khử khuẩn lau tỷ trọng kế.

+ Đánh giá kết quả:

Bình thường, tỷ trọng nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng từ 1, 018 trở lên là khả năng cô đặc nước tiểu tốt.

2.2.2. Đo áp suất thẩm thấu nước tiểu bằng máy đo thẩm thấu với mẫu nước tiểu sáng sớm

+ Nguyên lý và phương pháp:

Đo độ hạ băng điểm của chất dịch, dùng máy đo thẩm thấu sẽ cho kết quả áp lực thẩm thấu của chất đó tương ứng với độ hạ băng điểm của dung dịch cần đo tính ra mosmol trong 1 kg nước, không phụ thuộc vào điện thế, kích thước, trọng lượng của tiểu phân chất hoà tan trong dung dịch.

Độ hạ băng điểm

(mosmol/kg nước) 0, 00186

Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng có giá trị trong chẩn đoán.

+ Cách tiến hành: Bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, tối hôm trước không được dùng các chất có tác dụng lợi tiểu, trước khi đi ngủ phải đi tiểu hết bãi, trong đêm không được uống thêm nước, không được truyền dịch. Nước tiểu đầu tiên sáng sớm lúc ngủ dậy, được đựng trong bô sạch lấy 1ml để đo độ thẩm thấu.

+ Đánh giá kết quả: Nếu độ thẩm thấu ³ 600 mosmol/kg nước là khả năng cô đặc nước tiểu của thận bình thường. Nếu độ thẩm thấu < 600 mosmol/kg nước khả năng cô đặc nước tiểu giảm. Muốn đánh giá chính xác phải làm xét nghiệm lại 3 lần.

2.2.3. Nghiệm pháp Zimniski:

Là phương pháp đo trực tiếp số lượng và tỷ trọng nước tiểu nhiều lần trong 24h để đánh giá chức năng ống thận.

+ Tiến hành:

Ngày làm xét nghiệm, bệnh nhân vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Nghiệm pháp: lấy 8 mẫu nước tiểu/24h, cách 3h lấy một mẫu để đo số lượng và tỷ trọng nước tiểu của mỗi mẫu: 6h bệnh nhân đi đái bỏ, sau đó cứ cách 3h: 9, 12, 15, 18, 21, 24, 3, 6h sáng hôm sau).

+ Đánh giá kết quả:

Trong các mẫu nước tiểu phải có một mẫu có tỷ trọng ³ 1, 025 (thường mẫu 24h, 3h).

Các mẫu không có hiện tượng đồng tỷ trọng (chênh lệch tỷ trọng không đáng kể).

Số lượng nước tiểu các mẫu trong ngày nhiều hơn ban đêm (thường gấp 2 lần).

Khả năng cô đặc nước tiểu giảm:

Không có mẫu nào có tỷ trọng ³ 1, 025.

Các mẫu có hiện tượng đồng tỷ trọng.

Số lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn ngày.

2.2.4. Nghiệm pháp nhịn khát của Volhard

+ Phương pháp tiến hành: Buổi sáng, cho bệnh nhân đi tiểu hết bãi, từ đó không được uống nước (các bữa ăn sáng, trưa, tối phải ăn chế độ ăn khô bằng bánh mỳ), lượng nước ăn-uống-tiêm truyền không quá 500ml/24h. Nghiệm pháp này chỉ đạt yêu cầu với chế độ nhịn khát nghiêm ngặt sao cho: thời gian nhịn khát cần đạt 18h mà cân nặng bệnh nhân phải giảm 3-5% so với trước khi làm nghiệm pháp.

Cứ 3h đo số lượng và độ thẩm thấu hoặc tỷ trọng nước tiểu một lần.

+ Nhận định và đánh giá kết quả:

– Bình thường:

Số lượng nước tiểu các mẫu giảm dần theo thời gian.

Có một mẫu nước tiểu có độ thẩm thấu đạt ³ 800 mosmol/kg nước (hoặc tỷ

trọng ³ 1, 025).

– Khả năng cô đặc nước tiểu của thận giảm khi:

Số lượng nước tiểu các mẫu xấp xỉ bằng nhau.

Không có mẫu nước tiểu nào có độ thẩm thấu ³ 800 mosmol/kg nước (hoặc tỷ

trọng ³ 1, 025).

Ngoài ra còn một số phương pháp khác để thăm dò chức năng ống thận, như phương pháp đo hệ số thanh thải nước tự do, nghiệm pháp hạn chế nước, nghiệm pháp tiêm arginin vasopresin (AVP) nhưng ít được sử dụng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

BÁCH KHOA Y HỌC

Tác giả: Bác sĩ Đa Khoa Lê Đình Sáng; Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội, khóa 2005-2011.

Email: Lesangmdgmail.com

Nguồn: Nhiều nguồn, chi tiết xem bài giới thiệu

CẢNH BÁO: Không có chuyên môn, không phải là nhân viên y tế, bạn không được phép tự sử dụng những thông tin có trong cuốn sách này để chẩn đoán và điều trị.

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Urea Và Creatinine

                                       Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM UREA VÀ CREATININE

I. XÉT NGHIỆM UREA

1.1. Tổng quan :

        Urea, còn được gọi là carbamide, là một hợp chất được sản xuất bởi quá trình trình chuyển hóa protein trong cơ thể, khi protein, acid amin, bị phá vở (thoái hóa) sản xuất ra Dioxid carbon (CO 2) và ammonia trong các tế bào, Ammoniac và dioxid carbon được vận chuyển về gan, gan chuyển đổi Ammoniac và dioxid carbon thành Urea, sau đó Urea vào máu được vận chuyển đến thận và được đào thải ra nước tiểu. Urea hòa tan dễ dàng trong nước, nên nước tiểu là một quá trình loại bỏ lượng nitơ hữu hiệu nhất ra khỏi cơ thể. Một người trưởng thành bài tiết mỗi ngày trung bình khoảng 30 gram Urea, chủ yếu qua nước tiểu, nhưng một lượng nhỏ cũng được bài tiết qua mồ hôi.

Mức urê và creatinin được sử dụng để đánh giá chức năng thận và theo dõi bệnh nhân suy thận hoặc những người được lọc thận. Urea thường được xét nghiệm cùng với creatinine:

-    Nghi ngờ vấn đề về thận,

-    Theo dõi điều trị bệnh thận

-    Theo dõi chức năng thận khi dùng một số loại thuốc điều trị nào đó có ảnh hưởng trên chức năng thận.

1.2. Ý nghĩa

Bình thường:

-    Nồng độ Ure máu: Nam : 3,0 – 9,2 mmol/l.                                    Nữ    : 2,6  – 7,2 mmol/l.

-    Nồng độ Ure nước tiểu: 0,43 – 0,72 mmol/24h.

Bệnh lý:

–   Ure máu tăng cao trong một số trường hợp sau: suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến.

II. XÉT NGHIỆM CREATININE :

2.1. Tổng quan :

    Xét nghiệm này đo lượng creatinine trong máu hoặc nước tiểu của bạn. Creatinine là một sản phẩm chất thải được sản xuất trong cơ bắp từ sự phân hủy của một hợp chất gọi là creatine. Creatine là một phần của chu trình sản xuất năng lượng cần thiết cho cơ. Cả hai creatine và creatinine được sản xuất trong cơ thể với một tốc độ tương đối ổn định. Hầu như tất cả creatinine được bài tiết qua thận, do đó nồng độ trong máu là một biện pháp tốt nhất để biết thận của bạn đang làm việc như thế nào. Số lượng sản xuất phụ thuộc vào kích thước của người và khối lượng cơ của họ. Vì lý do này, nồng độ creatinine ở nam sẽ hơi cao hơn ở phụ nữ và trẻ em.        Kết quả từ một thử nghiệm creatinine máu và nước tiểu creatinine 24 giờ, có thể được sử dụng để tính toán độ thanh thải creatinin.

Xét nghiệm máu creatinine được sử dụng cùng với xét nghiệm Urea, còn được gọi BUN (urea nitrogen Blood) để đánh giá chức năng thận. Cả hai thường xuyên được ra lệnh như là một phần của một bảng kiểm tra sự trao đổi toàn diện chất cơ bản, nhóm kiểm tra được thực hiện để đánh giá chức năng của các cơ quan chính của cơ thể. Creatinin và Urea được sử dụng để kiểm tra sàng lọc những người khỏe mạnh trong các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ và giúp đánh giá bệnh nhân bị bệnh cấp tính hay mạn tính trong phòng cấp cứu hoặc bệnh viện. Nếu các xét nghiệm creatinine và BUN được tìm thấy là bất thường hoặc nếu bạn có một bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như tiểu đường, được nghi ngờ có ảnh hưởng đến thận, sau đó hai xét nghiệm này có thể được sử dụng để theo dõi sự tiến triển của rối loạn chức năng thận và hiệu quả điều trị. Creatinine máu và BUN cũng có thể được chỉ định để đánh giá chức năng thận trước khi một số thủ thuật, chẳng hạn như chụp cắt lớp CT scan, mà có thể yêu cầu sử dụng các loại thuốc có thể gây tổn hại thận.

          Một sự kết hợp của nồng độ creatinine máu và nước tiểu có thể được sử dụng để tính toán độ thanh thải creatinin. Xét nghiệm này đo lường hiệu quả thận của bạn, lọc các phân tử nhỏ như creatinine trong máu của bạn như thế nào.

2. 2. Ý nghĩa xét nghiệm :

Bình thường:

-    Nồng độ creatinin huyết tương (huyết thanh): Nam : 60 – 120µmol/l.                                                                               Nữ    : 44  – 88 µmol/l.

-    Nước tiểu: 7,1 – 15,9 µmol/24 h.

Xét nghiệm creatinin tin cậy hơn xét nghiệm Ure vì nó ít chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn, nó chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ (ổn định hơn) của cơ thể.

Bệnh lý :

Creatinin máu tăng cao trong các trường hợp:  – Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận, dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp. – Suy thận do nguồn gốc tại thận:  Tổn thương cầu thận: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm cầu thận, bệnh luput ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận. Tổn thương ống thận: Viêm thận-bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid Uric máu, nhiễm độc thận. – Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung, xơ hóa sau phúc mạc.

Creatinin máu giảm trong các trường hợp:  – Hòa loãng máu. – Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp. – Có thai. – Tình trạng suy dinh dưỡng nặng. – Một số bệnh cơ gây teo mô cơ. Creatinin niệu tăng cao trong các trường hợp:  – Gắng sức thể lực – To đầu chi, chứng khổng lồ (Gigantism) – Đái tháo đường. – Nhiễm trùng – Suy giáp

Creatinin niệu giảm trong các trường hợp:  – Cường giáp – Thiếu máu – Loạn dưỡng cơ, giảm khối cơ – Bệnh thận giai đoạn nặng  – Bệnh lơxemi – Chế độ dinh dưỡng ăn chay

KTV. Nguyễn Trọng Đại