Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Chức Năng Của Gan Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Xét nghiệm chức năng gan là công cụ đặc biệt hữu ích. Nó giúp xác định tình trạng hoạt động của gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan, hoặc bilirubin trong máu.

Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không có nghĩa là mắc bệnh gan hoặc tổn thương gan. Kết quả có thể cao bất thường mà nguyên nhân không do gan.

2. Xét nghiệm tổn thương gan: AST và ALT.

Một số xét nghiệm chức năng gan thông thường bao gồm:

3. Các xét nghiệm thường gặp khác

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm chỉ số Alkaline phosphatase (ALP): ALP là một loại enzyme được tìm thấy trong xương, ống dẫn mật và gan. Xét nghiệm ALP thường được thực hiện chung với một số xét nghiệm khác. Hàm lượng ALP cao có thể do tổn thương gan, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc bệnh về xương. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có mức ALP cao hơn vì xương của chúng đang phát triển. Mang thai cũng có thể làm tăng nồng độ ALP. Chỉ số ALP bình thường là 45-115 (U/L).

Xét nghiệm chỉ số Albumin: Albumin là loại protein chính do gan sản xuất. Albumin thực hiện nhiều chức năng cơ thể quan trọng. Xét nghiệm albumin giúp đánh giá khả năng gan tạo ra loại protein này. Kết quả albumin máu thấp chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và có thể bất thường chức năng gan. Chỉ số albumin máu bình thường là 3,5-5,0 (g/dL).

Xét nghiệm chỉ số Bilirubin: Bilirubin là sản phẩm thải từ sự phân hủy của các hồng cầu già. Billirubin thường được xử lý tại gan trước khi được bài tiết qua phân. Khi gan bị tổn thương, không thể xử lý bilirubin tốt, dẫn đến nồng độ bilirubin cao trong máu. Chỉ số bình thường của bilirubin là 0,1-1,2 (mg/dL).

Xét nghiệm thời gian đông máu: Gan sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gan bị rối loạn chức năng không thể sản xuất đầy đủ các loại protein, làm cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra thời gian đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn chức năng gan nhất định

4. Tại sao cần làm xét nghiệm chức năng gan?

Khi gan gặp các vấn đề bất thường, dẫn tới hoạt động chức năng của gan bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể đe dọa tính mạng

5. Khi nào làm xét nghiệm chức năng gan?

Loại bỏ chất độc, vi khuẩn khỏi máu.

Chuyển đổi chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào.

Lưu trữ khoáng chất và vitamin.

Tạo các yếu tố đông máu.

Sản xuất protein, enzyme và mật.

Tạo ra các yếu tố chống nhiễm trùng….

Xét nghiệm chức năng gan thường được đề nghị trong các tình huống sau đây:

6. Những triệu chứng của bệnh lý về gan?

Những triệu chứng bệnh ở gan thường gặp:

sàng lọc các trường hợp viêm gan siêu vi như viêm gan C

theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan

theo dõi diễn tiến bệnh và đáp ứng với điều trị trong trường hợp người đang mắc bệnh về gan

đánh giá mức độ xơ hóa gan

trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng về bệnh gan

phụ nữ dự định mang thai

chán ăn

buồn nôn, nôn

mệt mỏi, đau khớp

đau bụng, đau tức hạ sườn phải

vàng da

nước tiểu sậm màu

phân bạc màu, trắng như phân cò

ngứa da

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

7. Chuẩn bị gì trước một xét nghiệm chức năng gan?

Một số loại thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ của các loại enzyme và protein trong máu. Để tránh các sai lệch, khi đi xét nghiệm chức năng gan cần lưu ý:

Không nên uống thuốc: các loại kháng sin , thuốc điều trị lao, tâm thần…

Nhịn ăn: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Tránh rượu bia, thuốc lá: người làm xét nghiệm cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu

Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Các xét nghiệm chức năng gan được dùng để phát hiện, chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng nhẹ của các bệnh về gan, kiểm tra kết quả điều trị và tiên lượng bệnh.

Gan được coi như một cơ quan cửa ngõ của cơ thể, có các chức năng bài tiết và kích thích bài tiết, chức năng chuyển hóa, khử độc và chuyển hóa thuốc. Các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác thông qua các kết quả xét nghiệm chức năng gan.

Các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan

SGPT (ALT)

Enzym ALT có nhiều trong bào tương của tế bào gan, trong khi enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ. Hoạt độ ALT (và cả AST) huyết tương tăng trong bệnh lý gan mật: viêm gan cấp, nhất là viêm gan do virus các typ A, B, C, D, E, nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan), nhiễm độc rượu, nấm độc, ngộ độc thức ăn.

ALP (Alkaline phosphatase)

ALP có nhiều ở gan, xương, nhau thai và biểu mô ruột. Vì vậy, bình thường, hoạt độ ALP huyết tương cũng tăng ở trẻ đang lớn và phụ nữ có thai ở quý 3 của thai kỳ. Hoạt độ ALP huyết tương tăng trong viêm gan, tắc mật, xơ gan, …

GGT(γ- GT)

GGT có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô đường mật bài tiết ra. Hoạt độ GGT huyết tương tăng khi các tế bào biểu mô đường mật bị cảm ứng tăng tổng hợp enzym như trong tắc mật, viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan.

Bilirubin (TP, TT, GT)

Bilirubin là sản phẩm thoái hoá Hem của hemoglobin, một phần nhỏ được liên hợp với glucuronat ở gan tạo thành bilirubin liên hợp (LH) hay trực tiếp (TT), phần còn lại là bilirubin tự do (TD) hay gián tiếp (GT). Bilirubin TP huyết tương tăng trong các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật. Bilirubin TD huyết tương tăng trong vàng da trước gan: tan huyết (thiếu máu tan huyết, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, vàng da ở trẻ sơ sinh). Bilirubin LH tăng trong vàng da tại gan và sau gan: viêm gan,tắc mật, xơ gan.

Tổng phân tích nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu thường được sử dụng trong các bệnh đái tháo đường, nhiễm ceton, đái nhạt, bệnh gan, mật, thận, bệnh viêm đường tiết niệu, đái máu… phát hiện sớm ngộ độc thai nghén.

Để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể liên hệ Phòng khám Gia đình Việt Nam – Favina Hospital Địa chỉ: 135A Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội Điện thoại: 02433 989 666 – 0963 396 115 Fanpage: https://www.facebook.com/favinahospital/ – Email: lienhe@benhvienfavina.vn

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Là Gì

Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Kiểm tra chức năng gan là việc dựa vào kết quả đó các bác sĩ chuyên khoa gan sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của người nhiễm bệnh hoặc người chưa nhiễm bệnh cùng những nguyên nhân gây cho gan bị suy giảm các chức năng của mình.

Và khi gan bị tấn công và tổn thương sẽ có hiện tượng suy giảm các chức năng thông qua một số biểu hiện như : Mệt mỏi, chán ăn, vàng da.. và để phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh cần xét nghiệm các chức năng gan để đánh giá và kiểm tra gan thông qua nồng độ men gan, protein, NH3, kiểm tra đông máu, globulin miễn dịch, tiểu cầu…cụ thể :

► Chỉ số GGT và AP đều tăng là dấu hiệu của tắc mật, đường mật có những tổn thương hoặc viêm. Người bệnh có thể bị ứ mật gây ra cảm giác đau hoặc gặp ở những bệnh nhân viêm gan, xơ gan . GGT tăng là do ảnh hưởng của rượu bia hoặc những chất độc hại.

► Kiểm tra Albumin : Là một loại protein do gan tổng hợp, chỉ số bình thường của Albumin trong máu là 4g/dl. Nhưng nếu chỉ số này tìm thấy dưới 3g/dl thì đồng nghĩa lá gan người bệnh đang bị tổn thương dẫn tới mất khả năng tổng hợp Albumin. Hiện tượng này hay gặp ở người bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan hình thành.

► Kiểm tra tiểu cầu : Tiểu cầu có thể giúp người bệnh hình thành các cục máu đông, lá lách đóng vai trò dự trữ tiểu cầu, thông thường thì chỉ số tiểu cầu bình thường là số lượng từ 150-400 x 103/ microlit, tuy nhiên tiểu cầu có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là chỉ số tiểu cầu giảm cũng có ý nghĩa đánh giá chẩn đoán sớm bệnh xơ gan.

► Xét nghiệm NH3 – Amoniac : Thông thường người bệnh khi mắc bệnh gan cũng có thể làm cho chỉ số amoniac tăng, đây là sản phẩm của quá trình phân hủy amoniac acid, ngoài ra chỉ số này còn dùng để đánh giá hiện tượng não gan.

► Xét nghiệm công thức máu, Prothrombin time : Đây là xét nghiệm khoảng thời gian sản xuất ra chất làm đông nhằm ngăn chặn sự chảy máu. Thời gian Prothrombin trung bình là từ 9 – 11 giây. Nhưng nếu cho kết quả dài hơn bình thường nghĩa là gan bị hư hại, tổn thương và thiếu vitamin K.

Người bệnh cần lưu ý những xét nghiệm men gan này không thể dùng để dự đoán được sự tiến triển của gan, chúng chỉ kết hợp để giúp bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bản thân. Vì thế cần làm đầy đủ theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.

Việc lựa chọn bệnh viện gan uy tín để thực hiện xét nghiệm gan rất quan trọng do đó, vì đây là bước đầu tiên trong việc thăm khám sức khỏe để có kết quả chính xác từ đó có phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Vậy trước khi đi xét nghiệm chức năng gan người bệnh cần lưu ý :

♦ Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm : Tất cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ đều không được dùng vì sẽ làm tăng một số chỉ tiêu trong xét nghiệm chức năng gan.

♦ Cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm : Khi có kết quả xét nghiệm, người bệnh cần nhịn đói từ 4 – 6 tiếng trước khi xét nghiệm.

♦ Không được sử dụng rượu bia : Bên cạnh việc nhịn ăn, người bệnh cần kiêng cử rượu bia, thuốc lá cùng các chất kích thích khác để cho kết quả xét nghiệm được chính xác.

♦ Nên xét nghiệm vào buổi sáng : Thời gian tốt nhất để xét nghiệm các chức năng gan là vào buổi sáng lúc này cơ thể đang ổn định nhất sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm chức năng gan là việc làm rất cần thiết nên được thực hiện định kỳ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của cơ thể mình. Và dù cho kết quả có như thế nào thì người bệnh cũng cần xây dựng cho bản thân mình một chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống và sinh hoạt lành mạnh nhất để hỗ trợ gan hoạt động tốt nhất từ đó đẩy lùi được các bệnh lý gan nguy hiểm khác.

Nếu còn bất kì thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ các Bác sĩ chuyên gan qua số Hotline để được tư vấn miễn phí. Phòng khám Hồng Phong làm việc tất cả các ngày trong tuần, hệ thống tư vấn hoạt động 24/24.

Bệnh Viêm Gan Và Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Gan là bộ phận quan trọng đảm bảo nhiệm vụ thanh lọc máu bằng cách loại bỏ các độc tố, giải độc cơ thể, dự trữ các vitamin, khoáng chất, chuyển hóa thức ăn và sản xuất các thành phần quan trọng như protein trong máu, tăng sinh các yếu tố miễn dịch, đông máu để bảo vệ cơ thể… Bệnh viêm gan thường do virus siêu vi gây ra như siêu vi A, B, C, D, E. Trong giai đoạn khởi phát, viêm gan thường không có triệu chứng điển hình. Chính vì vậy, người bệnh chỉ phát hiện mình bị viêm gan khi bệnh đã trở nặng hoặc vô tình trong những lần khám sức khỏe định kỳ.

Theo thống kê, tỉ lệ nhiễm viêm gan B ở nước ta là 8 – 25%, viêm gan C là 2,5 – 4,1%. Ngoài ra, còn có các trường hợp nhiễm viêm gan A, D, E. Trong nhóm người nghiện ma túy thì có đến hơn 50% mắc viêm gan C. Viêm gan cấp tính có thể tự khỏi nhưng có những loại viêm gan nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Viêm gan lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan và làm thay đổi môi trường bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp và trao đổi chất. Khi chức năng gan suy giảm mạnh sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan, lúc này gan rất khó phục hồi như bình thường.

– Viêm gan B: Lây qua đường máu, quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm hoặc các thiết bị y tế không được tiệt trùng an toàn, từ mẹ sang con. Biến chứng của viêm gan B là gây nên xơ gan và ung thư gan. Hiện nay đã có vaccine viêm gan B dự phòng.

– Viêm gan C: Lây qua đường máu, dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, xăm xỏ lỗ khuyên bằng dụng cụ không an toàn, đường tình dục, từ mẹ sang con. Đối tượng có nguy cơ cao là những người phơi nhiễm với máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm siêu vi viêm gan C, đặc biệt là những người nhiễm HIV.

– Viêm gan D: Lây qua da và niêm mạc. Virus gây viêm gan D khi người bệnh đồng thời nhiễm cả virus viêm gan B.

– Viêm gan E: Lây qua nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh tương đối hiếm gặp và chưa có vaccine dự phòng.

Triệu chứng khi bị viêm gan

Các triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm gan thường gặp gồm có vàng mắt, vàng da, đau vùng hạ sườn bên phải, nước tiểu đậm màu, bụng chướng to… Tuy nhiên, những triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn muộn và không phải bệnh nhân nào cũng có những triệu chứng kể trên. Ở giai đoạn khởi phát, viêm gan thường không có triệu chứng đặc trưng và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như suy nhược cơ thể, ăn uống kém, kiệt sức, rối loạn tiêu hóa…

Khi các tế bào gan bị tổn thương hoặc hủy hoại thì gan sẽ phóng thích các loại men (enzyme) – chất xúc tác các phản ứng chuyển hóa các chất trong cơ thể – vào máu gây ra tình trạng tăng men gan. Chính vì vậy, xét nghiệm men gan trong máu là rất cần thiết để phát hiện bệnh viêm gan cũng như các bất thường về bài tiết dịch mật trong gan.

Đây là xét nghiệm rất nhạy được sử dụng để xác định các men gan như Aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT) và Alanine aminotransferase (ALT hoặc SGPT), Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT)…

Xét nghiệm này được chỉ định để xác định nguyên nhân gây viêm gan:

– Anti-HAV IgM hoặc Anti-HAV IgG: kháng thể kháng HAV.

– Anti-HBc IgM hoặc Anti-HBc IgG: kháng thể kháng kháng nguyên lõi của HBV.

– Anti-HBs: kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của HBV.

– Anti-Hbe: kháng thể kháng kháng nguyên e của HBV.

– Anti-HCV: kháng thể kháng HCV.

Hai kháng nguyên được sử dụng trong chẩn đoán Viêm gan siêu vi B là:

– Kháng nguyên bề mặt của HBV (HbsAg).

– Kháng nguyên e của HBV (HbeAg).

Xét nghiệm sinh học phân tử

Đây là xét nghiệm để xác định nguyên nhân và theo dõi tình trạng viêm gan của bệnh nhân để có hướng điều trị tích cực nhất.

– HBV-DNA, HCV-RNA: xét nghiệm để phát hiện và định lượng bộ men của HBV, HCV trong huyết thanh. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán và theo dõi trong và sau điều trị Viêm gan B và C định kỳ.

– HBV genotype, HCV genotype: xét nghiệm giúp xác định kiểu gen siêu vi Viêm gan B và C trong huyết thanh.

– Phát hiện các đột biến kháng thuốc của HBV.