Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xây Dựng Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Bộ Xây Dựng: Thực Hiện Các Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng

(Xây dựng) – Bộ Xây dựng tích cực triển khai công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, với các giải pháp đa dạng và tăng cường thanh tra các lĩnh vực có nhiều dự luận tiêu cực.

Thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, trong quý I/2019, Ban Cán sự đảng và lãnh đạo Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 09 – CT/BCSĐ ngày 30/01/2019 của Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng về việc thực hiện Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Quyết định số 131/QĐ-BXD ngày 04/3/2019 về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật, phòng chống tham nhũng năm 2018 của Bộ Xây dựng; Báo cáo số 129/BC-BCSĐ ngày 25/3/2019 về công tác PCTN của Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng; Quyết định số 199/QĐ-BXD 26/3/2019 về việc ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2019 của Bộ Xây dựng và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 133/QĐ-BCSĐ 16/4/2019 về việc ban hành Kế hoạch của Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Trong năm 2019, Bộ Xây dựng tiếp tục tập hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: Công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan đơn vị; Hoàn thiện xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về chi tiêu tài chính trong nội bộ cơ quan; Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý để PCTN; Thực hiện công tác cán bộ để PCTN và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.

Tăng cường thanh tra các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực

Nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; năm 2019 Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra hành chính và PCTN đối với một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, có nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của ngành về thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.

Ngày 14/12/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, đẩy mạnh phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt”, chọn một số vụ việc trong các khâu, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm để xử lý nghiêm và công khai.

Trong năm 2018 và quý I/2019, thực hiện kế hoạch được Bộ trưởng phê duyệt, Thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai hoàn thành 114 đoàn thanh tra, đồng thời thực hiện giám sát theo quy định với các đoàn thanh tra nêu trên; Ban hành 84 kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 155 tập thể và 235 cá nhân để xảy ra vi phạm, kiến nghị xử lý về kinh tế tổng số tiền 947,8 tỷ đồng (trong đó: Yêu cầu phê duyệt lại dự toán 706,9 tỷ đồng; Yêu cầu giảm trừ thanh quyết toán 136,3 tỷ đồng; Yêu cầu nộp về tài khoản của chủ đầu tư 15,4 tỷ đồng; Nộp ngân sách Nhà nước địa phương 6,3 tỷ đồng; Yêu cầu thu hồi về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ 67,3 tỷ đồng); Xử phạt 178 đơn vị và yêu cầu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bổ sung số tiền 28,6 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng lịch tiếp công dân của Bộ trưởng, có các văn bản chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm xử lý triệt để, thực hiện tiếp công dân thường xuyên theo lịch định kỳ.

Đối với các vụ việc yêu cầu giám định khác, Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo hoàn thành tốt công tác giám định, định giá tài sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã công bố danh sách các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng, các cơ quan có thẩm quyền có thể trưng cầu các tổ chức, cá nhân này tham gia công tác giám định để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm.

Thanh Nga

Xác Định Nguồn Gốc Tham Nhũng Để Xây Dựng Giải Pháp Phòng, Chống Hiệu Quả

Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, nghị quyết và các quyết định phòng, chống tham nhũng, ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng, thành lập Ủy ban Phòng, chống tham nhũng trực thuộc Chính phủ v.v…

Sở dĩ có tình hình trên là do chưa xác định đầy đủ nguồn gốc phát sinh tham nhũng để đề ra các giải pháp hữu hiệu ngăn chặn, làm giảm thiểu hành vi tham nhũng, trước khi đấu tranh trực diện với chúng thông qua pháp luật. Hoàn cảnh và môi trường ở Việt Nam hiện nay, ba lĩnh vực sau đây có thể gọi là nguồn gốc cơ bản sản sinh ra các hiện tượng tiêu cực và hành vi tham nhũng:

Một là, mô hình nhà nước lai tạp giữa pháp quyền (30%) và tập quyền tập trung quan liêu (70%), thực hiện thể chế kiểm tra dọc; lại đưa Ủy ban Phòng, chống tham nhũng về trực thuộc cơ quan hành pháp sẽ không tránh khỏi chuyên quyền, độc đoán, quan liêu. Mô hình này như là bà mẹ sản sinh các tệ nạn tiêu cực và tham nhũng và ngày càng nảy nở tràn lan.

Giải pháp giải quyết nguồn gốc thứ nhất này là phải làm xuất hiện tư duy mới về nhà nước để định hướng đổi mới, chuyển từ mô hình nhà nước lai tạp tập trung quan liêu nêu trên sang mô hình nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp các nguyên lý của khoa học tổ chức, học thuyết Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Chuyển Ủy ban Phòng, chống tham nhũng từ cơ quan hành pháp sang cơ quan lập pháp kiểm tra giám sát sẽ hiệu lực và hiệu quả hơn.

Hai là, công tác tổ chức cán bộ thời kỳ vận hành nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chưa đổi mới cơ bản để thích nghi với nền kinh tế thị trường XHCN, đã trở thành tập trung quan liêu, do đó thiếu thông tin và thông tin thiếu chính xác, méo mó là điều kiện bất lợi cho việc đánh giá, tuyển chọn cán bộ không chuẩn xác. Mặt khác, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ nhất là người đứng đầu tổ chức chưa rõ ràng, do đó nhiều nhiệm kỳ và nhiều thập kỷ qua không ai bị cách chức và từ chức, thể chế bầu cử chưa đổi mới phù hợp với nền dân chủ XHCN v.v… là những khe hở để những kẻ cơ hội luồn lách leo cao, để trục lợi tham nhũng, người hiền tài bị loại ra khỏi hệ thống lãnh đạo, dẫn đến chất lượng công tác tổ chức cán bộ ngày càng sút giảm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động đạt thấp, làm sản sinh hiện tượng tiêu cực xã hội, lãng phí và tham nhũng ngày càng tăng.

Giải pháp xử lý nguồn gốc thứ hai này cần sao cho phù hợp với môi trường và hệ thống các quy luật kinh tế thị trường XHCN, mới làm xuất hiện đội ngũ cán bộ chất lượng cao, điều hành tổ chức hiệu lực và hiệu quả. Để làm được điều đó cần chuyển từ thể chế Đảng quyết định trực tiếp mọi khâu công tác tổ chức, cán bộ và cả hệ thống tổ chức, chuyển sang “thể chế phân cấp”, Trung ương và Bộ Chính trị chỉ quyết định người đứng đầu tổ chức trực thuộc như: Bí thư, chủ tịch tỉnh, thành phố và bộ trưởng v.v… Đồng thời lãnh đạo định hướng thông qua chiến lược về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, tạo nguồn theo chức năng từng vị trí công tác, phân cấp giao quyền cho người đứng đầu tổ chức và cấp ủy cùng cấp trực thuộc trực tiếp tuyển chọn và xử lý theo luật định người dưới quyền, nhân sự mà mình sử dụng và chịu trách nhiệm mọi hành vi của người dưới quyền và nhân sự mà mình sử dụng trước cấp trên và pháp luật. Đổi mới thể chế bầu cử dân chủ bằng hình thức tranh cử tranh tài, để cử tri căn cứ chương trình tranh cử của ứng cử viên mà lựa chọn, sẽ làm xuất hiện người tài đề cử vào các vị trí lãnh đạo, làm hạn chế những phần tử cơ hội luồn lách, leo cao, làm tha hóa Đảng, thể chế bầu cử, tranh cử sẽ làm cho Đảng vững mạnh, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh và bền vững, theo kịp các nước trên thế giới.

Ba là, chế độ tiền lương để kéo dài sự vi phạm giá trị sức lao động như hiện nay cũng là tác nhân gây ra tham ô, hối lộ và tham nhũng. Tiền lương hiện nay chỉ bằng xấp xỉ 50% giá trị sức lao động, vô hình trung có nghĩa Nhà nước và chủ các doanh nghiệp còn nợ người lao động 50% giá trị sức lao động, những người thuộc diện nghèo mà không được hưởng chính sách xóa đói, giảm nghèo. Theo các chuyên gia ở các nước phát triển tổng kết thì “Tiền lương là một trong sáu giải pháp phòng chống tham nhũng”. Chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay đã tự đánh mất vai trò phòng, chống tham nhũng, mà trở thành một trong những nhân tố dẫn đến hành vi tham nhũng, bởi vì chế độ tiền lương hiện nay không đủ trang trải sinh hoạt gia đình ở mức tối thiểu, buộc không ít người chấp nhận các hành vi tiêu cực… trước sự bức bách của cuộc sống (“để tự cứu mình”), dần dần dẫn đến tha hóa phẩm chất, đạo đức, bán rẻ lương tâm và sự cống hiến của mình, rồi dấn thân vào tệ tham nhũng.

Giải pháp xử lý nguồn gốc thứ ba là, xác định mức lương tối thiểu sao cho phù hợp giá trị sức lao động (ở thời điểm hiện nay xấp xỉ 2.000.000đ). Từ đó tìm kiếm các nguồn thu ngân sách đáp ứng khoản chi lương phù hợp. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội tiếp tục điều chỉnh lương theo biến động giá và tăng lương phù hợp năng suất lao động. Nếu không có bước đổi mới các lĩnh vực nêu trên phù hợp với các tiêu chí khoa học thì Luật Phòng, chống tham nhũng sẽ giảm thiểu hiệu lực, bởi vì Luật không thể tự nó định chế các hành vi tiêu cực và tham nhũng, mà phải thông qua vai trò điều hành của Nhà nước và vai trò của cán bộ công quyền, nhất là người đứng đầu tổ chức. Mặt khác Quốc hội cơ cấu như hiện nay không đủ điều kiện (trình độ và quỹ thời gian) để ban hành luật pháp đạt chuẩn mực để điều hành nền kinh tế thị trường XHCN (nền kinh tế thị trường TBCN hay CNXH đều cần Quốc hội chuyên trách và đại biểu đạt trình độ chuẩn mực) để bảo đảm chất lượng và số lượng các đạo luật, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh phát huy mặt ưu điểm và khắc phục mặt khuyết điểm của nền kinh tế thị trường nhằm phát triển nền kinh tế-xã hội bền vững. Điều hành luật pháp phải thông qua con người cụ thể; việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự hiện nay không đủ sức để gạt ra khỏi đội ngũ cán bộ những kẻ thiếu tâm và không đủ tầm (mà thực tế đã kiểm nghiệm, minh chứng qua nhiều vụ việc tiêu cực, nhũng nhiễu, hành dân, tham ô, lãng phí và tham nhũng ngày càng tinh vi khắp các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội). Thiết nghĩ, cần phải có bước đổi mới đột phá các lĩnh vực nêu trên sao cho phù hợp với môi trường và hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường XHCN, làm giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực, đồng thời tập trung đấu tranh trực diện thông qua pháp luật để có thể xóa bỏ về cơ bản tệ nạn tham nhũng.

Tiến hành triển khai có hiệu quả các giải pháp nêu trên, chúng ta sẽ thực hiện được bốn không “không muốn tham nhũng, không cần tham những, không dám tham nhũng và không thể tham nhũng” mà các nước đi tiên phong trong việc phòng chống tham nhũng đã tổng kết, là điều kiện làm trong sạch Đảng và làm lành mạnh hóa Nhà nước, đẩy lùi nguy cơ và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

(Theo T/c Xây dựng Đảng)

3,627

Tiểu Luận Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng

Tiểu Luận Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng, Tiểu Luận Phòng Chống Tham Nhũng, Đáp án Tìm Hiểu Pháp Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Vai Trò Của Pháp Luật Trong Phòng Chống Tham Nhũng, Giáo Trình Pháp Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Muc Tieu Phuong Cham Giai Phap Phong Chong Chong Dich Loi Dung Dan Toc Ton Giao , Luận Văn Phòng Chống Tham Nhũng, Thể Lệ Giải Báo Chí Toàn Quốc Báo Chí Với Công Tác Đấu Tranh Phòng Chống Tham Nhũng Lãng Phí, Báo Cáo Giải Trình Tiếp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Phòng Chống Ma Túy, Báo Cáo Giải Trình Tiêp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Luật Phòng Chông Ma Tuy (sử Đổ, Báo Cáo Giải Trình Tiếp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Luật Phòng Chống Ma Túy, Báo Cáo Giải Trình Tiêp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Luật Phòng Chông Ma Tuy (sử Đổ, Phuong Huong Va Giai Phap Co Ban Phong Chong Dien Bien Hoa Binh Va Phong Chong Bao Loan, Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương Về Tham Nhũng, Các Văn Bản Chỉ Đạo Về Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Sơ Kết 5 Năm Phòng Chống Tham Nhũng, Văn Bản Chỉ Đạo Về Phòng Chống Tham Nhũng, Hợp Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Chỉ Thị Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Phòng Chống Tham Nhũng, Bản Cam Kết Phòng Chống Tham Nhũng, Mẫu Báo Cáo Phòng Chống Tham Nhũng, Chỉ Thị Về Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Kết Quả Phòng Chống Tham Nhũng, Văn Bản Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng, Sổ Tay Phòng, Chống Tham Nhũng, Đáp án Phòng Chống Tham Nhũng, Chỉ Thị Số 10 Về Phòng Chống Tham Nhũng, Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Về Phòng Chống Tham Nhũng, Văn Bản Chỉ Đạo Công Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Bộ Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Đã Sửa Đổi, Báo Cáo Kết Quả Công Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Hướng Dẫn Về Phòng, Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Của Bộ Y Tế, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Ra Đời Khi Nào, Báo Cáo Kế Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng 55, Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Kế Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng.doc, Dự án Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Mục Đích Của Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Tổng Kết 5 Năm Phòng Chống Tham Nhũng, Đáp án Cuộc Thi Phòng Chống Tham Nhũng, Dự Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Pdf, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Số 55, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Sửa Đổi, Góp ý Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Xem Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Mẫu Báo Cáo Phòng Chống Tham Nhũng Năm 2018, Giải Pháp Đấu Tranh Phòng Chống Địch Lợi Dụng Vấn Đề Dân Tộc, Ttoon Giáo Chống Phá Cách Mạng Nươcs T, Giải Pháp Đấu Tranh Phòng Chống Địch Lợi Dụng Vấn Đề Dân Tộc, Ttoon Giáo Chống Phá Cách Mạng Nươcs T, Điều 3 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2005, Điều 1 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Điều 4 Chương 4 Phòng Chống Tham Nhũng, Điều 10 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Nghị Quyết Số 82 Về Phòng Chống Tham Nhũng, Giáo án Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2007, Luật Phòng Chống Tham Nhũng ở Việt Nam, Luật Phòng Chống Tham Nhũng ở Singapore, Điều 6 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Hợp Nhất, Điều 54 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Năm 2012, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Năm 2011, Điều 5 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Năm 2005, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Mới Nhất, Điều 44 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Điều 43 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Năm 2007, Điều 70 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Góp ý Dự Thảo Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Điều 37 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2012, Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2013, Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2016, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Download, So Kết Công Tác Đấu Tranh Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Đã Sửa Đổi Bổ Sung, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Điều 37, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Việt Nam, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Và Văn Bản Hướng Dẫn, Điều 4 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Điều 32 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Tiếng Anh, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Sửa Đổi Năm 2007, Điều 42 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Quy Định Của Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Điều 38 Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Sua Doi Bo Sung, ý Nghĩa Luật Phòng Chống Tham Nhũng, ý Nghĩa Của Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Kế Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng 2017,

Tiểu Luận Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng, Tiểu Luận Phòng Chống Tham Nhũng, Đáp án Tìm Hiểu Pháp Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Vai Trò Của Pháp Luật Trong Phòng Chống Tham Nhũng, Giáo Trình Pháp Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Muc Tieu Phuong Cham Giai Phap Phong Chong Chong Dich Loi Dung Dan Toc Ton Giao , Luận Văn Phòng Chống Tham Nhũng, Thể Lệ Giải Báo Chí Toàn Quốc Báo Chí Với Công Tác Đấu Tranh Phòng Chống Tham Nhũng Lãng Phí, Báo Cáo Giải Trình Tiếp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Phòng Chống Ma Túy, Báo Cáo Giải Trình Tiêp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Luật Phòng Chông Ma Tuy (sử Đổ, Báo Cáo Giải Trình Tiếp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Luật Phòng Chống Ma Túy, Báo Cáo Giải Trình Tiêp Thu ý Kiến Thẩm Định Của Bộ Tư Pháp Về Dự án Luật Phòng Chông Ma Tuy (sử Đổ, Phuong Huong Va Giai Phap Co Ban Phong Chong Dien Bien Hoa Binh Va Phong Chong Bao Loan, Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương Về Tham Nhũng, Các Văn Bản Chỉ Đạo Về Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Sơ Kết 5 Năm Phòng Chống Tham Nhũng, Văn Bản Chỉ Đạo Về Phòng Chống Tham Nhũng, Hợp Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Chỉ Thị Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Phòng Chống Tham Nhũng, Bản Cam Kết Phòng Chống Tham Nhũng, Mẫu Báo Cáo Phòng Chống Tham Nhũng, Chỉ Thị Về Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Kết Quả Phòng Chống Tham Nhũng, Văn Bản Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng, Sổ Tay Phòng, Chống Tham Nhũng, Đáp án Phòng Chống Tham Nhũng, Chỉ Thị Số 10 Về Phòng Chống Tham Nhũng, Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Về Phòng Chống Tham Nhũng, Văn Bản Chỉ Đạo Công Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Bộ Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Bài Thu Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Đã Sửa Đổi, Báo Cáo Kết Quả Công Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Hướng Dẫn Về Phòng, Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Của Bộ Y Tế, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Ra Đời Khi Nào, Báo Cáo Kế Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng 55, Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Kế Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng.doc, Dự án Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Mục Đích Của Phòng Chống Tham Nhũng, Báo Cáo Tổng Kết 5 Năm Phòng Chống Tham Nhũng, Đáp án Cuộc Thi Phòng Chống Tham Nhũng, Dự Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Pdf, Luật Phòng Chống Tham Nhũng Số 55,

7 Nhóm Giải Pháp Trong Phòng, Chống Tham Nhũng

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng trong PCTN, kiên quyết thanh tra, kiểm tra phát hiện đưa ra truy tố, xét xử để xử lý nghiêm minh trước pháp luật các vụ án kinh tế nghiêm trọng theo đúng tinh thần không có vùng cấm, không loại trừ bất kỳ ai, nếu có vi phạm thì đều bị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Có thể nói thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và công tác phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, xu thế của xã hội như đồng chí Tổng Bí thư đã đánh giá.

Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ, thời gian qua, đã đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, công chức nhà nước vi phạm, có cả cán bộ, công chức cấp cao. Qua đó, nhận diện những sơ hở, bất cập cả trong cơ chế, chính sách và nhất là trong công tác tổ chức thực hiện trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả.

Đồng thời, qua đó, Chính phủ đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nhà nước và thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí và thời gian, nhất là trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, thuế, đất, hải quan, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hành được giao. Các ngành, các cấp đã nâng cao trách nhiệm trong giải pháp phòng ngừa tham nhũng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình.

Về phát hiện xử lý hành vi tham nhũng. Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được tăng cường và đạt được kết quả tích cực, đã tập trung thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng cao, đã chỉ đạo, xử lý kết luận thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra các dự án lãng phí, thua lỗ lớn, các dự án dư luận xã hội quan tâm, các lĩnh vực nhạy cảm; đã kiến nghị thu hồi về ngân sách 46.268 tỷ đồng và 5.308 ha đất, ban hành 154.298 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền là 5.403 tỷ. Phát hiện và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan điều tra so với năm 2016 tăng 52.1% số vụ và 100% số đối tượng.

“Điểm danh” những hạn chế trong phòng chống tham nhũng

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cũng thừa nhận công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế . Đó là một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng chậm được ban hành, việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách pháp luật vẫn còn chậm; vụ việc tham nhũng phát hiện chưa phản ánh đúng thực tế, công tác giám định tư pháp còn nhiều khó khăn, bất cập, kể cả về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ, về kinh phí.

Việc thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng còn ít, kể cả tiền, đất đai và các loại tài sản khác; ý thức đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong thực thi công vụ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao, còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Những biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức, phẩm chất, thiếu gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, thiếu kiểm tra. Việc công khai, minh bạch chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không thực hiện công khai, minh bạch. Việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai tài sản còn hạn chế, việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở cấp tỉnh, đặc biệt là những tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, khai thác tài nguyên, khoáng sản… có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chưa có chuyển biến rõ rệt.

Bổ sung quy định xử lí cán bộ vi phạm khi đã thôi việc, về hưu

Nêu ra 7 nhóm giải pháp trong đấu tranh, phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế – xã hội, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Hoàn chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi) để trình Quốc hội. Tổng kết và sửa đổi Luật Thanh tra, triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự, hoàn thiện cơ chế giám định về tư pháp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính phục vụ, nhất là công khai, minh bạch trong đấu thầu. Sửa đổi quy định về tặng quà và nhận quà, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng. Hoàn thiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát chặt chẽ thu nhập và biến động tài sản. Tăng cường thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, rửa tiền.

Tổng kết, đánh giá Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp. Khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu. Thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là trong đánh giá, bổ nhiệm người đứng đầu đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả những người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ có cơ chế hữu hiệu để loại trừ khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ công chức, viên chức thoái hóa biến chất, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bổ nhiệm người nhà, người thân theo phe nhóm, theo dòng tộc.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng khắc phục tình trạng tuyên truyền hình thức kém hiệu quả. Phải thực hiện tuyên truyền bằng hành động thực tiễn, nêu cao tính gương mẫu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên, nhất là trong việc kê khai minh bạch tài sản, công khai hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.

Tăng cường tập trung thanh tra kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm có nhiều dư luận về tham nhũng như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT. Cổ phần hóa doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ v.v..

Kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi xây dựng chương trình công tác thanh tra hàng năm phải tập trung tại các tỉnh có nhiều dự án đầu tư lớn khai thác tài nguyên khoáng sản, có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, tránh bỏ lọt tội phạm tham nhũng.

Đẩy nhanh tiến độ điều tra truy tố xét xử các vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng phức tạp nhất là những vụ việc thuộc diện ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Theo dõi chỉ đạo áp dụng đầy đủ các biện pháp xác minh kê biên tài sản đối với các bị can, bị cáo trong quá trình điều tra truy tố xét xử thi hành án để đảm bảo thi hành thu hồi tài sản do phạm tội mà có.

Phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí và nhân dân trong việc đấu tranh ngăn chặn phòng, chống tham nhũng.