Các phòng chuyên môn, Thanh tra Sở thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng, được Giám đốc Sở giao thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể thuộc phạm vi quản lý của Sở; chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở.
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp 1.1 Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở các mặt công tác: Định hướng, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phát triển ngành xây dựng; Quản lý các hoạt động đầu tư (chủ trương đầu tư, kế hoạch đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư); tham gia quản lý quy hoạch – kiến trúc, đầu tư xây dựng của Thành phố khi có yêu cầu; Quản lý đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; Tổng hợp tình hình hoạt động của ngành xây dựng; Quản lý hoạt động đấu thầu; Thi đua, khen thưởng.
a) Công tác quy hoạch, kế hoạch:
– Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các quy hoạch ngành và chuyên ngành phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, của vùng Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đầu mối tiếp nhận và quản lý khai thác, sử dụng các hồ sơ quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành đã được duyệt, bàn giao cho Văn phòng Sở để lưu trữ phục vụ công tác khai thác, phục vụ công tác quản lý xây dựng của Sở.
– Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, 5 năm phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố theo từng giai đoạn.
– Chủ trì xây dựng, trình Giám đốc Sở quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch công tác, vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư cho các phòng, đơn vị trực thuộc Sở theo kế hoạch của Thành phố giao cho Sở thực hiện.
– Tổ chức, phối hợp xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án của Sở để triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, Bộ Xây dựng, trình Giám đốc Sở quyết định và giao cho các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở tổ chức thực hiện;
– Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư của Thành phố giao cho Sở thực hiện.
b) Công tác quản lý đầu tư, xây dựng:
– Soạn thảo, phối hợp soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý trong phạm vi chức năng của phòng và tổ chức hướng dẫn, phố biến tới các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
– Tham gia ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận địa điểm đầu tư, quyết định đầu tư/cấp giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tham gia hội đồng lựa chọn nhà đầu tư. Tham gia ý kiến cấp phép quy hoạch; góp ý các đề tài, dự án, đồ án nghiên cứu khoa học, kiến trúc, quy hoạch, thiết kế xây dựng và nghệ thuật … của Thành phố.
– Chủ trì thụ lý hồ sơ trình cấp có thẩm quyền để lựa chọn hoặc công nhận nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nhà thầu triển khai các lĩnh vực dịch vụ công ích theo phân cấp; làm đầu mối tổ chức thực hiện nhiệm vụ làm bên mời thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; Làm đầu mối thẩm tra hồ sơ trình cấp có thẩm quyền để lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Nhà nước, Thành phố.
– Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố.
– Chủ trì, thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án/dự toán mua sắm tài sản, dịch vụ công ích do Sở là Chủ đầu tư hoặc được giao quản lý..
c) Công tác tổng hợp:
– Xây dựng Kế hoạch và tổng hợp các báo cáo theo định kỳ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của toàn cơ quan Sở theo đúng quy định.
– Tổ chức tổng hợp chỉ tiêu tổng hợp ngành Xây dựng theo Quy định của Bộ Xây dựng.
– Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chung của Sở được UBND Thành phố, Bộ Xây dựng giao định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu.
– Tổ chức điều hành hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng, bao gồm: Tổng hợp, cập nhật thông tin lên Cổng thông tin điện tử.
d) Về quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ):
Xây dựng kế hoạch, chương trình và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn Thành phố, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch và các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang;
– Tham mưu trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để tham gia trong lĩnh vực xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo phân công của Ủy ban dân dân Thành phố;
– Tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình Ủy ban nhân dân Thành phố văn bản thẩm tra hoặc văn bản góp ý kiến về dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
đ) Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng của Sở.
e) Công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
– Kiểm tra, đề xuất với Giám đốc Sở tiếp nhận các công trình Hạ tầng kỹ thuật đô thị để đưa vào khai thác sử dụng.
– Giúp Giám đốc Sở quản lý, theo dõi triển khai các dự án được UBND Thành phố giao Sở Xây dựng là Chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án theo hình thức PPP.
– Bàn giao các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố sau khi đầu tư cho các đơn vị quản lý sử dụng theo phân cấp của Thành phố.
g) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố do Ủy ban dân Thành phố thành lập;
h) Đầu mối tiếp nhận thông tin báo chí của Sở.
i) Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
2. Phòng Quản lý xây dựng 2.1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố trong các công tác: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Dự thảo các quyết định, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và uỷ quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành phố về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
c) Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;
đ) Tham gia hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố; tham gia hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách của Thành phố;
e) Tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế và dự toán xây dựng theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở, nhà ở xã hội; công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố;
h) Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
k) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
3. Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng 3.1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ngành xây dựng; công tác quản lý vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Về hoạt động đầu tư xây dựng:
– Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động trong lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
b) Về hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao:
– Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; tổ chức lập để Ủy ban nhân dân Thành phố công bố hoặc ban hành định mức dự toán các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố mà chưa có trong các định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã có nhưng không phù hợp với quy trình kỹ thuật và điều kiện cụ thể của Thành phố; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố và giá dự toán chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
c) Về lĩnh vực nhà:
– Tổ chức việc thẩm định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn Thành phố; xây dựng khung giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng, giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội theo sự phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố.
– Xây dựng, báo cáo Giám đốc Sở để trình UBND Thành phố ban hành khung giá cho thuê nhà ở công vụ; khung giá cho thuê, thuê mua và giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.
– Tham gia định giá các loại nhà trên địa bàn Thành phố theo khung giá, nguyên tắc và phương pháp định giá các loại nhà ở của Nhà nước.
d) Về vật liệu xây dựng:
– Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của Thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
– Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu đã được phê duyệt trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;
– Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;
– Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác,chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
– Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;
– Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
– Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá vật việu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;
– Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý của Sở; quản lý, chỉ đạo hoạt động và việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
e) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố.
– Dự thảo các quyết định, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và uỷ quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
– Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng;
– Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành phố về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
– Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
h) Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
4. Phòng Cấp phép xây dựng 4.1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng trong lĩnh vực cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo phân cấp.
4.2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng;
b) Tham mưu trong việc thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố theo phân cấp;
c) Căn cứ quy định của Nhà nước, của UBND Thành phố và sự chỉ đạo của Giám đốc Sở, soạn thảo các quy định, hướng dẫn… thuộc lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, báo cáo Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc trình UBND Thành phố xem xét ban hành.
d) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động trong lĩnh vực cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố;
g) Dự thảo các quyết định, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và uỷ quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
h) Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng;
i) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành phố về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
k) Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
m) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
5. Phòng Pháp chế 5.1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về công tác pháp chế của Sở và các chính sách thuộc lĩnh vực nhà ở và công sở;
5.2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
– Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các phòng chuyên môn soạn thảo trước khi trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định.
– Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Giám đốc Sở.
– Xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Giám đốc Sở để gửi Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
b) Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật:
– Tham mưu giúp Giám đốc Sở đề xuất, kiến nghị với UBND Thành phố xem xét điều chỉnh, sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành khi không còn phù hợp với các quy định của Nhà nước và Thành phố.
– Xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình Giám đốc Sở để gửi Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
c) Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
– Thực hiện việc kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
– Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Giám đốc Sở để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
d) Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
– Xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành và đôn đốc các phòng chuyên môn thực hiện Kế hoạch.
– Chủ trì, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các phòng chuyên môn trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành.
– Xây dựng Báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành phạm pháp luật trong phạm vi ngành trình Giám đốc Sở để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
đ) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
– Xây dựng Báo cáo hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, trình Giám đốc Sở để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
e) Công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
– Xây dựng Kế hoạch công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
– Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; Xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các Phòng chuyên môn thuộc Sở.
– Xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi của Sở.
– Xây dựng Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi của ngành.
g) Công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính:
– Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn Sở thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
– Xây dựng Báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong phạm vi của ngành.
h) Công tác bồi thường của Nhà nước:
– Xây dựng Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành.
i) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
– Chủ trì giúp Giám đốc Sở phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Xây dựng báo cáo theo định kỳ và đột xuất về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành.
k) Công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:
– Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành.
l) Thực hiện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế.
n) Giải quyết đơn thư và công văn của cá nhân, tổ chức về nguồn gốc sở hữu nhà.
o) Thực hiện xác lập quyền sở hữu nhà ở:
– Thụ lý, thẩm định hồ sơ, ra quyết định xác lập quyền sở hữu nhà ở khi thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc Hội; Nghị quyết số 58/1998/NQ- UBTVQH10; Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 127/2005/NĐ-CP của Chính phủ để làm cơ sở cho UBND các quận, huyện cấp Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thụ lý, thẩm định hồ sơ, ra quyết định xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với các trường hợp nhà trên đất quản lý theo Thông tư 73/TTg; nhà xây trên đất trống trong khuôn viên nhà Nhà nước đã quản lý; nhà xây trên diện tích Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý để làm cơ sở cho UBND các quận, huyện cấp Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
p) Thực hiện xác lập sở hữu toàn dân và xác lập sở hữu nhà nước:
– Xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11.
r) Giúp Sở thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng giải quyết một số trường hợp cụ thể về nhà đất của Thành phố Hà Nội để thực hiện Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ (gọi tắt là Hội đồng 127 Thành phố).
s) Trực tiếp quản lý khai thác hồ sơ: nhà cải tạo, nhà vắng chủ, nhà công tư hợp doanh, nhà tôn giáo, nhà Hoa và sổ đăng ký nhà cửa theo quy định.
t) Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng.
u) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành phố về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
x) Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
y) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
z) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
6. Phòng Phát triển đô thị 6.1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển nhà ở và phát triển đô thị.
6.2. Nhiệm vụ cụ thể.
a) Về phát triển đô thị:
– Tổ chức lập các Chương trình phát triển đô thị toàn Thành phố và cho từng đô thị trên địa bàn Thành phố, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, chương trình phát triển đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xác định các khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; xác định các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố; tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình sau khi được UBND Thành phố phê duyệt;
– Xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới, các chính sách, giải pháp quản lý quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý đô thị; khuyến khích phát triển các dịch vụ công trong lĩnh vực phát triển đô thị; tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, ban hành;
– Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố (như: Các chương trình nâng cấp đô thị, chương trình phát triển đô thị; đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; các dự án cải thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị; các dự án đầu tư phát triển đô thị…);
– Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ quy định theo chức năng, nhiệm vụ của Sở được phân công; thẩm định Đề án đề nghị công nhận loại đô thị loại V trên địa bàn Thành phố để trình UBND Thành phố phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;
– Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn Thành phố theo sự phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
– Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố; tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tình hình phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố;
b) Về lĩnh vực phát triển nhà, công sở
– Nghiên cứu xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định ban hành chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố, bao gồm chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung và các chương trình mục tiêu của Thành phố về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về nhà ở; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt;
+ Hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển nhà ở; thẩm định các dự án phát triển nhà ở do Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận hoặc quyết định đầu tư.
+ Xây dựng các cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành theo thẩm quyền; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành;
– Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội hàng năm, 05 (năm) năm được đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách địa phương hoặc nguồn vốn xã hội hóa để Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt; hướng dẫn thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
– Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị của Thành phố; trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định thu hồi quỹ đất thuộc các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới đã giao cho các chủ đầu tư, nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm so với tiến độ đã được phê duyệt, quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới nhưng chưa sử dụng để giao cho các chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
– Xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển quỹ nhà ở công vụ do Thành phố quản lý (bao gồm nhu cầu đất đai và vốn đầu tư xây dựng) theo quy định về tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
– Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, nhà ở xã hội; công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố;
– Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của chủ đầu tư dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản khác trên địa bàn Thành phố;
– Tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố;
– Xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình UBND Thành phố quy định và công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội áp dụng trên địa bàn Thành phố;
– Tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển nhà;
– Tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phát triển nhà ở, nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, trình Lãnh đạo Sở để báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
– Giúp Sở thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và Thị trường Bất động sản Thành phố; Thường trực chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố;
– Tham gia, phối hợp với Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng trong việc xác định giá cho thuê, cho thuê mua và giá bán nhà.
– Quản lý quỹ nhà ở để bán cho các đối tượng tái định cư; xây dựng kế hoạch, phương án bố trí tái định cư, tổng hợp đề xuất báo cáo UBND Thành phố giới thiệu (hoặc quyết định) các đối tượng tái định cư mua nhà tại các dự án nhà ở xác định. Tổng hợp các đối tượng tái định cư không mua nhà ở theo giới thiệu của UBND Thành phố, báo cáo UBND Thành phố để giới thiệu cho các đối tượng tái định cư khác có nhu cầu.
– Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức tiếp nhận và bàn giao quỹ nhà ở để bán cho các đối tượng tái định cư và các đối tượng chính sách.
– Thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc giao về quản lý đầu tư các công trình xây dựng công trình sửa chữa chống xuống cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế do Sở Xây dựng và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư theo quy định của Nhà nước và UBND Thành phố.
– Kiểm tra công tác phát triển nhà ở theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố; đề xuất các giải pháp để quản lý công tác phát triển nhà ở theo đúng quy định của Nhà nước, Thành phố.
– Dự thảo các quyết định, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và uỷ quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
– Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng;
– Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành phố về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
– Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
7. Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản 7.1. Chức năng :
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà, công sở và thị trường bất động sản; Tiếp nhận nhà ở của các cơ quan tự quản; bán nhà ở cũ theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công theo quy định của pháp luật.
7.2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Về lĩnh vực nhà
– Xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý nhà ở phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành theo thẩm quyền; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân cấp Thành phố ban hành;
– Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quy định và công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước áp dụng trên địa bàn Thành phố;
– Phối hợp với Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng trong việc xây dựng khung giá cho thuê và giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố;
– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tiếp nhận quỹ nhà ở tự quản của Trung ương và của Thành phố để thống nhất quản lý, thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý nhà; thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
– Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về nhà thuộc Sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố.
– Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố;
– Giải quyết các trường hợp ký hợp đồng thuê, chuyển quyền thuê hợp đồng thuê nhà ở cũ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, thỏa thuận việc xin phép cải tạo xây dựng nhà ở trình Lãnh đạo Sở phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình UBND Thành phố phê duyệt theo phân cấp của UBND Thành phố; thụ lý hồ sơ đề nghị thu hồi hoặc cưỡng chế thu hồi nhà ở do đơn vị quản lý vận hành nhà lập theo quy định, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình UBND Thành phố quyết định thu hồi hoặc cưỡng chế thu hồi nhà ở.
– Rà soát, thống kê, phân loại; thực hiện sắp xếp lại, xử lý quỹ nhà chuyên dùng, quỹ nhà kinh doanh dịch vụ được bố trí tại các nhà chung cư tái định cư, nhà ở xã hội theo quy định; tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà chuyên dùng được giao quản lý theo quy định.
– Hướng dẫn đơn vị quản lý vận hành lập hồ sơ theo dõi việc quản lý quỹ nhà chuyên dùng, quỹ nhà kinh doanh dịch vụ được bố trí tại các nhà chung cư tái định cư, nhà ở xã hội; tập hợp, lưu trữ hồ sơ theo quy định; kiểm tra, đôn đốc đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc cho thuê, quản lý vận hành nhà chuyên dùng theo quy định; việc ký hợp đồng cho thuê, thu tiền cho thuê nhà; thỏa thuận việc xin phép, cải tạo xây dựng trình lãnh đạo Sở phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình UBND Thành phố phê duyệt theo phân cấp của UBND Thành phố.
– Thụ lý hồ sơ báo cáo Lãnh đạo Sở xem xét để trình UBND Thành phố quyết định đối tượng được thuê nhà (trường hợp có thay đổi tổ chức thuê); Đối tượng được mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thực hiện xác nhận đăng ký hợp đồng thuê nhà. Thụ lý hồ sơ đề nghị thu hồi nhà chuyên dùng do đơn vị quản lý vận hành nhà lập theo quy định, báo cáo UBND Thành phố quyết định thu hồi nhà chuyên dùng.
b) Về công sở
– Hướng dẫn thực hiện việc quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố;
– Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán, cho thuê, thuê mua đối với công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố.
c) Về thị trường bất động sản
– Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành cơ chế, chính sách về quản lý thị trường bất động sản; các giải pháp nhằm minh bạch hóa hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn Thành phố; tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, ban hành;
– Thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;
– Hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh;
– Kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; thực hiện việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn Thành phố theo quy định;
– Theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn Thành phố; định kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm về Bộ Xây dựng để Bộ Xây dựng báo cáo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
d) Các nhiệm vụ khác
– Đối với nhà ở sinh viên
+ Hướng dẫn, yêu cầu đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên tập hợp và cung cấp hồ sơ để thực hiện lưu trữ 01 bộ hồ sơ; kiểm tra, đôn đốc đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc cho thuê, quản lý vận hành nhà ở sinh viên theo quy định.
– Đối với nhà ở công nhân
+ Hướng dẫn, yêu cầu đơn vị quản lý vận hành nhà ở công nhân tập hợp và cung cấp hồ sơ để thực hiện lưu trữ 01 bộ hồ sơ; kiểm tra, đôn đốc đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc cho thuê, quản lý vận hành nhà ở công nhân theo quy định.
– Đối với quản lý Cung Trí thức:
+ Tiếp nhận, tập hợp hồ sơ lập danh sách các đơn vị đề nghị thuê diện tích làm việc tại Cung Trí thức, tổ chức họp liên ngành thống nhất trình UBND Thành phố quyết định đối tượng được thuê. Hướng dẫn các đơn vị được UBND Thành phố quyết định cho thuê diện tích làm việc tại Cung Trí thức liên hệ với đơn vị quản lý vận hành thực hiện ký hợp đồng thuê diện tích làm việc theo quy định.
+ Hướng dẫn đơn vị quản lý vận hành tổ chức khai thác diện tích kinh doanh dịch vụ theo văn bản của UBND Thành phố.
– Công tác đánh số, gắn biển số nhà:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng do UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện theo quy định.
+ Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn Thành phố; tham gia chốt số nhà đối với các tuyến đường liên quận, huyện, thị xã và trong các trường hợp việc đánh số nhà có ảnh hưởng đến nhiều quận, huyện, thị xã.
+ Thụ lý hồ sơ thỏa thuận phương án đánh số, gắn biển số nhà tại các khu đô thị mới, khu nhà ở, khu xây dựng công trình tập trung, nhà chung cư theo văn bản đề nghị của các Chủ đầu tư dự án. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác đánh số, gắn biển số nhà phù hợp với thực tế.
– Công tác quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư:
+ Tổng hợp các đơn vị đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn Thành phố theo văn bản của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng công khai trên Website của Sở Xây dựng.
+ Theo dõi, tổng hợp báo cáo khoa học của các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư, báo cáo Bộ Xây dựng theo quy định.
– Công tác quản lý nhà nước về biệt thự:
– Dự thảo các quyết định, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và uỷ quyền trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
– Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng.
– Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành phố về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
– Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
đ). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
8. Phòng Hạ tầng kỹ thuật 8.1 Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị (sau đây gọi chung là Hạ tầng kỹ thuật);
8.2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Về cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp:
– Xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
– Tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình Ủy ban nhân dân Thành phố văn bản thẩm tra hoặc văn bản góp ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
– Tham mưu trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển cấp nước, thoát nước trên địa bàn Thành phố theo phân công của UBND Thành phố; hướng dẫn và quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, mô hình quản lý hệ thống cấp nước, thoát nước phù hợp với đặc điểm và quy mô đô thị, khu công nghiệp; hướng dẫn quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống cấp nước, thoát nước trong đô thị trên địa bàn Thành phố.
b) Về quản lý chất thải rắn thông thường:
– Xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
– Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy định trên địa bàn Thành phố, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện;
– Tham mưu trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
– Tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Sở để Trình Ủy ban nhân dân Thành phố văn bản thẩm tra hoặc đóng góp ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
c) Về chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị:
– Xây dựng kế hoạch, chương trình và các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chiếu sáng đô thị và cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình UBND Thành phố phê duyệt; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
– Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn Thành phố, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố; đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến đối với quy hoạch chiếu sáng đô thị đối với những quy hoạch cần lấy ý kiến theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chiếu sáng đô thị, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố;
– Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố. Tổ chức lập, thẩm định về quy hoạch cây xanh đô thị theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố cho Sở Xây dựng;
d) Về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị:
Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch giao thông đô thị, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình UBND Thành phố phê duyệt đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Thành phố; đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến đối với những quy hoạch giao thông đô thị cần lấy ý kiến theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch giao thông đô thị và nội dung quy hoạch giao thông trong đồ án quy hoạch đô thị; kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Về quản lý xây dựng ngầm đô thị:
– Xây dựng kế hoạch, chương trình và cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xây dựng ngầm đô thị, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
– Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị; đề xuất Lãnh đạo Sở để trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về quản lý xây dựng, khai thác công trình ngầm và công tác hạ ngầm các đường dây, đường cáp trong đô thị; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về công trình ngầm đô thị.
e) Về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
– Xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Sở để trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sau khi được phê duyệt.
g) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật:
h) Các nhiệm vụ khác:
– Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn Sở nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về quản lý, bảo trì, cải tạo, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh thế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị) phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, báo cáo Giám đốc Sở, trình UBND Thành phố phê duyệt hoặc giúp UBND Thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Hướng dẫn, triển khai, kiểm tra đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật;
– Kiểm tra, rà soát quy trình kỹ thuật chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, áp dụng cho các lĩnh vực: Thu gom, vận chuyển rác, xử lý rác thải; quản lý, vận hành đèn đường; trồng hoa, thảm cỏ, cắt, tỉa cây xanh, cây bóng mát; Nạo vét bùn cống, mương, sông. Hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật tuân thủ định mức kinh tế, kỹ thuật của các đơn vị chuyên ngành.
– Tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo các đơn vị quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, tổ chức thực hiện bảo trì theo quy định hiện hành của nhà nước.
– Thẩm định trình Giám đốc Sở duyệt đối với Dự toán duy tu duy trì thường xuyên và trang trí phục vụ lễ tết bằng nguồn vốn sự nghiệp về cây xanh, vườn thú, chiếu sáng, chất thải rắn; Thẩm định, trình Giám đốc Sở duyệt các dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật – thiết kế bản vẽ thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật chiếu sáng, cây xanh, vườn hoa, vườn thú, khu xử lý rác thuộc nguồn vốn sự nghiệp.
– Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Sở chỉ đạo và thực hiện kiểm tra các đơn vị chuyên ngành kỹ thuật phục vụ trong các dịp lễ, tết hoặc theo yêu cầu đột xuất của Nhà nước và Thành phố; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
– Kiểm tra, đề xuất giải quyết các vấn đề an sinh xã hội về Hạ tầng kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Sở. Kiểm tra, đề xuất với Giám đốc Sở tiếp nhận các công trình Hạ tầng kỹ thuật đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định.
– Thực hiện quản lý hồ theo Quy định về quản lý hồ trên địa bàn Thành phố và Quy định phân cấp một số lĩnh vực kinh tế, xã hội của UBND Thành phố giao cho Sở Xây dựng.
– Dự thảo các quyết định, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và uỷ quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
– Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng.
– Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành phố về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
– Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
– Là đầu mối theo dõi, quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng.
– Thường trực Ban kiểm tra vệ sinh môi trường Thành phố; tham gia Ban chỉ đạo 197 của Thành phố; Bộ phận thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai của Sở; Tham gia Ban Chỉ đạo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Sở.
– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
i. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
9. Phòng Tổ chức cán bộ 9.1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị thuộc Sở theo phân cấp; biên chế của Sở và các đơn vị thuộc Sở; Công tác cải cách hành chính; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
9.2. Nhiệm vụ cụ thể.
a) Trình Giám đốc Sở phê duyệt các chương trình, kế hoạch, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đề án, đã được phê duyệt; phổ biến, hướng dẫn kiểm tra về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Về tổ chức bộ máy:
– Trình Giám đốc Sở quyết định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, công chức, viên chức đối với các đơn vị thuộc Sở theo phân cấp của UBND Thành phố.
– Trình Giám đốc Sở quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Sở theo phân cấp;
– Tham mưu, giúp Giám đốc Sở xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định để trình UBND Thành phố quyết định.
– Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại xếp hạng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
d) Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
– Xây dựng kế hoạch biên chế của Sở và các đơn vị thuộc Sở, trình UBND Thành phố quyết định.
– Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối với các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
đ) Về cán bộ, công chức, viên chức:
– Giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị thuộc Sở.
– Tham mưu, trình Giám đốc Sở ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị thuộc Sở theo phân cấp và quy định của pháp luật.
– Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau khi được Giám đốc Sở phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức các đơn vị thuộc Sở.
– Trình Giám đốc Sở quyết định việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ công chức, viên chức diện Sở quản lý theo phân cấp.
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức; việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
e) Về cải cách hành chính:
– Trình Giám đốc Sở quyết định các chương trình, kế hoạch và biện pháp đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý của Sở.
– Phối hợp hướng dẫn, đôn dốc, kiểm tra việc thực hiện CCHC theo chương trình, kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt; Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở theo quy định của pháp luật, của UBND Thành phố và chỉ đạo của Giám đốc Sở.
– Thực hiện chế độ báo cáo công tác CCHC của Sở theo quy định.
g) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ của Sở và các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố.
h) Phối hợp kiểm tra, thanh tra về quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chương trình, kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt.
i) Thống kê, tổng hợp, theo hướng dẫn của Sở Nội vụ về tổ chức, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các đơn vị thuộc Sở và các lĩnh vực khác được giao.
k) Phối hợp nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý tổ chức và cán bộ.
l) Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Sở về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
m) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo phân cấp và quy định của pháp luật.
l) Phối hợp, tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.
o) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
p) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
10. Văn phòng 10.1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở các mặt công tác: Hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, tài chính cơ quan, bảo vệ, quân sự – an ninh quốc phòng, phòng cháy, chữa cháy; bảo mật, y tế, bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công chức cơ quan Văn phòng Sở; Quản lý “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính”; Quản lý Bộ phận công nghệ thông tin của Sở.
10.2. Nhiệm vụ cụ thể.
a) Tiếp nhận, phát hành và quản lý công văn, tài liệu … từ nơi khác gửi đến và từ Sở gửi đi; kiểm tra thể thức văn bản và trình tự, thủ tục trong việc phát hành các văn bản của Sở.
b) Tổ chức quản lý, điều hành công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo mật, bảo vệ, y tế của cơ quan Sở theo quy định của Nhà nước, UBND Thành phố và của Sở.
c) Quản lý, điều hành hoạt động của “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính” theo quy định của Nhà nước, UBND Thành phố và của Sở.
d) Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất: Phương tiện, trang thiết bị của Văn phòng Sở; bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của cơ quan Sở;
đ) Lập kế hoạch và thực hiện mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác của cơ quan Sở;
e) Là đầu mối theo dõi, quản lý các dự án sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở cơ quan Văn phòng Sở;
g) Chủ trì, phối hợp tổ chức, phục vụ các phiên họp, hội nghị, buổi làm việc, tiếp khách, việc hiếu, hỷ và các hoạt động khác của Sở;
h) Bảo đảm an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan Sở;
i) Thực hiện công tác quân sự – an ninh quốc phòng của toàn cơ quan Sở (Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện; theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất theo đúng quy định…);
k) Thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công chức cơ quan. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khoẻ cán bộ, công chức theo định kỳ.
l) Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của cơ quan Sở;
m) Quản lý và phát triển hệ thống mạng Công nghệ thông tin của Sở; Tham mưu trong việc xây dựng, hoàn thiện các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa; hướng dẫn tổ chức, công dân trong thực hiện các thao tác ứng dựng công nghệ thông tin khi đến giao dịch TTHC tại Bộ phận một cửa thuộc Sở;
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
11. Thanh tra Sở
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở được thực hiện theo các văn bản:
– Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng.
– Thông tư số 06/2014/TTLT-BXD-BNV ngày 14/5/2014 của liên bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng.
– Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND Thành phố về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội.
– Quyết định số 324/QĐ-SXD ngày 15/01/2014 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội.
– Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
– Quyết định số 3973/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, điều hành trực tiếp Đội Thanh tra xây dựng địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
12. Chi cục Giám định xây dựng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Giám định xây dựng: được thực hiện theo Quyết định của UBND Thành phố về việc thành lập và xác định chức năng, nhiệm vụ của Chi Cục Giám định xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội.