Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xác Định Biện Pháp Tu Từ Tác Dụng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xác Định Và Nêu Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Rằm Tháng Giêng

Phân tích

nghệ thuật và nội dung chính của văn bản các bài văn đã học

Lập dàn ý cho đề văn sau:

Các tác phẩm ca dao – dân ca và thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7 đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương giữa con người với con người.

a,Quang cảnh lũ lụt ở miền trung vừa qua.

b,Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn bão lụt

c,Cảm nghĩ của em về phong trào Vì người nghèo.

d,Bàn về phòng chống lũ lụt.

Cấu trúc câu văn

có những thành ngữ pháp nào ? Lấy 3 ví dụ

Giải thik ý nghĩa của câu ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu 2 (2đ). Câu rút gọn được dùng nhiều trong hội thoại thường ngày. Hãy đọc đoạn trích sau và chỉ ra các câu rút gọn.

Thủy rủ Tâm về nhà mình. Tâm đồng ý ngay. Lúc xuống thuyền, Tâm run quá, nó chòng chành thế nào ấy. Thủy cười: – Không sợ. Cứ bước bạo vào. Tâm ngồi sụp xuống khoang thuyền: – Cậu biết bơi chứ? – Biết. – Bơi qua sông? – Qua chứ! Sông Hồng ấy mà, tớ bơi luôn.

( Theo Phong Thu)

Câu 3 (3đ). Viết đoạn văn ngắn chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

– Hết – GỢI Ý Câu 3.

– Hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

– Về nội dung: HS đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích qua về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí của dân tộc ta như thế nào?

Giúp mình với,mình cần gấp

“Sách có phải là những người bạn tốt của em không” hãy trả lời câu hỏi này bằng 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 9-11 câu) trong đó có sử dụng 1 câu vị động (gạch chân hoặc chú thích)

Viết 1 bài văn khuyên bạn ko nên vứt rác bừa bãi

Hãy tìm luận điểm? luận cứ? và cách lập luận trong văn bản: ” Sự giàu đẹp của Tiếng Việt “

1.Câu nào sau đây không phải tục ngữ , giải thích

a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

c. Đầu voi đuôi chuột

d. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

2. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Uống nước nhớ nguồn “

Xác Định Và Phân Tích Tác Dụng Các Biện Pháp Tu Từ Có Trong Các Đoạn Trích Sau

xác định và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ có trong các đoạn trích sau

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.

Có giọng bà vang vọng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Có bóng dáng thân thuộc của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.

Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Nguồn: [Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.]

[Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.]

Thay đổi nội dung bởi: leo345, 30-07-2013 lúc 15:22.

Thay đổi nội dung bởi: carolrido2000, 30-07-2013 lúc 15:53.

Xác Định Các Biện Pháp Tu Từ Trong Khổ 3 Của Bài Nhớ Rừng

…Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.

Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.

Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:

Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.

Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung “lặng ngắm” cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:

Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?

Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:

Đâu những bình minh cây xanh nấng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.

Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!

Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.

Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Các Biện Pháp Tu Từ Đã Học, Khái Niệm Và Tác Dụng Của Các Biện Pháp Tu Từ

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Mục đích của biện pháp tu từ là gì?

– Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

Các biện pháp tu từ đã học là:

So sánh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu

Nói giảm, nói tránh

Điệp từ, điệp ngữ

Chơi chữ

Liệt kê

Tương phản

Chi tiết khái niệm, tác dụng của các Biện pháp tu từ đã học

1/ Biện pháp tu từ so sánh

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Chi tiết nội dung bài học trong trương trình: Soạn bài So sánh

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

– A là B:

“Người ta là hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương là chùm khế ngọt”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

– A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

– Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu “

(Ca dao)

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

– Phân loại theo mức độ: + So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

– Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm”

+ So sánh khác loại:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân)

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

(Ca dao)

2/ Biện pháp tu từ nhân hóa

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi … vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Ôn lại kiến thức và làm bài tập vận dụng: Soạn bài Nhân hóa

b/ Các kiểu nhân hóa:

– Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

– Trò chuyện với vật như với người:

” Trâu ơi ta bảo trâu này…”

(Ca dao)

3/ Biện pháp tu từ ẩn dụ

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bài học lý thuyết đã học: Soạn bài Ẩn dụ

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp: + Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

“Đầu tường lửa lự u lập lòe đơm bông”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hình ảnh ẩn dụ: hoa lựu màu đỏ như lửa.

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

(Ca dao)

“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

(Nguyễn Đức Mậu)

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

(Ca dao)

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng“

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

“Một tiếng chim kêu cả rừng”

(Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng)

c/ Lưu ý:

– Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ Ẩn dụ tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

“Lặn lội khi quãng vắng”

(Thương vợ – Tú Xương)

+ Ẩn dụ từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,…

4/ Biện pháp tu từ hoán dụ

a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bài học đã học: Soạn bài Hoán dụ

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

đến quá nửa thì chưa thôi”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

” ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

(Tố Hữu)

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

” Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

” Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao “

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

– Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)

– Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

5) Biện pháp tu từ nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu

– Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Để ôn lại kiến thức và các bài tập vận dụng có thể xem: Soạn bài nói quá

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi“

(Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi)

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

6) Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Cùng ôn lại kiến thức: Soạn bài nói giảm nói tránh

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”

(Bác ơi – Tố Hữu)

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”

(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

7) Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

– Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng:

” Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

+ Điệp nối tiếp:

“Mai sau

Mai sau

Mai sau

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

+ Điệp vòng tròn:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng

xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

(Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

8) Biện pháp tu từ chơi chữ

Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Bài soạn đã học trước đó: Soạn bài Chơi chữ

– Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….

– Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

“Bà già đi chợ cầu đông

Xem một que bói lấy chồng chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp (Danh tướng)

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

+ Dùng lối nói lái

Khi đi cưa ngọn, khi về con ngựa ( Cưa ngọn – Con ngựa)

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.

+ Dùng cách điệp âm

“Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên mang mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mĩ miều mai mắn mây mà mơ”

(Tú Mỡ)

9/ Biện pháp tu từ liệt kê

Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Bài soạn đã học: Soạn bài Liệt kê

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!”

(Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý)

10/ Biện pháp tu từ Tương phản

Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

“O du kích nhỏ giương cao sung

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế, to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu”

(Tố Hữu)