Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vitamin D Có Chức Năng Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Vitamin D3 Có Tác Dụng Gì?

Vitamin D3 được tìm thấy trong dầu cá, dầu gan cá và lòng đỏ trứng. Loại vitamin này tốt hơn các loại Vitamin D khác và làm tăng nồng độ vitamin D trong máu cao gần gấp đôi so với Vitamin D2, do đó các bác sĩ thường khuyến cáo các bậc cha mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho bé.

Vitamin D3 (cholecalciferol-D3) là một loại vitamin tan trong chất béo giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho. Đảm bảo đủ lượng vitamin D, canxi và phốt pho có vai trò rất quan trọng để xây dựng và giữ cho xương chắc khỏe. Vitamin D được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn xương (như còi xương, nhuyễn xương). Vitamin D3 được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kem chống nắng, quần áo bảo hộ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da sẫm màu và tuổi tác có thể ngăn cơ thể không nhận đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin D nói chung kết hợp với canxi được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa loãng xương. Vitamin D cũng được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị khi nồng độ canxi hoặc phốt phát trong cơ thể thấp do một số rối loạn như suy tuyến cận giáp (hypoparathyroidism), bệnh giả suy cận giáp (pseudohypoparathyroidism) và hạ photphat trong máu (familial hypophosphatemia). Ngoài ra, vitamin D có thể được sử dụng để điều trị trong bệnh lý về thận để giữ mức canxi bình thường và cho phép xương phát triển. Đối với các trẻ bú mẹ cần được bổ sung vitamin d3 cho bé do sữa mẹ thường có lượng vitamin D thấp.

Thông thường vitamin D3 cho bé được sử dụng dưới dạng viên và uống bằng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thời điểm uống Vitamin D để được hấp thụ tốt nhất là sau khi ăn, nhưng có thể uống trước khi ăn. Nếu không chắc chắn về bất kỳ thông tin nào như liều lượng, cách sử dụng, chỉ định và chống chỉ định thì bạn nên hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hay ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại vitamin D nào.

Nếu bác sĩ đã kê toa Vitamin D3, hãy dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng tùy thuộc tình trạng bệnh lý, lượng chiếu của ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống, tuổi tác và đáp ứng với điều trị.

Nếu bạn sử dụng vitamin D dưới dạng lỏng thường là bổ sung vitamin D3 cho bé, bố mẹ hãy cẩn thận đo liều chính xác liều lượng bằng thiết bị/muỗng đo chuyên biệt. Không sử dụng muỗng/thìa ăn để đong liều lượng của vitamin D3 cho bé.

Nếu bạn đang dùng Vitamin D3 dưới dạng viên nhai hoặc bánh xốp, hãy nhai kỹ thuốc trước khi nuốt, nếu không có thể bạn sẽ nuốt cả tấm bánh xốp.

Nếu bạn đang dùng Vitamin D3 dưới dạng viên thuốc hòa tan nhanh, hãy lau khô tay trước khi chạm vào thuốc. Đặt viên thuốc trên lưỡi để yên cho thuốc hòa tan hoàn toàn và sau đó nuốt thuốc bằng nước bọt hoặc nước.

Để tránh quên uống thuốc, bạn hãy dùng Vitamin D3 vào cùng một thời điểm trong ngày với liều một lần/ngày hoặc cùng một ngày/tuần với liều một lần/tuần.

Vitamin D3 ở liều bình thường hầu như không có tác dụng phụ. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng có bất kỳ tác dụng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ sớm nhất có thể.

Quá nhiều vitamin D có thể gây tăng mức canxi trong máu. Hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về mức vitamin D/canxi cao như buồn nôn/nôn, táo bón, biếng ăn, tăng khát nước, tăng đi tiểu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi bất thường.

Phản ứng dị ứng rất hiếm khi xảy ra khi sử dụng vitamin D3. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa /sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở thì bạn cần đến ngay cơ sở Y tế để được cấp cứu kịp thời.

Trước khi dùng vitamin D3, hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Vitamin D3 hoặc các sản phẩm vitamin D khác (như calcitriol); hoặc nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác. Do sản phẩm Vitamin D3 có thể chứa các thành phần không hoạt động (inactive ingredients) như đậu phộng/đậu nành, các thành phần có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác, do đó bạn cần cho bác sĩ và dược sĩ biết bạn có dị ứng với đậu phộng/đậu nành.

Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh tật của bạn như nồng độ canxi/vitamin D cao (tăng calci máu/ngộ độc vitamin D), khó hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm (hội chứng kém hấp thu), bệnh lý về thận và gan.

Các sản phẩm Vitamin D3 dưới dạng lỏng, viên nhai hoặc viên hòa tan có thể chứa đường và/hoặc đường ăn kiêng aspartame. Các sản phẩm dưới dạng lỏng cũng có thể chứa cồn. Do đó bạn cần thận trọng sử dụng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào cần yêu cầu bạn hạn chế/tránh các chất này trong chế độ dinh dưỡng.

Trong khi mang thai, chỉ nên sử dụng liều lượng vitamin D dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vitamin D3 có đi vào sữa mẹ, vì thế cần tham khảo ý kiến để bổ sung vitamin D cho bà mẹ sau sinh đúng cách, tránh tác dụng phụ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vitamin D3 Là Gì? Công Dụng Của Vitamin D3

Vitamin D3 giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ vitamin D3 là gì, công dụng của vitamin D3 như thế nào, đồng thời gợi ý một số cách bổ sung vitamin D3 hiệu quả cho cơ thể.

Vitamin D3 là gì?

Vitamin D3 (còn gọi là Cholecalcifero) là một trong 5 dạng tự nhiên của vitamin D. D3 tan trong chất béo và nằm trong số ít những vitamin mà cơ thể con người tự tổng hợp được dưới tác động của bức xạ tia cực tím. Quá trình tổng hợp vitamin D3 qua da với tác động của bức xạ tia cực tím gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân tử 7-dehydrocholesterol chuyển hóa tạo ra tiền vitamin D3 khi bị bức xạ tia cực tím tác động vào.

Giai đoạn 2: Tiền vitamin D3 tự đồng phân hóa thành vitamin D3. Thời gian tự đồng phân hóa thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 12 ngày.

Khi vào cơ thể, vitamin D3 được chuyển tới gan. Tại đây, nó sẽ chuyển hóa thành dạng mạnh hơn rồi tiếp tục một quá trình chuyển hóa khác tại thận. Hầu hết lượng vitamin D3 được lưu trong xương nhằm giúp xương hấp thụ canxi. Phần nhỏ vitamin D3 còn lại sẽ được gan và thận giữ lại để điều chỉnh lượng canxi trong máu.

Vitamin D3 được tổng hợp nhờ bức xạ tia cực tím

Công dụng của vitamin D3 với sức khỏe

Vitamin D3 là gì? Chẳn hẳn hẳn các bạn đều đã rõ. Vậy công dụng của vitamin D3 như thế nào?

Tốt cho xương khớp: Vitamin D3 giúp xương có thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Vì vậy, nó rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ, giúp xương chắc khỏe, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người già, phụ nữ mang thai,…

Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư: Vitamin D3 tham gia vào quá trình điều chỉnh tế bào, kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa ung thư và làm giảm đường huyết.

Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là xương, răng và hộp sọ. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm tỷ lệ sinh non và các biến chứng trong quá trình mang thai.

Duy trì nồng độ canxi trong máu: Một phần nhỏ vitamin D3 được giữ lại trong gan và thận nhằm điều chỉnh lượng canxi trong máu.

Tham gia vào quá trình điều hòa chức năng của một số gen

Hỗ trợ bài tiết insulin và hooc môn cận giáp

Giúp hệ sinh sản và da ở nữ phát triển

Vitamin D3 rất tốt cho sự phát triển của thai nhi

Các cách bổ sung vitamin D3 hiệu quả cho cơ thể

Để cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là xương, chúng ta cần bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho cơ thể. Vậy có những cách bổ sung vitamin D3 nào hiệu quả?

Cách 1: Tắm nắng

Cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể tự tổng hợp vitamin D3 dưới tác động của bức xạ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D3 cho cơ thể là tắm nắng. Mỗi ngày, bạn nên tắm nắng khoảng 15 – 30 vào buổi sáng (từ 6 giờ sáng – 9 giờ sáng) hoặc buổi chiều (từ 4 giờ chiều – 5 giờ chiều). Lưu ý, ngoài những khoảng thời gian trên, bạn không nên tắm nắng, nhất là vào những ngày nắng gắt, tầm từ 10 giờ sáng – 3 giờ chiều. Vào thời điểm này, chỉ số bức xạ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời cực mạnh sẽ làm tổn thương da, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh về da, thậm chí là ung thư da.

Tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D3 cho cơ thể

Cách 2: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D3

Bổ sung vitamin D3 theo đường ăn uống luôn là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, có đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D3. Một số thực phẩm giàu vitamin D3 mà bạn có thể sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như cá, dầu cá, ngũ cốc, trứng cá, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa, trứng, nấm,…

Cách 3: Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung vitamin D3

Trên thực tế, chế độ ăn uống hằng ngày rất khó đáp ứng đầy đủ lượng vitamin D3 cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D3 là điều cần thiết. Ưu điểm của những sản phẩm này là tiện lợi và đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Vitamin D3 Có Tác Dụng Gì Đối Với Xương Của Trẻ

Trẻ bị còi xương, chân vòng kiềng, vóc dáng lẻo khẻo đa phần không phải do thiếu canxi mà là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng Vitamin D3.

Đối với trẻ, thiếu Vitamin D3 sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được lượng canxi thiết yếu cho trẻ sẽ khiến trẻ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc, đổ mồ hôi trộm.

Khái niệm Vitamin D3

Vitamin D3 là gì? Vitamin D3 được xem như canxi hay cholecalciferol. Đây là một trong 3 dạng chủ yếu của Vitamin D. Cơ thể có được Vitamin D3 là nhờ tổng hợp da chất tiền thân hormone 7-dehydreocholesterol hoặc có được nhờ chế độ bổ sung dinh dưỡng.

Vitamin D3 có tác dụng gì?

Vitamin D3 gắn vào niêm mạc ruột giúp tăng hấp thụ canxi thông qua thành ruột, bên cạnh đó còn có vai trò là chất dẫn canxi đến nơi cần gắn vào hệ xương. Xương chắc khỏe là nhờ cơ thể được cung cấp lượng canxi đầy đủ, tuy nhiên cũng nhờ tác dụng của Vitamin D3.

Vitamin D3 giúp xương chắc khỏe và làm chậm đáng kể quá trình mất xương. Nếu thiếu Vitamin D3 thì đồng thời cũng thiếu canxi vì hệ xương không được cung cấp đầy đủ, chỉ nhận được dưới 10% lượng canxi.

Vitamin D3 có tác dụng vận chuyển tối đa canxi vào hệ xương

Vitamin D3 đảm bảo tính toàn vẹn kết cấu của xương

Vốn dĩ nói tác dụng của Vitamin D3 giúp xương chắc khỏe là vì dưỡng chất này giữ vai trò điều tiết nồng độ canxi và phốt pho, tăng hấp thụ canxi và phốt pho ở ruột. Ngoài ra, tăng tái hấp thụ canxi ở phần thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Đồng thời, còn tái tạo hấp thụ canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Thiếu Vitamin D3 khiến xương xốp giòn và dễ vỡ.

Tác dụng của Vitamin D3 giúp xương chắc khỏe còn giúp làm tăng lượng protein tạo xương osteocalcin. Chất Osteocalcin sinh ra trong “tạo cốt bào”, hàm lượng tăng lên nhờ vitamin D3.

Bên cạnh vai trò giúp xương chắc khỏe, vitamin d3 còn giúp tăng cơ vận nhằm giữ thăng bằng cơ thể không bị té ngã. Vitamin D3 còn giúp kiểm soát và thư giãn cơ bắp giúp tránh được tình trạng bị chuột rút và uốn ván, giảm nguy cơ mắc chân vòng kiềng.

Bổ sung Vitamin D3 thế nào thì đủ?

Vitamin D3 có tác dụng gì? Thì câu trả lời đó là giúp vận chuyển canxi, đồng thời giúp xương chắc khỏe phát triển. Cách bổ sung Vitamin D3 hiệu quả và đơn giản nhất chính là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 15 phút/ngày, kết hợp với chế độ ăn uống đủ dưỡng chất. Những thực phẩm như: sữa, cá, ngũ cố, gan động vật, nấm và thịt đỏ đều chứa nhiều Vitamin D3. Bắt nguồn từ thực tế nhịp sống bận rộng và việc cung cấp Vitamin D3 từ bữa ăn hàng ngày nhiều khi bị hạn chế.

Để Vitamin D3 phát huy hết công dụng là làm xương chắc khỏe, thì cần kết hợp bổ sung MK7 (một loại vitamin K2 có chủ yếu trong đậu tương lên men theo phương pháp natto của Nhật). Vì vậy, khi cơ thể được cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D3 và MK7 sẽ hỗ trợ tối đa giúp xương chắc khỏe và dẻo dai.

Vitamin A, D, E, K

Vitamin có thể được phân loại dựa trên độ tan của nó. Hầu hết là hòa tan trong nước. Ngược lại, các vitamin tan trong chất béo giống như dầu thì lại không hòa tan trong nước. Các loại vitamin tan trong chất béo có nhiều nhất trong các loại thực phẩm có nhiều chất béo và sẽ được hấp thụ tốt hơn nhiều vào máu của bạn khi bạn ăn chúng cùng với chất béo.

Có 4 loại vitamin tan trong chất béo trong chế độ ăn uống của người: Vitamin A Vitamin D Vitamin E Vitamin K Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện của các vitamin tan trong chất béo, các lợi ích sức khỏe, chức năng của chúng và các nguồn thực phẩm chính chứa chúng.

Vitamin A hỗ trợ nhiều khía cạnh quan trọng của các chức năng cơ thể, bao gồm:Duy trì thị lực: Vitamin A rất cần thiết cho việc duy trì các tế bào điều chỉnh ánh sáng trong đôi mắt và giúp cho sự hình thành của chất lỏng nước mắt.Chức năng miễn dịch: Việc thiếu Vitamin A sẽ làm suy yếu chức năng miễn dịch, làm tăng sự nhạy cảm dễ bị nhiễm trùngTăng trưởng cơ thể: Vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào. Sự thiếu hụt có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển ở trẻ em.Tăng trưởng tóc: Nó cũng quan trọng cho sự tăng trưởng của tóc. Việc thiếu nó dẫn đến chứng hói, hoặc rụng tóc.Chức năng sinh sản: Vitamin A duy trì khả năng sinh sản và rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Kết luận: Vitamin A được biết đến với vai trò quan trọng của nó trong việc duy trì thị lực. Nó cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể, chức năng miễn dịch và sức khỏe sinh sản.

Kết luận: Các nguồn thực phẩm chứa vitamin nhiều nhất là gan và dầu cá. Một số lượng vừa đủ cũng có thể được bắt nguồn từ tiền vitamin A carotenoid, như beta-carotene, là chất được tìm thấy trong các loại rau.

Kết luận: RDA của vitamin A là 3.000 IU (900 mcg) cho nam giới trưởng thành và 2.333 (700 mcg) cho phụ nữ trưởng thành. Đối với trẻ em, nó trong khoảng từ 1.000 IU (300 mcg) đến 2.000 IU (600 mcg).

Việc thiếu hụt vitamin A là điều hiếm thấy ở các nước phát triển. Tuy nhiên, những người ăn thuần chay có thể gặp nguy cơ, vì vitamin A ở dạng trước khi được hình thành chỉ được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Mặc dù tiền vitamin A có rất nhiều trong nhiều loại trái cây và rau quả, nhưng nó không phải luôn luôn được chuyển đổi một cách hiệu quả thành retinol, là dạng hoạt động của vitamin A. Hiệu quả của việc chuyển đổi này phụ thuộc vào tính di truyền của người. Sự thiếu hụt cũng phổ biến ở một số nước phát triển, nơi mà nhiều thực phẩm bị hạn chế. Điều này rất phổ biến trong các quần thể có chế độ ăn chủ yếu là gạo tinh chế, khoai tây trắng hoặc sắn và thiếu thịt, chất béo và rau quả. Triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu hụt lúc ban đầu bao gồm bệnh quáng gà. Khi nó tiến triển, nó có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:Khô mắt: sự thiếu hụt nghiêm trọng có thể gây khô mắt, một tình trạng đặc trưng của sự khô mắt là do giảm sự hình thành chất lỏng giọt nước mắt.Mù: sự thiếu hụt vitamin A nghiêm trọng có thể dẫn đến mù. Trong thực tế, nó là một trong những nguyên nhân có thể phòng ngừa phổ biến nhất gây mù trên thế giới.Rụng tóc: Nếu bạn đang thiếu vitamin A, bạn có thể bắt đầu bị mất đi tóc của bạn.Vấn đề về da: Việc thiếu hụt dẫn đến một tình trạng về da được gọi là tăng sừng hóa (chứng dày biểu bì) hoặc nổi da gà.Chức năng miễn dịch kém: Sự thiếu vitamin làm cho con người dễ bị nhiễm trùng.

Kết luận: Sự thiếu hụt vitamin A nặng nề có thể dẫn đến mù lòa. Các triệu chứng khác có thể bao gồm rụng tóc, các vấn đề về da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng quá liều vitamin A có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng gọi là hypervitaminosis A (bệnh thừa vitamin). Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguyên nhân chính của nó là do sử dụng quá liều vitamin A từ thực phẩm bổ sung, gan hoặc dầu gan cá. Ngược lại, việc ăn nhiều các tiền vitamin A lại không gây ra bệnh thừa vitamin. Các triệu chứng chính và hậu quả của việc ngộ độc bao gồm sự mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu, đau dạ dày, đau khớp, chán ăn, nôn, mờ mắt, các vấn đề về da và chứng viêm trong miệng và mắt. Nó cũng có thể dẫn đến các tổn thương gan, mất xương và rụng tóc. Ở liều rất cao, vitamin A có thể gây tử vong. Mọi người nên tránh vượt quá giới hạn trên khi nạp vào, đó là 10.000 IU (900 mcg) mỗi ngày cho người lớn. Với lượng cao hơn, hoặc 300.000 IU (900 mg), có thể gây ra bệnh thừa vitamin A cấp tính ở người lớn. Trẻ em có thể gặp các tác dụng có hại ở liều lượng thấp hơn nhiều. Các mức dung nạp sẽ khác biệt rất nhiều theo từng cá nhân. Trẻ em và những người có bệnh gan như xơ gan và viêm gan siêu vi có nguy cơ gia tăng và cần phải chăm sóc thêm. Phụ nữ mang thai cũng nên đặc biệt cẩn thận, vì vitamin A liều cao có thể gây hại cho thai nhi. Với liều ở mức 25.000 IU mỗi ngày đã được cho là có liên kết với dị tật bẩm sinh.

Kết luận: Dùng vitamin A liều cao có thể dẫn đến bệnh thừa vitamin A, là bệnh có liên kết với các triệu chứng khác nhau. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn một lượng vitamin A cao vì các nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Kết luận: Thực phẩm bổ sung chủ yếu có lợi cho những người có hàm lượng vitamin A thấp hoặc thiếu. Có một ngoại lệ là trẻ em bị sởi, vì nghiên cứu cho thấy việc bổ sung có thể giúp điều trị căn bệnh này.

Được đặt biệt danh là vitamin ánh nắng mặt trời, vitamin D được sản xuất bởi làn da của bạn khi nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nó được biết đến với các tác dụng có lợi của nó đối với sức khỏe của xương, và sự thiếu hụt làm cho bạn rất dễ bị gãy xương.

Vitamin D có nhiều vai trò và chức năng, nhưng chỉ một số ít được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bao gồm những điều sau đây:Duy trì xương: Vitamin D điều hòa nồng độ lưu thông của canxi và phốt pho, đó là những khoáng chất quan trọng nhất cho sự phát triển và duy trì xương. Nó thúc đẩy sự hấp thụ các khoáng chất từ chế độ ăn uống.Hệ thống điều tiết miễn dịch: Nó cũng điều chỉnh và tăng cường chức năng hệ miễn dịch Một khi được hấp thụ vào máu, gan và thận sẽ chuyển đổi calciferol thành calcitriol, đó là hình thức hoạt tính sinh học của vitamin D. Nó cũng có thể được lưu trữ để sử dụng sau này dưới hình thức calcidiol. Vitamin D3 sẽ hiệu quả hơn trong việc chuyển thành calcitriol hơn vitamin D2

Kết luận: Một trong những chức năng quan trọng nhất của vitamin D là duy trì nồng độ canxi và phốt pho trong máu. Nó đem lại lợi ích cho sức khỏe của xương bằng cách thúc đẩy sự hấp thu các khoáng chất.

Vài loại thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D. Các nguồn thực phẩm tốt nhất là cá béo và dầu cá, nhưng các loại nấm đã được tiếp xúc với ánh sáng cực tím cũng có thể chứa một lượng đáng kể. Biểu đồ bên trên cho thấy một lượng vitamin D trong 3,5 ounces (100 gram) của một số nguồn thực phẩm chứa nó nhiều nhất: Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa và bơ thực vật thường đi kèm với việc đưa cho thêm vitamin D vào đó. Để tìm hiểu thêm những ý tưởng về các loại thực phẩm mà bạn có thể ăn để làm tăng lượng vitamin D nạp vào của bạn, hãy đọc này.

Kết luận: Cơ thể của bạn có thể sản xuất ra lượng vitamin D mà nó cần nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bằng bộ phận lớn của làn da của bạn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người cần phải nạp nó từ chế độ ăn uống hoặc từ thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như cá béo hoặc dầu cá.

Vì không có mức RDA nào được thành lập dành cho trẻ sơ sinh, các giá trị được đánh dấu bằng một dấu sao là lượng vừa đủ để nạp vào (AI). AI cũng tương tự như RDA, nhưng dựa trên chứng cứ yếu hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về liều lượng nạp vào tối ưu của vitamin D, hãy đọc này.

Kết luận: Đối với trẻ em và người lớn, RDA của vitamin D là 600 IU (15 mcg). Mức này sẽ hơi cao hơn đối với người cao tuổi, ở 800 IU (20 mcg).

Kết luận: Các triệu chứng chính của tình trạng thiếu vitamin D bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, xương mềm, làm tăng nguy cơ gãy xương và nhạy cảm dễ bị nhiễm trùng.

Ngộ độc Vitamin D là rất hiếm. Trong khi việc tốn rất nhiều thời gian dưới ánh mặt trời sẽ không gây ngộ độc vitamin D, thì việc nạp một lượng lớn từ thực phẩm bổ sung có thể sẽ làm hại bạn. Hậu quả chính của việc ngộ độc là làm tăng canxi huyết, một tình trạng đặc trưng bởi có quá nhiều lượng canxi trong máu. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, tổn thương thận và tim, huyết áp cao và những bất thường của thai nhi. Con người thường được khuyên nên tránh vượt quá giới hạn trên của vitamin D, đó là 4.000 IU mỗi ngày cho người lớn. Liều lượng cao hơn, dao động từ 40,000-100,000 IU (1,000-2,500 mg) mỗi ngày, có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc ở người lớn khi dùng hàng ngày trong một hoặc hai tháng. Hãy ghi nhớ rằng với liều thấp hơn nhiều so với mức trên cũngsẽ có thể gây tổn hại cho trẻ nhỏ.

Kết luận: Vitamin D là một chất độc ở liều cao. Các triệu chứng nghiêm trọng nhất bị gây ra do mức độ cao một cách nguy hiểm của canxi trong máu, có thể gây hại cho tim và thận.

Kết luận: Các chuyên gia y tế khuyên hầu hết mọi người hãy uống thực phẩm bổ sung vitamin D để ngăn ngừa sự thiếu hụt. Thực phẩm bổ sung có thể cải thiện sức khỏe nói chung và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin E giúp bảo vệ các tế bào của bạn chống lại sự lão hóa sớm và sự thiệt hại do các gốc tự do.

Những tính chất chống oxy hóa này được tăng cường bởi các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như vitamin C, vitamin B3 và selen. Với liều lượng cao, vitamin E cũng hoạt động như một chất làm loãng máu, làm giảm khả năng đông máu.

Kết luận: Vai trò quan trọng của Vitamin E là hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do và ôxy hoá.

Kết luận: Ở người lớn, RDA cho vitamin E là 23 IU (15 mg). Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, các mức RDA là khoảng từ 9 IU (6 mg) đến 23 IU (15 mg), tùy thuộc vào nhóm tuổi.

Kết luận: Sự thiếu hụt vitamin E là rất hiếm, nhưng có thể gây yếu cơ, nhạy cảm với nhiễm trùng, các vấn đề về thần kinh và thị lực kém.

Kết luận: Vitamin E có vẻ là ít độc hơn ở các liều cao so với vitamin A và D. Tuy nhiên, liều cao có thể gây chảy máu nhiều và stress oxy hóa.

Kết luận: Thực phẩm bổ sung vitamin E có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, nhưng các bằng chứng hiện nay đang xung đột với nhau. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung liều cao có hại. Nên cần thêm nhiều nghiên cứu nữa.

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ bị chảy máu đến chết.

Vitamin K đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình đông máu. Trong thực tế, “K” là viết tắt của “koagulation,” là một từ Đan Mạch chỉ sự làm đông lại, có nghĩa là làm máu đông. Nhưng vitamin K cũng có các chức năng khác, bao gồm cả việc hỗ trợ sức khỏe của xương và giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu, có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Kết luận: Vitamin K rất là quan trọng đối với sự đông máu và hỗ trợ sức khỏe của xương.

Nó cũng được tìm thấy trong các thực phẩm đậu nành nhất định, chẳng hạn như Natto.

Kết luận: Vitamin K1 có nhiều trong các loại rau lá xanh, trong khi vitamin K2 được tìm thấy với số lượng thấp trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và các thực phẩm từ đậu nành lên men.

Kết luận: Lượng vừa đủ (AI) của vitamin K là 90 mcg cho phụ nữ và 120 mcg cho nam giới. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, AI khoảng 30-75 mcg, tùy thuộc vào nhóm tuổi.

Kết luận: Thiếu vitamin K có thể dẫn đến chảy máu nhiều. Bệnh tật mà gây trở ngại cho sự hấp thụ chất béo sẽ làm tăng nguy cơ thiếu hụt.

Kết luận: Liều lượng an toàn tối đa của vitamin K hiện không rõ và không có triệu chứng nhiễm độc nào đã được xác định.

Kết luận: Các bằng chứng giới hạn cho thấy rằng thực phẩm bổ sung vitamin K có thể cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ bệnh tim và tăng sự sống còn ở những bệnh nhân ung thư gan.

Vitamin K là một nhóm các hợp chất tan trong chất béo được chia thành vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (Menaquinone). Vitamin K1 được chủ yếu được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, trong khi vitamin K2 đến từ thức ăn có nguồn gốc từ động vật, như gan, bơ và lòng đỏ trứng. Vi khuẩn đường ruột ở đại tràng cũng sản xuất ra một lượng nhỏ. Sự thiếu hụt làm suy yếu khả năng khả năng đông máu, gây ra một nguy cơ chảy máu nhiều. Các bằng chứng vẫn còn hạn chế khi nói về các lợi ích sức khỏe của việc bổ sung trong số những người không bị thiếu hụt. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu có kiểm soát cho thấy rằng việc bổ sung vitamin K có lợi cho xương và sức khỏe tim mạch.

Những Điều Cần Nhớ

Có bốn loại vitamin tan trong chất béo trong chế độ ăn uống của con người: A, D, E và K. Chúng rất cần thiết cho sức khỏe và có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Ngoại trừ vitamin D, thì hầu hết trong số đó là có thể dễ dàng có được từ một chế độ ăn uống đa dạng, đặc biệt là nếu bạn ăn nhiều các loại hạt, hạt giống, rau, cá và trứng. Những vitamin này có xu hướng có nhiều trong các thực phẩm nhiều béo và bạn có thể tăng cường sự hấp thụ của chúng bằng cách thêm chất béo hoặc dầu vào một bữa ăn nào đó ít chất béo. Có ít các loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D. Nó không chỉ có nhiều trong mỡ cá và dầu cá, mà còn hình thành bởi làn da của bạn khi bạn đang tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì lý do này, việc thiếu hụt vitamin D là một vấn đề đối với những người đang theo một chế độ ăn uống không đầy đủ và dành phần lớn thời gian trong nhà. Trong khi bạn thường không cần phải bổ sung vitami n A, E và K, thì việc dùng thực phẩm bổ sung vitamin D lại được khuyến cáo rộng rãi. Để có được sức khỏe tối ưu, hãy đảm bảo là bạn sẽ có được tất cả các vitamin tan trong chất béo với liều lượng thích hợp.

Nguồn : https://authoritynutrition.com