Top 10 # Xem Nhiều Nhất Viết Một Câu Có Sử Dụng Biện Pháp Nhân Hoá Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Viết Một Đoạn Văn Ngắn Trong Đó Có Sử Dụng Phép Nhân Hóa

Phép nhân hóa – Ngữ văn lớp 6

Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa lớp 6 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp chi tiết các đoạn văn hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn có sử dụng phép nhân hóa. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn miêu tả từ 5 đến 10 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa lớp 6 – Bài tham khảo 1

Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 2

Con đường làng đất đỏ uốn mình qua những rặng cây xanh trông như một dải lụa đào mềm mại. Hai bên đường, vô số những loài cỏ dại đua nhau khoe sắc thắm: Hoa sâm đất tung mình với sắc tím mênh mang; hoa sao nhái đong đưa những cánh mỏng vàng tươi cùng vàng nghệ như tranh nhau xem màu nào nổi bật nhất; hoa dừa cạn cũng chen lấn với hai màu tím hồng nhạt và sắc trắng tinh khôi; hoa mười giờ thì y hẹn, cứ đúng 10 giờ lại như thách thức các loài hoa khác với những sắc màu : trắng, vàng, tím thẫm, đỏ, hồng,…Bao nhiêu là màu sắc … Con đường làng bỗng nhiên trở thành một đường hoa rực rỡ dưới nắng mai hồng.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 3

Một buổi sáng trong lành, những chị mây dậy sớm dạo chơi, các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non xanh, ông mặt trời vươn vai sau một giấc dài, chị gió mải miết nhảy múa với những chị hoa, những anh gà trống gáy vang cả một vùng, đúng lúc đó mọi người bắt đầu tỉnh giấc và cũng là một ngày mới tốt lành.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 4

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 5

Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Cô mây múa lượn từng tăng trên bầu trời. Quảng cảnh thiên nhiên thật đẹp. Trên con đường đến trường, cây xanh tô điểm cho con đường thêm xanh tươi, thêm sinh động. Em yêu lắm con đường quê em.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa Ngữ văn 6 – Bài tham khảo 6

Vừa mở cửa sổ ra, chị gió đã chạy ngay vào phòng em làm cho căn phòng trở nên thoáng mát. Những anh mây đang cùng nhau thi chạy trên bầu trời. Vừa lúc ấy, ông mặt trời chạy xe đạp qua để báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Chú gà trống cất giọng gáy vàng của mình để gọi mọi người thúc dậy. Cậu sơn ca không biết từ đâu bay đến hót líu lo nghe rất vui tai.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 7

Buổi sáng bình minh trong khu rừng, nàng tiên Mùa Xuân đã về. Nàng đem theo bên mình một làn gió của mùa xuân, nơi những cơn gió dịu dàng bay qua là những bông hoa nơi ấy đang đua nhau khoe sắc. Cả khu rừng rộn nhịp chào đón nàng tiên, khu rừng thay áo mới còn đàn chim thì đang tung tăng líu lo ca hát nhảy múa trên bầu trời cao. Tất cả đã tạo nên một bản nhạc chào đón nàng tiên một lần nữa quay trở lại.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 8

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 9

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Ngữ Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 6 mới nhất.

Đặt Câu Có Sử Dụng Biện Pháp Điệp Ngữ

Viết đoạn văn ngắn có sử dung câu đặc biệt, câu rút gọn,dấu chấm lửng,dấu chấm than, dấu gạch ngang và nêu công dụng cảu dấu câu, dấu câu sử dụng

Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng cậu mở rộng, câu đặc biệt và trạng ngữ (đề tại tự chọn)

Câu 1. Tìm cụm chủ vị mở rộng và cho biết chúng làm thành phần gì trong câu

a)Ở trên lớp, học sinh chăm chỉ làm bài là một việc làm tốt

b) Mùa hè, hoa phượng nở làm cho sân trường thêm rực rỡ.

Câu 2. Tìm phép liệt kê và phân loại, nêu tác dụng

a) Ngoài hò, ở ca Huế còn bắt gặp các điệu lý như : lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam

b) Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã….

HELPP MEEE

Mọi người giúp mình mấy bài này với hí hí

+Đoạn văn về tình cảm gia đình có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

+Đoạn văn về tình cảm bạn bè có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

+Đoạn văn về tình cảm anh em có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

+Đoạn văn về tình cảm quê hương có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

Mong mọi người giup đỡ tí mình phải nộp bài rồi

câu 2: kể tên các chuyện đã học trong chương trình lớp 7? em thích truyện nào? vì sao?

câu 3: có mấy tiêu chí để phân loại phép liệt kê

giúp vs

Xác định kiểu câu và gạch chân dưới những từ ngữ nhận biết. a, An hỏi: Bạn là ai ? b, Bạn định làm gì vào ngày mai ? c, Tại sao bạn không làm bài tập về nhà ? d, Em đừng khóc nữa. e, Em đi về đi. f, Tớ chỉ đùa thôi. g, Ôi ! Khổ quá. h, Chao ôi ! Bọn chúng thật ác. i, Tôi thương mẹ tôi biết bao. k, Tôi nói với Phương: Bạn cứ vào trong nhà mình chơi. l, Mẹ nói: Bố về rồi con đi dọn cơm cho bố.

Xác định chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ ( nếu có ) .

1. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn.

2. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi

Phân tích tác dụng của phép nhân hóa:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Tìm câu đặc biệt, trạng ngữ và câu rút gọn:

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến… Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết… nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam

Xác định từ láy và từ ghép trong các từ sau đây:

+đầu đuôi +heo hút +tươi tốt

+ngọn ngành +đông đủ +nảy nở

+chậm chạp +ngọt ngào +xinh xẻo

+mệt mỏi + chua chát + tươi tắn

Câu 1 : Đặt 3 Câu Có Sử Dụng Phép Nhân Hóa: A. Đối Với Đồ Vật. B. Đối Với Con Vật C. Đối Với Cây Cối. Câu 2 : Viết Một Đoạn Văn Ngắn Khoảng 100

Câu 1:

a) Con siêu xe nhà em biết lộn vòng.

b) Bác gà trống thật oai vệ.

c) Chị dừa đang dang tay đón gió.

Câu 2: Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp. Anh bàng đã lớn lắm rồi (nhân hóa) , nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo.(So sánh) Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

Viết Đoạn Văn Tả Cánh Đồng Lúa Trong Đó Có Sử Dụng Biện Pháp So Sánh V

Đề bài: Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa

Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa

Mẹo Cách viết một đoạn văn đạt điểm cao

1. Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, mẫu số 1:

Buổi sớm bình minh, cánh đồng lúa quê hương em thật đẹp. Bờ cỏ còn ướt đẫm sương đêm, triền đê xanh mang vẻ thanh bình mê hoặc. Những vạt lúa xanh xì xào trong gió nhẹ. Mấy nàng chim rủ nhau hót líu lo chào ngày mới. Đằng đông, ông mặt trời thức giấc dịu dàng, ánh mai hồng vươn mình tỏa nắng. Màu xanh của lúa hoà trong màu vàng của nắng tạo nên một bức tranh đẹp đẽ, yên bình như thiên đường chốn nhân gian. Yêu biết bao cánh đồng lúa quê hương.

2. Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, mẫu số 2:

Những khi chiều về, em thích ngắm cảnh cánh đồng lúa quê hương. Mới ngày nào đó còn là những hàng mạ xanh tươi mà này đã vào độ thu hoạch. Lúc này đây cả cánh đồng mang màu vàng như một tấm lụa khổng lồ. Thân lúa nghiêng mình trĩu hạt. Những hạt lúa đã vào độ chín, hạt vàng, chắc nịch, to và căng tròn như những hạt chanh non. Ánh hoàng hôn dần buông, trời đã về chiều, trên triền đê, mấy chú bò cũng dắt dìu nhau ra về. Tiếng sáo trong veo của những bạn nhỏ mục đồng cất lên nghe thanh bình đến lạ. Xa xa là tiếng nói tiếng cười của các bác nông dân ra thăm ruộng phấn khởi vì một vụ mùa thắng lợi. Cuối cùng thì bao giọt mồ hôi, bao vất vả cũng được đáp xứng đáng. Yêu biết mấy cánh đồng quê hương, thương biết mấy những người nông dân hiền lành, một nắng hai sương bên nương lúa, bờ mương.

3. Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, mẫu số 3:

Em về quê nội vào một ngày tháng năm êm ả, được ngắm nhìn cánh đồng lúa bình yên và xinh đẹp. Cả cánh đồng mang một màu xanh trù phú, tốt tươi. Những nàng lúa e ấp trong nắng mai như những cô gái tuổi đôi mươi duyên dáng, thẹn thùng. Hương lúa tinh khôi, nhè nhẹ, thoảng đưa dịu dàng trong gió. Những chị bò, anh bê con say sưa thưởng thức bãi cỏ xanh non trên bờ đê. Xa xa, mấy bạn nhỏ cắt cỏ, hái rau, một vài bác nông cần mẫn nhổ những bụi cỏ dại cho lúa dễ dàng phát triển. Trên bầu trời xanh trong, đôi cánh diều bay cao, vài chú chim non theo mẹ đi kiếm mồi. Thanh bình quá, cánh đồng quê hương tôi!

-Hết-