Top 6 # Xem Nhiều Nhất Viết Đoạn Văn Về Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Viết Đoạn Văn Về Bảo Vệ Môi Trường Bằng Tiếng Anh.

Viết đoạn văn nêu các biện pháp bảo vệ môi trường bằng tiếng Anh

Bài viết bảo vệ môi trường bằng tiếng Anh lớp 9

Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường

Viết đoạn văn ngắn về ô nhiễm không khí bằng tiếng Anh

Bài viết bảo vệ môi trường bằng tiếng Anh lớp 8

Viết đoạn văn về biện pháp bảo vệ môi trường

Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 8

Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường bằng tiếng Anh

Vietnam is one of many countries that have to face the consequences of environmental pollution, and this can be considered as the responsibility of everybody. The development of societies has direct impacts on the environment such as emissions from factories, waste being dumped in rivers and seas, illegal logging, etc. The media has been propagating a lot about protecting the environment, and the awareness of each person is very important in maintaining a healthy habitat. We can start from simple things like putting waste in the right place, not smoking in public area or do not destroy trees. Garbage is always a big problem for any city, and we can make it easier to handle garbage if we follow the rules of waste sorting and dumping sites. Exhaust emissions from motor vehicles are one of the leading causes of air pollution, so we should choose to use bio-fuel, turn off the engine when we stop at the red light and often use public transport instead of a motorcycle. We can also contribute to protect the environment by using source of energy in a proper way, turning off electrical appliances such as TVs, bulbs, fans, etc immediately after using and locking the faucet when it is not necessary. We are living with environmental pollution, and everyone has been exposed to negative effects at least once in their life. If we are more aware of protecting the environment, our lives and those around us will become much easier.

Viết đoạn văn nêu các biện pháp bảo vệ môi trường bằng tiếng Anh.

Việt Nam là một trong những nước đang phải đối mặt với những hậu quả của việc ô nhiễm môi trường, và đây không phải là trách nhiệm của riêng ai. Xã hội phát triển kéo theo những tác động trực tiếp lên môi trường như khí thải từ các nhà máy, các chất thải ra những con sông và biển, nạn khai thác rừng trái phép…v…v. Truyền thông đã và đang tuyên truyền rất nhiều về việc bảo vệ môi trường, và ý thức của mỗi người rất quan trọng trong việc giữ gìn một môi trường sống trong lành. Chúng ta có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như bỏ rác đúng nơi quy định, không hút thuốc ở nơi công cộng hoặc không phá hoại cây xanh. Rác thải luôn là vấn đề lớn đối với bất kì thành phố nào, và chúng ta hoàn toàn có thể khiến việc xử lý rác trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta tuân thủ quy định về phân loại rác và địa điểm vứt rác. Khí thải từ động cơ xe cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí, vậy nên chúng ta nên chọn sử dụng xăng sinh học, tắt máy động cơ khi dừng đèn đỏ và thường xuyên sử dụng phương tiện công cộng thay cho xe gắn máy. Chúng ta còn có thể góp phần bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý, tắt các thiết bị điện như TV, bóng đèn, quạt…v…v ngay sau khi sử dụng và khóa vòi nước khi không cần thiết. Chúng ta đang sống cùng với việc ô nhiễm môi trường, và hẳn ai cũng từng một lần chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ nó. Nếu chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống, cuộc sống của chúng ta và những người xung quanh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Các Bài Luận Tiếng Anh Hay:

Tag tìm kiếm:

Viết đoạn văn nêu các biện pháp bảo vệ môi trường bằng tiếng Anh

Bài viết bảo vệ môi trường bằng tiếng Anh lớp 9

Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường

Viết đoạn văn ngắn về ô nhiễm không khí bằng tiếng Anh

Bài viết bảo vệ môi trường bằng tiếng Anh lớp 8

Viết đoạn văn về biện pháp bảo vệ môi trường

Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 8

Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường bằng tiếng Anh

Hướng Dẫn Viết Bài Viết Tiếng Anh Về Bảo Vệ Môi Trường

acid deposition/rain /ˈæsɪdˌdepəˈzɪʃ(ə)n/reɪn/: mưa axit

activated carbon /ˈæktɪveɪtɪd ˈkɑː(r)bən/: than hoạt tính

activated sludge /ˈæktɪveɪtɪd slʌdʒ/: bùn hoạt tính

air/water/soil pollution /eə(r)/ˈwɔːtə(r)/sɔɪl pəˈluːʃ(ə)n/: ô nhiễm không khí/nguồn nước/đất

carbon dioxide /ˌkɑː(r)bən daɪˈɒksaɪd/: khí CO2

climate change /ˈklaɪmət tʃeɪndʒ/: biến đổi khí hậu

contamination /kənˌtæmɪnˈneɪʃ(ə)n/: sự nhiễm độc

deforestation /diːˌfɒrɪˈsteɪʃ(ə)n/: phá rừng

ecosystem /ˈiːkəʊˌsɪstəm/: hệ sinh thái

environmental pollution /ɪnˌvaɪrənˈment(ə)l pəˈluːʃ(ə)n/: ô nhiễm môi trường

fossil fuel /ˈfɒsəl ˌfjuːəl/: nhiên liệu hóa thạch

gas exhaust/emission /ɡæs ɪɡˈzɔːst/ɪˈmɪʃ(ə)n/: khí thải

global warming /ˈɡləʊb(ə)l ˈwɔː(r)mɪŋ/: nóng lên toàn cầu

greenhouse gas emissions /ˈɡriːnˌhaʊs ɡæs ɪˈmɪʃ(ə)n/: khí thải nhà kính

greenhouse /ˈɡriːnˌhaʊs/: hiệu ứng nhà kính

ground water /ɡraʊnd ˈwɔːtə(r)/: nguồn nước ngầm

man-made disaster /mæn-/meɪd dɪˈzɑːstə(r)/: thảm họa do con người gây ra

marine ecosystem /məˈriːn iːkəʊˌsɪstəm//: hệ sinh thái dưới nước

natural resource /ˈnætʃ(ə)rəl rɪˈzɔː(r)s/: tài nguyên thiên nhiên

pollutant /pəˈluːt(ə)nt/: chất ô nhiễm

polluter /pəˈluːtə(r)/: tác nhân gây ô nhiễm

pollution /pəˈluːʃ(ə)n/: sự ô nhiễm

protection/preservation/conservation /prəˈtekʃ(ə)n/ˌprezə(r)ˈveɪʃ(ə)n/ˌkɒnsə(r)ˈveɪʃ(ə)n/: sự bảo vệ/sự bảo tồn

the ozone layer /ði ˈəʊzəʊn ˈleɪə(r)/: tầng ozon

wind/solar energy /wɪnd/ˈsəʊlə(r) ˈenə(r)dʒi/: năng lượng gió/Mặt Trời

avalanche /ˈævəˌlɑːntʃ/: tuyết lở

drought /draʊt/: hạn hán

earthquake /ˈɜː(r)θˌkweɪk/: động đất

eruption /ɪˈrʌpʃ(ə)n/: phun trào

flood /flʌd/: lũ lụt

hurricane /ˈhʌrɪkən/: bão lớn, siêu bão

landslide /ˈlæn(d)ˌslaɪd/: sạt lở

tornado /tɔː(r)ˈneɪdəʊ/: lốc xoáy

tsunami /tsuːˈnɑːmi/: sóng thần

woodland/forest fire /ˈwʊdlənd ˈfɒrɪstˈfaɪə(r)/: cháy rừng

cope/deal/tackle with: đối mặt với

deplete natural resources: làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

destroy/degrade/harm/threaten environment: phá hủy/ làm suy thoái/ làm hại/ đe dọa môi trường

endangered species: các loài có nguy cơ tuyệt chủng

environmentally friendly: thân thiện với môi trường (để chỉ các hành vi hoặc sản phẩm)

exhaust fumes: khí thải gây ô nhiễm môi trường từ các phương tiện giao thông

impact on: ảnh hưởng tới

loss of habitat: mất nơi cư trú (thường của động vật hoang dã)

make use of: tận dụng

poaching: săn bắn bất hợp pháp

pollution levels: các cấp độ ô nhiễm

preserve biodiversity: bảo tồn đa dạng sinh học

raise awareness of: nâng cao nhận thức về…

shortage/ the lack of: sự thiếu hụt

to be under threat: có nguy cơ tuyệt chủng

to become extinct: tuyệt chủng

wildlife conservation: bảo tồn động vật hoang dã

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!

Đón xem series phim hoạt hình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo và tiểu học, tham gia trả lời các câu hỏi đơn giản, giành ngay những phần quà giá trị!

Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường

KIẾN TRÚC SINH THÁI – GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chúng ta có cần đến kiến trúc sinh thái không?

Kiến trúc sinh thái – giải pháp bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề cấp bách và nan giải trên toàn thế giới. Môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người cũng như các loài động thực vật trên Trái Đất. Không khí, đất đai, nguồn nước “sạch” đang biến mất hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, cần có một giải pháp để giải cứu hành tinh của chúng ta khỏi sự hủy diệt của ô nhiễm môi trường: là KIẾN TRÚC SINH THÁI. Theo nghiên cứu của Ủy Ban Hợp Tác Môi Trường (Commission for Environmental Cooperation): Tại những quốc gia phát triển, các tòa nhà chiếm 40% tổng năng lượng được sử dụng, 38% lượng CO2 thải ra và 60% rác thải sinh hoạt. Theo dự đoán, nếu ngành công nghiệp xây dựng vẫn duy trì như hiện nay, đến năm 2050 các tòa nhà sẽ chiếm 70% lượng CO2 thải ra. Một bức tranh tàn khốc của môi trường đã được thể hiện rất rõ ràng, vì thế, chúng ta cần kiến trúc sinh thái để thay đổi thế giới.

Định nghĩa về kiến trúc sinh thái

Kiến trúc sinh thái còn gọi là “kiến trúc xanh” hay “kiến trúc bền vững”. Trong suốt thời gian xây dựng – sử dụng – phá vỡ, một công trình kiến trúc sinh thái phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:

Cộng sinh với môi trường tự nhiên

Sử dụng các vật liệu tái sinh

Tạo một môi trường trong lành, dễ chịu

Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực

Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng

Bản chất của kiến trúc sinh thái là lấy môi trường làm trung tâm. Một nhà nghiên cứu sinh thái người Mỹ đã từng nói: “Cái hồn của công trình kiến trúc phải sinh trưởng một cách tự nhiên từ đất và đậu nhẹ nhàng lên cảnh quan”.

Lợi ích của kiến trúc sinh thái

Trách nhiệm của kiến trúc sinh thái không chỉ nghiên cứu về kiến trúc mà còn nghiên cứu môi trường xung quanh. Vì thế, kiến trúc sinh thái giúp giảm tối đa chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên thiên nhiên.

Về môi trường: Một không gian sống bền vững, trong lành, mát mẻ không thể chỉ dựa vào bê-tông, sắt, thép hay máy điều hòa nhiệt độ mà phải là từ cây xanh, từ thiên nhiên. Kiến trúc sinh thái giúp đem thiên nhiên vào đời sống con người, tạo lập một môi trường sống thông thoáng và bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Về kinh tế: Kiến trúc sinh thái sử dụng các

Kiến trúc sinh thái sử dụng các vật liệu có thể tái tạo trong tự nhiên như tre, trúc, gỗ,… và các vật liệu tiết kiệm năng lượng… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về thẩm mỹ: Kiến trúc sinh thái giúp con người và thiên nhiên sống chan hòa và hỗ trợ lẫn nhau. Thiên nhiên góp phần làm đẹp

Kiến trúc sinh thái giúp con người và thiên nhiên sống chan hòa và hỗ trợ lẫn nhau. Thiên nhiên góp phần làm đẹp công trình kiến trúc , kiến trúc hòa quyện tôn lên nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

KTS. Ken Yeang đã từng nói về kiến trúc sinh thái rằng: “Kiến trúc sinh thái được phát triển không phải chỉ để bảo tồn những gì được để lại, mà phải bảo đảm sự tồn tại lâu dài của sinh quyển như một tổng thể”.

Xu hướng phát triển của kiến trúc sinh thái

Kiến trúc thích ứng khí hậu

Kiến trúc có hiệu quả về năng lượng

Khai thác, chắt lọc để sử dụng những tinh hoa của kiến trúc truyền thống dân tộc bản địa.

Kiến trúc sinh thái là một nhu cầu tất yếu của thời đại. Hãy ngưng ngay những hành động phá núi, phá rừng để lấy nhiên liệu, hãy thay đổi thói quen xấu ảnh hưởng đến môi trường, hãy suy nghĩ về tre nứa và các vật liệu tái tạo. Khi chúng ta thay đổi, hành tinh này sẽ thay đổi.

Một Số Giải Pháp Cấp Bách Về Bảo Vệ Môi Trường

Lĩnh vực Môi trường

0000-00-00 00:00:00

Một số giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được các cấp, các ngành quan tâm, tạo được sự chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường; chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh có cải thiện; những vấn đề bức xúc, điểm nóng về môi trường từng bước được kiểm soát và tập trung giải quyết. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn có nguy cơ gia tăng ở một số lĩnh vực, địa phương. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến, đang là thách thức lớn cả trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững của tỉnh Hải Dương. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; ý thức trách nhiệm của một số doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường hiệu quả chưa cao; công tác thanh, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường còn chưa kịp thời. Nguồn lực đầu tư cho môi trường chưa tương xứng với nhiệm vụ, kết quả công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường đạt thấp. Để khắc phục các hạn chế, tồn tại, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, các ban, ngành và địa phương cần thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cấp bách cụ thể đối với từng đối tượng. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ đạo trong quản lý, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Các giải pháp bao gồm: đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đôn đốc các đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; công bố công khai các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khuyến cáo ý thức chấp hành pháp luật về môi trường. Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016- 2020”. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các đối tượng có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm trở lên, kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Lập kế hoạch giám sát, quan trắc định kỳ các nguồn thải của các cơ sở phát sinh lượng nước thải trên 200 m3/ngày đêm, cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường; rà soát đánh giá tác động môi trường (ĐTM), công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Báo cáo ĐTM. Triển khai lắp đặt các trạm quan trắc tự động môi trường nước, không khí trên địa bàn tỉnh ở các khu vực nhạy cảm về môi trường như các nguồn nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, các nguồn nước xả thải lớn và môi trường không khí tại các khu công nghiệp, khu đô thị. Ngay trong năm 2017, Sở Tài nguyên môi trường sẽ lắp đặt 01 trạm quan trắc tự động nước, 01 trạm quan trắc tự động không khí và đầu tư lắp đặt hệ thống nhận dữ liệu quan trắc tự động của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có lưu lượng nước thải, khí thải lớn. Về rác thải nông nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường phải chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Bên cạnh các giải pháp trên, công tác bảo vệ môi trường cần có sự vào cuộc đồng bộ của các đơn vị sở, ngành, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Y tế cần tập trung các giải pháp đầu tư xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các cơ sở y tế công lập; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch xử lý tập trung chất thải rắn y tế, thay thế các lò đốt không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế QCVN 02:2012/BTNMT. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng trừ dịch bệnh thú y, thủy sản; tham mưu trình UBND tỉnh Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường. Tăng cường áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, thu hồi năng lượng từ biogas; tổ chức nghiêm việc nghiệm thu tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong xử lý môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; chủ trì, phối hợp với các ngành thẩm định công nghệ các dự án đầu tư để phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng mà các nước đã loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém và gây ô nhiễm môi trường. Các ngành văn hóa, du lịch, thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo cùng các đoạn thể tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, lồng ghép với hoạt động của ngành, đơn vị. Đồng thời, các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát, hoạt động bảo vệ môi trường cần tích cực chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Cụ thể là: Ban quản lý dự án các khu công nghiệp tăng cường giám sát, yêu cầu tất cả các ku công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền trực tiếp và Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý. Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm về môi trường để giảm tình trạng xả thải vi phạm; tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm mà trọng điểm là các khu công nghiệp, khu tập trung doanh nghiệp, làng nghề, các doanh nghiệp có lưu lượng xả thải lớn. Với vai trò quản lý địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tổ chức thực thi có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp của Luật Bảo vệ môi trường. Xây dựng và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường của các địa phương giai đoạn 2016 – 2020. Lập danh sách làng nghề được khuyến khích phát triển và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề không được khuyến khích phát triển do gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng, không đảm bảo khoảng cách với khu dân cư. Quy hoạch khu cụm công nghiệp, khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư. Đặc biệt, các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng rác thải đổ, đốt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Vũ Đình Hiền – Anh Nguyên