Top 11 # Xem Nhiều Nhất Viết 1 Đoạn Văn Có Biện Pháp Tu Từ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Viết 1 Đoạn Văn Từ 6

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước , là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước . Các bạn trẻ hãy ý thức rằng : ” Tử thần không ở đâu xa , mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số ” Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.

Chúc bn hx tốt!

Cách Viết Đoạn Văn Phân Tích Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ

Nghị luận văn học là trình bày, nhận xét, đánh giá của người viết về tác phẩm văn học cụ thể. Mỗi loại văn nghị luận có một yêu cầu về nội dung và phương pháp khác nhau. Trong bài nghị luận văn học người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng (giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng,…) Các em cần biết trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học. Bởi một bài nghị luận hay không chỉ chinh phục khối óc mà còn rung động trái tim người đọc. Muốn vậy bài văn nghị luận ấy phải vừa đạt lí lại vừa thấu tình; vừa có nội dung tư tưởng cao đẹp lại vừa có sức truyền cảm mạnh mẽ, thấm thía. Có thể nói không có văn nghị luận thì khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội. Trong đó phân tích tác dụng của biện pháp tu từ là một trong những kĩ năng quan trọng trong nghị luận văn học nói chung và kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng. Bởi khi “Đối diện với thơ ca ta đối diện với một đại dương mênh mông cảm xúc…Thơ ca thấm vào lòng người đọc bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng ý tứ sâu xa và sức quyến rủ của thế giới nghệ thuật ngôn từ…đặc biệt là các biện pháp tu từ được nhà thơ vận dụng một cách tài hoa, sáng tạo” Nên trong quá trình củng cố, luyện tập hệ thống các kiến thức từ vựng tiếng Việt, tôi đã “Hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ” để nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận văn học và các em khỏi lúng túng, ngỡ ngàng khi cảm thụ thơ ca.

“Khi nói và viết, ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó trong một ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ…So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm”.

Trong chương trình Ngữ văn 9 mức độ cần đạt ở tiết 59 trong đó có hệ thống kiến thức các biện pháp tu từ từ vựng. Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. Về kĩ năng: nhận diện được các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản.

Bên cạnh đó trong chương trình Ngữ văn 9 tập trung vào hai dạng nghị luận văn học tiêu biểu là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Một trong những kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện và thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nghệ thuật trong tác phẩm truyện được người viết phát hiện và khái quát. Còn thơ là nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy quá trình nghị luận để rút ra những nhận xét đánh giá về tư tưởng tình cảm cũng như giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ phải bắt đầu từ những khám phá về vẻ đẹp và ý nghĩa biểu đạt của ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu thơ; đồng thời phải khai thác giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ, đoạn thơ.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải hội tụ cả hai yếu tố: năng lực cảm thụ văn chương, khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học và phương pháp làm một bài văn nghị luận. Để đạt được yêu cầu đó học sinh không thể thiếu kĩ năng “Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ “

– Trong chương trình Ngữ văn 9 có 6 tiết dạy kiểu bài nghị luận văn học nhưng chưa có tiết nào hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ; cũng như chưa đồng nghiệp nào đề cập đến vấn đề này một cách cụ thể.

– Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng ở tiết 59 “Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp)” như đã nêu trên. Nhưng hệ thống bài tập không có bài nào rèn kỹ năng nhận diện cũng như phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản chỉ đề cập đến ở phần hướng dẫn tự học.

– Kĩ năng viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ của học sinh còn hạn chế, bởi đây là một kĩ năng khó trong kiểu bài nghị luận văn học nên đa số học sinh không thể tự hình thành cho mình kỹ năng ấy.

– Yêu cầu của một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ không thể thiếu các đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.

I. Ôn lại các biện pháp tu từ đã học để tránh nhầm lẫn giữa biện pháp này với biện pháp khác.

Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gơị cảm cho sự diễn đạt.

VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

3. Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật …trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

VD: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận…

4. Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của sự vật ,hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

5. Nói quá: Phóng đại qui mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho

Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

VD: Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác Lê nin thế giới người hiền

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ gữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

VD: Học chim chóc cứ vừa bay vừa hót

Học dòng sông vừa trôi vừa dào dạt

Học bếp than hồng vừa cháy vừa reo

8. Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.

VD: Trùng trục như con bò thui

Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu

II. Hướng dẫn học sinh cách làm bài.

– Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu.

– Tìm nội dung chính của đoạn thơ chứa phép tu từ

– Tìm những phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ

– Xác định từ ngữ có phép tu từ đó

– Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn thơ

– Trong đó phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất gợi nhiều ấn tượng cảm xúc cho người đọc.

·Có thể đặt những câu hỏi để tìm ý

Bước 4: Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Đoạn văn có thể triển khai một trong các cách mà các em đã học: diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp.

Ví dụ: Xác định và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ được sử dụng ở tám câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

– Xác định yêu cầu là phân tích giá trị biểu cảm trong tám câu cuối .

– Nội dung đoạn trích: Nỗi buồn của Kiều

Bước 2: Tìm phép tu từ “Điệp ngữ”; từ ngữ chứa phép tu từ “buồn trông”

Bước 3: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn thơ.

“Điệp ngữ buồn trông đặt ở đầu mỗi câu lục nhằm khắc đậm, đồng thời thể hiện cái nhìn xa vắng, bộc lộ tâm trạng cô đơn của Kiều nơi đất khách quê người…”

Bước 4: Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ.

*Trong bài văn nghị luận nếu biết vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng phân tích tác dụng các biện pháp tu từ này và đưa vào với một mức độ thích hợp thì bài viết sẽ đạt kết quả tốt hơn.

– Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa…các biện pháp tu từ từ vựng.

– Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

– Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.

– Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

HS: Củng cố kiến thức đã học

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

2. kiểm tra bài cũ – 4 phút

Câu 1: Kể tên các phép tu từ từ vựng đã học?

Câu 2: Câu sau sử dụng phép tu từ gì? Xác định từ ngữ chứa phép tu từ ấy.

” Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”

– Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.

– Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản

Cho HS so sánh hai dị bản và cho biết trong trường hợp nào thì thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt ?

Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ ?

Các từ vai, miệng, tay, chân ,đầu, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Nghĩa chuyển nào được dùng theo phương thức ẩn dụ ? nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?

– Tìm nội dung chính của đoạn thơ

– Tìm những phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ

– Xác định từ ngữ có phép tu từ đó

– Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn thơ, Trong đó phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất gợi nhiều ấn tượng cảm xúc cho người đọc.

Chọn một phép tu từ có trong bài thơ để Viết thành một đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. (Đoạn văn có thể triển khai một trong các cách mà các em đã học: diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp.)

Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ

– đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung

+Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩnglên ngay(thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý )

+Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần (biểu thị thái độ đồng tình,tán thưởng )

Như vậy: gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt :tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống

+Người vợ không hiểu cách nói chỉ có một chân sút

Cách nói này nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.

+Những từ được dùng theo nghĩa gốc:

+Những từ dùng theo nghĩa chuyển :

Các từ: đỏ, xanh, hồng, ánh, lửa ,cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa.

Các từ thuộc hai trường từ vựng này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa, ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh theo hồng)

Bài thơ gây ấn tượng mạnh với người đọc, nhờ đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.

: Nêu và phân tích giá trị biểu cảm phép tu từ được sử dụng trong từng khổ thơ của bài thơ ” Viếng lăng Bác ” – Viễn Phương.

Hình ảnh dòng người ” đi trong thương nhớ ” cứ kết thành vòng tròn khiến nhà thơ liên tưởng như một tràng hoa lớn được dâng lên bảy mươi chín mùa xuân. Phép ẩn dụ dòng người như ” tràng hoa ” là một ẩn dụ gợi cho ta nhiều liên tưởng. Mỗi con người là một bông hoa ” người ta là hoa đất ” hay khi được ở gần Bác, mỗi người trở thành một bông hoa đẹp. những bông hoa ấy, những cuộc đời đẹp ấy, dưới sự dìu dắt, nâng đỡ của Bác giờ đây đang kết thành một vòng hoa kính cẩn, trang nghiêm, dâng lên Người. ( Những bài văn chọn lọc)

– Để viết được một đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ta thực hiện những bước nào ?

– Làm bài tập về nhà vào giấy nộp vào tiết 60

– Sưu tầm những đoạn văn mẫu cùng dạng.(Tổng hợp theo nhóm)

– Bài mới: Ôn tập Tiếng Việt theo hướng dẫn SGK

Qua v iệc áp dụng phương pháp này vào hướng dẫn học sinh viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Ngoài việc cảm thụ văn học các em còn có kĩ năng khai thác hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ được sử dụng trong trong tác phẩm; làm cho bài văn nghị luận sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh gía…

Việc áp dụng đề tài trên vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 9 đã giúp học sinh bổ sung vốn kiến thức và rèn được kĩ năng viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình – yếu.

Các em hứng thú và say mê hơn trong tạo lập văn bản, hình thành thói quen tư duy, sưu tầm, tích lũy tư liệu Ngữ văn trong quá trình học tập. Ngòi bút nghị luận của các em đã được lớn dần từ bài văn đơn điệu, khô khan, nhiều bài viết đã khai thác được chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý sâu sắc.

Tác phẩm văn học là kết tinh của nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học được chắt lọc từ ngôn ngữ giao tiếp và được cách điệu qua tài năng của người nghệ sĩ. Bởi vậy tác phẩm nghệ thuật là cái đẹp, ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật phải đẹp. Đó là chân lí. Một trong những yếu tố làm nên cái đẹp của tác phẩm văn học là biện pháp tu từ. Để thể hiện cảm xúc, xây dựng hình ảnh…các tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ như một vũ khí đắc lực. Vậy để cảm thụ hết được giá trị văn chương của một tác phẩm văn học chúng ta không thể không khai thác được hết tác dụng của từng loại vũ khí ấy. “Một người đọc tinh tế là người đọc biết chọn đúng, bình giá đúng giá trị biểu đạt, biểu cảm của biện pháp tu từ.”

MỘT SỐ ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh được sử dụng trong phần lời của bài hát ” Quê hương” Nhạc Giáp Văn Thạch – lời thơ Đỗ Trung Quân.

Bài hát “Quê hương” Nhạc Giáp Văn Thạch, lời thơ Đỗ Trung Quân là một bài hát hay. Điều làm nên sự thành công của bài hát này một phần là ở nghệ thuật so sánh trong phần lời của bài hát. Ở đây, Đỗ Trung Quân đã đem so sánh : ” Quê hương” với rất nhiều hình ảnh thân thuộc (vế A) Quê hương là:

Vế A: ” Quê hương” là một khái niệm trừu tượng, chỉ có một và lặp lại được đem so sánh với rất nhiều vế B…là những hình ảnh, sự vật cụ thể rất đỗi thân quen, gần gũi gợi nhớ, chất chứa bao kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng…Có thể nói Đỗ Trung Quân đã “định nghĩa quê hương” bằng một điệp ngữ kết hợp với nghệ thuật so sánh. Một sự so sánh bề ngoài thì “nổi” thì “ngang bằng” nhưng thực ra lại là ” chìm”, là “không ngang bằng”. Quê hương – một nội dung trừu tượng được so sánh với nhiều hình ảnh rất cụ thể: chùm khế; con diều; cầu tre; con đò; đường đi học; là… mẹ. Quê hương là tất cả…là một không gian rộng lớn. Có thể nói nhà thơ đã cụ thể hóa, “vật chất hóa” khái niệm quê hương, tích tụ thêm cho “Quê hương” thêm nhiều ý nghĩa, sinh động, gợi cảm, càng khơi gợi thêm cho mỗi một người nghe sự tự do liên tưởng, cảm nhận theo những cảm xúc, nỗi niềm, ký ức riêng có của mỗi người vô cùng phong phú. Chính sự so sánh độc đáo đó đã làm cho lời hát trở nên sinh động, gần gũi, vô cùng hàm súc và luôn tươi mới gây được chú ý của nhiều người.

2. Phân tích nét nghệ thuật ẩn dụ độc đáo trong câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên l­ưng.

Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có câu thơ ẩn chứa một hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo.

“Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên trái đất. Còn “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai chính là em bé trên lưng mẹ. Em bé là mặt trời của mẹ cũng giống như mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng vô cùng cần thiết đối với muôn loài vậy. Đó là một ẩn dụ độc đáo. Ở đây, Cu Tai, đứa con tuy còn nhỏ đang nằm trên l­ưng mẹ như­ng là linh hồn của ng­ười mẹ Tà Ôi. Đứa con là nguồn sống, là nguồn động viên lớn lao đối với ng­ười mẹ, là ánh sáng của đời mẹ, đem lại cho người mẹ tất cả bao hy vọng ước mơ và sức mạnh vượt gian nan, cực nhọc nguy hiểm, làm cho người mẹ có một nghị lực phi thường tìm đến với cách mạng, phát rẫy, trỉa bắp, nuôi con, nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến…. Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình ảnh mặt trời để so sánh ngầm, coi đứa con là mặt trời trong tâm hồn của người mẹ. Đây cũng là một ẩn dụ độc đáo mới lạ đã thể hiện được tình cảm, sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con, là tấm lòng của người mẹ, là tình mẹ đối với con, là niềm hạnh phúc của người mẹ được sống vì con…

3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ điệp ngữ nhóm trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Bốn từ nhóm đặt đầu mỗi dòng thơ không chỉ là nhác nhớ, khắc sâu mà còn tạo cảm giác như có gì đang cháy lên ấm ấp. Ba từ nhóm đầu là nhóm lửa, lửa của hoài niệm ấu thơ. Còn từ nhóm sau cùng là nhen nhóm tâm tình của hôm nay đang bồi hồi tìm về tuổi nhỏ…

4.Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ điệp ngữ ngọn lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Tình cảm của bà đã được tượng trưng hoá với điệp ngữ “ngọn lửa”. Nếu nói bếp lửa e chưa thật trúng, còn nói “ngọn lửa” thì người ta cảm thấy cái linh hồn tình cảm đã nằm ngay ở đó. “Ngọn lửa” ấy phải chăng là tâm huyết, nhiệt huyết “chứa niềm tin dai dẳng”, phải chăng là tình yêu “Lòng bà luôn ủ sẵn”. Từ bếp lửa đến ngọn lửa có lẽ hành trình từ cái đơn sơ, giản dị đến cái thiêng liêng, cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn. Một lần nữa hình ảnh bếp lửa hay ngọn lửa đã tiếp tục tôn cao thêm tấm lòng chân chất, tình thương giản dị mà sâu sắc đôn hậu của bà…

(Những bài văn chọn lọc, Lê Minh Phương)

5.Phân tích giá trị nghệ thuật của từ lộc trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Sắc xuân đất trời, cỏ cây đi theo người lính vào chiến trường cùng với người lao động hăng say ngoài đồng ruộng. Từ “lộc” vừa là hình ảnh tả thực nhưng cũng là ẩn dụ. ” Lộc” là chồi non của cỏ cây trong mùa xuân người lính dùng làm lá nguỵ trang trong khi chiến đấu. “Lộc” trong lao động là những cánh đồng lúa xanh tốt. Nhưng “lộc” ấy còn là sức sống, là tuổi trẻ trong mỗi tâm hồn, người lính anh dũng chiến đấu, người nông dân hăng say sản xuất. ” Lộc” là thành quả hôm nay là niềm tin, lao động ngày mai.

6. Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng chỉ là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy luật “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Và đó cũng là hiện thân, là tang vật của quá khứ khổ đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp. Tất cả đều là hình ảnh về sự vô định, mong manh, vô vọng, sự trôi dạt, bế tắc. Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và cặp câu được liên kết nhờ điệp ngữ “buồn trông”.

“Buồn trông cửa biển chiều hôm

… Buồn trông ngọn nước mới sa

…..Buồn trông nội cỏ dầu dầu

……Buồn trông gió cuốn mặt duềnh”.

“Buồn trông” là nhìn xa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại nhưng trông mà vô vọng. “Buồn trông” có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang nửa. Điệp ngữ kết hợp với hình ảnh đứng sau cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những cơn sóng lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng, vô vọng đến vô tận. “Buồn trông” trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng. Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hòa tấu của sóng biển, “sóng lòng”, “sóng đời” đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm họa như muốn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất để rồi sự bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Để thể hiện tâm trạng phức tạp, mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.7. Trong khổ thơ thứ sáu, điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ bồi đắp cao dần những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa. Từ “nhóm” đầu tiên: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” “nhóm” là động từ thể hiện một hành động làm cho lửa bén, cháy bén, cháy lên ngọn lửa và một bếp lửa hoàn toàn có thật có thể cảm nhận bằng mắt thường để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa rất bình dị có ở mọi gian bếp của làng quê Việt Nam. Thế nhưng từ “nhóm” trong câu thơ sau “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – Nhóm nồi xôi gạo gạo mới sẻ chung vui – Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” thì từ ” nhóm” lại mang ý nghĩa ẩn dụ. Có nghĩa là bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã truyền hơi ấm tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm sẻ chia, tình đoàn kết với hàng xóm láng giềng và rộng ra nữa là tình yêu quê hương đất nước. (Bài làm của học sinh)

Biện Pháp Tu Từ: Các Biện Pháp Tu Từ Trong Văn Học

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ là sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nói quá, chơi chữ,…Trong một câu, một đoạn văn hay một bài thơ để tạo ra một hiệu quả nhất định. Làm cho câu văn trở nên hay hơn sinh động hơn và ấn tượng, biểu cảm, hấp dẫn hơn với người đọc người nghe.

1. Biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh là sử dụng biện pháp so sánh, đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng với nhau.

Cấu trúc của dạng so sánh mà chúng ta thường gặp: …là…; …như…; chúng tôi nhiêu……bấy nhiêu.

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, lời nói. Nếu một bài văn, câu văn có chứa biện pháp tu từ bạn sẽ thấy nó sinh động, hấp dẫn bạn đọc hơn.

Một số ví dụ biện pháp tu từ: Cấu trúc A như B:

Ví dụ 1: “Trẻ em như búp trên cành” – Trích câu nói của Bác Hồ

Ví dụ 2: “Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – Trích ca dao

Ví dụ 3: Trích tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Cấu trúc A là B:

Ví dụ 1: Nhà là nơi bình yên nhất, hay nhà là nơi để về

Ví dụ 2: ” Quê hương là chùm khế ngọt” – Quê Hương ( Trung Đỗ Quân)

Cấu trúc bao nhiêu..Bấy nhiêu:

Ví dụ 1:

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” – Trích Ca dao

Ví dụ 2: “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” – Trích Ca dao

Ví dụ 3:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” – Trích Ca dao

Trong pháp tu từ so sánh sẽ có các kiểu so sánh: Ngang bằng, không ngang bằng; theo đối tượng: so sánh theo đối tượng cùng loại, So sánh khác loại,; so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.

Ví dụ: Trích Sáng tháng năm – Tố Hữu

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” – Sử dụng so sánh ngang bằng.

” Cô giáo em hiền như cô Tấm”- So sánh đối tượng cùng loại,…

2. Biện pháp tu từ nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa là biện pháp sử dụng từ ngữ để chỉ hoạt động, suy nghĩ, tên gọi, tính cách,..vv. vốn chỉ để miêu ta con người lại sử dụng để miêu tả đồ vật, con vật, sự vật, cây cối làm cho câu văn, lời nói, bài thơ,..trở nên sinh động, hấp dẫn, có hồn và thu hút bạn đọc hơn.

Cách nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa là: Gọi sự vật, hiện tượng, cây cối , con vật,..bằng tên người như ông mặt trời, chị ong,..

Một số ví dụ về biện pháp tu từ nhân hóa:

Dùng vốn từ để chỉ sự vật: Bác cối xay gió, Chị hoa mặt trời, chị gió, chị ong nâu nâu, Bác xe điện,..

Sử dụng các hoạt đống, tính chất của con người để chỉ sự vật:

Ví dụ:

” Heo hút cồn mây súng ngửi trời”- Trích bài thơ “Tây tiến” – Quang Dũng’

“Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ” – Sang Thu -Hữu Thỉnh

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” – Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm

Vốn dĩ con người chỉ nói chuyện được với con người, nhưng thông qua biện pháp nhân hóa con người nói chuyện với con vật, đồ vật,..

Ví dụ:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” – Trích Ca dao

3. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ là biện pháp dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mỗi quan hệ tương đồng. Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm cho bài văn, câu văn, lời nói, bài thơ,..trở nên hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn cho người đọc.

Có nhiều kiểu ẩn dụ khác nhau: Ẩn dụ hình thức, cách thức , phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.

Các kiểu biện pháp và lấy ví dụ:

Ẩn dụ hình thức: Đây là ẩn dụ có sự tương đồng về hình thức

Ví dụ:

” Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”- Truyện Kiều – Nguyễn Du

” Về thăm nhà Bác làng sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” – Về thăm quê Bác

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” – Truyện Kiều – Nguyễn Du

Ẩn dụ cách thức: Đây là ẩn dụ có sự tương đồng cách thức

Ví dụ:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” – Câu nói chủ tịch Hồ Chí Minh

” Về thăm nhà Bác làng sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” – Về thăm quê Bác. Đây là đoạn trích vừa có ẩn dụ hình thức và ẩn dụ cách thức.

” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

” Không thầy đó mày làm nên”

Ẩn dụ phẩm chất: Đây là ẩn dụ có sự tương đồng phẩm chất

Ví dụ:

“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” – Câu nói chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” – Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

” Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm” – Đêm nay Bác không ngủ – Nguyễn Huệ

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” – Ca dao

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Đây là ẩn dụ cho người đọc có sự chuyển đổi cảm giá; chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Vì dụ:

” Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” – Sang Thu – Hữu Thỉnh

” Cát lại vàng giòn Ánh nắng chảy đầy vai” – Những cánh buồm -Hoàng Trung Thông

” Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” – Khương Hữu Dụng

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”- Đêm côn Sơn – Trần Đăng Khoa

4. Biện pháp tu từ hoán dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ là biện pháp dùng để gọi tên sự vật – hiện tượng này bằng một tên sự vật – hiện tượng khác dựa trên mỗi quan hệ gần gũi, thân thiết để làm cho câu văn, bài thơ, đoạn văn, lời nói trở nên hấp dẫn hơn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho người đọc, người nghe.

Có 4 kiểu biện pháp tu từ hoán dụ mà chúng ta thường gặp: Lấy bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Ví dụ cho 4 kiểu biện pháp tu từ hoán dụ:

Ví dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể:

” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” – Tục ngữ

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” – Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông

” Một trái tim lớn đã từ giã cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống ” – Xuân Diệu

Ví dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” -Tố Hữu

Ví dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

” Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” – Việt Bắc – Tố Hữu

” Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân” – Nguyễn Du

” Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên” – Tố Hữu

Ví dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:

” Một cây làm chẳng nên non

3 cây chụm lại nên hòn núi cao” -Ca dao

” Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè” – Tố Hữu

5. Biện pháp tu từ nói quá( Phóng đại, cường điệu, khoa trương,..)

Một số ví dụ về biện pháp thu từ nói quá:

” Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi” – Ca dao

“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi” – Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi

“Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung trắng bờ” – Mẹ suốt – Tố Hữu

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”- Việt Bắc – Tố Hữu

6. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh:

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là biện pháp sử dụng tu từ dùng trong diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau thương,ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự trong một hoàn cảnh nhất định nào đó trong đời sống, trong bài văn, bài thơ.

Một số ví dụ về biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” – Khóc dương khuê – Nguyễn Khuyến.

Hãy nói ” Anh ấy đã hi sinh anh dũng trên chiến trường” thay vì nói” Anh ấy đã chết trên chiến trường”

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”- Bác ơi – Tố Hữu

7. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ là sử dụng biện pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 cụm từ . Cụm từ này có tác dụng trong việc làm tăng cường điệu, gợi liên tưởng, cảm xúc diễn đạt của người nói, người viết đối với người đọc, người nghe.

Điệp ngữ gồm có nhiều dạng khác nhau: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ vòng tròn.

Một số ví dụ về biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp từ:

“… Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…” – Việt Bắc – Tố Hữu. Đây là một ví dụ về điệp ngữ ngắt quãng.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” – Truyện kiều – Nguyễn Du. Cũng là 1 ví dụ về điệp ngữ ngắt quãng.

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?’ – Trích Chinh phụ ngâm khúc. Sử dụng điệp ngữ vòng

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” – Điệp ngữ nối tiếp

8. Biện pháp tu từ chơi chữ

Biện pháp tu từ chơi chưa là biện pháp tu từ sử dụng các sắc thái về âm, về nghĩa của từ để tạo cho câu nói, đoạn văn, đoạn thơ trở nên dí dỏm, hấp dẫ và thú vị hơn người đọc, người nghe.

Một số lối chơi chữ mà chúng ta thường gặp: Từ đồng âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối nói trại âm, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Một số ví dụ về biện pháp tu từ chơi chữ:

” Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn” – Ca dao

” Không răng đi nữa cũng không răng, Chỉ có thua người một miếng ăn. Miễn được nguyên hàm nhai tóp tép, Không răng đi nữa cũng không răng” – Không răng- Tôn Thất Mỹ

“Em đây là gái năm con, Chồng em rộng lượng, em còn chơi xuân” – Ca dao ( sử dụng lối chơi chữ đồng nghĩa)

” Nắng cực lúa mất mùa, đứng đầu làng xin xỏ, Nở lòng nào chị chẳng cho'” – sử dụng lối chơi chữ nói lái.

9. Biện pháp tu từ liệt kê

Biện pháp tu từ liệt kê là cách sắp xếp các từ, cụm từ cùng loại nối tiếp nhau để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn về tư tưởng, tình cảm trong các đoạn văn, bài thơ, lời nói tạo sự gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn cho người đọc, người nghe.

Một số kiểu liệt kê: Liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến, liệt kê theo từng cặp

Một số ví dụ về biện pháp tu từ liệt kê:

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!” – Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý

” Nhà em nuôi rất nhiều con vật: Con mèo, con chó, con trâu, con bò, con lợn, con dê, con gà,..”

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!” – Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu

10. Biện pháp tu từ tương phản

Biện pháp tu từ tương phản là cách cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế, to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu”.

Nguồn : Nhóm sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019

Luận Văn Luận Văn Biện Pháp Tu Từ Ngữ Âm Và Biện Pháp Tu Từ Cú Pháp Trong Văn Chính Luận Hồ Chí Minh

1.1. Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn ñề thuộc vềtừ vựng học, nghiên cứu những vấn ñề về ngữ âm và ngữ pháp có vai trò vô cùng to lớn trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay. Nghiên cứu về ngữâm và ngữ pháp góp phần hoàn thiện việc nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ mộtcách toàn diện, tạo ra diện mạo nhiều chiều với nhiều sắc vẻ của các ñơn vị ngôn ngữ. Ở những phương diện khác nhau, các ñơn vị ngôn ngữ lại hiện lên với những trạng thái sinh ñộng, mới mẻ và chứa ñựng nhiều nội dung thú vị. Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp, biện pháp tu từ là một vấn ñề nhận ñược nhiều sự quan tâm. Thông qua việc nghiên cứu các biện pháp tu từ – ñược thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy rõ sự ña dạng trong cách diễn ñạt, cảm nhận rõ vẻ ñẹp của tiếng Việt. Từ ñó, người sử dụngngôn ngữ có thể vận dụng vào việc phân tích và tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống, toàn vẹn và hoàn chỉnh hơn ở nhiều góc ñộ khác nhau. 1.2. Trong sự nghiệp lớn lao của Hồ Chí Minh – có một di sản ñặc biệt biệt ñể lại cho dân tộc, ñó là sự nghiệp trước tác. Người ñã ñể lại cho chúng ta một sự nghiệp trước tác lớn lao về tầm vóc, phong phú ña dạng về thể loại và ñặc sắc về phong cách sáng tác. [43, 419] Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc ñăng trên báo Người cùng khổ, Nhân ñạo, Đời sống thợ thuyềnñã tác ñộng và ảnh hưởng lớn ñến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc ñịa, kêu gọi thức tỉnh nhân dân nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận ñấu tranh chung. “Văn chương Hồ Chí Minh ñã kết hợp ñược sự sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng vànghệ thuật, giữa truyền thống và hiện ñại. Mỗi loại hình văn học của người ñều cóphong cách riêng, ñộc ñáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Hồ Chí Minh là người ñầu tiên sử dụng có hiệu quả 2 cao thể văn chính luận hiện ñại. Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách, ñặc ñiểm của văn chính luận hiện ñại của giai cấp vô sản”. Vì thế, văn chính luận của Người ñược ñộc giả và giới nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện khác nhau. 1.3. Nghiên cứu các biện pháp tu từ trên mặt ngữ âm và ngữ pháp trong văn chính luận của Hồ Chí Minh là vấn ñề giúp chúng tôicó thể tiếp cận, tìm hiểu thêm một phương diện mới về phong cách viết văn của Người.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN