Top 3 # Xem Nhiều Nhất Viện Kiểm Sát Nhân Dân Có Chức Năng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: – Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; – Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: – Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; – Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; – Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; – Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyên

Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Hưng trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, là một trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Đông Hưng, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc bắt, tạm giữ, tạm giam; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm các hoạt động tư pháp được thực hiện đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

4. Thông tin lãnh đạo đơn vị

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Đại Từ

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh đông; phía bắc giáp huyện Định Hóa, phía đông nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc giáp huyện Phú Lương, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Đại Từ có diện tích 3.562,82 km², Dân số khoảng 160.598 người gồm 5 dân tộc anh em là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu. Đại Từ có 31 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó có 28 xã và 02 thị trấn là Thị trấn Hùng Sơn và Thị trấn Quân Chu . Trong nhiều năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được duy trì tương đối ổn định.

VKSND huyện Đại Từ có vị trí đặt tại Phố Đình, Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và là một đơn vị trực thuộc VKSND tỉnh Thái Nguyên có chức năng nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định tại Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND năm 2014. Từ khi được thành lập, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương, luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2007 và năm 2014 đơn vị được Viện trưởng VKSND tối cao tặng cờ dẫn đầu phong trào thi đua khối. Hàng năm đều được Viện kiểm sát nhân dân tối cao và địa phương tặng bằng khen, giấy khen.

2.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ trong hệ thống các cơ quan Nhà nước tại địa phương ngày càng được thể hiện rõ nét, đóng góp ngày càng tích cực trong lĩnh vực bảo đảm an ninh chính trị và trật tự trị an toàn trên địa bàn huyện, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

3.CƠ CẤU TỔ CHỨC

Từ khi được thành lập chỉ với 02 biên chế nghiệp vụ, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế đến nay VKSND huyện Đại Từ đã có 13 biên chế làm công tác nghiệp vụ do đồng chí Viện trưởng lãnh đạo toàn đơn vị; 02 đồng chí giữ chức vụ Phó Viện trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho Viện trưởng lãnh đạo chỉ đạo 50% số lượng công việc và cán bộ KSV của đơn vị; đơn vị có 05 KSV; 02 Kiểm tra viên; 02 chuyên viên; 01 Kế toán viên; 01 hợp đồng bảo vệ và 01 cán bộ tạp vụ.100% cán bộ làm công tác nghiệp vụ có trình độ Đại học; 01 đồng chí đang theo học lớp cao học Luật; 02 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị và 02 đồng chí đang theo học lớp trung cấp lý luận chính trị. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ngành dọc cấp trên, hiện nay đơn vị có cơ sở vật chất khang trang với hệ thống 08 phòng làm việc được trang bị đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật như hệ thống máy tính, máy in, máy phô tô, mạng Internet…đảm bảo cho các cán bộ, KSV có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công nhằm nâng cao chất lượng, vị trí, vai trò của cán bộ kiểm sát, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời kỳ hiện nay.

Viện trưởng: Đồng chí Vũ Thị Bích Hường

Phó viện trưởng: Đồng chí Lưu Thanh Tuấn, Đồng chí Nguyễn Thanh Phong

4.THÔNG TIN LIÊN HỆ

Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Địa chỉ: Phố Đình, Thị Trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 02803.824.239

Email: vienkiemsatdaitu@gmail.com

Viện Kiểm Sát Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát

1. Trả lời cho câu hỏi viện kiểm sát là gì ?

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, viện kiểm sát là cơ quan chức năng có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện công tố . Cùng với tòa án, cơ quan này thuộc nhánh tư pháp trong bộ máy nhà nước. Viện kiểm sát được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Trong đó, viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngoài ra, còn có các viện kiểm sát trực thuộc địa phương như : viện kiểm sát tỉnh ( thành phố), viện kiểm sát quận (huyện).

Viện kiểm sát là một cơ quan được quốc hội giao quyền trực tiếp về thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân trên địa bàn. Sau khi hiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2002, viện kiểm sát còn có thêm chức năng thực hiện quyền công tố theo luật tố tụng hình sự quy định.

1.2. Viện kiếm sát tiếng anh là gì?

Chắc hẳn các bạn , đặc biệt là các bạn ngành luật có quan tâm tên tiếng anh của viện kiểm sát là gì đúng không? Nó là một ngôn ngữ chuyên ngành mà nhất định các bạn ngành luật phải biết để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc. Viện kiểm soát có tên tiếng anh là procuracy, tên đầy đủ của viện kiểm sat nhân dân sẽ là people procuracy.

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của viện kiểm sát

2.1. Các chức năng của viện kiểm sát

Hiểu một cách nôm na, viện kiểm sát sẽ thực hiện quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với đơn vị hành chính được phân công đảm nhiệm.

Thực hiện quyền công tố là chức năng quan trọng của viện kiểm sát. Trong một phiên tòa xét xử, chúng ta thường sẽ thấy có luật sư và kiểm sát viên. Nếu như luật sư đóng vai trò bào chữa cho người phạm tội thì kiểm sát viên lại căn cứ vào các bằng chứng phạm tội nhằm buộc tội những đối tượng này. Viện kiểm sát sẽ có sự kết hợp chặt chẽ với tòa án nhân dân các cấp để đảm bảo việc xét xử diễn ra công bằng, minh bạch nhất.

Đối với chức năng kiểm sát, viện kiểm sát cần phải kiểm tra tính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp và thực hiện ngay tại thời điểm vừa tiếp nhận thông tin tố giác, kiến nghị khởi tố.

Có thể hiểu rằng, Viện kiểm sát có chức năng bảo vệ hiến pháp, pháp luật, bảo vệ cho lẽ phải, công bằng và quyền lợi của nhân dân. Cơ quan này có sự phối kết hợp với Tòa án nhân dân đảm bảo các vấn đề kiện tụng được diễn ra công bằng nhất, và hướng tới mục tiêu không có oan sai.

2.2. Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát

Viện kiểm sát bao gồm 4 cấp bậc : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp cao ( các viện kiểm sát này đặt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố và viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện.

Trong viện kiểm sát, người đứng đầu là viện trưởng đảm nhiệm công tác phân công, điều hành công việc của các kiểm sát viên, đồng thời tham gia vào các trọng án có nhiều tình tiết phức tạp. Bên dưới viện trưởng viện kiểm sát là viện phó hỗ trợ viện trưởng trong quá trình làm việc và điều hành các kiểm sát viên. Các kiểm sát viên sẽ nhận sự phân công của cấp trên để tham gia giải quyết các vụ án trên địa bàn phụ trách.

2.3. Viện kiểm sát có quyền gì

Quyền kháng nghị

Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật

Quyền kiến nghị

Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật

3. Sự khác biệt giữa viện kiểm sát và tòa án nhân dân

Về chức năng, viện kiểm sát sẽ tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố. Trong khi đó, toà án nhân dân sẽ có vai trò xét xử và thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án sẽ là cơ quan đưa ra quyết định tuyên án dựa theo các căn cứ của hai bên viện kiểm sát và luật sư. Như vậy, viện kiểm sát sẽ đóng vai trò tìm hiểu một chuyên án và tìm những chứng cứ để buộc tội nếu như người bị tố giác thực sự vi phạm. Tuy nhiên, cơ quan này không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với người phạm tội.

4. Điều kiện để trở thành một kiểm sát viên

4.1. Điều kiện về bằng cấp

Để có thể trở thành một kiểm sát viên, tiêu chí đầu tiên bạn cần đáp ứng được chính là có trình độ về cử nhân Luật trở lên. Sau khi tốt nghiệp các trường thuộc chuyên ngành Luật như Đại học Luật Hà Nội, đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, hoặc một số các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật như đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc Gia khoa Luật, bạn hoàn toàn có thể tham dự các kỳ thi công chức ngành kiểm sát để trở thành những kiểm sát viên làm việc trong các viện kiểm sát các cấp.

4.2. Điều kiện về lý lịch

Gần giống như các ngành công an, quân đội, ngành kiểm sát sẽ tiến hành điều tra lý lịch khá “chặt”. Khi nộp hồ sơ thi tuyển vào ngành này, các bạn cần phải đảm bảo có một lý lịch ” sạch”, bản thân và bố mẹ, ông bà, anh, chị, em không vi phạm pháp luật, không có những hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.

4.3. Điều kiện về sức khỏe

Nghề kiểm sát viên có áp lực công việc khá lớn. Vì vậy, các bạn cần phải có sức khỏe đảm bảo thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trước khi tham dự kỳ thi nghiệp vụ kiểm sát và kỳ thi công chức, bạn cần phải trải qua vòng sơ tuyển sức khỏe. Nếu bạn đảm bảo về chiều cao, cân nặng và không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y nguy hiểm, bạn sẽ có cơ hội đi vào “vòng tiếp theo”.

5. Phương thức thi tuyển để trở thành nhân viên của viện kiểm sát

Để có thể trở thành nhân viên của viện kiểm sát, các bạn phải trải qua những kỳ thi khá gắt gao.

Sau khi có bằng cử nhân luật, các bạn có nguyện vọng muốn làm việc tại viện kiểm sát cần phải tham dự kỳ thi công chức và kỳ thi riêng của ngành kiểm sát. Đề thi rất đa dạng về tất cả các mảng kiến thức nói chung và kiến thức của ngành Luật nói riêng. Ngoài ra, các bạn cần phải tham dự thi tiếng Anh, tin học và một số bộ môn khác theo yêu cầu.

Kết quả thi sẽ được xét theo độ dốc, từ cao xuống thấp, nếu bài thi của bạn đạt được điểm số cao hơn so với các đối thủ, chắc chắn, bạn sẽ giành được tấm vé vào làm việc tại viện kiểm sát- là mơ ước của rất nhiều các sinh viên tốt nghiệp ngành luật.

Tuy nhiên, trước khi thi tuyển, các bạn cần phải đảm bảo bản thân đáp ứng được tất cả điều kiện của ngành, tránh tình trạng đã trúng tuyển nhưng lại lý lịch gia đình hoặc sức khỏe bản thân lại không đáp ứng được yêu cầu công việc.

6. Học viện kiểm sát ra có việc làm không?

7. Trường học viện kiểm sát ở đâu?

Trường có tên là Đại học kiểm sát hà nội , trường là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện kiểm soát nhân dân tối cao. Đại học kiểm sát Hà Nội là cái tên khá mới trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam vì vậy chắc nhiều bạn vẫn không biết trường ở đâu đúg không? Trường được đặt tại trụ sở : phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Và hiện tại chỉ có một cơ sở duy nhất.