Top 12 # Xem Nhiều Nhất Video Hướng Dẫn Đo Chức Năng Hô Hấp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Hô Hấp Ký Đo Chức Năng Hô Hấp

Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.

Hô hấp ký là gì?

Xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Trước khi làm, bạn được đo chiều cao và cân nặng. Khi đo bạn cần phải thổi vào máy hô hấp ký. Trước tiên bạn ngậm môi xung quanh ống thổi, hít sâu vào sau đó thổi ra mạnh nhất có thể tới khi không thổi thêm khí được nữa. Quá trình này mất vài giây. Để đánh giá thêm về chức năng phổi, kỹ thuật viên đo có thể yêu cầu bạn hít sâu vào sau đó thở ra chậm hết sức có thể tùy thuộc vào mục đích chuẩn đoán. Trong quá trình đo, kỹ thuật viên kẹp mũi của bạn bằng một cái kẹp mũi mềm để đảm bảo rằng bạn không thở ra đường mũi. Kỹ thuật viên có thể thực hiện lặp lại hơn ba lần để kiểm tra xem kết quả đọc được có giống nhau ở mỗi lần thổi.

Các thông số giá trị khi đo chức năng hô hấp bằng hô hấp ký?

Máy hô hấp ký đo được thể tích và tốc độ dòng khí bạn hít vào và thở ra. Các thông số máy ghi nhận được bao gồm:

Thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên (Forced expiratory volume in one second – FEV1). Đây là thể tích không khí mà bạn có thể thổi ra trong vòng một giây đầu tiên của thì thở ra. Bình thường bạn thường có thể thổi ra hầu hết không khí ra khỏi phổi trong vòng một giây.

Những kết quả đo được thể hiện điều gì?

Một kết quả đo chức năng hô hấp bằng hô hấp ký thường được thể hiện như sau:

Kết quả hô hấp ký bình thường

Một kết quả hô hấp ký bình thường sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng, chủng tộc và giới tính. Giới hạn bình thường được thể hiện trên biểu đồ, và bác sĩ tham khảo biểu đồ này khi họ đánh giá kết quả đo của bạn.

Hội chứng tắc nghẽn

Gặp trong tình trạng hẹp hay tắc nghẽn đường hô hấp. Nguyên nhân chính gây nên hội chứng tắc nghẽn khi đo phế dung là hen phế quản và COPD. Vì thế, đo hô hấp ký có thể giúp chẩn đoán tình trạng bệnh. Nếu đường hô hấp bị hẹp hay tắc nghẽn, nó sẽ làm cho lượng không khí bạn thở ra nhanh giảm xuống. Vì vậy, chỉ số FEV1 sẽ giảm và tỷ lệ FEV1/FVC là thấp hơn so với bình thường. Theo quy ước, hội chứng tắc nghẽn xảy ra khi: Chỉ số FEV1/FVC thấp hơn 0,7, Chỉ số FEV1 có thể ít hơn 80% của giá trị dự đoán. Trong khi chỉ số FVC thường là bình thường hoặc gần bình thường. Đánh giá sau thử thuốc giãn phế quản – test dãn phế quản. Kết quả đo hô hấp ký cải thiện nếu đường hô hấp bị hẹp trở nên rộng hơn sau khi xịt thuốc. Ở bệnh nhân COPD, bác sĩ thường dung chỉ số FEV1 sau thử thuốc để đánh giá mức độ tắc nghẽn.Đối với bệnh lý hen phế quản, thường kết quả sau thử thuốc giãn phế quản cải thiện đáng kế, tuy nhiên ở bệnh COPD thường đáp ứng cải thiện kém. Theo một số hướng dẫn, các giá trị sau đây giúp chẩn đoán mức độ tắc nghẽn khi đo hô hấp ký:

Hội chứng hạn chế khi đo hô hấp ký

Hội chứng hạn chế khi đo hô hấp ký, phản ánh gián tiếp qua chỉ số FVC thấp hơn so với giá trị dự đoán. Hội chứng này thường thấy ở nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau ảnh hưởng đến mô phổi, hoặc khả năng của phổi khi giãn ra và giữ một lượng khí. Những tình trạng này là do xơ hóa hay sẹo phổi làm cản trở quá trình hít thở. Một số dị tật trong quá trình phát triển của phổi cũng có thể gây ra khiếm khuyết hạn chế này. Chỉ số FEV1 cũng sẽ bị giảm xuống, nhưng đây là do tương ứng với FVC giảm. Vì vậy, khi bị hội chứng hạn chế tỷ lệ FEV1/FVC là bình thường.

Sự kết hợp hội chứng tắc nghẽn và hội chứng hạn chế khi đo hô hấp ký

Trong trường hợp này bạn có thể có hai tình trạng – ví dụ, bệnh hen phế quản cộng với một rối loạn phổi khác. Ngoài ra, một số tình trạng phổi có dấu hiệu của cả hội chứng tắc nghẽn và hội chứng hạn chế. Ví dụ: ở bệnh xơ nang (cystic fibrosis) , có rất nhiều chất nhầy trong đường hô hấp, gây hẹp đường hô hấp (thể hiện phần tắc nghẽn), và gây tổn thương mô phổi (thể hiện phần gây hạn chế).

Đo hô hấp ký có giống với máy đo lưu lượng đỉnh không (peak flow)?

Không. Một máy đo lưu lượng đỉnh là một thiết bị nhỏ để đo tốc độ không khí mà bạn có thể thổi ra nhanh khỏi phổi. Giống như đo hô hấp ký, nó có thể phát hiện hẹp đường hô hấp. Nó thuận tiện hơn đo hô hấp ký và thường được sử dụng để giúp chẩn đoán hen phế quản. Nhiều người bị bệnh hen phế quản cũng sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh để theo dõi bệnh. Đối với những người bị COPD, đọc lưu lượng đỉnh có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ về chứng hẹp đường hô hấp, nhưng nó có thể đánh giá không đúng về độ nghiêm trọng của bệnh COPD. Do đó, đo hô hấp ký vẫn là xét nghiệm chính xác hơn để chẩn đoán và theo dõi những người bị COPD.

Trước khi đo hô hấp ký cần chuẩn bị những gì?

Làm theo các hướng dẫn trước khi đo hô hấp ký ở cơ sở xét nghiệm mà bạn được đo xét nghiệm này. Các hướng dẫn có thể bao gồm những điều như: không sử dụng thuốc hít hoặc uống có tác dụng làm giãn phế quản trong một thời gian định sẵn trước khi tiến hành xét nghiệm (một vài giờ hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào loại thuốc hít). Ngoài ra, không được dùng rượu, ăn quá no, hoặc tập thể dục mạnh trong một vài giờ trước khi xét nghiệm. Tốt nhất, bạn không nên hút thuốc trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.

Đo hô hấp ký có thể gặp những nguy cơ gì?

Đo hô hấp ký là một xét nghiệm có nguy cơ rất thấp (ít gây hại). Tuy nhiên, việc thổi ra mạnh có thể làm tăng áp lực trong lồng ngực, bụng và mắt. Vì vậy, không nên tiến hành đo hô hấp ký nếu bệnh nhân có các tình trạng sau đây:

Đau thắt ngực không ổn định.

Thử nghiệm đảo ngược – Test đáp ứng thuốc giãn phế quản

Máy Đo Chức Năng Hô Hấp

Đặt hàng

Máy đo chức năng hô hấp

Model: Spirolab-III

Xuât xứ: MIR-Ý.

Sử dụng cho việc đo kiểm tra phế dung kế, chức năng phổi, SpO2, kiểm tra cuống phổi, Ước lượng tuổi của phổi và các chức năng hô hấp khác.

– Tự động kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra (máy sẽ không đưa ra kết quả nếu các thao tác kiểm tra không đúng và yêu cầu kiểm tra lại). – Nhờ tính năng kỹ thuật số cho phép đo lưu lượng với độ tính chính xác cao trong tất cả các điều kiện môi trường

– Có thể lựa chọn ngôn ngữ và dự đoán trước các giá trị khác nhau.

– Máy in có tốc độ in nhanh và có độ ồn thấp

– Có thể lựa chọn dạng đo tiêu chuẩn theo vùng, miền khác nhau của bệnh nhân – Kết nối: USB, Bluetooth ® và RS232

– Có thể triết xuất dễ dàng bằng file PDF hoặc email

– Màn hình LCD với độ phân giải cao 16 màu sắc thụ động kiểu FSTN 320×240 điểm ảnh

– Có bộ nạp trong máy và bộ cảm biến nhiệt bên trong BTPS tự động chuyển đổi

– Phần mềm kết nối bên trong với máy PC.

– Máy có bộ nhớ lưu được 6000 cuộc kiểm tra.

– Tìm dưc liệu bệnh nhân bằng nhận dạng theo ID, tên, tuổi.

– Ghi hoặc kết nối với Bluethooth trong 1000 giờ .

– Cho phép in 3 dữ liệu kiểm tra cùng một lúc

– Phím được làm bằng chất liệu Silicon bền và thân thiện với người sử dụng

Các đặt điểm về đo dung tích phổi:

– Dữ liệu ghi được 3 thử nghiệm cùng một lúc và cho phép lựa chọn in kết quả theo yêu cầu.

– Màn hình hiển thị 8 dữ liệu cùng một lúc.

– Độ chính xác cao nhờ bộ cảm biến nhiệt độ cho chuyển đổi BTPS.

Tích hợp sẵn hai lưu lượng kế:

+ Tuabin sử dụng một lần với chính xác cao và dễ dàng thay thế.

+ Tuabin dùng nhiều lần có độ chính xác cao, ổn định và dễ dàng khử trùng

Phần mềm winspiroPRO

– Kết nối On-line với máy PC biểu tượng giao diện.

– Thể tích thời gian thực / thể tích và thể tích / thời gian thực.

– Hoạt động của cuống phổi với liều thuốc – đáp ứng FEV1.

– Tích hợp với các bản ghi điện tử y tế.

– Tích hợp phần mền khuyến khích hoạt động cho trẻ em.

– Dự đoán tuổi của phổi.

– Dữ liệu và đồ thị cũng triết xuất qua e-mail.

– Các đồ họa đánh giá xu hướng linh động in báo cáo với một số chuyên mục phân tích thống kê của các sự kiện về lưu lượng máu và SPO2

Đặc tính kỹ thuật đo SPO2 (lựa chọn ngoài)

– Đo tốc độ của mạch máu và SPO2 trong thời gian ngắn

– ODI, NOD, T90%,% T89, T88, T87%

– Kiểm tra khi ngủ và tập thể dục với độ chính xác cao.

– Đo SpO2: : 0-99%

– Độ chính xác SpO2: : ± 2% giữa 70-99% SpO2

– Đo nhịp tim: : 30-254 BPM

– Độ độ chính xác: : ± 2 BPM hay 2%

Thông số kỹ thuật:

– Cho phép đo và kiểm tra các thông số như: FVC, FEV1, FEV1/FVC%, FEV6, FEV1/FEV6%, PEF, FEF25%, FEF50%, FEF75%, FEF25-75%, FET, Vext, FIVC, FIV1, FIV1/FIVC%, PIF, * FVC, FEV1 *, * PEF, VC, IVC, IC, ERV, FEV1/VC%, VT, VE, RF, ti, te, ti / t-tot, VT / ti, MVV (* Giá trị tốt nhất)

– Nguồn điện cung cấp: Bằng nguồn điện trực tiếp hoặc PIN nạp lại được, Ni-MH, 6 phân tử 1.2V cái, 4000 mAh

– Cảm biến nhiệt độ: nhờ chất bán dẫn (0-45°C)

– Bộ chuyển đổi lưu lượng/ thể tích: chuyển đổi theo kỹ thuật số dòng khí.

– Phương thức đo: Hồng ngoại gián đoạn

– Phạm vi lưu lượng: ± 16 ls

– Độ chính xác thể tích: ± 3% hoặc 50 ml

– Độ chính xác lưu lượng: ± 5% hoặc 200 ml / s

– Trở kháng động: <0,5 cmH2O/L/s

– Kết nối: USB, Bluetooth, RS 232

– Hiển thị: FSTN đồ họa, 320 x 240 pixel

– Máy in / giấy: cách nhiệt, rộng 112 mm

– Ống thổi: đường kính bên ngoài 30mm

– Kích thước: 310 x 205 x 65 mm

– Trọng lượng: 1,9 Kg

– Nhiệt độ và độ ẩm sử dụng: 10°C tới 60°C / 10% tới 95%

Các trức năng cảnh báo:

– Máy báo động bằng hình ảnh và âm thanh khi máy gặp sự cố

– Tự động kháo máy trong trường hợp người sử dụng ấn phím quá 5 giây.

– Có đèn LED cảnh báo dung lượng PIN

* Phụ kiện tiêu chuẩn kèm theo:

Xuất xứ: MIR-Ý

Dịch Vụ Đo Chức Năng Hô Hấp

Giá trị của phương pháp Đo chức năng hô hấp: Là một xét nghiệm thường quy dùng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý hô hấp, đánh giá chức năng thông khí ở người bình thường và người có nguy cơ cao mắc bệnh hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế, đánh giá tình trạng thông khí phổi ở bệnh nhân trước, sau phẫu thuật…

I.Những khách hàng có thể làm dịch vụ:

1. Đối tượng khám sức khỏe: Những người có nguy cơ cao mắc bệnh hô hấp: Công nhân các hầm mỏ, xí nghiệp, nhà máy có tiếp xúc với khói bụi, người hút thuốc lá…), giám định y khoa.

2. Những người có các triệu chứng hô hấp, trên 40 tuổi, béo phì, hút thuốc.

3. Bệnh nhân trước và sau phẫu thuật lồng ngực.

4. Xác định chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản…

5. Phát hiện sớm và theo dõi các bệnh lý tim mạch.

II. Những khách hàng không làm được dịch vụ:

6. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp, tim mạch.

1. Bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

2. Bệnh lao AFB(+)…

3. Ho ra máu.

4. Tim mạch không ổn định (cao huyết áp không kiểm soát, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng).

5. Người bệnh có triệu chứng bệnh cấp tính: nôn,tiêu chảy.

6. Người rối loạn thần kinh tâm thần, bệnh nhân không hợp tác.

Lưu ý:

7. Phẫu thuật mắt, ổ bụng, đang trong thời kỳ hậu phẫu.

– Khách hàng không dùng thuốc giãn phế quản, thuốc chẹn beta adrenergic trong vòng 6 giờ trước khi đo.

– Khách hàng đã ăn đo sau ăn 2 giờ.

– Khách hàng sử dụng đồ uống có cồn đo sau 4 giờ.

III. Ưu việt của phương pháp Đo chức năng hô hấp:

– Khách hàng vừa hút thuốc đo sau 1 giờ.

Đo chức năng hô hấp là thăm dò khá đơn giản không gây đau, không gây khó chịu hay tai biến cho bệnh nhân.

Với hệ thống máy đo hiện đại cùng đội ngũ bác sỹ chuyên khoa, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, dịch vụ Đo chức năng hô hấp đang được thực hiện hàng ngày tại MEDLATEC, giúp các bác sỹ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán sớm, chính xác nhất các bất thường về bệnh đường hô hấp.

Quy Trình Đo Chức Năng Hô Hấp

CHỈ ĐỊNH

❖ Chẩn đoán

. Đánh giá các hội chứng, dấu hiệu bất thường

. Đánh giá ảnh hưởng của các bệnh lên chức năng hô hấp

. Tiên lượng tiền và hậu phẫu

. Tiên lượng về tình trạng sức khoẻ trước khi bắt đầu một chương trình gắng sức.

❖ Theo dõi

. Đánh giá hiệu quả các liệu pháp can thiệp

. Chỉ rõ các tác động của bệnh ảnh hưởng lên chức năng phổi

. Theo dõi các tác nhân tổn thương

. Theo tác dụng phụ của thuốc

❖ Đánh giá sự mất hay phục hồi chức năng phổi

. Đánh giá các bệnh nhân trong chương trình phục hồi chức năng phổi.

. Đánh giá bệnh nhân trong bảo hiểm

. Pháp y

❖ Sức khỏe cộng đồng

. Dịch tể học

. Tìm Giá trị tham khảo

. Nghiên cưú lâm sàng

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

* BN không hợp tác (VD: Không thể hiểu quy trình thực hiện)

* Nhồi máu cơ tim mới (<1 tháng)

* Tràn khí màng phổi mới

* Mới chọc dò hay sinh thiết màng phổi

* Cơn hen PQ cấp nặng

* Đau ngực và/ hoặc đau bụng

* Đau hàm mặt

* Lao M (+) (Nguy cơ lây nhiễm), Ho ra máu

* Stress

QUY TRÌNH THỰC HIỆN TDCNHH:

Chuẩn bị:

– Kiểm tra định chuẩn: Hô hấp kế phải được định chuẩn mỗi ngày bằng syringue chuẩn 3 Lít.

– Chuẩn bị mọi thứ, giải thích cho bệnh nhân: TDCNHH là một nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi việc giải thích cho BN thật rõ ràng. Sự phối hợp và hợp tác của BN là yếu tố then chốt.

Những hoạt động nên tránh trước khi đo chức năng phổi.

o Không hút thuốc trong vòng 1 giờ trước khi đo

o Không uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đo

o Không hoạt động gắng sức trong vòng 30 phút trước khi đo

o Không mặc quần áo quá chật làm hạn chế ngực và bụng khi đo

o Không ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đo

o Không sử dụng các thuốc dãn phế quản trước khi đo (4 giờ đối với SABA, 8 giờ đối với LABA)

Vị trí: BN có thể đứng hay ngồi:

o Tư thế đứng: áp dụng cho hầu hết các trường hợp;

o Tư thế ngồi: áp dụng khi BN chóng mặt và có thể té ngã khi gắng sức thở ra.

Trước khi đo, những dữ liệu sau phải được khai thác và nhập vào máy để tính giá trị tham chiếu của BN (PEF, FEV1, FVC): Giới tính, tuổi, chiều cao, chủng tộc, cân nặng, tiền căn, các thuốc đang được điều trị, rối loạn hô hấp, tình trạng hút thuốc lá. Với những bệnh nhân dị dạng lồng ngực nên thay đo chiều cao bằng đo chiều dài cánh tay sau đó tính ra chiều cao theo phương trình hồi qui: Ht = Chiều dài cánh tay/ 1.06.

– Rửa tay

– Hướng dẫn bệnh nhân

– Có thể biểu diễn cho BN thấy cách thở.

– Thực hiện trên bệnh nhân FVC test (Force vital capacity)

❖ Định nghĩa

FVC ( Force vital capacity) là thể tích hít vào thở ra tối đa một cách gắng sức.

FEV 1 ( Force expiratory volumes in the first second) là thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên.

PEF (Peak expiratory flow) Lưu lượng đỉnh lúc thở ra.

❖ Thao tác đo FVC

Có 3 pha trong khi đo FVC

Hít vào hết mức, ngưng < 1giây (1-2 giây)

“Thổi” ra hết mức

Tiếp tục thổi ra cho đến khi không thể thổi được nữa (6 giây ở người lớn, 3 giây ở trẻ con )

– Thực hiện lại ít nhất 3 lần

❖ Đánh giá trong quá trình thao tác

– Tiêu chuẩn của bắt đầu test: EV (extrapolation volume) < 5% FVC hay < 0,15 lít

. Thời gian thổi ra phải đủ dài tối thiểu là 6 giây và đến 15giây nếu có tắc nghẽn đường dẫn khí.

. Giãn đồ Thể tích-Thời gian có thể tích thay đổi < 0,025 lít trong 1 giây

– Một số tình trạng ảnh hưởng đến kết quả đo

. Ho

. Ngưng thổi đột ngột . Hở miệng hay tắc nghẽn ở ống ngậm

❖ Đánh giá so sánh kết quả giữa các lần đo Sau khi thực hiện 3 lần đo chúng ta sẽ chọn:

. 2 kết quả lớn nhất của FVC chênh lệch không quá 0,15 lít hay 5%

. 2 kết quả lớn nhất của FEV1 chênh lệch không quá 0,15 lít hay 5%

Nếu đạt được cả 2 tiêu chuẩn trên, kết thúc test

Nếu không, làm lại cho đến khi đạt 2 tiêu chuẩn trên nhưng chỉ thực hiện test tối đa 8 lần hay đến khi bệnh nhân không thể tiếp tục. Nếu vẫn không đạt được sau 8 lần đo, ngưng và chọn 3 giãn đồ tốt nhất, chấp nhận được.

Test giãn phế quản:

❖ Phương pháp

– Sau khi có 3 lần đo đạt chuẩn

– Liều dùng albuterol/salbutamol với tổng liều là 400mcg, có thể dùng ipratropium bromide với tổng liều là 160mcg

– Thời gian chờ 10 – 20 phút VC test (Vital capacity):

❖ Định nghĩa:

VC (vital capacity) là thể tích thay đổi khi hít tối đa và thở ra hết mức, đơn vị lít.

❖ Thao tác

– Hướng dẫn bệnh nhân cách thở

– Bệnh nhân phải được hít vào hết mức rồi thở ra hết mức cho đến khi đạt tiêu chuẩn thở ra một cách từ từ, nhẹ nhàng, không cần gắng sức.

– Quá trình hít vào và thở ra từ 5-6 giây.

❖ Đánh giá trong quá trình thao tác

– Không được hít vào quá chậm

– Giãn đồ Thể tích-Thời gian có thể tích thay đổi <0,025 lít trong 1 giây

– Một số tình trạng ảnh hưởng đến kết quả đo

. Ho

. Ngưng thổi đột ngột . Hở miệng hay tắc nghẽn ở ống ngậm

❖ Đánh giá so sánh kết quả giữa các lần đo

– Chênh lệch 2 kết quả < 5% hay 0,15 L.

– Số lần thực hiện không quá 4 lần

❖ Chọn kết quả: chọn kết quả có VC lớn nhất MVV test (Maximal voluntary ventilation):

❖ Định nghĩa: MVV là thể tích tối đa có thể thở trong 1 khoảng thời gian ( 12 -15 giây)

❖ Thao tác

– Giải thích cho bệnh nhân

– Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện test

– Cho bệnh nhân thở bình thuờng ít nhất 3 phút, sau đó bênh nhân hít vào và thở ra nhanh, mạnh hết mức có thể trong 12 giây.

– Tần số thở từ 90 -110 lần/phút

❖ Đánh giá trong quá trình thực hiện

– Tiêu chuẩn vàng để chấp nhận kết quả là xấp xỉ khoảng 50% VC

– Tần số thở khoảng 90 lần/phút, không nhận kết quả nếu tần số nhỏ hơn 65 lần/phút

❖ Đánh giá so sánh kết quả giữa các lần đo

– Thực hiện ít nhất 2 lần.

– Kết quả 2 lần khác biệt không quá 20%

❖ Chọn kết quả: chọn kết quả có MVV lớn nhất, nên in thêm tần số thở trong báo cáo.

Quy Trình Chẩn Đoán Bệnh Nhân Hôn Mê

Quy Trình Kỹ Thuật Nhiệt Đông Cao Tần Qua Soi Phế Quản Ống Cứng

Quy Trình Kỹ Thuật Áp Lạnh Liệu Pháp Qua Soi Phế Quản

Quy Trình Sinh Thiết Phổi Xuyên Thành Ngực