Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Chức Năng Của Tuyến Giáp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Vị Trí Của Tuyến Giáp Và Chức Năng Của Nó

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể con người. Tuyến giáp ở cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hoocmone điều hòa chuyển hóa năng lượng, sự tăng trưởng của cơ thể, sự phát triển của hệ thần kinh.

Chức năng của tuyến giáp

Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hoocmone. Các hoocmone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để dẫn đến đến các cơ quan. Chúng hoạt động giống như chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của con người. Hoocmone tuyến giáp sản xuất ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể cũng như nồng độ của một số khoáng chất trong máu. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hoocmone và phóng thích chúng vào máu. Hai trong số chúng được gọi là thyroxine (T4) và triodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Hoocmone còn lại có chức năng giúp cơ thể kiểm soát lượng canxi trong máu.

Ảnh 1 – hoocmone tuyến giáp hoạt động như chất dẫn truyền

Tuyến giáp ở cổ là tuyến nội tiết đơn, nằm phía dưới cổ, có hai thùy nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang, được gọi là eo tuyến giáp. Tuyến giáp được tưới máu vô cùng dồi dào so với các cơ quan khác, 4-6ml/1’/gr. Mô giáp từ 2 động mạch giáp trên và 2 động mạch giáp dưới và có mối liên hệ vô cùng mật thiết với dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp.

Mô giáp gồm những tiểu thùy được tạo thành từ 30 – 40 đơn vị, có chức năng cơ bản là nang giáp. Mỗi nang giáp có dạng hình cầu, được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất. Lớp tế bào này tạo ra một khoang rỗng ở giữa, chứa dầy chất keo mà thành phần chủ yếu là Thyroglobulin.

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cơ thể

Người nào bị thiếu hoocmone tuyến giáp sẽ bị rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể bị chậm lại, từ cơ quan thần kinh (suy nghĩ chậm, nói chậm), đến tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón) và nhiều biển hiện khác như cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, người thường bị lạnh bất thường.

Người bị thừa hoocmone giáp hay còn gọi là tình trạng cường giáp, người bệnh dễ cáu gắt, ít ngồi yêu một chỗ, sụt cân, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, luôn nóng nực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim … Có thể nói, tuyến giáp có chức năng vô cùng quan trọng, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ em.

Ảnh 2 – hoocmone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em Tuyến giáp có vai trò hết sức quan trọng, chính vì vậy các bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe cũng như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, để kiểm tra nồng độ của nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất. Nếu bạn có thắc mắc về tuyến giáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Chức Năng Của Tuyến Giáp Là Gì?

Tuyến giáp là tuyến hình bướm nhỏ nằm ở phía trước cổ, dưới thanh quản. Tuyến giáp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hormone và phóng thích vào máu, giúp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và kiểm soát lượng canxi trong máu.

Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hoặc suy yếu sẽ dẫn đến mắc các bệnh tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp gồm cường giáp và suy giáp là vấn đề phổ biến gây ra mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp trở nên hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp).

Chức năng của tuyến giáp là gì?

Như đã nói ở trên, tuyến giáp giữ chức năng quan trọng đối với sự sống của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hormone và phóng thích vào máu, có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Cụ thể:

Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.

Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.

Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.

Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.

Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.

Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp

Cường giáp

Nguyên nhân gây cường giáp: Do rối loạn nội tiết (bệnh Basedow) thường gặp ở phụ nữ từ 30 – hơn 50 tuổi; sử dụng quá liều Iod trong quá trình trị bệnh; bệnh bướu cổ đa nhân nhiễm độc; u tuyến độc, viêm tuyến giáp, ăn quá nhiều iot, viêm tuyến yên…

Hầu hết, việc xuất hiện các nguyên nhân gây bệnh nói trên là do chế độ ăn uống thiếu hụt i – ốt, do di truyền bẩm sinh, do rối loạn sinh lý.

Triệu chứng của bệnh cường giáp:

-Cơ thể gầy sút dù ăn uống nhiều và đủ dinh dưỡng

-Tăng huyết áp

-Tây run

-Da ấm và ẩm, đổ nhiều mồ hôi dù trời không nóng nực.

-Mạch nhanh và tăng nhịp tim

-Tuyến giáp phì đại, mắt lồi

Hậu quả của cường giáp: Bị bệnh cường giáp khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cả bà mẹ và thai nhi như sinh non, nguy cơ tiền sản giật, suy tim do tim hoạt động quá sức; thai chết lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh.

Biến chứng về tim là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của cường giáp. Biến chứng này, có thể gây ra các tình trạng như: rung nhĩ và suy tim xung huyết.

Nếu không điều trị kịp thời cường giáp có thể dẫn đến xương yếu, dễ gãy. Điều này được gây ra bởi quá nhiều hoocmon tuyến giáp, cản trở khả năng kết hợp canxi vào cơ thể.

Các biến chứng về cường giáp cấp gồm đau tim, khó thở và thậm chí gây ra tình trạng mê sảng, hôn mê.

Suy giáp

Nguyên nhân: Suy giáp là bệnh tự miễn, bị cắt bỏ tuyến giáp, thiếu iod, sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc do sự thay đổi nội tiết tố.

Triệu chứng: Giảm nhu động ruột, nhịp tim, tuần hoàn, trầm cảm,

Hậu quả của suy tuyến giáp: Phụ nữ mang thai bị suy tuyến giáp có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh; trẻ sinh ra bị đần độn, kém phát triển về thể chất, trí tuệ, nhẹ cân…

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về chức năng của tuyến giáp, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 024. 383. 55555 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Thảo Luận:chức Năng Của Hormon Tuyến Giáp

Chào anh Tiếp, Tôi có hơi thắc mắc một chút về thuật ngữ anh dùng, mong anh giải thích giúp. Theo tôi hiểu thì “mô bào” (histiocyte) là những tế bào của hệ miễn dịch, nói nôm na là tế bào đại thực bào cố định tại mô như tế bào hình sao ở não, tế bào Kuffer tại gan, Langerhans ở dưới da, tế bào bụi ở phế nang…Liệu chữ anh dùng ở đây (để chỉ các tế bào khác trong cơ thể) có gây nhầm lẫn cho người đọc hay không? Xin cảm ơn anh! (Cuối tuần vừa rồi tôi ở Göttingen, có ý tìm gặp anh nhưng rất tiếc là không gặp). Thân mến Vietmed 03:59, ngày 05 tháng 12 năm 2006 (CST)

Chào anh Khôi,

Tôi cũng cân nhắc mãi về cách chuyển ngữ các từ như “issue cell”, “histiocyte” v.v. vì thực tế các tài liệu của ta dùng rất khác nhau.

Tôi dùng “mô bào” để thay thế cho các cụm từ như “tissue cells” , cells of … tissue”…trong đa số tài liệu hiện nay. Nếu dùng đầy đủ phải là “tế bào của các mô…” hay “tế bào thuộc mô…”.v.v. Ở đây tôi học cách rút gọn của nhiều thầy cô đi trước dùng khi giảng bài và cả khi viết sách. Lâu rồi thành quen nên quên mất không viết đầy đủ lần đầu tiên trong bài rồi mở ngoặc ghi cách viết gọn. Tôi sẽ thêm chú thích vào bài viết. Nếu anh hoặc ai đó tìm được cách chuyển ngữ nào hay, chính xác và không gây nhầm lẫn thì ta sẽ đưa vào bài.

Cũng theo cách hiểu của tôi, histiocyte chỉ các macrophage và các dòng tế bào Langerhans (Langerhans cell lineages) (thường có mặt trong các mô liên kết). Nó cũng có tiền tố histio- mang nghĩa mạng lưới (web) và mô (tissue). Có tài liệu cho rằng nó mang giản nghĩa của histo- (tiền tố được dùng thông dụng khi nói về mô). Có lẽ vì thế nên histocyte chỉ được dùng để khi nói về các loại tế bào ở trên! Liệu histio- có mang nghĩa bao trùm để chỉ tất cả các mô không anh Khôi nhỉ? Nếu ta phải chuyển nó sang tiếng Việt thì nên dùng từ nào cho ngắn gọn lại hợp lý?

Mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi và bổ sung của anh. Veterinary

Xin lỗi anh Tiếp vì mấy bữa nay bận quá không vào VLOS,

Trong các từ điển (thông dụng lẫn y khoa), histiocyte được dịch là Mô bào. Anh Tiếp có thể kiểm tra lại điều này dễ dàng. Có lẽ anh không phản đối khi bộ môn Histology được thống nhất gọi trong tiếng Việt là Mô học. Anh cũng có thể dễ dàng kiểm tra trên một số từ điển online là Histology đồng nghĩa với Histiology mặc dù thuật ngữ đầu được sử dụng nhiều hơn.

Cũng như anh, tôi có xem trên một số tài liệu trên mạng, chủ yếu do người Việt ở nước ngoài viết, chữ mô bào được hiểu theo cách tissue cells. Tuy nhiên cái đó ít hơn. Theo tôi hiểu thì tế bào luôn thuộc một mô nào đó nên việc dùng thuật ngữ tisue cells chỉ xuất hiện hãn hữu trong một bối cảnh nhất định nào đó (như trong bài của anh là để phân biệt với tế bào có chức năng nội tiết là tế bào tuyến giáp). Cách hiểu của tôi về các tissue cells ở đây là các tế bào đích mặc dù tế bào đích thực sự là target cells nhưng ở đây là vẫn có thể hiểu như vậy được.

Tôi có một anh bạn là bác sĩ người Hy lạp nên có hỏi về vấn đề này. Anh bảo histio- vốn có nghĩa gốc trong tiếng hy lạp là cột (mast). Nhưng trong quá trình sử dụng thuật ngữ ở các nước khác thì histio- lại được sử dụng đồng nghĩa với histo-.

Chào Vietmed,

Vị Trí Và Chức Năng Của Xương Chày

Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi.

Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.

Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong

Xương chày giải phẫ u và xương mác liên kết với nhau như sau: Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó mặt khớp chỏm mác ở mặt trong chỏm mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước. Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các hệ thống mạch thì ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.