Top 4 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Chức Năng Của Kiểm Tra Giám Sát Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Cần Quy Định Rõ Hơn Vị Trí, Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác lập rõ ràng hơn việc phân công, phân nhiệm và cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, phù hợp với thông lệ lập pháp của các nước trên thế giới…

Cụ thể: Dự thảo quy định Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp; tòa án nhân dân (TAND) thực hiện quyền tư pháp. Như vậy là đã đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tuy nhiên, trong Dự thảo quy định cơ quan TAND, viện kiểm sát nhân dân (KSND) đưa vào một chương (Chương 8) là không phù hợp. Vì trong thực tế, 2 cơ quan này hoàn toàn khác nhau về tổ chức, vai trò, vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn. TAND thực hiện quyền tư pháp. Vậy viện KSND thực hiện nhánh quyền lực nào? Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của viện KSND ra sao trong bộ máy nhà nước? Vì thế, tôi xin góp ý như sau:

Việc xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện KSND như trong Dự thảo là chưa rõ ràng. Cần quy định viện KSND thành 1 chương riêng; thể hiện tính lôgic, rành mạch trong việc phân định quyền lực từng cơ quan trong chỉnh thể thống nhất quyền lực nhà nước quy định trong Hiến pháp mới năm 2013 này. Đồng thời, giao thêm nhiệm vụ, chức năng bảo vệ pháp luật, kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, truy tố tội phạm ra tòa án; ban hành kiến nghị, kháng nghị các hành vi, văn bản vi hiến đến Hội đồng Hiến pháp để xử lý theo quy định của pháp luật.

Về vị trí của viện KSND trong bộ máy nhà nước: Là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập với cơ quan nhà nước khác và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là một nguyên tắc cần được khẳng định trong Hiến pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp chế, tạo điều kiện cho viện KSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, đề nghị bổ sung Khoản 1 Điều 112 (Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992) là: Viện KSND là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Quy định như vậy mới khẳng định đầy đủ vị trí, vai trò của Viện KSND trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN.

Về chức năng, nhiệm vụ của viện KSND: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để viện KSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Viện KSND không chỉ có trách nhiệm truy tố, buộc tội kẻ phạm tội trước pháp luật mà còn có trách nhiệm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội, kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp. Khi phát hiện các vi phạm trong hoạt động tư pháp, luật quy định cho Viện KSND thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cá nhân, cơ quan hữu quan chấn chỉnh khắc phục vi phạm. Thực tiễn cho thấy, nhiều quyết định kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của viện kiểm sát mặc dù có căn cứ nhưng không được cơ quan hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành.

Do đó, để viện KSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế XHCN, đề nghị bổ sung Điều 112 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “Các quyết định kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện KSND phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành”. Quy định như vậy cũng để viện KSND đề cao vai trò, trách nhiệm của mình khi ban hành các quyết định kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Luật gia Lê Hoàn

Các tin đã đưa

Kiểm Tra, Giám Sát Góp Phần Nâng Cao Năng Lực Lãnh Đạo Của Đảng

– Thời gian này, các cấp ủy đã tiến hành kiểm tra 16.026 đảng viên và 3.877 tổ chức đảng; giám sát chuyên đề 12.261 đảng viên và 1.008 tổ chức đảng. UBKT các cấp kiểm tra 2.235 đảng viên và 124 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 4.333 tổ chức đảng về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng 663 tổ chức; giám sát chuyên đề 42.173 đảng viên và 4.347 tổ chức đảng; kiểm tra tài chính đảng 149 tổ chức; giải quyết tố cáo 280 đảng viên và 6 tổ chức đảng; giải quyết 54 trường hợp đảng viên khiếu nại kỷ luật Đảng.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, cấp ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật 3.142 đảng viên với các hình thức: khiển trách 1.179, cảnh cáo 1.213, cách chức 259, khai trừ 491. Trong số đảng viên bị kỷ luật có 705 cấp ủy viên, chiếm 22,44% so với tổng số đảng viên bị kỷ luật. Qua đó, đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

– Qua hơn 15 năm thành lập, điều tôi tâm đắc nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng bộ tỉnh luôn tuyệt đối trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; có bản lĩnh, có ý thức tổ chức kỷ luật và lối sống liêm khiết; trong sạch, lành mạnh, khắc phục khó khăn, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong Đảng, Nhà nước; bảo vệ đường lối, quan điểm, nguyên tắc của Đảng…

– Hiện toàn ngành kiểm tra Đảng bộ tỉnh có 742 cán bộ (UBKT Tỉnh ủy 17 đồng chí, UBKT huyện ủy và tương đương 76 đồng chí, UBKT cấp cơ sở 669 đồng chí) và 2.060 cán bộ làm công tác kiểm tra tại các chi bộ.

Trình độ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát ở cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương đáp ứng được yêu cầu vị trí công tác, đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, qua các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương. Cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở đa số có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên. Tất cả đã và đang góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh.

– Trước hết, phải làm chuyển biến, nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, UBKT các cấp, các tổ chức đảng đối với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; tăng cường chỉ đạo nghiên cứu, nâng tầm lý luận về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy tiến hành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Xem xét, xử lý và tham mưu cấp ủy xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với đảng viên và tổ chức đảng vi phạm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định số 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm.

Ông Lữ Văn Hùng (thứ 2 từ trái qua), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, dự Họp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành kiểm tra Đảng (16/10/1948 – 16/10/2018) và trao bằng khen của UBKT Trung ương cho các cá nhân. Ảnh: Trường Sơn

Tập trung cho công tác dự báo tình hình vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên để chủ động có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả. Cấp ủy, trước hết là người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp chỉ đạo, chủ trì sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ; chú trọng sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng để rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025 đạt hiệu quả.

– Chúng tôi sẽ tham mưu giúp cấp ủy chuẩn bị nhân sự UBKT các cấp, bảo đảm số lượng, chất lượng cán bộ kiểm tra các cấp để thực hiện tốt nhiệm vụ. Quan tâm đầu tư đúng mức phương tiện, điều kiện làm việc cho cơ quan UBKT; thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm tra.

Thường xuyên chăm lo xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tận tâm, tận lực với công việc; đổi mới và cải tiến về cách làm, phát huy sáng kiến và ưu điểm, khắc phục khó khăn, nhược điểm; rèn luyện, giữ gìn phẩm chất cách mạng, tư cách của người cán bộ, đảng viên; luôn đề cao cảnh giác, bảo đảm bí mật, giữ vững kỷ luật của Đảng và của Nhà nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ công chức toàn ngành, lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…

Những năm qua, UBKT Tỉnh ủy và cá nhân cán bộ công tác trong ngành kiểm tra của Đảng bộ tỉnh vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì; Chính phủ tặng Cờ đơn vị dẫn đầu thi đua; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; UBKT Trung ương tặng nhiều bằng khen; 67 đồng chí vinh dự được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Kiểm tra của Đảng; UBND tỉnh tặng UBKT Tỉnh ủy Cờ đơn vị dẫn đầu xuất sắc phong trào thi đua nhiều năm liền.

Xin cảm ơn ông !

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Cơ Cấu Tổ Chức Và Cán Bộ Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Trung Quốc

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNTS. Trần Văn Trung Phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát-VKSNDTC 1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của cơ quan Viện kiểm sát nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

Trong lịch sử phát triển lâu dài của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ngay từ triều đại nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 265 sau Công nguyên) đã có một cơ quan mang tên YU SHI có nhiệm vụ giám sát các quan chức trong triều đình. Về sau, YU SHI còn được giao nhiệm vụ giám sát tư pháp và hoạt động xét xử. Đến triều đại nhà Thanh, mô hình bộ máy nhà nước, trong đó có cơ quan công tố từ phương Tây mà đặc biệt là Pháp đã được áp dụng tại Trung Quốc. Theo Luật tổ chức xét xử Da Li Yuan (Toà án), cơ quan kiểm sát được gọi là cục công tố được thành lập ở tất cả các toà án với nhiệm vụ truy tố, giám sát xét xử và giám sát thi hành án. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chức năng công tố đã chính thức tách rời khỏi chức năng xét xử.

Ngày 10 tháng 10 năm 1911, triều đình phong kiến nhà Thanh bị lật đổ, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Bên cạnh những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, về luật pháp của các nước Âu, Mỹ mới du nhập vào Trung Quốc, tư tưởng và thói quen xét xử của đất nước phong kiến hàng nghìn năm vẫn hiện hữu, không dễ gì xoá bỏ. Vì vậy, luật pháp Trung Quốc giai đoạn này có sự pha trộn, kết hợp giữa các mô hình. Hệ thống cơ quan công tố cũng không phải là ngoại lệ. Luật tổ chức Toà án năm 1921 đã thành lập một hệ thống công tố độc lập, tách rời với cơ cấu của Toà án. Viện công tố có nhiệm vụ: điều tra tội phạm, khởi tố và thực hành quyền công tố, hỗ trợ tư tố và chỉ đạo thi hành án hình sự.

Đến năm 1927, quy định về Toà án tối cao được ban hành. Theo quy định này, các viện công tố được thành lập gắn với toà án như mô hình của Pháp.

Đến năm 1931, Viện công tố được giao thêm nhiệm vụ giám sát các quan chức nhà nước. Đây là sự kết hợp giữa truyền thống luật Châu Âu lục địa và truyền thống luật Trung Quốc.

Sau khi Cách mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo giành thắng lợi, Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), dưới sự ảnh hưởng to lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô – viết (Liên Xô), Trung Quốc đã tiếp thu mô hình và những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy và hoạt động của Nhà nước Liên Xô vào việc tổ chức bộ máy nhà nước của mình. Hệ thống cơ quan Viện kiểm sát cũng không phải là ngoại lệ, theo đó, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát pháp luật, được thành lập theo địa giới hành chính nhưng độc lập với hệ thống cơ quan hành chính và cơ quan Toà án, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương (đặt ở 3 cấp hành chính là: tỉnh, thành phố và huyện) và Viện kiểm sát chuyên ngành. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát cao nhất của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Chế độ lãnh đạo trong ngành kiểm sát được thực hiện là chế độ lãnh đạo theo ngành dọc, Viện kiểm sát địa phương phải phục tùng sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.

Trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1954 (Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Trung Hoa) và Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1954, khi bàn về Viện kiểm sát, có quan điểm cho rằng cần quy định Viện kiểm sát chịu chế độ lãnh đạo song trùng (phụ thuộc vào Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương). Tuy nhiên, Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1954 được ban hành vẫn giữ nguyên nguyên tắc lãnh đạo trong ngành kiểm sát là Viện kiểm sát địa phương chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Vào những năm cuối của thập niên 50, nhiều ý kiến cho rằng phải xem lại các quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp. Thậm chí, còn xuất hiện quan điểm mạnh mẽ hơn, cho rằng cần bỏ cơ quan kiểm sát và quyền kiểm sát. Kết quả là vào năm 1961, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện việc nhập cơ quan kiểm sát vào cơ quan công an và đến năm 1968, hệ thống cơ quan viện kiểm sát Trung Quốc chính thức bị bãi bỏ. Hiến pháp năm 1975 của Trung Quốc quy định rõ ” chức năng của cơ quan kiểm sát do cơ quan công an thực hiện “. Thực chất, cơ quan công an chỉ đảm nhiệm thêm chức năng công tố mà cụ thể là truy tố kẻ phạm tội ra toà, còn các nhiệm vụ khác của cơ quan kiểm sát không có cơ quan nào đảm nhiệm.

Từ năm 1976, Cách mạng văn hoá chấm dứt, mở ra kỷ nguyên tái thiết luật pháp ở Trung Quốc. Cơ quan Viện kiểm sát ở Trung Quốc được khôi phục trở lại. Sự khôi phục cơ quan kiểm sát được đánh dấu bằng Hiến pháp năm 1978, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1979, và sau đó, được tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1982, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1983, 1995. Theo các quy định này, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được thành lập ở trung ương và ở các địa phương (đến cơ quan hành chính cấp thứ tư), độc lập với cơ quan Toà án, có chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật. So với Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1954, quy định về Viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 1982, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1983 có nhiều thay đổi, thể hiện ở những điểm lớn sau:

Thứ nhất, khẳng định chế độ lãnh đạo song trùng, theo đó, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và Đại hội đại biểu nhân dân địa phương lãnh đạo.

Thứ hai, thu hẹp chức năng, thẩm quyền của cơ quan kiểm sát đối với các vụ án dân sự và quyền giám sát đối với tố tụng hành chính, kinh tế, xã hội; Viện kiểm sát tập trung chủ yếu vào giải quyết các vụ án hình sự.

2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 2.1. Vài nét về tổ chức nhà nước của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Thứ ba, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan kiểm sát trong việc giám sát, điều tra, truy tố; Viện kiểm sát chịu trách nhiệm điều tra các vụ án tham nhũng và tội phạm chức vụ.

Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia đa đảng nhưng từ khi lãnh đạo cách mạng thành công và thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1949), Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Từ đó đến nay, mặc dù có những thăng trầm nhưng Trung Quốc vẫn trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác trong việc tổ chức bộ máy nhà nước của mình.

2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Bộ máy nhà nước của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa như các nước xã hội chủ nghĩa trước kia chứ không theo nguyên tắc phân quyền (thường được gọi là “tam quyền phân lập”) như đa số quốc gia trên thế giới. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân mà đại diện là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) và Đại hội đại biểu nhân dân địa phương (Hội đồng nhân dân). Đây là những cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương. Chính phủ được xác định là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất. Toà án là cơ quan xét xử và Viện kiểm sát là cơ quan giám sát pháp luật. Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao đều do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra, theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Các cơ quan nhà nước này chỉ phối hợp với nhau chứ không có chức năng giám sát lẫn nhau như trong cơ chế phân quyền. Mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của Trung Quốc tương tự như mô hình của nước ta hiện nay.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Ở Trung Quốc, Viện kiểm sát không thuộc Chính phủ như đa số quốc gia trên thế giới, mà là một hệ thống cơ quan riêng biệt. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Viện kiểm sát được coi là cơ quan tư pháp chứ không phải là cơ quan hành pháp. Các Viện kiểm sát địa phương không thuộc hệ thống các cơ quan hành chính ở địa phương nhưng lại chịu sự giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân địa phương-cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Điều 129 Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định “Viện kiểm sát nhân dân Trung hoa là cơ quan giám sát pháp luật của Nhà nước…”. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Điều 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã quy định cụ thể chức năng, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

(1) Thực hiện quyền kiểm sát đối với các vụ án phản quốc, chia rẽ đất nước và các vụ án phạm tội to lớn, phá hoại nghiêm trọng việc thực hiện thống nhất chính sách, pháp luật, pháp lệnh, quy chế hành chính của Nhà nước.

(2) Tiến hành điều tra đối với các vụ án hình sự được trực tiếp thụ lý.

(3) Kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự do cơ quan công an tiến hành; quyết định việc bắt giữ, truy tố hoặc miễn tố đối với các vụ án do cơ quan công an điều tra; thực hiện việc giám sát xem hoạt động điều tra của cơ quan công an có hợp pháp hay không.

(4) Khởi tố và hỗ trợ truy tố đối với các vụ án hình sự; thực hiện giám sát hoạt động xét xử của Toà án nhân dân xem có tuân thủ đúng pháp luật hay không.

(5) Thực hiện giám sát đối với việc chấp hành phán quyết và quyết định của các vụ án hình sự, hoạt động của trại giam, nơi tạm giam và cơ quan cải tạo lao động có hợp pháp hay không.

Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bảo vệ quyền tố cáo của công dân đối với các nhân viên nhà nước vi phạm pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp luật đối với những người xâm phạm quyền thân thể, quyền dân chủ và các quyền khác của công dân (Điều 6).

Khác với nước ta, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát cũng như của kiểm sát viên mà trên cơ sở những quy định trên, trong từng lĩnh vực cụ thể, các văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự… ) sẽ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát và kiểm sát viên trong các lĩnh vực đó.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

– Kiểm sát điều tra: Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc khởi tố của cơ quan công an; phê chuẩn lệnh bắt giữ của cơ quan công an; kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra của cơ quan công an và điều tra viên… bảo đảm việc điều tra được thực hiện đúng pháp luật; khắc phục tình trạng bắt giữ trái phép, ép cung, bức cung, hãm hại báo thù, khám xét trái phép, xâm phạm thân thể, quyền dân chủ của công dân…

– Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp điều tra các tội phạm tham nhũng, chủ yếu là điều tra các tội tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội vì vụ lợi, cán bộ cơ quan nhà nước không làm tròn nhiệm vụ, lợi dụng chức quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân…

Viện kiểm sát nhân dân các cấp đều có một bộ phận làm nhiệm vụ điều tra tội phạm tham nhũng. Tương tự như các nước khác, những người này là kiểm sát viên chứ không phải là điều tra viên như ở nước ta. Trong hoạt động điều tra, họ có quyền yêu cầu cơ quan công an và các cơ quan chuyên môn khác hỗ trợ khi cần thiết.

– Truy tố người phạm tội ra trước Toà án để xét xử, luận tội và đưa ra mức hình phạt.

– Kiểm sát xét xử hình sự: giám sát tính hợp pháp trong các phán quyết và quyết định của Toà án nhân dân, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật.

Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ giám sát pháp luật đối với các hoạt động xét xử (Điều 14 Luật tố tụng dân sự). Trên thực tế, Viện kiểm sát nhân dân chỉ tập trung kiểm sát các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện bản án, quyết định đó có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích xã hội thì kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để yêu cầu Toà án xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm. Khi xét xử lại, Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia phiên toà (Điều 188 Luật tố tụng dân sự).

Trong lĩnh vực giam, giữ và cải tạo, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc giam, giữ và cải tạo. Các Viện kiểm sát cơ sở (quận, huyện) có bộ phận biệt phái tại nơi tạm giữ, tạm giam và cải tạo để thường xuyên giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan công an.

3. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân

Trong lĩnh vực thi hành án, Viện kiểm sát có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự, bảo đảm việc thi hành án của cơ quan thi hành án đúng pháp luật.

Điều 130 Hiến pháp quy định: “Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp, Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát nhân dân chuyên ngành khác”.

3.1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Trung Hoa quy định hệ thống, cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát Trung Hoa như sau:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát cao nhất của Nhà nước, có chức năng giám sát pháp luật và lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương các cấp, Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc thực hiện chức năng giám sát pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật được đúng đắn và thống nhất.

Để thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc;

– Đệ trình các dự án pháp luật tới Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc;

– Lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc thực hiện công tác kiểm sát, xây dựng cơ chế hoạt động kiểm sát;

– Tiến hành điều tra các vụ án phức tạp như tham nhũng, hối lộ, xâm phạm quyền dân chủ của công dân, các vụ thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi và những vụ án khác mà cần thiết phải được thông qua và xem xét một cách trực tiếp; Lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc tiến hành hoạt động điều tra;

– Xem xét và phê chuẩn việc bắt và khởi tố bị can theo quy định của pháp luật, chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc xem xét, phê chuẩn việc bắt kẻ tình nghi phạm tội và khởi tố bị can;

– Chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong hoạt động giám sát việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính theo quy định của pháp luật;

– Đối với các bản án, quyết định của Toà án các cấp đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì có quyền kháng nghị lên Toà án nhân dân tối cao;

– Kiểm tra các quyết định của Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc thực hiện quyền kiểm sát, có quyền sửa lại các quyết định không đúng pháp luật;

– Đề xuất các phương án cải cách hệ thống cơ quan kiểm sát trên toàn quốc, tiến hành việc cải cách hệ thống cơ quan kiểm sát sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án cải cách; lập kế hoạch và hướng dẫn kỹ năng kiểm sát, đưa vào thử nghiệm, đánh giá và áp dụng trên toàn quốc;

– Giải thích pháp luật trong lĩnh vực công tác kiểm sát;

– Xây dựng điều lệ, quy chế, quy định những điều khoản chi tiết trong công tác kiểm sát;

– Thực hiện quyền quản lý về nhân sự đối với các Viện kiểm sát cấp dưới, xác định biên chế của các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát chuyên ngành;

– Đệ trình Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Viện trưởng cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát chuyên ngành; đề nghị với Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc miễn nhiệm và thay thế Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát các cấp thấp hơn;

– Tổ chức và hướng dẫn công tác giáo dục, đào tạo trong các cơ sở đào tạo của ngành kiểm sát và với các cán bộ kiểm sát;

– Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn hoạt động lập kế hoạch, đầu tư tài chính, trang thiết bị của hệ thống cơ quan kiểm sát;

Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:

– Văn phòng;

– Ban Chính trị;

– Tổng cục chống tham nhũng;

– Vụ kiểm sát hình sự;

– Vụ kiểm sát giam giữ;

– Vụ kiểm sát hành chính, dân sự;

– Vụ kiểm sát khiếu nại, tố cáo;

– Vụ kiểm sát thi hành án;

– Trung tâm thông tin;

– Vụ kiểm sát vận tải đường sắt;

– Cục kỹ thuật kiểm sát;

– Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật;

– Cục thanh tra;

– Cục giáo dục rèn luyện cán bộ;

– Cục đối ngoại;

– Cục kế hoạch tài vụ và trang thiết bị;

– Cục quản lý hành chính sự vụ;

– Cục cán bộ lão thành.

Ngoài ra, còn có các đơn vị trực thuộc như: Nhà xuất bản kiểm sát, Báo kiểm sát, Viện nghiên cứu lý luận kiểm sát, Viện nghiên cứu khoa học kĩ thuật kiểm sát, Học viện bồi dưỡng cán bộ kiểm sát cao cấp…

Nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên, trợ lý kiểm sát viên, thư ký, cảnh sát tư pháp và các nhân viên hành chính, nhân viên hậu cần, kỹ thuật.

3.2. Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu và bãi miễn; nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trùng với nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, nhưng không quá hai nhiệm kỳ. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bổ nhiệm và bãi miễn.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương bao gồm:

Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương gồm: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương (cấp thứ 2); Viện kiểm sát nhân dân thành phố thuộc tỉnh, châu tự trị… (cấp thứ 3); Viện kiểm sát nhân dân huyện, khu trực thuộc thành phố (cấp cơ sở).

Nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên, trợ lý kiểm sát viên, thư ký, cảnh sát tư pháp và các nhân viên hành chính, nhân viên hậu cần, kỹ thuật.

4. Cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân 4.1. Tiêu chuẩn kiểm sát viên

Viện kiểm sát chuyên ngành là cơ quan kiểm sát đặc biệt được thành lập trong hệ thống tổ chức ngành kiểm sát. Trong những năm 1980, ở Trung Quốc tồn tại 3 viện kiểm sát chuyên ngành là: Viện kiểm sát vận tải, Viện kiểm sát đường sắt và Viện kiểm sát quân sự. Hiện nay, chỉ còn tồn tại Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát đường sắt trong hệ thống Viện kiểm sát chuyên ngành. Viện kiểm sát quân sự là cơ quan giám sát pháp luật chuyên môn được thành lập trong Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, thực hiện quyền kiểm sát đối với tội phạm trong lĩnh vực quân sự và các vụ án phạm tội hình sự khác do quân nhân tại ngũ thực hiện. Trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát quân sự chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục Chính trị quân giải phóng nhân dân Trung Hoa. Viện kiểm sát đường sắt chịu trách nhiệm giám sát pháp luật trong lĩnh vực đường sắt.

Kiểm sát viên là chức danh pháp lý chủ yếu trong Viện kiểm sát nhân dân, người thực thi chủ yếu các nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Theo Luậtcán bộ kiểm sát nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Điều 10), để có thể trở thành kiểm sát viên cần có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Có quốc tịch Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;

– Tán thành Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;

– Tròn 23 tuổi;

– Có tố chất chính trị, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt đẹp (chưa từng bị kết án hình sự hoặc bị khai trừ khỏi chức vụ);

– Khoẻ mạnh;

– Tốt nghiệp ngành luật của trường đại học hoặc tốt nghiệp trường đại học không thuộc ngành luật nhưng có kiến thức chuyên ngành luật và đã công tác tròn 2 năm hoặc đã có bằng đại học luật và công tác tròn 1 năm. Người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ luật thì không bị hạn chế bởi thời gian công tác nói trên.

4.2. Cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm

Nhân viên kiểm sát trước khi thi hành luật này, nếu không đủ điều kiện quy định về trình độ nêu trên thì phải được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Trung Hoa, việc bầu, bổ nhiệm, bãi miễn Viện trưởng, Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên, trợ lý kiểm sát viên… Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu và bãi miễn.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trùng với nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Nếu tiếp tục được bầu, nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng không được vượt quá 2 nhiệm kỳ.

Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc căn cứ vào đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Đại hội đại biểu nhân dân các cấp ở địa phương bầu và bãi miễn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Việc bầu hoặc bãi miễn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương phải báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên để đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cấp đó phê chuẩn.

Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cấp đó bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương trùng với nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp. Nếu tiếp tục được bầu, nhiệm kỳ của Viện trưởng cũng không được vượt quá 2 nhiệm kỳ.

Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có thể bãi bỏ, thay thế Viện trưởng, Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.

5. Nội dung cải cách cơ quan Viện kiểm sát ở Trung Quốc trong thời gian tới

Trợ lý kiểm sát viên và thư ký của Viện kiểm sát nhân dân các cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm. Sau khi được Viện trưởng phê chuẩn, trợ lý kiểm sát viên có thể làm thay nhiệm vụ của kiểm sát viên.

Một là, hoàn thiện chế độ giám sát nhân dân đối với hoạt động của Viện kiểm sát. Thực tế hoạt động điều tra, truy tố các vụ án tham nhũng, các vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội của Viện kiểm sát đã được Đảng, nhà nước và nhân dân đánh giá cao. Bên cạnh đó, dư luận xã hội cũng đánh giá quyền lực của Viện kiểm sát là rất lớn, song hoạt động điều tra của Viện kiểm sát đối với những vụ án này còn thiếu sự giám sát để bảo đảm quá trình điều tra, truy tố tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật chưa quy định cơ chế giám sát hữu hiệu đối với hoạt động của Viện kiểm sát, do vậy phải tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, của nhân dân. Chẳng hạn khi Viện kiểm sát đình chỉ vụ án, không truy tố người bị tình nghi ra trước Toà án để xét xử thì đòi hỏi phải có sự giám sát của nhân dân và sự giám sát của bản thân nội bộ Viện kiểm sát v.v… Quá trình cải cách đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm đối với các Viện kiểm sát và cán bộ, kiểm sát viên trong thực thi nhiệm vụ, phải thực hiện chế độ công khai hoá mọi hoạt động công tác của kiểm sát viên khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Hai là, tăng cường chức năng giám sát các hoạt động tố tụng (khởi tố, bắt, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kiên quyết chống những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân, vi phạm nhân quyền. Khắc phục tình trạng có nhiều vụ án cơ quan điều tra không phát hiện, khởi tố do vậy còn bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, các cơ quan quản lý cũng có xu hướng không xử lý hình sự mà giữ lại để xử lý hành chính, do vậy phát hiện được vi phạm nhưng không chuyển cho cơ quan điều tra để điều tra, xử lý mà muốn giữ lại để xử lý nội bộ.

Viện kiểm sát phải nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý các tội phạm tham nhũng, các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

Tăng cường phát hiện vi phạm của cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra, nhất là các hành vi bức cung, nhục hình, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp bức cung, nhục hình, vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ án tử hình bảo đảm thủ tục thi hành án đúng pháp luật.

Ba là, tăng cường chế độ giám sát trong nội bộ các hoạt động của Viện kiểm sát các cấp, bảo đảm hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử được tiến hành khoa học và chặt chẽ. Thực hiện nhất thể hoá các thao tác nghiệp vụ trong công tác kiểm sát khởi tố, kiểm sát điều tra. Tăng cường sự quản lý chỉ đạo đối với hoạt động khởi tố, điều tra của cơ quan điều tra. Tập trung giải quyết triệt để những vụ án trọng điểm, phức tạp.

Thực hiện quy phạm hoá các thao tác nghiệp vụ, bảo đảm mọi hoạt động nghiệp vụ thống nhất.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát. Tăng cường quản lý của Viện trưởng các cấp đối với cán bộ, kiểm sát viên thuộc quyền. Thực hiện nghiêm túc chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển. Cán bộ, kiểm sát viên cấp trên phải được lựa chọn từ cán bộ, kiểm sát viên ưu tú của Viện kiểm sát cấp dưới. Thực hiện chế độ phân loại cán bộ kiểm sát theo ba loại: cán bộ nghiệp vụ, cán bộ hành chính và cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên, bảo đảm cho cán bộ, kiểm sát viên có khả năng độc lập trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút nhân tài cho ngành kiểm sát và thu hút cán bộ đến công tác ở những vùng khó khăn (miền Tây Trung Quốc).

Năm là, tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả các khâu công tác kiểm sát (trang bị máy vi tính cho tất cả cán bộ kiểm sát), sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật để phục vụ công tác kiểm sát, nối mạng trong hệ thống Viện kiểm sát toàn quốc, tin học hoá hoạt động kiểm sát, mọi hoạt động từ khởi tố, bắt giữ, điều tra, truy tố đều được đưa lên mạng để giám sát, kiểm tra hoạt động trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát.

Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu Quả Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Của Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức trong các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, coi đó là một khâu quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng bộ. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có những chuyển biến tích cực, đã từng bước đi vào nền nếp, hoạt động có hiệu quả, bám sát và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong từng thời kỳ.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT các cấp từng bước đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; đã triển khai kiểm tra, giám sát trên các lĩnh vực công tác đảm bảo tính toàn diện, trong đó đã tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; việc quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, mà trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ; kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên…

Đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy làm việc với Chi cục Kiểm Lâm tỉnh về chấp hành các Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, gắn với đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát, trong thời gian tới các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 14-NQ/TƯ, ngày 30-7-2007 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” và Kết luận số 72-KL/TƯ, ngày 3-12-2011 của Bộ Chính trị về “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020”. Trước mắt, sẽ tập trung quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn số 10-HD/UBKTTƯ, ngày 4-9-2014 của UBKT Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát; Hướng dẫn về công tác nhân sự UBKT phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015- 2020.

Bên cạnh đó, UBKT Tỉnh ủy tiếp tục xây dựng và chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát có trọng tâm, sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị, nhất là tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án trong nhiệm kỳ, giúp cấp ủy, tổ chức Đảng đánh giá đúng tình hình, dự báo và xây dựng kế hoạch 5 năm tới đảm bảo khả thi, sát tình hình thực tế.

Ngoài ra, UBKT Tỉnh ủy tập trung kiểm tra, giám sát những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm như: đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, xây dựng cơ bản, công tác chính sách, công tác cán bộ..; về trách nhiệm cá nhân của cán bộ chủ chốt, của người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức Đảng và đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý về tình hình chấp hành nguyên tắc Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; tình hình chấp hành chỉ thị, nghị quyết; kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; việc thực hiện quy chế làm việc, giữ gìn đoàn kết nội bộ, nâng cao tính chiến đấu của từng tổ chức cơ sở Đảng; kiểm tra mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mỗi người, kỷ luật phát ngôn, việc chấp hành Quy định số 47-QĐ/TƯ, ngày 1-11-2011 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm; chú ý kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất cách mạng, đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên; việc cải cách hành chính, cải cách tư pháp gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TƯ về “Đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Qua mỗi cuộc kiểm tra phải có đánh giá, rút kinh nghiệm để phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Đồng chí Nguyễn Đình Tuấn, UBKT Tỉnh ủy cùng đoàn công tác thăm Trường Mầm non Hoa Sen, TP Cẩm Phả.

Mới đây, tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; là năm tiến hành tổ chức Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, bởi vậy yêu cầu nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề, đòi hỏi hệ thống chính trị phải tích cực vào cuộc. Trong đó vẫn phải luôn xác định rõ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ “then chốt” và phải đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng. Thường trực cấp ủy và UBKT các cấp phải sâu sát, xây dựng kiểm tra giám sát theo hướng tăng cường kiểm tra đột xuất, phản ánh đánh giá đúng tình hình, khách quan; kiểm tra có trọng tâm trọng điểm ngay từ cơ sở, giải quyết tốt đơn thư, khiếu nại, nhất là những vấn đề nổi lên để khi bước vào đại hội đảm bảo ổn định. Đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật trong Đảng phải xử lý nghiêm minh, có sức răn đe trên cơ sở hợp tình, hợp lý…

Có thể nói, nhiệm vụ trước mắt của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh còn rất nặng nề, đòi hỏi ngành Kiểm tra Đảng khắc phục những tồn tại, hạn chế, nỗ lực phấn đấu để đưa công tác kiểm tra, giám sát lên tầm cao mới, luôn xứng đáng với vị trí là một khâu trọng tâm, không thể thiếu trong các hoạt động lãnh đạo của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng các cấp đề ra./.