Top 3 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Chức Năng Của Gia Đình Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Đề Tài Vị Trí Vai Trò Của Gia Đình Trong Xã Hội Xây Dựng Gia Đình Việt Nam Hiện Nay

biết đầu tiên của con cái cũng được đem lại từ gia đình. Bởi vậy, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chức năng thường xuyên của gia đình, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống, đạo đức của mỗi người. Đối với chức năng này, vai trò của cha mẹ đối với con cái trong việc giáo dục con cái là hết sức quan trọng. Cha mẹ giáo dục con cái về mọi mặt từ nội dung đến hình thức. Nội dung giáo dục trong gia đình mang tính đa dạng, toàn diện. Từ giáo dục về cách ứng xử hàng ngày với ông bà, cha mẹ, anh em, láng giềng… đến những việc nhân nghĩa, tình yêu quê hương, đất nước… hay đó là những bài học về giới tính, lứa tuổi, công việc… Đồng thời, hình thức giáo dục của cha mẹ không chỉ bằng lời nói, thái độ, tình cảm mà cha mẹ phải nêu gương trước, phải trở thành tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo. Bên cạnh gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức quần chúng có sự phối hợp, hỗ trợ trong việc giáo dục con người, nhưng không thể thay thế được. Bởi vậy, sai lầm nhỏ trong việc giáo dục của cha mẹ đối với con cái cũng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc. Hiện nay, việc con cái yêu sớm rồi nạo hút thai ngoài ý muốn đang gióng lên hồi chuông báo động không chỉ cho các bậc cha mẹ mà cho cả xã hội. Nhiều người có con cái lâm vào tình trạng này đều đổ lỗi cho xã hội. Nhưng nếu xét kĩ thì nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em vị thành niên yêu sớm, và quan hệ tình dục dẫn đến nạo hút thai vẫn thuộc về các bậc làm cha làm mẹ nhiều nhất. Vẫn còn đa số các bậc cha mẹ không quan tâm đến các mối quan hệ của con cái ngoài việc học hành của chúng. Đó là chưa kể đến các bậc phụ huynh mải lo buôn bán làm ăn, khoán trắng việc học hành cũng như tâm tư tình cảm của con mình cho người giúp việc, gia sư, nhà trường… Phải chăng, chính từ suy nghĩ và quan niệm như trên mà các bậc phụ huynh đã vô tình cho con mình vào con đường tình ái sớm, để lại hậu quả đáng tiếc cho các em và nỗi hận day dứt cho chính mình. 1.3.3. Chức năng kinh tế. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhân tố quyết định trong lịch sử là sản xuất. Bản thân sản xuất lại có hai loại: sản xuất ra con người và sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Bên cạnh việc sản xuất ra con người (chức năng duy trì nòi giống) gia đình còn tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Đây chính là chức năng kinh tế của gia đình. Với chức năng này, gia đình huy động mọi tiềm năng về sức lao động, vốn, tay nghề của nguồn lao động mà gia đình cung cấp cho xã hội. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, trình độ… Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình cũng phát triển khá đa dạng, phong phú. Nó thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Từ khi chế độ tư hữu ra đời thì người đàn ông chiếm vị trí quan trọng hơn so với người phụ nữ trong lao động. Điều này dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội như quan niệm: “trọng nam khinh nữ”… Xã hội càng tiến lên, càng phải vật lộn với cuộc sống. Chẳng những người đàn ông mà người phụ nữ cũng phải có tài. Ngày nay, phụ nữ đã và đang chứng tỏ được vai trò của mình trong gia đình với việc thực hiện chức năng kinh tế. Giờ đây, phụ nữ làm giàu còn giỏi hơn đàn ông. Theo kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu Anh, số lượng những phụ nữ giàu có tăng lên rõ rệt. Điều đó khiến chỉ riêng ở Anh đã có tới 360 nghìn nữ triệu phú. Đương nhiên, nó có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân chủ yếu là do các phụ nữ trẻ tháo vát và mạnh dan hơn nam giới trong các vấn đề tài chính, họ tiết kiệm hơn và tính toán hiệu quả hơn, biết tận dụng mọi khả năng của họ tốt hơn nam giới. Phần lớn, những phụ nữ kinh doanh thành đạt thường có gia đình êm ấm, hạnh phúc, hơn nữa người chồng thường hỗ trợ cho vợ bằng cách tự nguyện đảm nhận phần chủ yếu công việc nội trợ. Thế mới biết “thành công trong kinh doanh không phụ thuộc vào giới tính, miễn là bạn có sản phẩm tốt và những kỹ năng cần thiết”. 1.3.4. Chức năng tổ chức đời sống. Đây cũng là chức năng thường xuyên của gia đình. Việc tổ chức đời sống là việc sử lý hợp lý các khoản thu nhập, đóng góp của các thành viên trong gia đình nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên, đồng thời tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức khoẻ, tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Chức năng tổ chức đời sống, là công việc của mọi thành viên trong gia đình. Nó có tính đa chiều: các thành viên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cha mẹ, ông bà có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, cháu chắt. Ngược lại, con cái có bổn phận kính trọng, hiếu thảo và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Trong chức năng tổ chức đời sống gia đình, vị trí, vai trò của người phụ nữ càng nổi lên rõ rệt, thể hiện qua cách cư xử thường nhật: từ chuyện nội trợ đến vai trò, trách nhiệm làm tròn đến đâu với con cái, với cha mẹ hai bên, với họ hàng làng xóm… Công việc nội trợ là công việc rất quan trọng. Người phụ nữ phải biết “giữ” chồng con qua bếp lửa ấm. Còn gì hạnh phúc hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, cả gia đình được sum vầy, ấm cúng bên nhau. Công việc nội trợ vừa gắn kết tình cảm các thành viên với nhau, vừa nhanh chóng tái tạo sức lao động, bồi dưỡng trí lực, thể lực của mọi thành viên trong gia đình… Như vậy, để có hoà khí êm ấm của gia đình hạnh phúc là cả mồ hôi, công sức, đôi khi cả xương máu của người chồng, người vợ và các đứa con – những thành viên luôn khao khát một tổ ấm sum vầy. Dù thế, cuộc sống vẫn như một dòng chảy bất tận, và trong dòng chảy của sinh sôi phát triển, con người luôn truyền giữ nhu cầu xây đắp hạnh phúc dài lâu. Hơn lúc nào hết, mỗi người chúng ta cần ý thức gia đình là vấn đề toàn cầu. Tóm lại gia đình là đặc ân của con người, gia đình luôn đòi hỏi tình yêu thương, ý thức vun đắp dựng xây của mỗi thành viên, qua đó các chức năng cơ bản của gia đình được bộc lộ. Các chức năng của giáo dục không tách rời nhau mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Mỗi một chức năng là một đặc thù của gia đình mà không một cộng đồng xã hội nào có thể thay thế được. Đặc biệt, phải chú trọng đến vai trò người phụ nữ trong gia đình bởi đấy chính là thiên chức của người phụ nữ. Kết quả từ các cuộc thăm dò xã hội cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mong ước và đạt kế hoạch cụ thể phấn đấu cho mẫu hình gia đình hạnh phúc thương cao hơn so với nam giới. Như vậy, không nên hiểu nhầm nam giới có ý thức gia đình kém hơn nữ giới. Chẳng qua, thiên chức bẩm sinh của phái mạnh thường hướng về sự nghiệp. Phái yếu thường đề cao vai trò và ý nghĩa của gia đình hơn. Chính vì vậy, quan tâm đến việc xây dựng gia đình tốt là quan tâm đến người phụ nữ, tạo điều kiện cho họ vừa tham gia các hoạt động xã hội, vừa làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình, xứng đáng là người phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chương 2. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. 2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay. Gia đình có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngược lại, gia đình cũng chịu tác động của các điều kiện kinh tế – xã hội . Trình độ phát triển của xã hội quy định các hình thức gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình . Nước ta hiện nay đang ở chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã thực hiện được nhiều chiến lược đổi mới toàn diện. Đặc biệt nền kinh tế chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển của kinh tế, gia đình Việt Nam đã có sự đổi mới so với trước kia. 2.1.1. Gia đình Việt Nam trong lịch sử. Gia đình truyền thống Việt Nam gắn với xã hội cũ: nền kinh tế nông nghiệp, tự cung, tự cấp, xã hội chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Nho giáo… Do đó nó mang nặng tính chất phụ quyền và gia trưởng: “trọng nam khinh nữ”, người đàn ông nắm quyền chỉ huy. Gia đình được xây dựng theo kiểu tôn ti trật tự rõ ràng và mọi người đều phải ý thức về phân vị, xử sự theo đúng thân phận của mình. Ví dụ: người phụ nữ tề gia nội trợ, người đàn ông quyết định mọi việc trong gia đình, tham gia vào các hoạt động của làng xóm, dòng tộc. Như vậy, gia đình gia trưởng có nề nếp, nhưng các thành viên trong gia đình có quan hệ bất bình đẳng với nhau (chồng – vợ, đàn ông – đàn bà, người trên – kẻ dưới…). Gia đình gia trưởng rất coi trọng mối quan hệ chiều dọc giữa các thế hệ trên, dưới. Nó chi phối các mối quan hệ ngang như vợ – chồng, mối quan hệ giữa chị – em. Dựa trên quan hệ chiều dọc mà người trên bảo thì người dưới phải nghe. Cha mẹ có quyền quyết định và chi phối mọi hoạt động của con cái và ngược lại, con cái phải phục tùng mọi sự chỉ bảo, sai khiến của cha mẹ. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ép duyên: “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” tồn tại trong xã hội cũ. Trong khi coi tọng mối quan hệ chiều dọc, mối quan hệ theo chiều ngang bị coi nhẹ đi: cái tôi cá nhân bị chìm ngập trong gia đình, họ tộc. Bên cạnh những mặt hạn chế trên, gia đình truyền thống Việt Nam cũng có nhiều yếu tố tích cực, được lưu truyền đến tận ngày nay. Đó là tình cảm yêu thương gắn bó lẫn nhau giữa các thành viên, đạo vợ – chồng phải thương yêu nhau, đạo làm con phải hiếu thảo với cha mẹ; rồi tình cảm yêu quê hương, đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau. Những nét đẹp truyền thống này được gìn giữ và kế tục, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá đậm đà của dân tộc. ở Việt Nam, gia đình kiểu cũ kéo dài hàng ngàn năm đã không thể tự bảo tồn trước sự đổi thay của đất nước. Hoàn cảnh một nước phương Đông bị phong kiến bên trong và thực dân bên ngoài áp bức, đòi hỏi nhân dân ta phải vượt ra khỏi sự kìm hãm và ràng buộc của gia đình cũ. Thời cuộc quyết định thái độ của mỗi người đối với đất nước, với nhà, với bản thân. Lợi ích của quốc tế, thắng lợi của cách mạng Việt Nam không cho phép duy trì sự bất công trong xã hội, sự bất bình đẳng trong gia đình. Tình cảm con người phải vượt qua cái ngưỡng cửa gia đình để vươn tơí những tình cảm lớn hơn của tổ quốc, không cho phép bo bo giữ lấy những gì là hẹp hòi, là thiển cận, phản tiến bộ trong những phép nhà, phép nước của Nho giáo. Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt lớn trong lịch sử. Cách mạng không chỉ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ nói chung, mà còn giải phóng cho gia đình. Các tầng lớp thanh niên và phụ nữ thoát khỏi sự coi thường và áp chế của bậc bề trên cao tuổi và của nam giới. Cách mạng khơi dậy ở họ những suy nghĩ mới, tình cảm mới, đem lại cho họ sức mạnh để vùng lên, để đứng thẳng với tư thế con người. Hai cuộc kháng chiến đã thu hút những lực lượng vật chất và tinh thần to lớn của cả dân tộc và của mỗi gia đình. thanh niên không còn chỉ ở trong nhà, dưới sự sắp đặt của cha mẹ, mà đã tự khẳng định mình, đứng lên gánh vác sự mệnh thiêng liêng là bảo vệ tổ quốc và chủ động tham gia những công việc chung. Phụ nữ không chỉ còn quẩn quanh làm nội trợ và tham gia sản xuất vì lợi ích gia đình mà phải đảm đang việc nước, việc nhà, cầm cày, cầm súng, không chịu thua kém nam giới. 2.1.2. Gia đình Việt Nam hiện nay. Nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã từng bước thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội…. mà trọng tâm là chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó kinh tế gia đình có vị trí rất quan trọng và được Đảng và Nhà nước khuyến khích giúp đỡ. Theo Nghị quyết của Đảng: “Phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế cách mạng chủ nghĩa”. Gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, không còn tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước như thời kinh tế bao cấp. Ngày xưa ở nước ta đại gia đình truyền thống với tôn ti trật tự cũng là mẫu mực và chuẩn mực của xã hội. Dưới uy quyền của người gia trưởng, gia đình truyền thống đã quy tụ các con cái đã có chồng, có vợ cùng với con cháu họ. Điều được nhấn mạnh trong hoàn cảnh gia đình này là vấn đề dòng dõi, vấn đề chuyển giao tài sản vật chất và tinh thần, chuyển giao truyền thống, chuyển giao những giá trị từng tồn tại trong quá khứ. Ngày nay thì khác, ngày nay trong gia đình thu hẹp, hai vợ chồng cùng với con cái chỉ nghĩ đến tương lai của họ và họ tự làm ra lịch sử của họ. Trong gia đình gọi là gia đình hạt nhân này, những quan hệ về dòng máu, ngày càng nhường chỗ cho mối quan hệ về tình yêu. Gia đình truyền thống nơi chứa đựng những giá trị quá khứ của gia đình, nơi thiêng liêng mà ở đó củng cố và tái hiện mối quan hệ thân tộc thì đã dần dần bị chọc thủng trong mạng lưới đô thị hoá. Với sự biến động thường xuyên của xã hội hiện đại, sự phụ thuộc của cặp vợ chồng vào quá khứ ngày càng giảm bớt. Họ ít nghĩ tới ngôi nhà thời thơ ấu, nơi họ đã sống với cha mẹ của họ. Ngày nay, họ chỉ mong ước xây dựng được một ngôi nhà phù hợp với họ trong một nơi mà họ lựa chọn lấy. Chế độ hôn nhân ở nước ta là chế độ hôn nhân một vợ một chồng thật sự trọn vẹn và được pháp luật ghi nhận. Vợ và chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác… Khác hẳn với xã hội cũ, gia đình một vợ – một chồng chỉ là hình thức, chỉ là một chồng đối với phụ nữ, còn đối với đàn ông là chế độ đa thê, người vợ không có tiếng nói trong gia đình. Vì vậy, thực hiện chế độ một vợ – một chồng là thực hiện giải phóng phụ nữ. Hiện nay, các gia đình vẫn phát huy được truyền thống yêu nước. Họ coi bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng. Họ đã động viên con em mình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Còn trong lao động các gia đình hăng say lao động, sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm với Nhà nước … Nhìn chung các gia đình luôn luôn có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước, tuân thủ pháp luật. Đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường đổi mới. Gia đình cũng đang tiếp tục chuyển biến. Cái mới và cái cũ còn đan xen nhau. Không còn chữ Hiếu mù quáng như xưa. Nhưng trong gia đình lại có không ít hiện tượng cha mẹ thờ ơ với việc nuôi dạy con cái còn con cái thì hỗn láo, bạc đãi cha mẹ. Cũng không ít những hiện tượng bất hoà và tranh chấp giữa anh em, chị em. Sự biến đổi trong quan hệ gia đình diễn ra khá phức tạp. Mấy năm gần đây lại xuất hiện khuynh hướng trở lại với những nền nếp của gia đình xưa. Người ta xây dựng nhà thờ, sửa sang lại mồ mả tổ tiên, lập lại gia phả, đi lại thăm hỏi lẫn nhau, bày tỏ tình cảm sẵn sàng cưu mang lẫn nhau trong nội bộ gia đình và dòng họ. Tuy nhiên, khôi phục truyền thống không có nghĩa là quay trở lại những cái tiêu cực của gia đình kiểu cũ, trong đó có nhiều nguyên tắc đã lỗi thời của đạo đức Nho giáo. Trong xã hội ta hôm nay và ngày mai, gia đình vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung của đất nươc. Đạo đức cũ của dân tộc trong đó có những nhân tố đạo đức. Nho giáo còn tiếp tục đem lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích nhưng chúng ta lại không thể tiếp thu toàn bộ những quy tắc sinh hoạt của gia đình kiểu cũ. Chúng ta cũng không thể bắt chước nước này hay nước khác trong cách thức họ tiếp thu những quan điểm Nho giáo về gia đình để phục vụ cho chế độ xã hội của họ, cho lợi ích giai cấp của giới cầm quyền. Sự khác nhau giữa ta với họ là sự khác nhau giữa hai chế độ. Khi giai cấp phong kiến hay giai cấp tư sản còn nắm quyền điều hành đất nước thì sinh hoạt và đạo đức gia đình ở những nước này không giống như sinh hoạt và đạo đức trong gia đình ở những nước mà nhân dân đã nắm chính quyền làm chủ đất nước như ở Việt Nam. Gia đình Việt Nam ngày nay không nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và tư sản mà lại ra đời trên cơ sở đánh đổ những chế độ ấy. Cái gắn bó trong quan hệ gia đình cũ là quyền lợi kinh tế của mỗi thành viên do người gia trưởng chi phối. Cái gắn bó trong quan hệ gia đình mới là tình cảm trong sáng và sâu sắc giữa các thành viên trên cơ sở quyền lợi chung của dân tộc và quyền tự do hạnh phúc của mỗi con người. Tình cảm gia đình hiện nay phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện chứ không phải do sự áp đặt của quyền lực chính trị và sự trói buộc của quyền lợi kinh tế. Tình cảm sâu sắc trong gia đình nhỏ tất yếu dẫn tới những tình cảm đối với gia đình lớn, với bà con trong thân tộc, với dòng họ, với láng giềng xóm phố, với địa phương mình ở và thiêng liêng hơn nữa là tình cảm sâu sắc đối với tổ quốc của mình. Những tình cảm ấy là cơ sở vững chắc của mọi quan hệ đạo đức giữa người với người, cần được khồng ngừng củng cố và nâng cao ở mọi thành viên từ nhỏ đến lớn. Chính vì thế, giải pháp gia đình trước hết là giải pháp tình cảm. Để thực hiện giải pháp này nhân dân ta đã có rất nhiều sáng kiến được thực hiện có kết quả. Gia đình Việt Nam đang xây dựng những quy tắc mới bảo đảm những quan hệ lành mạnh và có kỷ cương giữa các thành viên trong gia đình. ở đây, những tình cảm lành mạnh và sâu sắc thể hiện qua những quan hệ chung thuỷ thân yêu, chăm lo cho sự tiến bộ của nhau về đạo đức và tài năng, phục vụ cho lý tưởng cao cả của dân tộc. Tình cảm ấy không giống như tình cảm ngày xưa thể hiện ra bên ngoài qua thái độ sợ sệt và hống hách ở chế độ phong kiến trong quan hệ giữa tầng lớp vua quan thống trị và các tầng lớp nhân dân bị thống trị. Sự bất bình đẳng này trong xã hội vốn tìm chỗ dựa của nó trong sự bất bình đẳng trong gia đinh. Nhân dân ta đã từng đổ bao xương máu và mồ hôi để giành lại độc lập tự do, xây dựng một cuộc sống bình đẳng và dân chủ. Gia đình phải là nền tảng của xã hội mới, phải bảo vệ những thành quả mà cách mạng đã đạt được chứ không phải đi ngược lại những thành quả ấy. 2.2. Những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng gia đình hiện nay. 2.2.1. Những vấn đề đặt ra: *Bạo lực trong gia đình: Bạo lực trong gia đình là “bất kì một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, về tình dục, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. Như vậy, bạo lực trong gia đình được đề cập đến nhiều nhất, nó tồn tại ở mọi vùng lãnh thổ, mọi lứa tuổi, mọi giai tầng xã hội. Thời gian gần đây xu hướng phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế và xã hội đã đem lại cho hộ gia đình những chức năng và vai trò kinh tế – xã hội mới vô cùng quan trọng. Địa vị vai trò của các thành viên trong gia đình cũng thể hiện theo những xu hướng rất khác nhau. Đàn ông hành xử có tính hướng ngoại. Phụ nữ, ngoài việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, còn phải gánh vác hâu như toàn bộ công việc gia đình. Nhất là ở nông thôn, khu vực kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, phụ nữ luôn là lao động chính trong hầu hết các khâu cảu quá trình sản xuất. Bạo lực không nhìn thấy được gắn liền với bất bình đẳng trong phân công lao động đang có xu hướng tăng lên. Trong xã hội hiện đại, bạo lực trong gia đình, ngày càng được biết đến với nhiều dạng thức tinh vi, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ trong gia đình, mà còn cho cả xã hội. Nỗi đau về thể xác, khủng hoảng về tinh thần, sự rạn vỡ các quan hệ thiêng liêng trong gia đình khó mà hàn gắn được. “ở Mỹ cứ 100 vụ ly hôn có 90 do bạo lực – Thái Lan là 76, ở Hà Nội là 51. Thành phố Hồ Chí Minh là 56. Chênh lệch này không phải do ở ta ít mà do phụ nữ không nói ra, do vậy phải đưa pháp luật vào gia đình” (M.Hoàng – Đăng Khoa, Lao động, 19-9-1999). Bạo lực trong gia đình ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới việc giáo dục, hình thành nhân cách, hành vi và ứng xử của con trẻ – nguồn lực cơ bản trong tương lai của xã hội. Trẻ trưởng thành trong các gia đình nhiều hành vi bạo lực, thường có các biểu hiện tâm lý: “Trẻ không biết ai đúng sai? Nghe theo ai?, trẻ trở nên bướng không vâng lời, trở nên hiếu thắng bằng bạo lực, dùng bạo lực với người khác, khi có gia đình lại lặp lại gương của bố mẹ”. (Nguyễn Vũ, Giáo dục và thời đại, 20-1-2000). Nếu lời cảnh báo trên được kiểm chứng, thì để chống lại “vi rút bạo lực”, xã hội không có phương thuốc nào hiệu quả hơn là ngăn chặn bằng mọi cách, bạo lực trong gia đình – môi trường xã hội hoá đầu tiên của trẻ thơ. Muốn hạn chế được bạo lực, việc đầu tiên là cần nâng cao đời sống tinh thần – văn hoá – xã hội, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho phụ nữ, tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ… Bên cạnh thiết chế thân tộc, thái độ đúng đắn và tích cực của cộng đồng nơi cơ trú và làm việc của phụ nữ cũng là tác nhân tham gia vào quá trình kiểm soát và điều hoà, làm giảm bớt thói gia trưởng- nguyên nhân sâu xa của bạo lực. Đối với nạn bạo lực, ngoài sự can thiệp của luật pháp, áp lực của cộng đồng và các tổ chức xã hội, khi bạo lực xảy ra, chưa có sự can thiệp kịp thời từ bên ngoài, ở Việt Nam chúng ta nên chăng thử học tập kinh nghiệm của nước ngoài đó là nhà tạm lánh. “Nhà tạm lánh phải được phối hợp giữa Chính phủ và các tổ chức từ thiện – không chỉ để lánh mà còn tư vấn thậm chí còn dạy nghề. Quan niệm Việt Nam khó chấp nhận phụ nữ bỏ nhà ra đi. Khi hỏi người bị chồng đánh thì 13,3% cần tạm lánh, 86,7% không thể rời gia đình (mẫu 150). (Nguyễn Thiện, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, 6-11-1999). Tuy nhiên, ai đứng ra xây dựng Nhà nước hay cộng đồng? Quản lý và hoạt động của nhà tạm lánh như thế nào còn là thách thức lớn với các nhà làm công tác xã hội ở nước ta. Một trở ngại khác là ràng buộc của tập tục phong kiến còn nặng trong chị em – nạn nhân chủ yếu của nạn bạo lực. *Tảo hôn, tình dục trước hôn nhân, sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Thanh niên đô thị hiện nay có xu hướng chung là chậm kết hôn, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, có con chậm, dành thời lực cho sự nghiệp. Thậm chí không ít người chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây, chấp nhận cuộc sống độc thân mưu cầu danh nghiệp. Ngược lại, thanh niên nông thông vẫn đang trong tình trạng tảo hôn. Những vùng dân tộc thiểu số hay các địa phương có đặc trưng riêng như ngư dân, làng nghề gia truyền tinh xảo,… nạn tảo hôn càng nghiêm trọng. Nạn tảo hôn ở nông thôn gấp 4 lần ở thành phố, trình độ văn hoá chủ yếu là chưa hết phổ thông trung học. Học vấn tỷ lệ nghịch với tảo hôn. Luật hôn nhân gia đình nước ta quy định nữ 18 tuổi mới được kết hôn, nhưng thực tế tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra công khai, pháp luật bị vi phạm ngang nhiên. Vì thế có thể nhìn thấy rất rõ sự sai lệch giữa các thể chế thực thi pháp luật và những ràng buộc khác trong cộng đồng ở nưcớ ta. ở nông thôn khi có trường hợp tảo hôn, chính quyền xã – cơ quan cấp giấy đăng ký kết hôn – biết thì cũng ít có khả năng ngăn chặn vì chúng đều là con cháu trong nhà. Nếu chính quyền không cho đăng ký thì lễ cưới vẫn được tổ chức, vài năm sau, có con lúc đó đã đủ tuổi thì đăng ký. Chính quyền không có bất cứ một biện pháp cưỡng chế hay chế tài nào. Khi còn kinh tế tập thể, việc thể chế bằng các biện pháp kinh tế của hợp tác xã, và hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng đã góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn. Dường như tự chủ về kinh tế, làm cho các bậc cha mẹ cảm thấy họ có quyền tổ chức hôn nhân cho con bất cứ lúc nào họ thích. Quan hệ tình dục sớm, tình dục trước hôn nhân là hiện trạng đáng báo động. Nếu như ở nông thôn, tảo hôn là vấn đề nhức nhối, thì ở thành phố, xu hướng tách rời quan hệ tình dục với hôn nhân (được hiểu theo nghĩa trước và ngoài hôn nhân) đưa đến những hệ luỵ vô cùng nguy hại. Những “bà mẹ bất đắc dĩ”, những cuộc trả thù tình địch dã man, những vụ quyên sinh đầy thương tâm, là hậu quả xã hội của những hành vi tình dụng phi chuẩn mực và thiếu hiểu biết trong quan hệ giới tính. Nguyên nhân về mặt xã hội là sự buông lỏng kỷ cương, chuẩn mực đạo đức trong quá trình tăng trưởng kinh tế và mở cửa. Bố mẹ bị cuốn theo nhịp sống sôi động, không gần gũi con cái, ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ… Trong khi đó trẻ vị thanh niên đang trải qua giáo dục biến chuyển rất phức tạp về tâm-sinh lý, đòi hỏi việc quan tâm thường xuyên của cha mẹ, nhà trường và người xung quanh “Các biện pháp giáo dục giới tính, tránh thai chưa tới được vị thành niên, cần nghiên cứu đưa vào nhà trường. Chưa tận dụng hết được năng lực của các chuyên gia, học giả” (Nguyễn Văn Dũng, Nhân dân, 12-1-2000). *Giới, bất bình đẳng giới, phân công lao động gia đình và địa vị xã hội. Bản chất mối quan hệ gia đình phản ánh nền văn hoá của một dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, xã hội và tác động của các nền văn hoá khác. Địa vị, vai trò của phụ nữ Việt Nam luôn bị ảnh hưởng bởi tập tục và lễ giáo phong kiến, hằn sâu từ bao đời trong nếp nghĩ, cách hành xử nơi gia đình và xã hội. Họ luôn phải đối mặt với áp lực công việc và áp lực gia đình. Đối mặt với sự khó tương thích giữa chăm sóc gia đình, giáo dục con cái được coi là thiên chức của phụ nữ – với nâng cao địa vị xã hội – nghề nghiệp. Sự bất bình đẳng giới được bắt nguồn từ trong gia đình, từ những mối quan hệ gần gũi như quan hệ vợ chồng. Chính vì

Vị Trí Và Chức Năng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhànước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.

Ban hành thông tư, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn,lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của phápluật.

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách,kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật; làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng:

b)Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, cáctổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;

c)Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;

d)Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e)Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Thực hiện quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tếtheo quy định của pháp luật.

Đại diện cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:

a)Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;

b)Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.

Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:

a)Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại;

b)Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng;

c)Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hànhtrái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đại điện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước:

a)Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước và chỉ đạo thực hiện sau khi được phê duyệt;

b)Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng;

c)Cử người đại diện cho phần vốn Nhà nước, bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng, Trưởng ban kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát tại Ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Cử người đại diện cho phần vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước tham gia.

Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;

d)Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính củaChính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vịtrí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật; các chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trình Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Vị Trí Và Chức Năng Của Trạng Từ

✅ Tóm tắt:

Trạng từ có các chức năng chính như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

Bổ nghĩa cho tính từ

Bổ nghĩa cho trạng từ khác

Ngoài ra, trạng từ còn có các chức năng:

Bổ nghĩa cho cả câu

Bổ nghĩa cho các từ loại khác: cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, và từ hạn định

Trong tiếng Anh, trạng từ có khả năng bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác!

Nó có thể được dùng để bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác nhau như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

He spoke loudly. = Anh ấy nói lớn. → Trạng từloudly bổ nghĩa cho động từ spoke.

He quickly finished his lunch. = Anh ấy nhanh chóng ăn bữa trưa. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ finshed.

He had quickly eaten the pizza before I noticed. = Anh ấy đã nhanh chóng ăn cái bánh pizza trước khi tôi để ý thấy. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ had eaten.

It was an extremely bad match. = Đó là một trận đấu cực kỳ tệ hại. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ bad.

It’s a reasonably cheap restaurant, and the food was extremely good. = Đó là một nhà hàng khá là rẻ và thức ăn thì cực kỳ ngon. → Trạng từ reasonably bổ nghĩa cho tính từ cheap và trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ good.

The handball team played extremely badly last Wednesday. = Đội bóng ném chơi cực kỳ tệ vào thứ 4 vừa qua. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho trạng từ badly và trạng từ badly bổ nghĩa cho động từ played.

He did the work completely well. = Anh ta làm công việc hoàn toàn tốt. → Trạng từ completely bổ nghĩa cho trạng từ well và trạng từ well bổ nghĩa cho động từ did.

Trong trường hợp bổ nghĩa cho cả câu thì trạng từ thường thuộc loại trạng từ đánh giá hay đưa ra quan điểm của người nói.

Unfortunately, we could not see the Eiffel Tower. = Thật không may, chúng ta không thể đi xem tháp Eiffel.

They missed the bus, apparently. = Có vẻ là họ bị lỡ chuyến xe buýt.

This must, frankly, be the craziest idea anyone has ever had. = Thẳng thắn mà nói, đây là ý kiến điên rồ nhất mà ai đó đã từng nghĩ ra.

Personally, I’d rather not go out tonight. = Cá nhân tôi thì không thích ra ngoài tối nay.

Trạng từ cũng đôi khi dùng để bổ nghĩa cho một số tứ loại khác như cụm danh từ, cụm giới từ. đại từ, từ hạn định.

Even camels need to drink. = Ngay cả lạc đà cũng phải uống nước. → Trạng từ even bổ nghĩa cho cụm danh từ camels. Trong trường hợp này, cụm danh từ chỉ bao gồm danh từ camels.

I bought only the fruit. = Tôi chỉ mua trái cây thôi. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm danh từ the fruit. Trong trường hợp này, cụm danh từ bao gồm danh từ fruit và từ hạn định the.

The amusement park opens only in the summer. = Công viên giải trí mở cửa chỉ trong mùa hè. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm giới từ in the summer

You can’t blame anyone else; you alone made the decision. = Bạn không thể trách ai được; bạn đã tự đưa ra quyết định đó mà. → Trạng từ alone bổ nghĩa cho đại từ you

He lost almost all his money. = Anh ấy làm mất gần hết tiền của mình. → Trạng từ almost bổ nghĩa cho từ hạn định all

⚠️ Chú ý

Trạng từ nói chung có nhiều chức năng như vậy, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý là không phải bất kỳ trạng từ nào cũng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng ở trên.

Thông thường, mỗi trạng từ chỉ có thể thực hiện một số chức năng nhất định mà thôi. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ dần dần học được trạng từ nào thực hiện chức năng gì.

2. Vị trí của trạng từ trong câu

✅ Tóm tắt:

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ

Trước động từ

Trước chủ ngữ

Còn trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại còn lại:

Thường đứng ngay trước từ mà nó bổ nghĩa

Chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ

Trước động từ, và nếu động từ có trợ động từ thì đứng giữa động từ và trợ động từ

Trước chủ ngữ

Ví dụ về vị trí “sau động từ”:

She went to the movies alone last week.

They used to live there.

I will go to work today.

We don’t see them often.

Ví dụ về vị trí “trước động từ”:

I nearly fell down from the tree.

He usually goes to school by bus.

I simply want to make a right choice.

Things are slowly getting better. Chú ý:slowly đứng trước getting nhưng đứng sau trợ động từ are.

I’m so glad to finally see you. Chú ý:finally đứng trước see nhưng đứng sau to.

Ví dụ về vị trí “trước chủ ngữ”:

Yesterday, he met his long lost daughter.

Sometimes, she wears the boots.

Personally, I hate that color.

Unfortunately, the manager was sick.

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại khác

Khi trạng từ bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, hay từ hạn định, thì trạng từ thường đứng trước từ mà nó bổ nghĩa.

Bổ nghĩa cho tính từ: The film was surprisingly good.

Bổ nghĩa cho trạng từ: He drives really fast.

Bổ nghĩa cho cụm danh từ: He’s just a 5-year-old boy.

Bổ nghĩa cho cụm giới từ: It’s always cold here, even in the summer.

Bổ nghĩa cho đại từ: Only you can do it.

Bổ nghĩa cho từ hạn định: He lost almost all his money.

Một số trường hợp ngoại lệ, trạng từ đứng phía sau:

This house isn’t big enough for us.

You can’t blame anyone else; you alone made the decision.

3. Nhận biết trạng từ trong câu

✅ Tóm tắt:

Hầu hết trạng từ đều kết thúc bằng đuôi -ly. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng để tránh nhầm lẫn.

Hầu hết trạng từ tận cùng bằng đuôi -ly, do chúng được tạo bằng cách gắn đuôi -ly vào sau tính từ:

dangerous → dangerous ly (nguy hiểm)

careless→ careless ly (không cẩn thận)

nice → nice ly (tốt đẹp)

horrible → horrib ly (kinh khủng)

easy → easi ly (dễ dàng)

Đặc biệt hơn nữa, một tính từ có thể phát sinh ra cả trạng từ đuôi -ly và trạng từ bất quy tắc, với ý nghĩa của 2 trạng từ khác nhau:

hard (chăm chỉ)

hard (chăm chỉ)

hardly (hầu như không)

high (cao)

late (trễ)

late (trễ)

lately (gần đây)

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng:

Tính từ tận cùng là -ly: friendly, silly, lonely, ugly

Danh từ tận cùng là -ly: ally, assembly, bully, melancholy

Động từ tận cùng là -ly: apply, rely, supply

4. Dùng tính từ hay trạng từ?

Trong tiếng Anh, có 2 loại từ thường được dùng để bổ nghĩa cho các loại từ khác, đó chính là trạng từ và tính từ.

Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

Ví dụ:

Tính từ: John is a careful driver. → John là một tài xế cẩn thận. → Câu này nói về John – rằng anh ấy là một tài xế cẩn thận.

Trạng từ: John drives carefully.→ John lái xe cẩn thận. → Câu này nói về cách mà John lái xe – là cẩn thận, không chạy ẩu.

Để đọc tiếp phần còn lại của bài này, cũng như các bài học khác củaChương trình Ngữ Pháp PRO

Bạn cần có Tài khoản Học tiếng Anh PRO

Xem chức năng của Tài khoản Học tiếng Anh PRO

Vị Trí Và Chức Năng Của Phòng Tài Chính

Vị trí và chức năng của Phòng Tài chính – Kế hoạch là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Như Ngọc. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phòng Tài chính – Kế hoạch có vị trí và chức năng được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Nội vụ ban hành thì vị trí và chức năng của Phòng Tài chính – Kế hoạch được quy định như sau:

– Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản của Phòng Tài chính – Kế hoạch do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn.

– Phòng Tài chính – Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trân trọng!