Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Chức Năng Của Gia Đình Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội

Tính tất yếu khách quan của sự ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa

Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho rằng, mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử đều là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Đó là do sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Với quan điểm trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích một cách hết sức khoa học và biện chứng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phân tích và rút ra các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một mặt, hai ông đã chỉ rõ sự tiến bộ lịch sử của chủ nghĩa tư bản, vai trò cực kỳ to lớn của chủ nghĩa tư bản trong việc phát triển sức sản xuất và xã hội hoá lao động; mặt khác, cũng đã chỉ ra những giới hạn về mặt lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Hai ông đã phân tích rõ mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và cho rằng, quá trình phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (kể cả việc biến thành các công ty độc quyền lẫn việc biến thành sở hữu của nhà nước) đều không xoá bỏ tính chất tư hữu tư nhân; nó không chỉ tạo ra những tiền đề xã hội mà quan trọng là đã tạo ra những tiền đề vật chất, kinh tế cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản.

Từ đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra kết luận, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đây là tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thay thế đó phù hợp với quy luật tiến hoá của lịch sử xã hội loài người.

Những đặc trưng kinh tế – xã hội cơ bản của chủ nghĩa cộng sản

C. Mác và Ph. Ăngghen đã phác hoạ những nét lớn về xã hội cộng sản chủ nghĩa, xã hội sẽ thay thế xã hội tư bản chủ nghĩa với những đặc trưng kinh tế – xã hội cơ bản như sau:

Một là, lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao.

Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa cộng sản phát triển ở trình độ cao, cao hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản. Lực lượng sản xuất đó dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất. Đó là một nền sản xuất với quy mô lớn và được tiến hành phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Hai là, chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu.

Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thay thế cho chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Vì vậy, chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về người lao động, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu, quan hệ giữa người và người là quan hệ hợp tác của những người lao động. C. Mác và Ph. Ăngghen cũng chỉ ra rằng, không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được, mà chỉ có thể thực hiện dần dần, và chỉ khi nào tạo lập được một lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hoá cao độ với năng suất lao động rất cao thì mới xoá bỏ được chế độ tư hữu. Sự phát triển tới được trình độ cao đó của lực lượng sản xuất cũng mới chính là điều kiện làm cho mỗi thành viên trong xã hội đều có cơ hội phát triển như nhau.

Ba là, sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.

Mục đích của nền sản xuất xã hội dưới chủ nghĩa cộng sản là bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội có đời sống vật chất và văn hoá ngày càng phong phú, bảo đảm cho họ phát triển và vận dụng một cách tự do những năng khiếu về thể lực và trí lực của cá nhân mình.

Bốn là, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội và sản xuất hàng hoá bị loại trừ.

Trong xã hội cộng sản, việc sản xuất được tổ chức một cách có ý thức, có kế hoạch, được thực hiện trên phạm vi toàn xã hội và trở thành một tất yếu kinh tế, có khả năng để thực hiện.

Khi xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó thì lao động có tính chất xã hội trực tiếp và sự thủ tiêu quan hệ giá trị trở thành tất yếu kinh tế.

Năm là, sự phân phối sản phẩm bình đẳng.

Do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, xã hội mới sẽ sản xuất ra một lượng sản phẩm dồi dào và được tổ chức phân phối một cách khoa học nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Xuất phát từ luận điểm về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ phân phối, Ph. Ăngghen chỉ ra nguyên tắc chung của sự phân phối trong xã hội mới là phân phối sản phẩm theo sự thoả thuận chung, tức là bằng cái mà người ta gọi là sự cộng đồng về tài sản. Nói cách khác, đó là sự phân phối bình đẳng.

Sáu là, xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, xoá bỏ giai cấp.

Sự phát triển cao về kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ tạo cơ sở để thủ tiêu những sự đối lập đó.

Cần lưu ý rằng, những đặc trưng kinh tế – xã hội nêu trên là những đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo cách nói của C. Mác, đó là xã hội đã phát triển trên những cơ sở của chính nó chứ không phải của “một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa”

.

Các giai đoạn của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa

Để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa với những đặc trưng kinh tế – xã hội cơ bản như trên, theo C.Mác cần phải trải qua hai giai đoạn:

– Giai đoạn đầu, hay giai đoạn thấp.

– Giai đoạn sau hay giai đoạn cao.

C.Mác coi giai đoạn đầu là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao. “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.

C.Mác đã chỉ ra rằng, cần phân biệt rõ “xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó”

, hay là “giai đoạn cao hơn” 2 với “một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa” 3, hay “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài”. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng.

Sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản.

a) Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph. Ăngghen vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga trước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đối với những nước có lực lượng sản xuất phát triển cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể ngắn hơn so với những nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ nền kinh tế kém phát triển.

Theo V.I.Lênin, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định.

Quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đều dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đến một trình độ nhất định, sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn của xã hội phong kiến, cách mạng tư sản sẽ nổ ra. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản chủ yếu chỉ là giải quyết về mặt chính quyền nhà nước, làm cho kiến trúc thượng tầng thích ứng với cơ sở hạ tầng của nó.

Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản với cách mạng tư sản. Do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời từ trong lòng xã hội tư bản. Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa chỉ ra đời sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Hơn nữa, sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải có thời gian. Nói cách khác, tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Từ sự phân tích như vậy, V.I.Lênin cho rằng, nếu như cách mạng tư sản thắng lợi đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa tư bản, thì cách mạng vô sản thắng lợi mới chỉ là sự khởi đầu cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất – kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Nói cách khác, kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng xong cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm cơ bản nhất xuyên suốt và bao trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có tính chất quá độ: nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin viết: danh từ quá độ có nghĩa là gì ? Vận dụng vào nền kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, có những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không ? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có.

Phân tích thực trạng nền kinh tế của nước Nga lúc đó, V.I.Lênin rút ra có năm thành phần kinh tế là:

– Thành phần kinh tế nông dân gia trưởng.

– Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, tiểu thủ công cá thể và tiểu thương.

– Thành phần kinh tế tư bản tư nhân.

– Thành phần kinh tế tư bản nhà nước.

– Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Theo V.I.Lênin, trong đó có các thành phần kinh tế cơ bản là: kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Tương ứng với nền kinh tế quá độ gồm nhiều thành phần, trong xã hội cũng tồn tại nhiều giai cấp, trong đó có ba giai cấp cơ bản là giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, người lao động tập thể.

Nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp như trên là sự thống nhất biện chứng các mâu thuẫn của tồn tại xã hội. Những mâu thuẫn này bắt nguồn từ tính độc lập tương đối về kinh tế do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.

Trong thời kỳ quá độ, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Theo V.I.Lênin, thời kỳ quá độ bao gồm tất cả những đặc điểm, đặc tính của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội mới ra đời nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì tính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế quá độ chưa có thành phần kinh tế thống trị chi phối, mới có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin

Vận dụng lý luận của C.Mác vào điều kiện cụ thể của nước Nga, V.I.Lênin đã hoạch định kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga.

– Điều kiện ra đời của NEP

Không bao lâu sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, việc thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này, V.I.Lênin đã áp dụng Chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của Chính sách cộng sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời, xoá bỏ quan hệ hàng hoá – tiền tệ, xoá bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước.

Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nhà nước Xôviết. Nhờ đó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được Nhà nước Xôviết non trẻ của mình.

Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, Chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó, chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá – tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới được V.I.Lênin đề xướng để đáp ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới.

– Nội dung và biện pháp chủ yếu của Chính sách kinh tế mới

Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin bao gồm những nội dung và biện pháp chủ yếu sau:

Một là, thay thế Chính sách trưng thu lương thực bằng Chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác, “Thuế là cái nhà nước thu của nhân dân mà không bù lại”

. Số lương thực còn lại sau khi nộp thuế, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường.

Hai là, tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá – tiền tệ giữa Nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Ba là, sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước; củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Đồng thời, V.I.Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương Tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển.

Như vậy, khác với thời kỳ nội chiến, trong điều kiện hoà bình, nước Nga Xôviết đã chủ trương khôi phục và phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Rất tiếc là những tư tưởng đó của V.I.Lênin không được những người kế tục sau này phát triển tiếp tục mà lại đưa nền kinh tế đi sang quỹ đạo của nền kinh tế chỉ huy.

– Ý nghĩa của NEP

Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trước hết nó khôi phục được nền kinh tế Xôviết sau chiến tranh. Chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói” thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó, đã khắc phục được khủng hoảng kinh tế, chính trị; củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà V.I.Lênin đã vạch ra.

Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá – tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân, là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của Đảng ta nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin. Tất nhiên, do thời gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có thể có sự khác nhau, kể cả về bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta.

Thời Kì Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội

WelcomeThời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trường cao đẳng Công Nghiệp Quốc PhòngNhóm 4Lớp : K9AMôn : Chính TrịGiáo viên : Lưu Thị Mai LiênThành viên nhóm : Phạm Thị Thanh Hoà Nguyễn Vũ Nguyệt HạNguyễn Thị Hải HồngNgô Quỳnh Anh

Nội dung thuyết trìnhTính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam

Xuất phát điểm của thời kỳ quá độ tại Việt Nam

Nội dung của thời kỳ quá độ tại Việt Nam

Phân tính vai trò của bản thân với tư cách là động lực quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới của Việt Nam Hiện nay

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam

?Vậy theo các bạn tính tất yếu là gì ?

-Xã hội có áp bức ắt hẳn có đấu tranh,và nhân dân ta đã lấy đấu tranh để chống lại áp bức bóc lột,của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Là 1 dân tộc yêu chuộng hòa bình ,từ ngàn đời khát khao về 1 xã hội công bằng tốt đẹp; được thể hiện qua những cuộc đấu tranh chống ngọai xâm .Vì vậy muốn giải phóng dân tộc mình,dân ta phải đấu tranh với kẻ thù đàn áp

-Đó là tính tất yếu của xã hội C.MÁC và ĂNG GHEN đã xác định lịch sử xã hội loài người đã đang và sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội:Vậy tính tính tất yếu của thời kỳ quá độ là gì ???Công xã Nguyên ThủyChiếm hữu nô lệPhong kiến nô lệTư bản chủ nghĩaCộng sản văn minhChủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định ” Tất cả các dân tộc đều đi đến xã hội chủ nghĩa , đó là điều không tránh khỏi ” Và đều phải trải qua một thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Thời kỳ quá độ cũng là một thời kỳ tất yếu trong lịch sử. Thời kỳ quá độ xảy ra ở tất cả các hình thái xã hộiCon đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con đường phát triển tất yếu khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của Cách mạng Việt Nam .Thời kỳ quá độ cũng là một thời kỳ tất yếu trong lịch sử. Tính tất yếu đó được quy định bởi những nguyên nhân sau:-Một là,CNTB và CNXH khác nhau về bản chất.+ CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về các tư liệu sản xuất: dựa trên chế độ áp bức và bóc lột.

+CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức,bóc lột.Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kì lịch sử nhất định. -Hai là CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất – kĩ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn có cơ sở vật chất – kĩ thuật đó cần phải có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.

-Ba là, các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo ra những điều kiện, tiêu đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội XHCN, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển các quan hệ đó.

-Bốn là,công cuộc xây dựng XHCN là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với công việc đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30/10/1958 “Miền Bắc tiến lên CNXH để làm cơ sở vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH”.

Xuất phát điểm của thời kỳ quá độ tại Việt NamHoàn cảnh lịch sử: – Miền Bắc: năm 1954 sau khi thắng lợi cuộc kháng chiến chống pháp-Cả nước:năm 1975 sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ giành được thắng lợi toàn nước

* Thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam đã cho ta thấy những thuận lợi và khó khăn là:-Thuận lợi:+ Miền Bắc được giải phóng + Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh+ Thiết lập chính quyền của dân do dân vì dân, lên nhân dân tin tưởng hăng hái xây dựng nhà nước xã hội mới+ Truyền thống tốt đẹp cần cù lao động, thông minh chăm chỉ. Có tinh thần yêu nước+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phát trển dồi dào +Tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu cho CNXH + Sự phát triển mạnh mẽ của KH-KT cơ hội hớp tác quốc tế, sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các nước tư bản Khó khăn:+Thời kì quá độ là một cuộc cách mạng khổng lồ làm đảo lộn mọi mặt đời sống kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước+Việt Nam quá độ lên CNXH lên điểm xuất phát rất thấp +Đất nước phải trải qua chiến tranh và chịu hậu quả rất năng nề +Trong xây dựng CNXH, Đảng cộng sản Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế + Sự nghiệp xây dựng CNXH Việt Nam luôn bị thế lực thù địch chống pháThời kì quá độ lên CNXH ở Việt nam là thời kì khó khăn gian khổ, lâu dài vì vậy cần phải thận trọng và cẩn thận, bước từng bước ngắn, tránh nôn nóng, chủ quan.*Đặc điểm lớn nhất: Từ một nước nghèo nàn lạc hậu kém phát triển tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn… Mâu thuẫn lớn nhất trong thời kì quá độ ở Việt Nam là mẫu thuẫn giữa yêu cầu phát triển cao của đất nước và thực trạng kém phát triển…Nội dung của thời kỳ quá độ tại Việt Nam

Theo các bạn nội dung của thời kỳ quá độ được thể hiện trên những lĩnh vực nào ???Thời kỳ quá độ là thời kỳ chuyển biến cách mạng toàn diện và triệt để trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:

 Trên lĩnh vực kinh tế

KINH TẾ NHÀ NƯỚCKINH TẾ TƯ NHÂNKINH TẾ CÓ VỐN NƯỚC NGOÀIKINH TẾ TẬP THỂKINH TẾ TƯ BẢN NHÀ NƯỚCThời kỳ quá độ là thời kỳ chuyển biến cách mạng toàn diện và triệt để trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:

 Trên lĩnh vực kinh tế Phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở của một nền công nghiệp hiện đại, phát huy tiềm năng của đất nước, nâng cao năng suất lao động, cải thịên đời sống của nhân dân và phát triển đất nước Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu.  Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là điều kiện vật chất để Nhà nước định hướng và phát triển nền kinh tế. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn liền với tăng trưởng và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

 Trên lĩnh vực chính trị Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở khối liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng và phát triển tình hữu nghị anh em giữa các dân tộcTrên lĩnh vực tư tưởng văn hoá Chủ nghĩa Mac – Lênin trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội thể hiện trong đạo đức, lối sống và cách suy nghĩ của mọi người.

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá  Từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, tạo điều kiện cho mọi người hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hoá.

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá  Đấu tranh chống lại tàn dư của tư tưởng và văn hóa lạc hậu, phản động do xã hội cũ để lại hoặc do các thế lực thù địch thâm nhập vào.

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá

 Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá Chủ nghĩa Mac – Lênin trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội thể hiện trong đạo đức, lối sống và cách suy nghĩ của mọi người.

 Từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, tạo điều kiện cho mọi người hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hoá.

 Đấu tranh chống lại tàn dư của tư tưởng và văn hóa lạc hậu, phản động do xã hội cũ để lại hoặc do các thế lực thù địch thâm nhập vào.

 Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.Trên lĩnh vực tư tưởng xã hội Đời sống nhân dân còn có sự chênh lệch giữa các vùng miền Trên lĩnh vực tư tưởng xã hội Bên cạnh lối sống lành mạnh còn có những tệ nạn xã hội đáng báo độngNội dung trên là những vấn đề được đưa ra trong thời kỳ quá độ lên CNXH tại VNVậy nhiệm vụ chúng ta phải làm là gì ???NHIỆM VỤMột là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trườngNHIỆM VỤHai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.NHIỆM VỤBa là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hộiNHIỆM VỤNăm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữunghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. NHIỆM VỤ Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân.NHIỆM VỤTám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.NHIỆM VỤNăm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữunghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kếttoàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựngcon người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhộiBốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội. Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân.Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trườngvai trò của bản thân với tư cách là động lực quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới của Việt Nam Hiện nay Đất nước đang trong thời kì đổi mới, cõ lẽ mỗi chúng ta đã không dưới một lần tự hỏi bản thân phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Bản thân là một sinh viên- nguồn động lưc quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới của đất nước mỗi chúng ta cần trở thành một thanh niên có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công nhân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu tình nghĩa và tinh thần quốc tế trân chính, có hoài bão, năng động, sáng tạo, làm chủ được khoa học và công nghệ mới. Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và XHCN”. Xây dựng ý chí tự lực tự cường, không chịu nghèo đói lạc hậu.Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ học vấn, hoàn thiện bản thân, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.Nâng cao ý thức cảnh giác, đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội. Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, phấn đấu vì mục tiêu ” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.  Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Một đất nước Việt Nam có phồn vinh và vững mạnh trong tương lai hay không là phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ sau này, trong đó có từng lớp trí thức nói chung và sinh viên nói riêngNếu cho rằng thế hệ trước của chúng ta đã hy sinh , đã trả bằng máu, mồ hôi và nước mắt vì triết lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” thì nay chúng ta là các sinh viên nói riêng và từng lớp trí thức nói chung phải nỗ lực nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Là một sinh viên Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Quốc Phòng, là một công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôi đã và đang được hưởng những thành quả tốt đẹp của công cuộc đổi mới, nguyện sẽ góp một phần sức lực nhỏ bé để công cuộc đổi mới ngày càng đi lênMột số câu hỏi củng cố kiến thứcCâu 1 : Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội tại Việt Nam bắt đầu vào năm nào? Năm 1932 ( Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam) Năm 1945( Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Năm 1954 ( thắng lợi kháng chiến chống thực dân Pháp Năm 1975 ( giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Câu 2 :Nội dung của thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội tại Việt Nam gồm có các lĩnh vực nào Lĩnh vực chính trị, Lĩnh vực kinh tế Lĩnh vực xã hội, văn hóa Cả 3 phương án trên

Câu 3 : Có bao nhiêu nhiệm vụ đặt ra về thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội tại Việt Nam 4 nhiệm vụ 5 nhiệm vụ 6 nhiệm vụ 8 nhiệm vụCâu 4 : Nêu một vài biểu hiện về tàn dư xã hội cũ cần phải đấu tranh mà bạn biết ?Mê tín dị đoanTrọng nam khinh nữ, sinh nhiều conTham ô, tham nhũngTệ nạn xã hộiThe EndXin cảm ơn các bạn đã theo dõi

Phân Tích Những Định Hướng Cơ Bản Của Việc Xây Dựng Gia Đình Mới Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta Hiện Nay

Câu hỏi: Phân tích những định hướng cơ bản của việc xây dựng gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Đáp án:

Những định hướng cơ bản của việc xây dựng gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay cụ thể là:

Giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, đồng thời tiếp thu văn hóa hiện đại có chọn lọc

Bên cạnh việc kế thừa những truyền thống, những giá trị tốt đẹp tình làng nghĩa xóm, tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước, dân tộc. Từng bước khắc phục, loại bỏ các giá trị không phù hợp như cục bộ theo họ tộc, cục bộ theo địa phương, những nghi lễ rườm rà, tốn kém trong ma chay, cưới hỏi. Sự bất bình đẳng về giới, và giữa các thế hệ. Trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu và chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại. Những giá trị văn hóa ấy chỉ có thể được chọn lọc, tiếp thu một khi các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống được bảo tồn, được phát huy những nội dung giá trị mới phù hợp với văn hóa và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.

Xây dựng gia đình xuất phát từ tình yêu chân chính:

+ Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính và nó nhất thiết phải trải qua thời kỳ quá độ từ tình bạn chuyển sang tình yêu, quá trình đó họ tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng sẵn sàng chia sẽ, cùng nhau xây dựng cuộc sống chung và họ cảm thấy không thể thiếu nhau.

+ Hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn phải được pháp luật thừa nhận bằng tờ đăng ký kết hôn. Nhưng cũng không bác bỏ sự quan tâm, hướng dẫn của cha mẹ người thân trong gia đình.

+ Hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn bao gồm tự do ly hôn khi tình yêu không còn nữa. Tuy nhiên, ly hôn dù bất cứ lý do nào thì hậu quả cũng hết sức nặng nề. Vì vậy, cần phải có sự hòa giải của các đoàn thể xã hội, của cộng đồng, làng xóm.

Xây dựng gia đình trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu:

Cùng nhau chia sẽ, gánh vác công việc gia đình và xã hội. Vợ chồng phải có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt. Bố mẹ không được phân biệt đối xử với các con, phải tôn trọng và hướng dẫn những nhu cầu chính đáng của các con. Các con phải biết ơn, kính trọng, nghe lời khuyên nhủ của bố mẹ và không ngừng học hỏi vươn lên giữ vững truyền thống tốt đẹp của gia đình. Quan hệ bố mẹ và các con trong gia đình thường có mâu thuẫn và sự khác biệt giữa các thế hệ là điều khó tránh khỏi. Do đó, phải tìm ra hướng giải quyết để những mâu thuẫn của sự khác biệt ấy không dẫn tới xung đột.

Trong gia đình, cần xây dựng những mối quan hệ tốt giữa anh chị em với nhau. Nếu là những gia đình có nhiều thế hệ, phải chú ý đến những mối quan hệ khác như ông bà và cháu chắt; bố mẹ chồng và con dâu; bố mẹ vợ và chàng rễ; chú bác, cô dì và các cháu… Các quan hệ này cũng được xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tình thương và có trách nhiệm để cho gia đình êm ấm, trở thành tế bào lành mạnh của xã hội.

Xây dựng gia đình phải gắn liền với cộng đồng, với các thiết chế xã hội:

Đoàn kết, tương trợ thương yêu đùm bọc nhau là một giá trị văn hoá truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng gia đình mới cần phải biết giử gìn phát huy truyền thống ấy. Trên cơ sở đó mà xây dựng bổ sung thêm những quy ước, quy chế dân chủ trong mỗi làng xã, trong mỗi gia đình. Đó chính là một phương hướng quan trọng trong việc xây dựng gia đình mới ở nước ta,

Vị Trí, Đối Tượng, Phương Pháp, Chức Năng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

CHƯƠNG I a. Khái niệm: Chủ nghĩa xã hội khoa học là một ý nghĩa về – mặt lý luận nằm trong khái niệm CNXH, là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu sự vận động của xã hội tư bản, đặc biệt là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ được thay thế bằng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa.

b. Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Trước hết, về nhận thức: thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội khoa học” nó chỉ là một ý nghĩa lý luận nằm trong khái niệm “chủ nghĩa xã hội”, giai đoạn hình thành phát triển của “chủ nghĩa xã hội khoa học” là đỉnh cao nhất của sự phát triển tư tưởng “chủ nghĩa xã hội”. + Hai là, “chủ nghĩa xã hội khoa học” khác với chủ nghĩa xã hội không tưởng là ở chỗ nó đã chỉ rõ lực lượng, con đường, phương thức thủ tiêu tình trạng người bóc lột người mà những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng hằng mơ ước. + Ba là, lý luận của “chủ nghĩa xã hội khoa học” được xây dựng là dựa trên cơ sở đúc kết của triết học Mác – Lênin và của kinh tế học chính trị học Mác – Lênin.

+ Bốn là, chủ nghĩa xã hội khoa học là thế giới quan, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nó biểu hiện không chỉ vì lợi ích của giai cấp công nhân mà của toàn thể nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới .

+ Năm là, lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học là sự tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động chống lại sự áp bức bóc lột, bất công và từ những kinh nghiệm trong xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa . Lưu ý:

Trước Mác, Pie Lơ Rút người Pháp, là người đầu tiên đưa ra danh từ “Chủ nghĩa xã hội” ( tức xu hướng xã hội hóa sản xuất) và tính từ “xã hội chủ nghĩa”.

2 Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học

Theo nghĩa hẹp: CNXH KH là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác – Lênin ( Gồm có: triết học Mác – Lênin, kinh tế học chính trị Mác – Lênin và CN XHKH ) CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNINTRIẾT HỌC MÁC- LÊNINKINH TẾ- CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNINCNXH KH VỀ CM XHCN VỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI CSCN– VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂNMÔ HÌNH: 01+ Theo nghĩa rộng: chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa Mác-Lênin

CNXH KH tức là chủ nghĩa Mác-Lênin bởi vì, suy cho cùng cả triết học Mác lẫn kinh tế học chính trị Mác đều luận giải dẫn đến tính tất yếu của lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa, tức CNXHKH.

1. Triết học và kinh tế chính trị Mác-Lênin là cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học

MÔ HÌNH: 02CNXH KHCƠ SỞ LÝ LUẬNTRIẾT HỌCMÁC- LÊNINKINH TẾ- CHÍNH TRỊ MÁC LÊNINĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU LÀ NHỮNG QUY LUẬT CHUNG NHẤT CỦA TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, TƯ DUY.+ LÀ THẾ GIỚI QUAN, NHÂN SINH QUAN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI+ LÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG CHO CNXH KHNGHIÊN CỨU NHỮNG QL CỦA NHỮNG QUAN HỆ XH HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH SX VÀ TÁI SX CỦA CẢI VẬT CHẤT, PHÂN PHỐI, TRAO ĐỔI, TIÊU DÙNG CỦA CẢI ĐÓ TRONG NHỮNG TRÌNH ĐỘ NHẤT ĐỊNH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN XH LOÀI NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG QL TRONG CHẾ ĐỘ TBCN VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TẤT YẾU LÊN CNXH 2. Đối tượng nghiên cứu của CNXH KHCNXH KHOA HỌCNHỮNG QUY LUẬTNHỮNG PHẠM TRÙ, KHÁI NIỆM, VẤN ĐỀQuá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”.Có tính quy luậtMÔ HÌNH: 04

3. Phạm vi khảo sát và vận dụng của CNXH KHNhững vấn đề chính trị – xã hộiKhảo sát, phân tích thực tiễn, thực tế trong và ngoài nướcLý luận chủ nghĩa Mác-LêninMÔ HÌNH:04Phương pháp luận khoa học: CNDV BC & CNDV LS Phương pháp kết hợp lịch sử và logicPhương pháp có tính liên ngànhPhương pháp khảo sát và phân tích về chính trị xã hộiPhương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn Mô hình:05 Thứ ba, định hướng về chính trị – xã hội cho mọi hoạt động của giai cấp công nhân, của Đảng cộng sản, của Nhà nước và của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực, nhằm mục tiêu đi tới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.

Thứ hai, trang bị quan điểm lập trường cộng sản chủ nghĩa cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập CNXH KH

Về mặt lý luận: việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin phải chú ý nghiên cứu cả ba bộ phận hợp thành của nó.

Về mặt thực tiễn: phải thấy được khoảng cách giữa lý luận và thực tế của quá trình xây dựng CNXH.