Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Cấu Tạo Chức Năng Tuyến Tụy Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Xương Mác: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Cẳng chân được tạo thành bởi hai xương – xương chày và xương mác. Xương mác là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày. Nó chạy song song với xương chày.

Hai xương này được kết nối với nhau bằng khớp chày mác và bao gồm cả màng gian cốt.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nếu đặt xương thẳng đứng:

Đầu dẹp, nhọn xuống dưới

Hố của đầu này ở phía sau

Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài

Thân xương có hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt và 3 bờ. Phần dưới thân dưới xương bị xoắn từ sau vào trong. Thân xương là vùng chính để cơ bám vào.

Xương có 3 bờ:

Bờ trước mỏng, sắc. ở phía dưới, bờ trước đi ra ngoài và chia đôi, ôm lấy mắt cá ngoài.

Gian cốt ở phía trong, sắc, có màng gian cốt bám.

Bờ sau tròn. Thật ra chỉ có một phần tư dưới có bờ sau rõ. Ba phần tư trên bờ sau nằm ở phía ngoài.

Ngoài: nằm giữa hai bờ trước và sau

Trong: nằm giữa hai bờ trước và bờ gian cốt

Sau: nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau. Ở một phần tư dưới do xương bị xoắn vặn, bờ gian cốt biến đi, nên mặt sau và mặt trong thành một mặt duy nhất.

MÔ TẢ CẤU TRÚC VÀ LIÊN QUAN

Đầu trên: còn được gọi là chỏm mác. Mặt trong chỏm mác có diện khớp chỏm mác tiếp khớp với xương chày. Ngoài ra, sau diện khớp có đỉnh có thể sờ được ngay dưới da.

Đầu dưới dẹp và nhọn hơn đầu trên. Đầu này tạo thành mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1 cm.

Các diện khớp

Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá. Diện này tiếp xúc với diện mắt cá ngoài của ròng rọc xương sên. Hai hiện khớp mắt cá của xương chày và xương mác tạo thành gọng kìm giữ các xương cổ chân.

Phía sau diện khớp mắt cá có hố mắt cá ngoài. Hố này để cho dây chằng mác sên bám vào.

Chỏm xương mác ăn khớp với diện mác trên mâm chày ngoài để tạo thành khớp chày mác gần.

Mắt cá ngoài ăn khớp với rãnh mác của xương chày để tạo thành khớp chày mác xa và xương sên để tạo thành phần trên của khớp cổ chân.

MỐC GIẢI PHẪU BỀ MẶT ( CÓ THỂ SỜ ĐƯỢC TRÊN DA)

Chỏm xương mác: Rất nông. Có thể sờ thấy ở mặt ngoài sau của đầu gối, nằng ngang mức lồi củ chày.

Thân xương mác: 1/4 xa có thể sờ thấy được.

Mắt cá ngoài: Khối xương nổi rõ ở mặt ngoài cổ chân

3. Chức năng của xương mác

Như đã biết, xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Xương chày là xương to hơn và chịu trọng lực cơ thể. Còn xương mác tuy là xương nhỏ hơn, nhưng cũng có những vai trò riêng của nó.

Xương mác không chịu lực, nhưng có khả năng chống lại lực xoắn vặn và gập cẳng chân vào trong. Đồng thời, nó cũng là nơi bám cho các cơ vùng cẳng chân.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nhìn chung, so với xương chày, xương mác mỏng manh hơn. Tuy nhiên do ít chịu sức nặng nên ít khi gãy đơn thuần mà chỉ kèm sau gãy xương chày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất. Xương mác liền xương khá nhanh. Vì thế khi gãy hai xương cẳng chân, sự liền xương của xương mác thường cản trở sự liền xương của xương chày.

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương mác. Gãy xương xảy ra khi áp lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực của nó. Có thể chia nguyên nhân gãy xương thành 2 nhóm chính theo cơ chế gãy xương:

Cơ chế trực tiếp. Xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương cũng chính là vị trí gãy xương. Gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên cẳng chân. Đường gãy trong trường hợp này thường là gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.

Cơ chế gián tiếp: thường do té ngã từ trên cao xuống nền cứng. Một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, thường xuyên thực hiện các động tác xoắn, xoay chân cũng là nguyên nhân gây gãy xương mác gián tiếp thường gặp.

DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG

Triệu chứng lâm sàng của gãy xương mác bao gồm:

Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.

Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy

Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được.

Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch.

Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh.

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN

Các triệu chứng lâm sàng kể trên chỉ mang tính chất gợi ý đến gãy xương mác. Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định một trường hợp gãy xương, bao gồm:

Xquang xương cẳng chân. Xquang giúp đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo. Ngoài ra còn giúp đánh giá các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả. Cần chụp phim cẳng chân ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim chụp cần lấy hết khớp gối và khớp cổ chân.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG

Các yếu tố gia tăng nguy cơ gãy xương nói chung bao gồm cả gãy xương mác bao gồm:

Người cao tuổi

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

Hút thuốc lá

Chơi các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bầu dục

Mắc bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cũng gây gãy xương mác.

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

Mục tiêu chung của việc điều trị gãy xương mác là:

Cố định tốt xương gãy

Phục hồi lại giải phẫu và chức năng của xương

Điều trị triệu chứng đau

Ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng.

Gãy xương mác bao lâu thì lành.

Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi điều trị. Thời gian liền xương mác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

Mức độ tổn thương xương và các tổ chức phần mềm

Đặc điểm xương gãy như số ổ gãy, kiểu gãy, kiểu di lệch nếu có

Tuổi của bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày

Mức độ tuân thủ các chỉ định của bác sĩ

Các phương pháp điều trị được lựa chọn

Trung bình khoảng 5 đến 6 tuần đoạn xương mác gãy sẽ được phục hồi. tiên lượng quá trình liền xương trong gãy xương mác cẳng chân khá tốt, kể cả khi gãy xương có di lệch

Quá trình liền xương diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn cal xơ: kéo dài khoảng 1 – 1,5 tháng kể từ khi chấn thương. Máu trong ổ gãy tạo thành xơ, sợi để liên kết các mảnh xương gãy. Thời kì này đạt được hiệu quả tốt khi chân gãy được cố định tốt, mảnh gãy áp sát nhau.

Giai đoạn cal sụn: bắt đầu sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi gãy.

Giai đoạn cal xương: diễn ra từ tháng thứ 3 trở đi. Khi đó tổ chức xương mới chính thức được hình thành trong ổ gãy.

Chọn phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gãy và mức độ chấn thương. Có 2 phương pháp điều trị chính:

Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị không cần bó bột. Thường áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín ít hoặc không di lệch, đường gãy đơn giản.

Bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Nên rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang. Vì đây là vùng có nhiều lớp cơ dày dễ gây tăng áp lực. Theo dõi sát trong 24-48 giờ đầu. Giữ bột trong khoảng 8-10 tuần.

Nắn chỉnh bằng khung Bohler rồi bó bột:

Với các trường hợp gãy kín có di lệch, nắn chỉnh bằng tay thường không mang lại kết quả tốt. Do đó bệnh nhân cần được nắn trên khung nắn của Bohler.

Các bệnh nhân gãy xương mác được điều trị không phẫu thuật cần kết hợp mang nẹp xương mác hoặc mang bốt đi bộ để tăng tính vững cho việc cố định xương gãy. Chân gãy trong thời gian bó bột không chịu được trọng lực như chân lành. Vì vậy bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị gãy xương mác trong các trường hợp:

Gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh

Có biến chứng chèn ép khoang đi kèm

Gãy xương hở

Gãy xương kín điều trị bảo tồn thất bại như di lệch thứ phát hoặc bị chậm liền xương, có khớp giả.

Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng các phương tiện như đinh nội tủy, nẹp vít, khung cố định ngoài. Mỗi phương tiện kết hợp xương có các ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đôi khi được sử dụng phối hợp với nhau.

Tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập bài tập phục hồi chức năng trong và sau thời gian điều trị. Các bài tập nên được thay đổi dần từ bài tập thụ động, chủ động và tập với dụng cụ với mức độ tăng dần.

Xương mác là xương mỏng nhưng đóng vai trò quan trọng ở cẳng chân. Nó giúp chân chống lại lực xoay và xoắn vặn đồng thời ổn định khớp gối và cổ chân. Gãy xương mau lành nhưng thường có biến chứng va tổn thương đi kèm. Hiểu biết thêm về cấu tạo và chức năng xương mác giúp ta chủ động hơn tong phòng ngừa và điều trị gãy xương.

Buồng Trứng Là Gì? Cấu Tạo, Vị Trí Và Chức Năng

Buồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhờ có cơ quan này mà chị em mới có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ, sinh ra được những đứa con xinh xắn, dễ thương.

Buồng trứng là gì?

Theo bác sĩ phụ khoa Dư Phương Anh (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, buồng trứng là cơ quan sinh sản của phụ nữ. Thông thường, mỗi người phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng với kích thước tương đương một hạt thị. Cơ quan này sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình thụ tinh và sản xuất ra nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Nội tiết tố này ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể người phụ nữ, nhất là chu kỳ kinh nguyệt, mang thai.

Buồng trứng đa nang: Bệnh lý này chiếm khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Chị em vẫn có con bình thường vì họ có rất nhiều trứng nhưng trứng không rụng.

Suy buồng trứng: Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ từ 35 – 45 tuổi. Phụ nữ không thể nuôi dưỡng trứng và duy trì chức năng sinh sản của bản thân mình. Người bệnh thường có dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt, hoa mắt, buồn nôn, mất ngủ, khô âm đạo, da nhăn nheo,…

Viêm buồng trứng: Ống dẫn trứng của phụ nữ không thực hiện được chức năng phóng noãn nên trứng không thể rụng. Có khoảng 25% phụ nữ sẽ bị vô sinh do căn bệnh này gây ra. Chị em thường bị đau vùng bụng dưới, xương hông, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt,…

Viêm tắc vòi trứng: Vòi trứng bị viêm, chít hẹp, tắc nghẽn sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai bởi tinh trùng không thể gặp trứng. Với căn bệnh này, phụ nữ có thể mang thai ngoài tử cung hoặc bị vô sinh. Bệnh nhân thường bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…

U nang buồng trứng: Khối u càng lớn thì khả năng vô sinh ở phụ nữ càng cao. U nang buồng trứng sẽ nhanh chóng gây co ép tử cung khiến cho tinh trùng gặp được trứng cũng không thể thụ thai. Phụ nữ nên điều trị bệnh sớm, tránh bệnh chuyển biến xấu đi.

Ung thư buồng trứng: Khối u có thể hình thành ở 1 hoặc 2 buồng trứng. Các tế bào ung thư sẽ nhanh chóng xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong. Với căn bệnh này, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, nguy cơ vô sinh cao.

Buồng trứng nằm ở đâu?

Vị trí buồng trứng nằm ở thành chậu hông bé. Cơ quan này nằm ở hai bên tử cung, dính vào phần lá sau của dây chằng rộng, dưới eo chậu trên khoảng 10 mm, ngay phía sau vòi tử cung. Vị trí của buồng trứng sẽ thay đổi, tùy thuộc rất nhiều vào số lần phụ nữ sinh ít hay nhiều. Với những phụ nữ chưa sinh nở thì buồng trứng sẽ nằm ở tư thế đứng (tức trục dọc của buồng trứng nằm thẳng đứng).

Với kích thước buồng trứng rộng 1,5 cm, dài 3 cm, dày 1 cm, nếu dùng mắt quan sát, bạn đối chiếu lên thành bụng thì điểm buồng trứng chính là điểm giữa đường nối gai chậu trước nằm trên khớp mu. Thông thường, trên cơ thể con người, buồng trứng sẽ có màu hồng nhạt. Chúng thường nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì hoặc sau tuổi dậy thì.

Vào những ngày rụng trứng hàng tháng, buồng trứng sẽ càng sần sùi hơn. Vì khi trứng rụng, vỏ buồng trứng sẽ nhanh chóng bị rách, tạo ra những vết sẹo ở mặt buồng trứng. Chỉ sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, bề mặt của buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi lại.

Cấu tạo buồng trứng

Buồng trứng ở phụ nữ có cấu tạo gồm hai mặt (mặt trong và mặt ngoài), hai bờ (bờ tự do và bờ mạc treo) và hai đầu ( đầu vòi và đầu tử cung). Vì buồng trứng không có lớp phúc mạc bên ngoài che phủ nên cơ quan này được bao bọc bởi lớp áo trắng. Phần dưới lớp áo trắng là lớp vỏ buồng trứng. Ở phần trung tâm, dưới lớp vỏ là phần tủy buồng trứng.

Ở lớp áo trắng, các tế bào trụ phủ bên ngoài buồng trứng. Với lớp tế bào này, buồng trứng thường có màu xám đục. Vùng chuyển tiếp giữa lớp vỏ trung mô dẹt của phúc mạc và tế bào trụ phủ buồng trứng là một đường màu trắng mảnh. Chúng hình thành dọc theo bờ mạc treo của buồng trứng.

Lớp vỏ buồng trứng chứa thể vàng và các nang buồng trứng. Trong lớp mô đệm của vỏ buồng trứng có chứa các sợi liên kết lưới, tế bào cơ trơn và tế bào hình thoi. Tủy buồng trứng gồm nhiều mô đệm, được cấu tạo bởi nhiều mô liên kết, tế bào cơ trơn, mạch máu (tĩnh mạch). Thông thường, phần tủy buồng trứng sẽ có nhiều mạch máu hơn lớp vỏ bên ngoài.

Nang trứng có trong lớp vỏ buồng trứng. Mỗi nang trứng sẽ chứa có một tế bào trung tâm (noãn) bao quanh lớp tế bào trụ nhỏ hoặc tế bào dẹt (tế bào nang). Sau tuổi dậy thì, các tế bào nang trứng sẽ dần dần bị thoái hóa, các nang chín bị vỡ ra, tạo thành hiện tượng rụng trứng.

Trong quá trình trứng phòng noãn, các nang trứng nhanh chóng xẹp xuống, hình thành nếp gấp. Lúc này, các tế bào của màng hạt sẽ to ra và chứa rất nhiều sắc tố vàng bên trong bào tương, tạo thành thể vàng. Các thể vàng này sẽ hoạt động từ 12 – 14 ngày sau khi rụng trứng. Nếu phụ nữ có thai, thể vàng sẽ bị thoái hóa và hình thành các mô sợi.

Chức năng của buồng trứng

Buồng trứng gồm có 2 chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết. Hai chức năng này sẽ tồn tại song song và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển ở mức độ nhất định, hỗ trợ tăng khả năng sinh sản cho phụ nữ. Cụ thể về từng chức năng của buồng trứng như sau:

# Chức năng ngoại tiết

Thông thường, sau tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ thay phiên nhau để phóng thích trứng. Trung bình chu kỳ mỗi tháng 1 lần. Quá trình này sẽ lặp lại thường xuyên còn được gọi là chu kỳ hành kinh của phụ nữ. Nếu trứng gặp tinh trùng sẽ nhanh chóng thụ thai. Đây cũng là chức năng ngoại tiết điển hình của buồng trứng trong cơ thể con người.

# Chức năng nội tiết

Buồng trứng có chức năng bài tiết 2 hormon sinh dục quan trọng của cơ thể phụ nữ là progesteron và estrogen. Mỗi hormon sẽ duy trì một chức năng riêng, giúp bảo tồn đặc tính sinh dục nữ, hỗ trợ trứng đã thụ tinh dễ dàng di chuyển vào tử cung, làm giảm co bóp cơ tử cung, ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và duy trì sức khỏe cho nữ giới. Cụ thể:

Estrogen (hợp chất steroid) được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol. Có 3 loại estrogen tồn tại trong huyết tương là estriol, estron, estradiol,… Nhờ có thành phần này mà phụ nữ có giọng nói trong, vai hẹp hông nở, dáng đi mềm mại, uyển chuyển,…

Progesterol (hợp chất steroid) giúp kích thích bài tiết niêm mạc tử cung khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Hormon này còn có tác dụng lên các cơ quan khác như tuyến vú, vòi trứng, cổ tử cung,…

Các bệnh về buồng trứng và cách điều trị hiệu quả

Cũng giống như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, buồng trứng cũng có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau, trong đó các bệnh thường gặp nhất phải kể tới:

Buồng trứng đa nang: Tình trạng này xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, do tăng nội tiết tố nam, rối loạn kinh nguyệt, thừa cân,béo phì.,… từ đó khiến sự rụng trứng trở nên bất thường.

Viêm buồng trứng: Là tình trạng rối loạn rụng trứng, xảy ra khi ống dẫn trứng khó thực hiện chức năng phóng noãn khiến trứng không thể rụng. Viêm buồng trứng nếu không được điều trị có thể dẫn tới dính buồng trứng, tắc vòi trứng, vô sinh,…

U nang buồng trứng: Là tình trạng khối u hình thành và phát triển từ bào nang có chứa dịch bên trong buồng trứng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới buồng trứng, làm co ép tử cung, nguy hiểm hơn co thể dẫn tới u ác tính, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn,…

Hiện có nhiều phương pháp chữa các bệnh về buồng trứng như sử dụng thuốc Tây y, mẹo dân gian thì chữa bệnh bằng các bài thuốc thảo dược tự nhiên vẫn là lựa chọn của đông đảo chị em. Bởi phương pháp này mang tới hiệu quả tối ưu, an toàn, lành tính với đa phần bệnh nhân.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về buồng trứng phụ nữ cũng như cấu tạo và chức năng của cơ quan này. Vốn dĩ buồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới nên nếu phụ nữ nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường nào, bạn nên tiến hành thăm khám sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc tùy tiện chữa trị bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.

Cấu Tạo , Chức Năng Sinh Lý , Vị Trí Của Thận Nằm Ở Đâu

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Vị trí của thận là nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng (T12) đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.

Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5-6 cm, dày 3-4 cm và nặng khoảng 170g.

Cấu tạo của thận

Cấu tạo của thận gồm: ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, ở đây có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu; vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). Đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm có cầu thận và ống thận.

Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron).

Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.

Chức năng sinh lý của thận

Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Chức năng điều hòa thể tích máu: thận có vai trò quan trọng trong kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.

Thận giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào má: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Ngoài ra, thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng icon canxi trong máu.

Vị trí của thận nằm ở đâu trên cơ thể người ?

Bộ phận thận của chúng ta nằm ở thành sau bụng và phúc mạc trên cơ thể , 2 bên trái phải của cột sống lưng. Mép trên của thận ngang với xương ngực số 11 và 12, mép dưới gần đốt sống eo số 3. Ở trạng thái bình thường thận phải nằm thấp hơn một chút so với thận trái.

Ngoài ra vị trí thận cũng có thể di chuyển thay đổi trên cơ thể người khoảng từ 1 – 2 cm do tác động của cơ thể khi hô hấp. Nhưng cũng có lúc mỗi khi bạn đi kiểm tra sức khỏe, lại thấy thận nằm ở vị trí rất thấp.

Thận nằm trên cơ thể người giữ vai trò gì ?

Để tìm hiểu rõ hơn về cơ quan thận trên cơ thể người thì tiếp theo chúng ta cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về vai trò, công dụng của thận trong cơ thể .

Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein có trong thực phẩm, để từ đó tạo ra tiến trình vận động của các khối có bắp.

Giữ cân bằng dịch có trong cơ thể: Các khoáng chất trong cơ thể cần phải được duy trì ở trạng thái cân bằng. Bởi nếu có 1 sự chênh lệch về 1 chất nào đó sẽ dẫn tới những dấu hiệu bất thường.

Hoạt hóa vitamin D tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, tăng cường sự vững chắc cho xương.

Một số hormon thiết yếu được giải phóng và cung cấp vào cho máu, hay còn trợ giúp tủy xương tạo ra hồng cầu.

Một số bệnh lý về thận gây nguy hiểm

Thận cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, nếu không được chú ý chăm sóc cũng sẽ rất dễ gặp phải các bệnh nguy hiểm như :

Viêm cầu thận

Thận ứ nước

Suy thận

Sỏi thận

Nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu

Lạm dụng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thận

Để phát hiện sớm bệnh thận trên cơ thể người nhanh và chính xác thì có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.

Lưu ý khi điều trị bệnh thận

Áp dụng các biện pháp loại bỏ muối, nước thừa và các chất giáng hóa trong cơ thể, trong trường hợp phát hiện ra thận bị giảm chức năng.

Dùng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường tập luyện rèn luyện sức khỏe.

Khi đã xác định được vị trí của thận, bạn sẽ rất dễ dàng xác định đau thận ở vị trí nào.

Do đó, việc dùng thuốc bổ thận tráng dương Đông y trên vẫn có nhược điểm vì là kinh nghiệm chung và lâu đời, chưa thực sự phù hợp với từng thể trạng quý ông hiện đại. Người dùng thì thừa, người lại thiếu rất khó dung hòa.

Hư thì bổ

Nắm rõ được điều này, PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa và các lương y tại phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra bài thuốc Cao Bổ Thận đem lại hiệu quả bổ thận tráng dương cao.

Thực thì tả

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường dựa trên nguyên tắc trị liệu ” Hư thì bổ, thực thì tả” lựa chọn lục vị thuốc bổ khác nhau để bù đắp phần hư thiếu, điều hòa thiên thắng, lập lại cân bằng trong cơ thể.

Các vị thuốc bổ thận tráng dương cẩu tích, tơ hồng xanh, xích đồng có tính ôn dùng bảy phần bổ ba phần công giúp bù đắp phần thận hư, khôi phục chức năng sinh lý. Ngay sau đó bài thuốc tiến đến bồi bổ thận, hòa hoãn âm dương thì các vị thuốc tức khắc không còn công hiệu tránh gây ra tình trạng mất cân bằng.

Đối với bệnh thực thì các loại thảo dược cỏ xước, dây đau xương, tục đoạn hướng tới bảy phần công ba phần bổ để mở đường đuổi tà khí giúp duy trì sức khỏe thận tinh.

Địa chỉ để tiện liên hệ:

Nhờ những ưu điểm vượt trội chỉ sau từ 1 – 3 liệu trình, bài thuốc bổ thận Cao Bổ kích thích sức khỏe, trong đó có hệ sinh dục tự phục hồi khả năng chứ không phải là sự thay thế như dùng liệu pháp hoóc-môn sinh dục của y học hiện đại.

Đặc biệt năm 2018 bài thuốc Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường đã nhận giải thưởng Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Đây là minh chứng cho hiệu quả của bài thuốc bổ thận Đông y đối với sức khỏe người bệnh.

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Điện thoại: 0903.876.437

Đau thận ở vị trí nào

Vị trí của thận

4 chức năng của thận

Vị trí thận sau lưng

Cấu tạo của thận

Sỏi thận nằm ở đâu

Hình thể ngoài của thận

Chức năng sinh lý của thận

Nguồn : 2bacsi.net

Vị Trí Đại Tràng Nằm Ở Đâu? Có Cấu Tạo Và Chức Năng Gì?

Đại tràng là một phân đoạn của ống tiêu hóa ở người. Theo trình tự đường đi của thức ăn: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng (ruột già) và cuối cùng là hậu môn. Đại tràng trung bình dài khoảng 1m48 ở người Việt Nam trưởng thành, sắp xếp thành khung hình chữ u ngược uốn quanh ổ bụng.

Theo Y học cổ truyền, đại tràng (còn gọi là đại trường, ruột già) là một trong sáu phủ tạng quan trọng của cơ thể. Trong cơ thể của mỗi người và mỗi giới, đại tràng có kích thước khác nhau, chiều dài có thể đạt tới 1m9, chiếm khoảng 1/5 chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa.

2. Cấu tạo của đại tràng

Xét về mặt cấu tạo, đại tràng được chia ra làm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.

2.1. Manh tràng

Giống như một chiếc túi hình tròn. Vị trí của nó nằm tại phía dưới hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng dính với ruột thừa nhìn giống như ngón tay. Với người trưởng thành, chiều cao trung bình khoảng 9cm và đường kính khoảng 0,5cm – 1cm.

2.2. Kết tràng

Đây là thành phần chính bên trong đại tràng. Bộ phận này gồm 4 phần cơ bản là kết tràng sigma, kết tràng xuống, kết tràng ngang, kết tràng lên.

Kết tràng lên: nằm ở phía bên phải ổ bụng.

Kết tràng ngang: nằm ở ngang phần trên của bụng.

Kết tràng xuống: chạy từ trên xuống dưới bụng trái, là vị trí hay viêm nhiễm nhất.

Kết tràng sigma: là đoạn cong nhỏ nằm trước trực tràng.

2.3. Trực tràng

Là đoạn ruột có chiều dài 15cm đối với người trưởng thành, bắt đầu từ ổ bụng dưới và kết thúc tại hậu môn, mở ra bên ngoài cơ thể.

3. Chức năng cơ bản của đại tràng

Đại tràng không nằm xếp chồng như ruột non mà uốn lượn thành một khung bao quanh ruột non, nên còn được gọi là khung đại tràng. Cơ quan này mỗi ngày đều thực hiện các chức năng cơ bản sau:

3.1. Tổng hợp vitamin

Ở phần đầu ruột già có nhiều loại vi khuẩn hoạt động và tạo ra các vitamin như vitamin K, B12, Riboflavin, Thiamin. Một số loại khí cũng được sinh ra trong ruột già.

3.2. Tiết dịch trong đại tràng

Đại tràng có nhiệm vụ tiết ra dịch kiềm để tiêu hóa những thức ăn còn dư thừa. Ngoài ra còn tiết một lượng kiềm nhất định để bảo vệ niêm mạc, làm mềm phân.

3.3. Hấp thụ nước và chất dinh dưỡng

Quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong niêm mạc ruột già thường diễn ra ở nửa đầu đại tràng. Ruột già sẽ hập thụ nước từ ruột non và đưa vào thận. Ngoài ra đại tràng còn hấp thụ khoáng chất và nhiều nguyên tố khác.

3.4. Bài tiết các chất nhầy

Khi thức ăn đi vào tới đại tràng, chạm vào những tế bào ở niêm mạc sẽ tạo ra phản xạ để chất nhầy tiết ra, đóng vai trò bảo vệ thành đại tràng không bị trầy xước, hạn chế tác hại do vi khuẩn gây ra và giúp phân được kết dính.

Nếu chức năng vận động của đại tràng bị suy giảm sẽ có nhiều chất thải tồn đọng trong ruột. Lượng nước bị hấp thụ nhiều sẽ làm phân khô cứng dẫn tới tình trạng táo bón.

3.5. Co bóp tạo nhu động và bài tiết

Ngoài các chức năng trên, đại tràng còn có chức năng co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng (phần cuối của đại tràng gần hậu môn). Khi áp lực do lượng phân tích tụ tăng, kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra, thường chỉ xảy ra 1 lần/ngày ở người khoẻ mạnh.

Chính sự co bóp và hấp thu nước, muối khoáng trong quá trình đưa bã thức ăn đến trực tràng lý giải vì sao các bệnh đại tràng thường gây rối loạn đại tiện. Khi đại tràng co bóp chậm, bã thức ăn di chuyển chậm, lượng nước được đại tràng hấp thu nhiều làm phân khô cứng, bệnh nhân dễ bị táo bón. Ngược lại khi đại tràng co bóp nhanh, bã thức ăn di chuyển nhanh, lượng nước được đại tràng hấp thu ít làm phân lỏng, bệnh nhân đi ngoài bị tiêu chảy.

4. Các bệnh đại tràng thường gặp

Đại tràng là nơi xảy ra nhiều bệnh lý như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, polyp đại tràng…

4.1. Viêm đại tràng

Là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau.

Bệnh gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa kéo dài, gầy yếu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, thường xuyên bị tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.

4.2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đây là dạng rối loạn chức năng đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần, biểu hiện qua tình trạng đau bụng, chướng hơi, thay đổi thói quen đại tiện và không có bất thường về cấu trúc sinh hóa đường ruột.

4.3. Viêm ruột từng vùng (bệnh Crohn)

Nguyên nhân của bệnh Crohn chưa được xác định rõ ràng. Biểu hiện chủ yếu gây viêm loét thành trong của ruột non và đại tràng, tiêu chảy, có máu trong phân thậm chí có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa.

4.4. Polyp đại tràng

Là khối mô phát triển bất thường, có thể lồi hoặc phẳng, nằm ở thành trong lẫn ngoài đại tràng, đa số lành tính, số ít ung thư hóa. Bệnh thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi và có tính di truyền.

4.5. Xoắn đại tràng

Tình trạng ruột bị xoắn gây tắc nghẽn, thiếu máu, thủng đại tràng, thậm chí hoại tử.

Bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội, chướng bụng, buồn nôn, không đi đại tiện được…

4.5. Ung thư đại tràng

Ung thư thường bắt đầu từ polyp được hình thành trong ruột già và trực tràng. Qua thời gian, các polyp này có thể tiến triển thành ung thư.

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào các biểu hiện bệnh, vị trí đau và tần suất đau cũng như tình trạng phân để các bác sĩ xác định sơ bộ.

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

5.2.1. Xét nghiệm máu

Số lượng hồng cầu xác định được lượng máu mất qua phân, số lượng bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể trong khi tiểu cầu đóng vai trò đông máu. Vì vậy biết được số lượng của tiểu cầu sẽ đánh giá được những bất thường trong việc chảy máu của bệnh nhân.

5.2.1. Điện giải đồ

Xét nghiệm các chất vi lượng trong cơ thể như natri, kali, clorua. Các chất điện giải thông thường sẽ giảm xuống khi người bệnh mắc tiêu chảy.

5.2.3. Xét nghiệm máu lẫn trong phân

Giúp xác định các bệnh lý như ung thư đại tràng hay polyp đại tràng, polyp trực tràng….

5.2.4. Nội soi đại tràng

Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa tốt nhất bằng cách sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera, giúp quan sát các tổn thương của đại tràng.

5.2.5. Chụp X-quang

Được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp khi nghi ngờ tắc ruột.

5.2.6. Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Nhằm xác định phát hiện các biến chứng của bệnh đại tràng.

6.1. Viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu?

Vị trí đại tràng nằm ở đâu và gây viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu được nhiều người thắc mắc. Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng cho hay, dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu tập trung những cơn đau ở vùng bụng dưới rốn.

Viêm đại tràng do lỵ amip thấy đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân.Viêm đại tràng cấp tính nếu không được điều trị kịp thời khiến bệnh tái đi tái lại dễ chuyển sang gian đoạn mạn tính.

Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.

Ngoài biểu hiện đau bụng, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như:

Thay đổi thói quen đại tiện

Nếu đại tràng xuất hiện tình trạng xuất huyết có thể gây nên thiếu máu, chóng mặt, bủn rủn tay chân (ít gặp)

Niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết rách, vết sẹo, có lớp dịch nhầy trắng bao phủ niêm mạc và có các hố loét niêm mạc.

Vì vậy để kiểm soát được bệnh, bên cạnh các biện pháp điều trị từ Tây y, Đông y, người bệnh nên kết hợp cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

6.2. Vị trí đau bụng cảnh báo các bệnh

Dựa vào vị trí đại tràng nằm ở đâu và vị trí cơ quan nội tạng khác trong hệ tiêu hóa, khi gặp phải các cơn đau bụng chúng ta có thể phán đoán được các bệnh lý xảy ra.

6.2.1. Vùng rốn

6.2.2. Vùng thượng vị

Đau dạ dày kèm theo những biểu hiện như đau vùng thượng vị, có cảm giác bỏng rát sau mũi, ợ hơi, ợ chua, đau cả khi đói lẫn khi no, tình trạng đau tăng lên khi thức khuya nhiều.

6.2.3. Vùng hạ vị

6.2.4. Hạ sườn trái

6.2.5. Hạ sườn phải

6.2.6. Mạn sườn trái

Rối loạn đại tràng xuống, viêm túi thừa, viêm đại tràng, sỏi thận bên trái, sỏi niệu quản trái.

6.2.7. Mạn sườn phải

Rối loạn đại tràng lên, sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải.

6.2.8. Hố chậu trái

Các bệnh lý rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng trái (ở nữ)

6.2.9. Hố chậu phải

Viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải (ở nữ).

7. Cách phòng tránh các bệnh đại tràng

Bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh, chất xơ

Hạn chế thực phẩm cứng, khó tiêu, đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ, đồ cay nóng

Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kĩ, cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

Uống đủ nước

Thường xuyên tập thể dục điều độ, cố gắng đi vệ sinh vào khung giờ cố định

Kiểm tra sức khỏe định kì, nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về bệnh nên chủ động điều trị kịp thời.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng