Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Cấu Tạo Chức Năng Của Tuyến Giáp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Vị Trí Của Tuyến Giáp Và Chức Năng Của Nó

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể con người. Tuyến giáp ở cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hoocmone điều hòa chuyển hóa năng lượng, sự tăng trưởng của cơ thể, sự phát triển của hệ thần kinh.

Chức năng của tuyến giáp

Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hoocmone. Các hoocmone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để dẫn đến đến các cơ quan. Chúng hoạt động giống như chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của con người. Hoocmone tuyến giáp sản xuất ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể cũng như nồng độ của một số khoáng chất trong máu. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hoocmone và phóng thích chúng vào máu. Hai trong số chúng được gọi là thyroxine (T4) và triodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Hoocmone còn lại có chức năng giúp cơ thể kiểm soát lượng canxi trong máu.

Ảnh 1 – hoocmone tuyến giáp hoạt động như chất dẫn truyền

Tuyến giáp ở cổ là tuyến nội tiết đơn, nằm phía dưới cổ, có hai thùy nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang, được gọi là eo tuyến giáp. Tuyến giáp được tưới máu vô cùng dồi dào so với các cơ quan khác, 4-6ml/1’/gr. Mô giáp từ 2 động mạch giáp trên và 2 động mạch giáp dưới và có mối liên hệ vô cùng mật thiết với dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp.

Mô giáp gồm những tiểu thùy được tạo thành từ 30 – 40 đơn vị, có chức năng cơ bản là nang giáp. Mỗi nang giáp có dạng hình cầu, được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất. Lớp tế bào này tạo ra một khoang rỗng ở giữa, chứa dầy chất keo mà thành phần chủ yếu là Thyroglobulin.

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cơ thể

Người nào bị thiếu hoocmone tuyến giáp sẽ bị rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể bị chậm lại, từ cơ quan thần kinh (suy nghĩ chậm, nói chậm), đến tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón) và nhiều biển hiện khác như cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, người thường bị lạnh bất thường.

Người bị thừa hoocmone giáp hay còn gọi là tình trạng cường giáp, người bệnh dễ cáu gắt, ít ngồi yêu một chỗ, sụt cân, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, luôn nóng nực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim … Có thể nói, tuyến giáp có chức năng vô cùng quan trọng, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ em.

Ảnh 2 – hoocmone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em Tuyến giáp có vai trò hết sức quan trọng, chính vì vậy các bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe cũng như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, để kiểm tra nồng độ của nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất. Nếu bạn có thắc mắc về tuyến giáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Xương Mác: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Cẳng chân được tạo thành bởi hai xương – xương chày và xương mác. Xương mác là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày. Nó chạy song song với xương chày.

Hai xương này được kết nối với nhau bằng khớp chày mác và bao gồm cả màng gian cốt.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nếu đặt xương thẳng đứng:

Đầu dẹp, nhọn xuống dưới

Hố của đầu này ở phía sau

Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài

Thân xương có hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt và 3 bờ. Phần dưới thân dưới xương bị xoắn từ sau vào trong. Thân xương là vùng chính để cơ bám vào.

Xương có 3 bờ:

Bờ trước mỏng, sắc. ở phía dưới, bờ trước đi ra ngoài và chia đôi, ôm lấy mắt cá ngoài.

Gian cốt ở phía trong, sắc, có màng gian cốt bám.

Bờ sau tròn. Thật ra chỉ có một phần tư dưới có bờ sau rõ. Ba phần tư trên bờ sau nằm ở phía ngoài.

Ngoài: nằm giữa hai bờ trước và sau

Trong: nằm giữa hai bờ trước và bờ gian cốt

Sau: nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau. Ở một phần tư dưới do xương bị xoắn vặn, bờ gian cốt biến đi, nên mặt sau và mặt trong thành một mặt duy nhất.

MÔ TẢ CẤU TRÚC VÀ LIÊN QUAN

Đầu trên: còn được gọi là chỏm mác. Mặt trong chỏm mác có diện khớp chỏm mác tiếp khớp với xương chày. Ngoài ra, sau diện khớp có đỉnh có thể sờ được ngay dưới da.

Đầu dưới dẹp và nhọn hơn đầu trên. Đầu này tạo thành mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1 cm.

Các diện khớp

Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá. Diện này tiếp xúc với diện mắt cá ngoài của ròng rọc xương sên. Hai hiện khớp mắt cá của xương chày và xương mác tạo thành gọng kìm giữ các xương cổ chân.

Phía sau diện khớp mắt cá có hố mắt cá ngoài. Hố này để cho dây chằng mác sên bám vào.

Chỏm xương mác ăn khớp với diện mác trên mâm chày ngoài để tạo thành khớp chày mác gần.

Mắt cá ngoài ăn khớp với rãnh mác của xương chày để tạo thành khớp chày mác xa và xương sên để tạo thành phần trên của khớp cổ chân.

MỐC GIẢI PHẪU BỀ MẶT ( CÓ THỂ SỜ ĐƯỢC TRÊN DA)

Chỏm xương mác: Rất nông. Có thể sờ thấy ở mặt ngoài sau của đầu gối, nằng ngang mức lồi củ chày.

Thân xương mác: 1/4 xa có thể sờ thấy được.

Mắt cá ngoài: Khối xương nổi rõ ở mặt ngoài cổ chân

3. Chức năng của xương mác

Như đã biết, xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Xương chày là xương to hơn và chịu trọng lực cơ thể. Còn xương mác tuy là xương nhỏ hơn, nhưng cũng có những vai trò riêng của nó.

Xương mác không chịu lực, nhưng có khả năng chống lại lực xoắn vặn và gập cẳng chân vào trong. Đồng thời, nó cũng là nơi bám cho các cơ vùng cẳng chân.

Xương mác hợp với xương chày tạo thế đứng thẳng cho chân. Đồng thời nó góp phần ổn định khớp gối và cổ chân, giúp chân cử động linh hoạt.

Nhìn chung, so với xương chày, xương mác mỏng manh hơn. Tuy nhiên do ít chịu sức nặng nên ít khi gãy đơn thuần mà chỉ kèm sau gãy xương chày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất. Xương mác liền xương khá nhanh. Vì thế khi gãy hai xương cẳng chân, sự liền xương của xương mác thường cản trở sự liền xương của xương chày.

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương mác. Gãy xương xảy ra khi áp lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực của nó. Có thể chia nguyên nhân gãy xương thành 2 nhóm chính theo cơ chế gãy xương:

Cơ chế trực tiếp. Xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương cũng chính là vị trí gãy xương. Gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên cẳng chân. Đường gãy trong trường hợp này thường là gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.

Cơ chế gián tiếp: thường do té ngã từ trên cao xuống nền cứng. Một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, thường xuyên thực hiện các động tác xoắn, xoay chân cũng là nguyên nhân gây gãy xương mác gián tiếp thường gặp.

DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG

Triệu chứng lâm sàng của gãy xương mác bao gồm:

Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.

Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy

Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được.

Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch.

Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh.

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN

Các triệu chứng lâm sàng kể trên chỉ mang tính chất gợi ý đến gãy xương mác. Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định một trường hợp gãy xương, bao gồm:

Xquang xương cẳng chân. Xquang giúp đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo. Ngoài ra còn giúp đánh giá các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả. Cần chụp phim cẳng chân ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim chụp cần lấy hết khớp gối và khớp cổ chân.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG

Các yếu tố gia tăng nguy cơ gãy xương nói chung bao gồm cả gãy xương mác bao gồm:

Người cao tuổi

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

Hút thuốc lá

Chơi các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bầu dục

Mắc bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cũng gây gãy xương mác.

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

Mục tiêu chung của việc điều trị gãy xương mác là:

Cố định tốt xương gãy

Phục hồi lại giải phẫu và chức năng của xương

Điều trị triệu chứng đau

Ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng.

Gãy xương mác bao lâu thì lành.

Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi điều trị. Thời gian liền xương mác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

Mức độ tổn thương xương và các tổ chức phần mềm

Đặc điểm xương gãy như số ổ gãy, kiểu gãy, kiểu di lệch nếu có

Tuổi của bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày

Mức độ tuân thủ các chỉ định của bác sĩ

Các phương pháp điều trị được lựa chọn

Trung bình khoảng 5 đến 6 tuần đoạn xương mác gãy sẽ được phục hồi. tiên lượng quá trình liền xương trong gãy xương mác cẳng chân khá tốt, kể cả khi gãy xương có di lệch

Quá trình liền xương diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn cal xơ: kéo dài khoảng 1 – 1,5 tháng kể từ khi chấn thương. Máu trong ổ gãy tạo thành xơ, sợi để liên kết các mảnh xương gãy. Thời kì này đạt được hiệu quả tốt khi chân gãy được cố định tốt, mảnh gãy áp sát nhau.

Giai đoạn cal sụn: bắt đầu sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi gãy.

Giai đoạn cal xương: diễn ra từ tháng thứ 3 trở đi. Khi đó tổ chức xương mới chính thức được hình thành trong ổ gãy.

Chọn phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gãy và mức độ chấn thương. Có 2 phương pháp điều trị chính:

Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị không cần bó bột. Thường áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín ít hoặc không di lệch, đường gãy đơn giản.

Bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Nên rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang. Vì đây là vùng có nhiều lớp cơ dày dễ gây tăng áp lực. Theo dõi sát trong 24-48 giờ đầu. Giữ bột trong khoảng 8-10 tuần.

Nắn chỉnh bằng khung Bohler rồi bó bột:

Với các trường hợp gãy kín có di lệch, nắn chỉnh bằng tay thường không mang lại kết quả tốt. Do đó bệnh nhân cần được nắn trên khung nắn của Bohler.

Các bệnh nhân gãy xương mác được điều trị không phẫu thuật cần kết hợp mang nẹp xương mác hoặc mang bốt đi bộ để tăng tính vững cho việc cố định xương gãy. Chân gãy trong thời gian bó bột không chịu được trọng lực như chân lành. Vì vậy bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị gãy xương mác trong các trường hợp:

Gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh

Có biến chứng chèn ép khoang đi kèm

Gãy xương hở

Gãy xương kín điều trị bảo tồn thất bại như di lệch thứ phát hoặc bị chậm liền xương, có khớp giả.

Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng các phương tiện như đinh nội tủy, nẹp vít, khung cố định ngoài. Mỗi phương tiện kết hợp xương có các ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đôi khi được sử dụng phối hợp với nhau.

Tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập bài tập phục hồi chức năng trong và sau thời gian điều trị. Các bài tập nên được thay đổi dần từ bài tập thụ động, chủ động và tập với dụng cụ với mức độ tăng dần.

Xương mác là xương mỏng nhưng đóng vai trò quan trọng ở cẳng chân. Nó giúp chân chống lại lực xoay và xoắn vặn đồng thời ổn định khớp gối và cổ chân. Gãy xương mau lành nhưng thường có biến chứng va tổn thương đi kèm. Hiểu biết thêm về cấu tạo và chức năng xương mác giúp ta chủ động hơn tong phòng ngừa và điều trị gãy xương.

Cấu Tạo , Chức Năng Sinh Lý , Vị Trí Của Thận Nằm Ở Đâu

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Vị trí của thận là nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng (T12) đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.

Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5-6 cm, dày 3-4 cm và nặng khoảng 170g.

Cấu tạo của thận

Cấu tạo của thận gồm: ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, ở đây có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu; vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). Đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm có cầu thận và ống thận.

Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron).

Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.

Chức năng sinh lý của thận

Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Chức năng điều hòa thể tích máu: thận có vai trò quan trọng trong kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.

Thận giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào má: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Ngoài ra, thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng icon canxi trong máu.

Vị trí của thận nằm ở đâu trên cơ thể người ?

Bộ phận thận của chúng ta nằm ở thành sau bụng và phúc mạc trên cơ thể , 2 bên trái phải của cột sống lưng. Mép trên của thận ngang với xương ngực số 11 và 12, mép dưới gần đốt sống eo số 3. Ở trạng thái bình thường thận phải nằm thấp hơn một chút so với thận trái.

Ngoài ra vị trí thận cũng có thể di chuyển thay đổi trên cơ thể người khoảng từ 1 – 2 cm do tác động của cơ thể khi hô hấp. Nhưng cũng có lúc mỗi khi bạn đi kiểm tra sức khỏe, lại thấy thận nằm ở vị trí rất thấp.

Thận nằm trên cơ thể người giữ vai trò gì ?

Để tìm hiểu rõ hơn về cơ quan thận trên cơ thể người thì tiếp theo chúng ta cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về vai trò, công dụng của thận trong cơ thể .

Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein có trong thực phẩm, để từ đó tạo ra tiến trình vận động của các khối có bắp.

Giữ cân bằng dịch có trong cơ thể: Các khoáng chất trong cơ thể cần phải được duy trì ở trạng thái cân bằng. Bởi nếu có 1 sự chênh lệch về 1 chất nào đó sẽ dẫn tới những dấu hiệu bất thường.

Hoạt hóa vitamin D tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, tăng cường sự vững chắc cho xương.

Một số hormon thiết yếu được giải phóng và cung cấp vào cho máu, hay còn trợ giúp tủy xương tạo ra hồng cầu.

Một số bệnh lý về thận gây nguy hiểm

Thận cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, nếu không được chú ý chăm sóc cũng sẽ rất dễ gặp phải các bệnh nguy hiểm như :

Viêm cầu thận

Thận ứ nước

Suy thận

Sỏi thận

Nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu

Lạm dụng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thận

Để phát hiện sớm bệnh thận trên cơ thể người nhanh và chính xác thì có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.

Lưu ý khi điều trị bệnh thận

Áp dụng các biện pháp loại bỏ muối, nước thừa và các chất giáng hóa trong cơ thể, trong trường hợp phát hiện ra thận bị giảm chức năng.

Dùng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường tập luyện rèn luyện sức khỏe.

Khi đã xác định được vị trí của thận, bạn sẽ rất dễ dàng xác định đau thận ở vị trí nào.

Do đó, việc dùng thuốc bổ thận tráng dương Đông y trên vẫn có nhược điểm vì là kinh nghiệm chung và lâu đời, chưa thực sự phù hợp với từng thể trạng quý ông hiện đại. Người dùng thì thừa, người lại thiếu rất khó dung hòa.

Hư thì bổ

Nắm rõ được điều này, PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa và các lương y tại phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra bài thuốc Cao Bổ Thận đem lại hiệu quả bổ thận tráng dương cao.

Thực thì tả

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường dựa trên nguyên tắc trị liệu ” Hư thì bổ, thực thì tả” lựa chọn lục vị thuốc bổ khác nhau để bù đắp phần hư thiếu, điều hòa thiên thắng, lập lại cân bằng trong cơ thể.

Các vị thuốc bổ thận tráng dương cẩu tích, tơ hồng xanh, xích đồng có tính ôn dùng bảy phần bổ ba phần công giúp bù đắp phần thận hư, khôi phục chức năng sinh lý. Ngay sau đó bài thuốc tiến đến bồi bổ thận, hòa hoãn âm dương thì các vị thuốc tức khắc không còn công hiệu tránh gây ra tình trạng mất cân bằng.

Đối với bệnh thực thì các loại thảo dược cỏ xước, dây đau xương, tục đoạn hướng tới bảy phần công ba phần bổ để mở đường đuổi tà khí giúp duy trì sức khỏe thận tinh.

Địa chỉ để tiện liên hệ:

Nhờ những ưu điểm vượt trội chỉ sau từ 1 – 3 liệu trình, bài thuốc bổ thận Cao Bổ kích thích sức khỏe, trong đó có hệ sinh dục tự phục hồi khả năng chứ không phải là sự thay thế như dùng liệu pháp hoóc-môn sinh dục của y học hiện đại.

Đặc biệt năm 2018 bài thuốc Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường đã nhận giải thưởng Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Đây là minh chứng cho hiệu quả của bài thuốc bổ thận Đông y đối với sức khỏe người bệnh.

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Điện thoại: 0903.876.437

Đau thận ở vị trí nào

Vị trí của thận

4 chức năng của thận

Vị trí thận sau lưng

Cấu tạo của thận

Sỏi thận nằm ở đâu

Hình thể ngoài của thận

Chức năng sinh lý của thận

Nguồn : 2bacsi.net

Buồng Trứng Nằm Ở Vị Trí Nào? Cấu Tạo Và Chức Năng Ra Sao?

Hệ sinh dục của nữ giới chia làm 2 phần. Phần bên ngoài bao gồm âm hộ, âm đạo. Phần bên trong bao gồm tử cung, vòi trứng và buồng trứng.

Buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, nối tiếp với vòi trứng và dính vào lá sau của dây chằng rộng tử cung. Hai buồng trứng nằm đối xứng với trục dọc tử cung. Đối chiếu lên thành bụng, xác định vị trí buồng trứng là điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.

Vị trí của buồng trứng có thể thay đổi qua nhiều lần sinh nở. Với những phụ nữ chưa có con, buồng trứng nằm gọn trong thành chậu hông bé, ở tư thế đứng, trục dọc. Với những phụ nữ đã sinh đẻ, buồng trứng thường rủ xuống do ảnh hưởng từ quá trình phát triển của thai nhi.

Kích thước buồng trứng

Buồng trứng bắt đầu hình thành khi bào thai bé gái khoảng 8 tuần tuổi. Chúng sẽ thay đổi dần dần qua năm tháng để chuẩn bị cho chức năng sinh sản khi đến tuổi trưởng thành.

Buồng trứng sẽ tăng dần về kích thước trong giai đoạn trứng nước và trọng lượng của chúng sẽ tăng gấp 10 lần. Buồng trứng trưởng thành dài khoảng 4cm, rộng 2cm, dày 1.5cm (tương đương với thể tích từ 3 đến 6 ml). Mỗi buồng trứng nặng từ 250 – 350mg.

Theo thời gian, số lượng trứng của mỗi buồng trứng giảm dần và đến tuổi mãn kinh coi như cột mốc đánh dấu cho khả năng sinh sản kết thúc. Từ đó về sau, buồng trứng dần teo nhỏ và giảm kích thước.

Có thể bạn muốn biết: Buồng trứng có bao nhiêu nang trứng?

Cấu tạo buồng trứng

Buồng trứng trưởng thành có hình giống như hạt hạnh nhân. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng có màu hồng nhạt, bề mặt nhẵn nhụi. Sau tuổi dậy thì, bề mặt của chúng thường xù xì và có các vùng mô sẹo. Vì khi nang trứng trưởng thành rụng vào vòi trứng, lớp vỏ nang noãn sẽ tách ra tạo thành những vết sẹo nhỏ trên bề mặt buồng trứng. Chỉ sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, bề mặt của buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi trở lại.

Cấu tạo buồng trứng, theo mặt cắt ngang gồm có 3 phần:

Bề mặt biểu mô

Hình ảnh mặt cắt mang của một buồng trứng, cho thấy các thành phần chính của buồng trứng cũng như các nang trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau.

Bao phủ ngoài cùng của buồng trứng là lớp biểu mô hình khối đơn giản (được gọi là biểu mô mầm). Lớp biểu mô là vùng chuyển tiếp giữa lớp vỏ trung mô dẹt liên kết dày đặc của phúc mạc và tế bào trụ phủ buồng trứng.

Ở nữ giới trẻ tuổi, lớp biểu mô là biểu mô vuông đơn, về sau nó dẹt lại ở một số nơi, trừ những nơi có khe rãnh thấy trên mặt buồng trứng.

Lớp vỏ não buồng trứng

Mỗi nang chứa một noãn bào, được bao quanh bởi một lớp tế bào nang. Vỏ não của buồng trứng phần lớn bao gồm một lớp mô liên kết và các chất trung gian tạo thành một lớp màng trắng mỏng. Lớp vỏ buồng trứng chứa thể vàng và các nang buồng trứng. Trong lớp mô đệm của vỏ buồng trứng có chứa các sợi liên kết lưới, tế bào cơ trơn và tế bào hình thoi.

Trong quá trình phóng thích trứng, các vỏ nang sẽ nhanh chóng xẹp xuống rồi chuyển thành thể vàng. Thể vàng tồn tại từ 12 – 14 ngày sau khi trứng rụng. Nếu bào thai hình thành, thể vàng sẽ dần thoái hóa và tạo nên các mô sợi.

Tủy buồng trứng

Tủy buồng trứng gồm các mô đệm liên kết thưa, các sợi cơ trơn và mạch máu. Thường thì, phần tủy buồng trứng sẽ có nhiều mạch máu hơn lớp vỏ não buồng trứng.

Vai trò, chức năng của buồng trứng

Chức năng ngoại tiết

Chức năng ngoại tiết của buồng trứng là sản xuất tế bào trứng (giao tử cái) để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

Trứng được thụ tinh sau đó di chuyển đến tử cung, nơi niêm mạc tử cung dày lên để đáp ứng với các hormone bình thường của chu kỳ sinh sản. Khi vào tử cung, trứng được thụ tinh có thể cấy vào niêm mạc tử cung và tiếp tục phát triển.

Mặc dù hầu hết phụ nữ đều giải phóng một tế bào trứng trưởng thành vào mỗi chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xảy ra sự rụng trứng của 2 hoặc 3 tế bào trứng dẫn đến việc thụ thai cặp song sinh khác trứng hoặc sinh ba khác trứng.

Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, hoặc việc cấy ghép trứng thụ tinh vào thành tử cung không thành công thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra ngoài hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.

Chức năng nội tiết

Chức năng nội tiết của buồng trứng là sản xuất các hormone nội tiết bao gồm estrogen và progesterone, đáp ứng với các tuyến sinh dục tuyến yên (LH và FSH), để duy trì chu kỳ sinh sản. Trong đó:

Hormone này được tổng hợp từ các cholesterol ở buồng trứng. Estrogen có 3 loại khác nhau là estriol, estrone, estradiol. Trong đó, estradiol là hormone mạnh nhất.

Estrogen có vai trò phát triển các đặc điểm của giới tính nữ (giọng nói trong, vai nhỏ, hông nở, ngực nở, dáng đi mềm mại…)

Đồng thời, nó còn có chức năng kích thích sự trưởng thành của nang noãn. Cụ thể là, khi một nang trứng trưởng thành, hormone LH tiết ra nhiều hơn. Sự tăng tiết hormone LH kích thích sản xuất một lượng lớn estradiol và một lượng nhỏ progesterol. Sự tăng vọt về các hormone này khiến cho mức độ sản xuất FSH thấp hơn, gây ra hiện tượng vỡ nang trứng trưởng thành.

Hormone estrogen

Khi giai đoạn rụng trứng qua đi, nồng độ các hormone LH, FSH và estradiol giảm đi đáng kể. Vỏ nang trứng thoái hóa thành thể vàng và sản xuất một lượng lớn progesterol cùng với một lượng rất nhỏ estrogen.

Progesterol sẽ kích thích làm dày lớp niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nếu trong khoảng 2 tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thì thể vàng sẽ thoái hóa, lúc này lượng progesterol và estrogen giảm mạnh. Sự suy giảm hormone này khiến cho lớp nội mạc tử cung bong ra và hình thành kì kinh nguyệt mới.

Các bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (tiếng Anh: Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) là hiện tượng trong buồng trứng của nữ giới có rất nhiều nang trứng nhỏ do sự rối loạn của hormone nội tiết gây ra. Cụ thể là lượng hormone sinh dục nam nhiều hơn lượng hormone sinh dục nữ (gọi là cường androgen). Đây là bệnh lí phụ khoa hàng đầu có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm do sự tấn công bởi vi khuẩn, nấm…Phụ nữ có thói quen vệ sinh vùng kín kém khoa học, quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp vào âm đạo, tử cung thì có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng.

Bệnh lý này gây rối loạn quá trình rụng trứng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành suy buồng trứng, tắc vòi trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh và ung thư buồng trứng trong tương lai.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng (tiếng anh: Ovarians cyst) là những khối u hình thành bên trong buồng trứng có dạng như một chiếc túi có lớp màng vỏ bên ngoài, bên trong là dịch lỏng hoặc các hỗn hợp phức tạp.

U nang buồng trứng đa phần là loại cơ năng lành tính, không cần điều trị cũng có thể tự tiêu biến sau 2 – 3 tháng. Một số ít u nang thuộc loại bệnh lí, chúng có thể tiến triển thành ung thư trong tương lai.

U nang buồng trứng có kích thước lớn có thể gây ra các biến chứng như là xoắn, vỡ, nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, sẽ nguy hại đến tính mạng.

Nếu phụ nữ mang thai có u nang buồng trứng, chúng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Suy buồng trứng

Là tình trạng chức năng nội tiết và ngoại tiết của buồng trứng bị suy giảm. Buồng trứng không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng. Đồng thời, các chức năng sinh dục khác của chị em cũng bị ngừng như là ham muốn tình dục suy giảm do hocmone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng các khối u ác tính phát triển ở buồng trứng trái, phải hoặc cả hai bên buồng trứng. Các tế bào ung thư sẽ dần dần xâm lấn các mô và cơ quan lân cận, khi đó chức năng giải phóng trứng hay sản xuất hormone sẽ gặp nhiều trục trặc. Ở giai đoạn muộn, tế bào ác tính sẽ di căn theo đường máu hoặc hệ bạch huyết tới nhiều nội tạng khác trong cơ thể.

Ung thư buồng trứng không chỉ đe dọa vô sinh, mà còn đe dọa tử vong hàng đầu. Do đó, phụ nữ cần chủ động đi khám phụ khoa định kỳ để kịp phát hiện bất thường cũng như tầm soát ung thư, để điều trị kịp thời.

https://teachmeanatomy.info/pelvis/female-reproductive-tract/ovaries/

https://www.britannica.com/science/ovary-animal-and-human/Regulation-of-ovarian-function