Top 5 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Phải Sử Dụng Đất Hợp Lý Biện Pháp Sử Dụng Đất Hợp Lý Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Quản Lý Đất Chưa Sử Dụng Và Đưa Đất Chưa Sử Dụng Vào Sử Dụng

Quản lý đất chưa sử dụng và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được quy định tại Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Quản lý đất chưa sử dụng và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Khoản 1 Điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây”

Việc quản lý đất chưa sử dụng được quy định tại Điều 164 Luật đất đai 2013 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng.

2. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được quy định tại Điều 165 Luật đất đai 2013 và Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

2.1 Quy định về việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Điều 165 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

2.2 Biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt

Được quy định tại Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Quản lý đất chưa sử dụng và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Bảo Vệ Và Sử Dụng Hợp Lý Tài Nguyên Đất Trong Xu Hướng Công Nghiệp Hóa

(TN&MT) – Để có được giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất phục vụ phát triển kinh tế, xã… (TN&MT) – Đất đai có hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và quá trình sử dụng đất của con người. Để có được giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Tổng cục Quản lý đất đai đã thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học ‘Nghiên cứu cơ sở lý luạn và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trong quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam”.

Sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất nông nghiệp trong quá trình CNH – HĐH

Với diện tích tự nhiên là 33,1 triệu ha, dân số khoảng gần 90 triệu người, nhiều năm qua, chúng ta đã sử dụng đất không hợp lý, cùng với quá trình thổ nhưỡng đặc trưng do tác động của các yếu tố tự nhiên đã làm cho đất Việt Nam đang trong quá trình thoái hoá, tiềm năng đất đai đang giảm sút. Muốn sử dụng đất một cách hợp lý, bảo vệ và bồi dưỡng đất con đường tất yếu phải đi là đầu tư theo chiều sâu, mà trước hết cần phải xác định đúng tiềm năng đất đai từ đó là căn cứ cho việc xây dựng định hướng cũng như đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất cho các mục đích sử dụng.

Qua quá trình thu thập các tài liệu nghiên cứu về đất đai cho thấy, Việt Nam hiện đang sử dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tiềm năng đất đai và đã có những quy định về vấn đề này (đối với đất nông nghiệp). Tuy nhiên, công tác đánh giá tiềm năng đất đai vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay mới chỉ quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và đề ra một số nguyên tắc trong quá trình đánh giá tiềm năng đất đai, chưa đưa ra được quy trình cụ thể.

Thực trạng áp dụng kết quả đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai thời gian vừa qua đã mang lại hiệu quả to lớn, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất nông nghiệp (đất trồng lúa nước, đất trồng cây công nghiệp…). Tuy nhiên, còn bộc lộ nhiều hạn chế: hầu hết tại các tỉnh trên cả nước việc đánh giá tiềm năng đất còn chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức, các nội dung trong đánh giá tiềm năng đất đai chưa được hướng dẫn cụ thể hóavà thiếu tính pháp lý trong triển khai thực hiện, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai…

Trong khi đó việc đánh giá tiềm năng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sử dụng bền vững tài nguyên đất: là cơ sở khoa học cho việc hoạch định, lập chính sách phát triển; làm căn cứ cho sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững; là cơ sở để đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách hiệu quả. Trên thế giới đã có nhiều phương pháp phân hạng, phân loại và đánh giá tiềm năng đất khác nhau với các lý luận và mục đích khác nhau, nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai ngày càng trở nên hoàn thiện, có ý nghĩa thiết thực đối với sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và sử dụng đất đai nói chung.

Chính vì vậy, qua 2 năm thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã đã đề xuất được trình tự, nội dung và hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiềm năng đất đai (cụ thể 16 chỉ tiêu cho đất nông nghiệp, 14 chỉ tiêu cho đất phi nông nghiệp) phục vụ quản lý, sử dụng đất hợp lý, bền vững tài nguyên đất. Để nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai cần thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp (giải pháp về quản lý, giải pháp về tổ chức thực hiện, giải pháp về tài chính, giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất). Cần tuân thủ nghiêm túc quy trình đánh giá tiềm năng đất đai, khai thác sử dụng đất theo đúng mục đích trên cơ sở bền vững về kinh tế – xã hội, môi trường gắn với biến đổi khí hậu.

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà nghiên cứu, người hoạch định chính sách đưa ra được cơ sở khoa học cho việc đánh giá tiềm năng đất đai một cách toàn diện. Góp phần giúp các cơ quan có chức năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất và người sử dụng đất xác định được đúng tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đúng mục đích của từng loại đất, từ đó có những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý và bền vững.

5 Nhóm Giải Pháp Quản Lý, Sử Dụng Đất Hiệu Quả

Ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở chia sẻ: Đây là các nhóm giải pháp được Ngành chắt lọc, đúc kết thông qua quá trình thực tế, trong đó có nhiều điểm mới, nhiều cách làm khác trước. Nếu thực hiện tốt 5 nhóm giải pháp này, đảm bảo công tác quản lý, sử dụng đất của chúng ta sẽ quy củ và hiệu quả hơn. Theo ông Tuấn thì nhóm giải pháp đầu tiên chính là vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quan trọng nhất là phải đáp ứng kịp thời, đầy đủ các dự án, đề án, chương trình có sử dụng đất của tỉnh.

Đây là nhóm giải pháp đã được triển khai lâu nay, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Thường thì các đề án, dự án do các ngành quản lý đều phải bám vào quy hoạch sử dụng đất để thực hiện, nhưng thời gian qua vẫn còn tồn tại thực trạng quy hoạch sử dụng đất phải làm đuổi theo sau các dự án. Có hai điểm dễ nhận thấy, một là vấn đề quy hoạch, kế hoạch còn mang tính hình thức, không có tính dẫn dắt, dẫn đến việc các đề án, dự án bị chồng chéo, gây khó khăn cho quá trình triển khai, một là các đề án, dự án sinh ra trước, cứ làm sau đó mới quy hoạch qũy đất. Hiện nay, những vấn đề này đã được cải thiện rất nhiều. Năm 2012, Ngành Tài nguyên – Môi trường đang hướng đến mục tiêu quy hoạch đủ nguồn đất cấp cho 544 dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ (trên 4.881 ha đất phi nông nghiệp) và 231 dự án lấy đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền tỉnh phê duyệt, cùng các dự án lấy đất nông nghiệp khác. Quỹ đất cho các dự án cũng được ngành chủ động bố trí không những đáp ứng các dự án trong kế hoạch mà cho cả các dự án phát sinh.

Nhóm thứ hai được đưa ra chính là việc tổ chức rà soát các thủ tục hành chính, phấn đấu rút ngắn thời gian từ 20% đến 30% quá trình giải quyết các hồ sơ, thủ tục so với quy định. Tuyệt đối không để phát sinh bất cứ thủ tục hành chính nào ngoài quy định. Thời gian trước ở một số địa phương vẫn còn nhiều thủ tục hành chính chưa theo kịp yêu cầu thực tế. Khi các quy định mới ra đời và có hiệu lực, thì thủ tục cũ vẫn còn tồn tại, được cán bộ cơ sở máy móc áp dụng, gây nhiều phiền hà cho người dân. Năm 2011 vừa qua, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên – Môi trường) đã phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh kiểm tra vấn đề này tại một số địa phương và phát hiện còn nhiều trường hợp vi phạm. Đáng lẽ việc chuyển nhượng, tặng cho, quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không cần phải ra quyết định hành chính mà chỉ do cơ quan chuyên môn xác nhận là đủ, nhưng UBDN cấp huyện vẫn ban hành quyết định hành chính. Điều này đúng với trước đây, nhưng từ khi văn bản quy định mới ra đời thì việc ra quyết định đối với những trường hợp trên là thừa. Như vậy là thêm thủ tục hành chính, làm mất thời gian, lãng phí công sức, tiền của của nhân dân.

Nhóm giải pháp thứ tư được xem là khá mới, cụ thể, rõ ràng đó là quản lý đất đến từng thửa theo hệ thống từ tỉnh đến huyện rồi đến xã thông qua công nghệ tin học. Qua đó, xác định rõ chủ sử dụng đất, loại đất, mục đích sử dụng, vị trí và quá trình biến động đất để phục vụ yêu cầu về đền bù, giải quyết các vướng mắc về đất đai một cách hiệu quả. Thực trạng trước đây là việc đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa có sự gắn kết. Thường thì khi đo đạc xong, do thiếu kinh phí cấp giấy chứng nhận nên để chậm lại, sau một thời gian tình hình đất biến động, muốn thực hiện được lại phải đo đạc lại, gây lãng phí. Hiện nay, công việc quản lý đất đai đã được thực hiện trên cơ sở dữ liệu nhưng chưa đồng bộ trong toàn tỉnh, dẫn đến việc quản lý, sử dụng đất chưa chặt chẽ, không kiểm soát được hết những biến động của đất đai, khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp muôn vàn khó khăn. Thực hiện nhóm giải pháp mới sẽ giúp cho người quản lý có thể ngồi tại văn phòng, bật máy tính theo dõi và biết một cách chính xác những biến động của từng thửa đất, lô đất trên toàn địa bàn. Điều quan trọng là sẽ giúp giảm chi phí quản lý đất đai, giảm khiếu kiện tranh chấp đất, thuận tiện cho việc chuyển mục đích sử dụng đất và giải phóng mặt bằng. Đây là phương pháp quản lý thông minh đã được một số tỉnh, thành áp dụng thành công. Được biết, hiện nó được áp dụng điểm tại huyện Định Hoá, sau đó sẽ nhân rộng ra cả tỉnh.

Nhóm giải pháp cuối cùng chính là tăng cường công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp sử dụng đất, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đơn vị sử dụng đất sai mục đích, có giải pháp xử lý chống thất thu ngân sách. Tổ chức thanh, kiểm tra đối với cấp huyện, xã trong việc quản lý thực hiện các thủ tục đất đai; kịp thời uốn nắn các đơn vị chuyên môn chưa thực hiện đúng quy định. Trước đây, công tác thanh kiểm tra đã được triển khai, song đối tượng kiểm tra hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao. Ngành Tài nguyên – Môi trường gần như chưa tiến hành công tác thanh, kiểm tra đối với cấp huyện và xã mà chủ yếu chỉ áp dụng với các doanh nghiệp. Theo nhóm giải pháp này thì tới đây Ngành sẽ tiến hành thanh, kiểm tra cả cấp huyện và cấp xã, kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp thuê đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Điều đó sẽ giúp cho việc quản lý đất đai được triệt để hơn, mang lại hiệu quả hơn, tránh tình trạng để lọt các tổ chức, cá nhân sử dụng đất sai quy định.

Với sự phối hợp đồng bộ 5 nhóm giải pháp trên, Ngành Tài nguyên – Môi trường kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu ứng tốt góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý đất đai trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Bài 28. Vốn Đất Và Sử Dụng Vốn Đất

Vốn đất đai là 1 tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của 1 quốc gia.Điều này càng có ý nghĩa lớn đối với 1 nước có diện tích nhỏ mà dân số lại đông như nước ta. Chính vì vậy vấn đề sử dụng và bảo vệ vốn đất thế nào cho hợp lý và có hiệu quả ở từng bộ phận lãnh thổ là 1 vấn đề lớn đặt ra cho chúng ta. Để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta cùng trao đổi bài học sau đây : Bài 8 : SỬ DỤNG VỐN ĐẤT 1) Vốn đất đai. Các em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau : * Hỏi : Tại sao NN của khu vực Tây Á rất ít phát triển và luôn luôn thiếu lương thực, diện tích rừng cũng rất hạn chế ? Trong lúc Đông Nam Á thì NN phát triển thuận lợi và có lương thực xuất khẩu,diện tích rừng rất nhiều ? Trả lời :-Tây Á có đất trồng ít,đất hoang mạc nhiều.Trong khi Đông Nam Á có đất NN rất nhiều,đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển NN cũng như lâm nghiệp .

Vốn đất đai ở mỗi vùng đều có sự khác nhau về : qui mô,về cơ cấu các loại đất,về đặc điểm tính chất?Vì vậy nó cũng thích hợp cho các mục đích kinh tế khác nhau. Từ đó các vùng cũng phải có các giải pháp sử dụng đất khác nhau nhằm vừa sử dụng 1 cách có hiệu quả vốn đất,vừa bảo vệ được đất không bị thoái hóa để sử dụng lâu dài. Để hiểu được vấn đề này,chúng ta chuyển sang phần 2.2) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.

Hỏi: Hãy nhắc lại khái niệm đất Nông nghiệp đã học ở lớp 10 ?

Trả lời: Đất NN là các loại đất được sử dụng với mục đích NN và nó bao gồm : + Đất canh tác ( Được cày xới để trồng cây hàng năm ) + Đất trồng cây lâu năm + Đồng cỏ phục vụ chăn nuôi + DT mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản

* DH BTB: Chuù yù troàng röøng chaén caùt bay laán ruoäng.

Qua baøi hoïc em haõy neâu toùm taét : 1- YÙ nghóa cuûa voán ñaát ñai ? Laø taøi nguyeân voâ cuøng quí giaù cuûa quoác gia vì ñoù laø : -TLSX cuûa N-LN -TP quan troïng cuûa MT soáng -Laø ñòa baøn XD caùc coâng trình -Nöôùc ta laïi coù ñaát chaät ngöôøi ñoâng

Em hãy nêu rõ ở địa phương em,đất đai thích hợp nhất cho các loại cây trồng nào ? Tại sao ? – Cây CN lâu năm có giá trị XK cao và trồng rừng vì có đất đỏ bazan màu mỡ. Mỗi một chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ vốn đất đai của địa phương ? -Nghiêm chỉnh chấp hành Luật đất đai -Tích cực bón phân thích hợp khi trồng cây. -Có ý thức bảo vệ và trồng tái tạo nguồn rừng để giữ mực nước ngầm,chống xói mòn đất,điều hoà thời tiết,khí hậu?Hãy lựa chọn ý đúng nhất : 1-Hướng chính để sử dụng đất nông nghiệp lâu dài ở nước ta là :a. Trồng rừng b. Mở rộng diện tíchc. Bón phân thích hợp d. Nuôi thuỷ sản Đáp án :

c. Bón phân thích hợp 2- Hieän nay bieän phaùp quan troïng haøng ñaàu ñeå söû duïng ñaát hôïp lyù ôû Ñoàng baèng soâng Cöûu Long laø : a. Ñaåy maïnh thaâm canh b. Caûi taïo ñaát pheøn,maën c. Troàng caây aên quaû d. Troàng röøng chaén caùt Ñaùp aùn :

b. Caûi taïo pheøn,maênCông việc ở nhà : 1. Học bài cũ theo các câu hỏi cuối bài 2. Chuẩn bị bài mới ? Vấn đề phát triển lương thực thực phẩm? theo hướng dẫn sau : a- Phát triển LTTP có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội ? b- Thực trạng và khả năng giải quyết vấn đề LTTP ở nước ta ? c- Phân tích các thế mạnh về sản xuất LTTP ở các vùng của nước ta. Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo đã đến dự giờ ! Cám ơn các em đã tích cực học tập và tham gia xây dựng bài ! Chúc các em học tập tốt !