Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Phải Có Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Vì Sao Phải Bảo Vệ Môi Trường?

Sau Đại chiến thế giới thứ hai, sức sản xuất xã hội tăng vọt. Mọi việc sử dụng rộng rãi các loại máy móc đã tạo ra một lượng lớn của cải cho loài người, nhưng một lượng khổng lồ các chất phế thải công nghiệp cũng đã gây nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Một lượng lớn các chất độc hóa học sau khi thải vào môi trường đã khuếch tán, chuyển dời, tích lũy và chuyển hóa làm cho môi trường không ngừng xấu đi, uy hiếp nghiêm trọng đến sự sống của loài người và các sinh vật khác.

Năm 1962, nhà nữ sinh vật học Ra-sen Ca-xơn người Mĩ đã xuất bản tác phẩm Mùa xuân lặng lẽ, Cuốn sách miêu tả tỉ mỉ sự phá hoại sinh thái do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên: “Những bệnh tật kì dị không lường được đã giết chết hàng loạt chim muông, làm cho bò cừu lâm bệnh đột tử. Trẻ em đang chơi đùa bỗng nhiên ngã quy, sau mấy giờ chết ngay không chữa nổi… Trên mặt đất chỉ còn sót lại một vài con chim lẻ loi thoi thóp… Đó là một mùa xuân không có sự sống”. Quyển sách này đã gây chấn động dư luận trên toàn thế giới. Người ta bỗng kinh ngạc phát hiện ra: trong một thời gian ngắn chỉ mấy chục năm mà sự phát triển công nghiệp đã mang lại cho nhân loại một môi trường độc hại. Hơn nữa, môi trường bị ô nhiễm đã gây nên sự tổn thương toàn diện, lâu dài và nghiêm trọng.

Loài người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Do đó, khởi đầu từ thập kỉ 60, ở những nước công nghiệp phát triển đã dấy lên “phong trào bảo vệ môi trường’, yêu cầu Chính phủ phải có biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Bài học nhân loại không bảo vệ tốt môi trường thực ra đã có từ xưa. Ở thời cổ đại, những vùng kinh tế tương đối phát triển như Hi Lạp Trung Cận Đông, ..v.v… vì việc khai hoang và tưới nước không hợp lí nên đã gây ra những vùng không có cây cỏ.

Ở Trung Quốc thời kì cổ đại, lưu vực sông Hoàng Hà là vùng đất tốt nhưng do chặt phá rừng bừa bãi, đất bị xói mòn nghiêm trọng nên nạn lũ lụt và hạn hán xảy ra liên miên, đất đai ngày càng cằn cỗi. Ý thức bảo vệ môi trường cũng không phải ngày nay mới có. Trung Quốc thời kì cổ đại đã có tư tưởng bảo vệ môi trường rất đơn sơ như câu nói “Không tát cạn mà chỉ bắt cá, không đốt rừng mà chỉ săn bắn”.

Ngày nay bảo vệ môi trường không những phải làm cho môi trường tránh bị ô nhiễm, mà còn phải kế thừa tư tưởng bảo vệ môi trường trước đây, tức là khai thác tài nguyên một cách hợp lí để bảo đảm có thể tiếp tục khai thác mãi. Chúng ta cần hiểu rằng: vấn đề then chốt để giải quyết ô nhiễm môi trường là bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là để bảo vệ chúng ta.

Vì Sao Cần Phải Bảo Vệ Môi Trường Xung Quanh Chúng Ta?

Ô nhiễm môi trường là gì? Khái niệm này tưởng như đơn giản nhưng rất nhiều người chưa thể xác định được chính xác khái niệm môi trường là gì?

Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam quy định: Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, 2 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người. Chúng có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

Ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trong đó các yếu tố mang tính chất sinh học, vật lý, sinh học, hóa học bị nhiễm bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như các sinh vật khác.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về môi trường ô nhiễm môi trường được chia làm 3 dạng chính:

Ô nhiễm nước là tình trạng nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Cụ thể là môi trường nước xuất hiện các chất lỏng hoặc chất rắn lạ, sự biến đổi này gây nguy hại đối với sức khỏe con người và động vật.

Nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến con người dễ dàng mắc cách bệnh về da, thận và những căn bệnh nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng của con người.

Ô nhiễm đất là hiện tượng trong đất xuất hiện chất xenobiotic gây hại cho sức khỏe của con người và động vật. Các chất gây hại này hình thành do hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp…Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào mức sử dụng hóa chất và tình trạng công nghiệp hóa.

Tình trạng ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của các chất độc lạ làm biến đổi thành phần không khí. Điều này khiến không khí có mùi khó chịu và khi con người hít phải sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm.

Ô nhiễm không khí là tình trạng phổ biến nhất ở nước ra, chính vì thế số người mắc các bệnh về đường hô hấp mỗi năm tăng khá nhiều, bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần do ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu là do con người tác động, ngoài ra ô nhiễm môi trường cũng có thể do tác động từ tự nhiên. Nguyên nhân cụ thể như sau:

Thực tế cho thấy các xí nghiệp, nhà máy thải ra ngoài môi trường rất nhiều các loại hóa chất độc hại. Nước thải nếu không được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm chất đốt tạo ra các khí CO, CO2, Nox, SO2…cũng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học bị người dùng sử dụng quá mức và vứt lung tung sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất.

Những chất độc hại này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ” và những hiện tượng ô nhiễm khác.

Trong quá trình sản xuất nhiều cơ sở đã sản xuất ra nhiều chất thải rắn nhưng lại không xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Trong quá trình phát triển đất nước, nhiều cơ sở đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Điều này dẫn tới sự gia tăng của các chất thải rắn.

Khói bụi từ ngoài môi trường là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm không khí. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở các thành phố lớn nơi có nhiều xe cộ đi lại và mật động xe đông đúc.

Việc gây nên tình trạng ô nhiễm không thể không kể đến sự thiếu trách nhiệm của một số bộ phận cơ quan chức năng. Một số công tác bảo vệ môi trường còn chưa được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Chất lượng của các công nghệ môi trường chưa cao.

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống con người

Vì sao cần phải bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta? Những việc cần làm là gì? Môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, nếu môi trường trong lành sạch sẽ không khói bụi, rác thải sức khỏe của con người sẽ được đảm bảo rất tốt, ngược lại nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến con người mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đe dọa đến tính mạng của nhiều người. Chính vì thế bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết.

Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta như:

Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người. Các loại khí thải từ ngoài môi trường như khói bụi, xăng xe, bụi mịn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu xâm nhập vào phổi chúng có thể gây nên một số loại bệnh như viêm phổi, vô sinh…

Ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gây nên các tình trạng đau đầu, chóng mặt, bệnh tim mạch…đặc biệt người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị mắc bệnh do ô nhiễm môi trường.

Ngoài ô nhiễm không khí ô nhiễm tiếng ồn cũng gây nên những tác hại khôn lường như đau đầu, stress, bệnh thần kinh…

Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng khiến nhiệt độ tăng giảm thất thường gây ra một số bệnh nguy hiểm cho con người như đột quỵ, chuột rút…

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của con người, thiếu nước hoặc nước bị ô nhiễm đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thông qua 2 con đường là đường ăn uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bị ô nhiễm.

Một số bệnh phổ biến do ô nhiễm nước là dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, viêm não, viêm gan, bệnh thiếu máu, bệnh di truyền từ muỗi…

Việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất vào sản xuất nông nghiệp là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nhiều người lạm dụng sử dụng quá liều dẫn tới các thuốc trừ sâu, hóa chất, phân bón ngấm vào trong đất làm ô nhiễm đất.

Khi đất bị ô nhiễm sẽ khiến sẽ khiến nông sản bị nhiễm độc, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Một số bệnh xuất hiện ở những người bị nhiễm độc nông sản phải kể đến như: Gan to, hệ thần kinh, hệ di truyền bị ảnh hưởng tiêu cực, giảm chỉ số thông minh ở trẻ nhỏ.

Hệ sinh thái là một quần thể bao gồm nhiều động vật và thực vật sinh sống chúng với nhau, chúng tương tác qua lại để cùng nhau tồn tại. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến hệ sinh thái bị mất cân bằng đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, động vật, thực vật sống.

Ô nhiễm không khí có thể gây ra mưa axit làm hủy diệt nhiều khu rừng và làm chết nhiều loại động vật quý hiếm.

Nhiều người có thể không biết rằng ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Kinh tế – Xã hội. Cụ thể như:

Gây thiệt hại về kinh tế do bệnh tật xuất hiện

Thiệt hại kinh tế do nông sản và thủy sản bị phá hoại

Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại kinh tế khi du lịch bị ảnh hưởng

Ô nhiễm môi trường cũng gây tốn kém chi phí trong việc cải thiện môi trường từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển Kinh tế -Xã hội của một đất nước.

Những việc cần làm để khắc phục ô nhiễm môi trường

Biện pháp đầu tiên để khắc phục ô nhiễm môi trường là phải nâng cao ý thức người dân. Nếu mọi người đều vứt rác đúng quy định không thải rác ra ngoài một cách bừa bãi thì tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó các tổ chức, cơ quan địa phương cần có các chương trình giáo dục dâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường đối với trẻ em.

Hạn chế sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa có khả năng gây tắc cống thoát thước. Người dân có thể thay chất tẩy bằng các chất vi sinh.

Hoàn thiện các điều luật về phòng chống ô nhiễm môi trường.

Nâng cao chế tài xử phạt đối với những hành vi thiếu ý thức gây ô nhiễm môi trường.

Xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát môi trường kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm.

Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn vối những đội ngũ nhân viên trong công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại vào các công việc xử lý rác và bụi bẩn.

Trồng nhiều cây xanh tạo bầu không khí trong lành và ngăn chặn bụi bẩn.

Xử lý rác thải một cách khoa học

Sử dụng các loại năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Đặc biệt trong các ngành công nghiệp là nơi mà sản sinh ra khối lượng bụi bẩn và rác thải khổng lồ. Và nếu như lượng bụi, rác này không được thu gom xử lý thường xuyên thì chắc chắn sẽ làm môi trường bị ô nhiễm cực nhanh chóng. Do đó để giải quyết điều này thì chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng các thiết bị vệ sinh công nghiệp chuyên dụng như: máy hút bụi nước công nghiệp, máy chà sàn, máy nén khí… Những thiết bị vệ sinh công nghiệp này sẽ giúp bạn thu gom bụi bẩn và rác thải một cách vô cùng nhanh chóng.

Như vậy qua bài viết trên hẳn bạn đọc đã biết được v ì sao cần phải bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta và những việc cần làm để bảo vệ môi trường là gì ? Hãy bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta bằng cách giữ gìn môi trường sống thật sạch sẽ, hạn chế thải các loại khói bụi các rác thải công nghiệp ra ngoài môi trường, tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện!

Vì Sao Cần Phải Bảo Vệ Hệ Sinh Thái Rừng Nêu Biện Pháp Bảo Vệ.

Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Video Giải Bài 2 trang 183 sgk Sinh học 9 – Cô Nguyễn Ngọc Tú (Giáo viên VietJack)

Bài 2 (trang 183 sgk Sinh học 9) : Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ.

Lời giải:

– Cần phải bảo vệ rừng vì rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị khai thác quá mức, làm diện tích rừng bị thu hẹp dần.

– Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn.

+ Trồng rừng để giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng quá mức.

+ Phòng chống cháy rừng, tạo ý thức toàn dân tham gia bảo vệ rừng.

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư để hạn chế mức độ đốt rừng làm nương rẫy.

+ Phát triển dân số hợp lí, hạn chế di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-60-bao-ve-da-dang-cac-he-sinh-thai.jsp

9.Vì Sao Cần Bảo Vệ Các Hệ Sinh Thái? Nêu Các Biện Pháp Bảo Vệ Và Duy Trì Sự Đa Dạng Của Các Hệ Sinh Thái. 10. Vì Sao Cần Có Luật Bảo Vệ Môi Trường? Nêu Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Luật Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

9.Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.– Cần bảo vệ các hệ sinh thái vì:+ Hệ sinh thái rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ cán bằng sinh thái cùa Trái Đất, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật + Hệ sinh thái biển rất phong phú là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yêu là của con người.+ Hệ sinh thái nông nghiệp phong phú cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.– Các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái:

Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp ế+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia,…+ Trồng rừng.+ Phòng cháy rừng.+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư.+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.

Bảo vệ hệ sinh thái biển:

Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.

Bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:

Bên cạnh việc bảo vệ là cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. 10. Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.– Cần có luật bảo vệ môi trường để:+ Điểu chỉnh hành vi của xã hội, để ngân chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.+ Điều chinh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự” nghiệp phát triển bền vững của đất nước.