Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Chức Năng Kinh Tế Sản Xuất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Giáo Dục Với Chức Năng Kinh Tế Sản Xuất

Do giáo dục tác động đến con người cho nên nó cũng có khả năng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người là chủ thể. Những tác dụng của giáo dục đối với các quá trình xã hội xét về mặt xã hội học được gọi là những chức năng xã hội của giáo dục. Có 3 loại chức năng xã hội của giáo dục : Chức năng kinh tế – sản xuất, chức năng – chính trị xã hội và chức năng tư tưởng – văn hoá.Mối liên hệ giữa giáo dục và sản xuất đươc hình thành trên sức lao động. Sức lao động xã hội chỉ tồn tại trên nhân cách con người. Giáo dục tái tạo nên sức mạnh bản chất của con người, vì vậy

Những chức năng này thể hiện vai trò của giáo dục đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội về tất cả các mặt. giáo dục được coi là phương thức tái sản xuất ra sức lao động xã hội. Giáo dục góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, phát triển kinh tế sản xuất. a) chức năng kinh tế-sản xuất Giáo dục xuất hiện từ khi có con người, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lao động dù đơn giản đến đâu cũng cần có sự huấn luyện để con người biết lao động, có kinh nghiệm lao động. Lao động càng phức tạp, càng hiện đại càng đòi hỏi sự đầu tư vào huấn luyện nhiều hơn. Giáo dục đào tạo lại nguồn nhân lực đã bị lỗi thời, tạo nên sức lao động mới, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực thiếu hụt do nhiều nguyên nhân. Bằng con đường truyền thông, giáo dục phát triển ở con người những năng lực chung và năng lực riêng biệt, giúp con người nâng cao năng lực làm việc, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi việc làm, góp phần phát triển kinh tế sản xuất. Giáo dục góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cộng đồng. Giáo dục tham gia vào chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bằng con đường truyền thông, giáo dục giúp mọi người nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo. Như vậy, giáo dục góp phần phát triển kinh tế sản xuất. Giáo dục thông qua con đường truyền thông, tham gia vào chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình. Giáo dục giúp cho mọi người nhận thức đúng đắn về dân số, sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ tăng dân số, nâng Cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi, góp phần phát triển sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, chất lượng giáo dục gắn liền với chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa thì giáo dục phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời đại phát triển như bão táp của khoa học và công nghệ, nhân loại đang chuyển sang nền văn minh tin học, điện tử, sinh học. Khoa học-công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Giáo dục không phải là yếu tố phi sản xuất, giáo dục là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của sản xuất xã hội. Không thể phát triển lực lượng sản xuất nếu như không đầu tư thỏa đáng cho nhân tố con người, nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất. Không thể xây dựng được quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nếu như không nâng cao trình độ dân trí, doanh trí, trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ và nhân dân. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, không một quốc gia nào muốn phát triển lại đầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học công nghệ, chạy đua về giáo dục đào tạo, chạy đua về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương khóa 8 đã nhấn mạnh: ” Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách, nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo cùng khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.” Để làm tốt chức năng này giáo dục đào tạo phải xây dựng được một xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Chính vì vậy, giáo dục phải thực sự đi trước đón đầu thúc đẩy phát triển kinh tế sản xuất. Muốn nền sản xuất phát triển xã hội phát triển thì đòi hỏi giáo dục phải phát triển. Giáo dục phải đào tạo được một đội ngũ nhân lục lao động có trình độ đáp ứng kịp thời với yêu cầu của nền sản xuất đó. 1. Về mạng lưới trường, lớp Mạng lưới trường lớp của Bắc Ninh được quy hoạch theo hướng: Đảm bảo đủ các loại hình trường học để học sinh từ mầm non đến phổ thông có nhu cầu đều được ra lớp. Mỗi xã đều có từ 1 đến 2 trường mầm non, 1 đến 2 trường tiểu học và 1 trường THCS. Mỗi huyện đều có 1 trường THCS huyện, 3 đến 4 trường PTTH và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tỉnh có hệ thống trường sư phạm, trường THCN và trường dạy nghề. Hệ thống trường THCN và trường dạy nghề Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Mạng lưới trường lớp của tỉnh Bắc Ninh hiện tại (với 133 trường mầm non, 147 trường tiểu học, 130 trường THCS, 29 trường PTTH, 8 trung tâm GDTX, 1 trường CĐSP, 2 trường THCN địa phương, 1 trường dạy nghề và 4 trường chuyên nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn) đã được bố trí theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục, phù hợp với địa bàn dân cư, riêng đối với mầm non và tiểu học được chỉ đạo theo hướng gần dân, quy mô nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến lớp. 2. Quy mô phát triển giáo dục-đào tạo Những năm qua, thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII, quy mô ngành giáo dục Bắc Ninh được mở rộng hàng năm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của con em nhân dân. Học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh diện chính sách, học sinh vùng sâu, vùng xa đều đã được tạo điều kiện để đến lớp và được hưởng các chính sách xã hội, chính sách khuyến học của Đảng và Nhà nước. Ngành đã có những tham mưu về chính sách, về học phí nhằm khuyến khích mở rộng quy mô, thực hiện phổ cập giáo dục. Quy mô ngành học mầm non được mở rộng đáng kể hàng năm. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp từ 25% năm 1997 lên 39,3% năm 2002. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp tăng từ 60,4% năm 1997 lên 79,6% năm 2002, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99%. Với bậc phổ thông tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1, tốt nghiệp tiểu học vào THCS, tốt nghiệp THCS vào THPT hàng năm đều tăng. 99,99% học sinh 6 tuổi được vào lớp 1 (tăng 0,3 so với năm 1997), 85,2% học sinh khuyết tật được ra lớp hoà nhập (tăng 37,3% so với năm 1997). Đặc biệt, quy mô THPT tăng rất nhanh, 83% học sinh tốt nghiệp THCS được vào PTTH các loại hình (tăng 23% so với năm 1997). Đến năm 2002, quy mô THPT toàn tỉnh tăng gấp 2,8 lần so với năm học 1996-1997. Thực hiiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, ngành đã tích cực chỉ đạo mở rộng việc học 2 buổi/ngày ở mầm non và tiểu học, mở rộng học ngoại ngữ, học hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày tăng từ 5,1% năm 1997 lên 63,6% năm 2002. Tỷ lệ học sinh từ tiểu học đến PTTH được học ngoại ngữ tăng dần hàng năm. Đến năm 2002 học sinh từ lớp 3 tiểu học và 100% học sinh THCS và PTTH đã được học ngoại ngữ, 100% học sinh cuối cấp THCS, PTTH được học hướng nghiệp. Tuy nhiên quy mô phát triển của giáo dục Bắc Ninh còn bộc lộ một số hạn chế. Do mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng được yêu cầu phân luồng học sinh sau THCS nên bậc THPT chịu nhiều sức ép về quy mô và phát triển quá tải so với điều kiện hiện có, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. THPT còn tồn tại nhiều loại hình, phức tạp cho công tác quản lí chỉ đạo. Tỷ lệ học sinh bán công trong các trường THPT còn quá lớn vượt xa quy định của Bộ (năm học 2001-2002, tỷ lệ học sinh bán công trong trường công lập chiếm 34,3%). Quy mô đào tạo nghề cho người lao động còn rất nhỏ và mất cân đối. Sau khi phân cấp quản lí công tác dạy nghề cho ngành lao động thương binh và xã hội, việc phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành lao động thương binh xã hội trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng nghề cho người lao động còn thiếu sự chỉ đạo, chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Do quy mô của các trung tâm GDTX còn nhỏ, thiếu thốn về cơ sở vật chất, hệ thống các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục cộng đồng chưa hình thành rõ nét nên tỷ lệ người lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề còn rất ít (mỗi năm mới chỉ có khoảng 3.000 người lao động được bồi dưỡng chuyên đề qua các trung tâm GDTX – chiếm tỷ lệ 0,8% tổng số người lao động trong độ tuổi). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH vào các trường nghề hàng năm mới đạt xấp xỉ 4%. Đây là một khó khăn cho việc đào tạo, bồi đưỡng nguồn nhân lực và nguồn công nhân có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.

Chu Văn Quý @ 00:10 09/03/2010 Số lượt xem: 292

Ví Dụ Minh Hoạ Về Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm

MTV là doanh nghiệp nhỏ, chuyên gia công (nhà thầu phụ) chế biến các sản phẩm gỗ ngoài trời để xuất khẩu. Khách hàng trực tiếp của MTV là các doanh nghiệp chế biễn gỗ lớn ở trong vùng. Anh Vang duy trì khoảng 150 cán bộ và công nhân thường xuyên. Khi vào vụ sản xuất, anh tuyển thêm khoảng từ 150 đến 250 công nhân từ bên ngoài.

Nhu cầu phát triển nhưng điều kiện có hạn đã thôi thúc anh Vang tự tìm cách quản lý chất lượng sản phẩm của mình. Sau khi tìm hiểu sơ bộ, anh đã chọn chị Hoàn (*), 24 tuổi, thuộc bộ phận thống kê, làm cán bộ phụ trách tổ chức và triển khai công việc chất lượng cho MTV. Chị Hoàn được đi học một khoá về quản lý chất lượng do một công ty đánh giá chứng nhận tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, chị Hoàn đã trình bày lại cho anh Vang, và đào tạo cho 1 nhóm 5 người được giao nhiệm vụ về quản lý chất lượng của MTV.

Nhóm chất lượng MTV đã rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các công việc thực hiện hàng ngày theo từng công đoạn sản xuất: nhập gỗ tròn, xẻ gỗ thành tấm, luộc gỗ, xếp gỗ tấm thành kiện, sấy gỗ, xếp kho, tạo mẫu chi tiết, định hình chi tiết, bào, đục, phun sơn, lắp ráp, bao gói, xếp kho và giao hàng. Tại mỗi công việc, nhóm chất lượng đã trao đổi với cán bộ theo dõi kỹ thuật và xác định rất rõ các yêu cầu hay các tiêu chí chất lượng cụ thể. Họ lập thành các biểu mẫu và xây dựng các bài hướng dẫn, tập huấn công việc cụ thể đối với từng đối tượng: công nhân, tổ trưởng, quản lý, kiểm tra.

Nhóm chất lượng đã hình thành 1 hệ thống quản lý các tài liệu và hồ sơ, quy định các cán bộ và bộ phận chức năng với những trách nhiệm được phân cấp cụ thể. Họ đã tổ chức hướng dẫn cho các bộ phân đào tạo tập huấn các cán bộ, công nhân ở cấp thấp hơn về các kỹ năng trong sản xuất đảm bảo tiêu chí chất lượng sản phẩm ở bộ phận đó.

Đặc biệt, họ đã xây dựng quy trình đào tạo và quản lý hồ sơ đào tạo cho tất cả các cán bộ, công nhân viên, và cả công nhân tuyển dụng theo vụ mùa. Những công nhân vụ mùa đã được đào tạo năm trước sẽ được ưu tiên cho làm việc ở những năm tiếp theo.

Sau 1 năm xây dựng và thực hiện, anh Vang cho biết đã thấy rất yên tâm về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo kiểu ISO 9001:2000 của MTV. Hiện nay, MTV đã bắt đầu xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng nước ngoài, không còn phải gia công cho các doanh nghiệp lớn hơn trong vùng nữa, mặc dù MTV vẫn là công ty nhỏ.

(*) tên người và tên công ty đã được thay đổi.

Tham Gia Sản Xuất, Xây Dựng Kinh Tế

Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một trong ba chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện sâu sắc bản chất, truyền thống, trách nhiệm chính trị của Quân đội trong việc quán triệt, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Thực tiễn quá trình Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã mang lại hiệu quả toàn diện, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh của đất nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.

Đó còn là nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; về quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, mang bản chất của giai cấp công nhân, có chức năng, nhiệm vụ được quy định bởi Đảng Cộng sản. Lê-nin cho rằng: Quân đội tham gia lao động sản xuất là tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ khôi phục đất nước sau chiến tranh. Theo đó, những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, Lê-nin và Chính phủ Xô-viết đã chuyển một lực lượng quân đội sang làm kinh tế, tập trung vào các nhiệm vụ, như: khôi phục giao thông vận tải, sản xuất đầu máy xe lửa, sản xuất nông cụ, nông nghiệp,… góp phần khôi phục kinh tế, giữ vững thành quả của Cách mạng Tháng Mười. Đó là cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm để Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “lao động sản xuất” là một trong ba chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, sau khi thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định có ba chức năng cơ bản là: “đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất”. Theo đó, trong suốt quá trình hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn quán triệt, nắm vững và hoàn thành xuất sắc ba chức năng cơ bản đó. Đối với chức năng, nhiệm vụ tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được Quân đội thực hiện thường xuyên, phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các đơn vị Quân đội luôn nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “thực túc, binh cường”, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vừa chiến đấu, vừa tích cực lao động sản xuất cải thiện đời sống, bảo đảm cho bộ đội “ăn no, đánh thắng”. Cùng với đó, Quân đội còn đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, trong đó có vụ án Trần Dụ Châu là một điển hình.

Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại hội III của Đảng (từ ngày 5 đến 10-9-1960) đã khẳng định: “phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng; trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế” 1. Thực hiện chủ trương đó, cùng với xây dựng và bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc, quân và dân ta ở miền Nam đã kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố, mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa, tích cực lao động sản xuất ở vùng giải phóng, đáp ứng một phần nhu cầu lương thực của bộ đội trên chiến trường.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (khóa III) ban hành Nghị quyết xác định: “Các lực lượng vũ trang, kể cả các đơn vị thường trực, phải tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự đối với tất cả trai tráng và chế độ quân đội tham gia xây dựng kinh tế” 2. Đến Đại hội IV (từ ngày 14 đến 20-12-1976), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Trong hoàn cảnh một nước nghèo lại vừa ra khỏi một cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài, thì các lực lượng vũ trang, ngoài nghĩa vụ luôn luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, còn phải tích cực làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, góp phần xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội” 3.

Với tư duy đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, Đại hội VI của Đảng (từ ngày 15 đến 18-12- 1986), đã khẳng định: “Từng bước phát triển công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước. Trên cơ sở bảo đảm nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và sản xuất quốc phòng, huy động một phần lực lượng quân đội, sử dụng một phần năng lực công nghiệp quốc phòng vào việc xây dựng kinh tế” 4; đồng thời, chỉ rõ nhiệm vụ: toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Trong các kỳ Đại hội kế tiếp, Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương: quân đội tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo” 5; “Kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội” 6 . Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), ngày 03-6-2017, đã ban hành Nghị quyết 12-NQ/TW “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, tạo điều kiện để Quân đội thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về kết hợp quốc phòng với an ninh và kinh tế, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), Điều 68 quy định: “kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh” 7.

Quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương đó, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân phát huy khả năng, thế mạnh tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế. Trọng tâm là Nghị quyết số 71/ĐUQSTW, ngày 25-4-2002 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) “Về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội trong thời kỳ mới – tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Quân đội”; Nghị quyết số 520-NQ/QUTW, ngày 25-9-2012 của Quân ủy Trung ương “Về lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của Quân đội đến năm 2020”; Nghị quyết 425-NQ/QUTW, ngày 18-5-2017 của Quân ủy Trung ương “Về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”; Thông tư 69/2017/TT-BQP, ngày 03-4-2017 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội, v.v.

Thực tiễn cũng cho thấy, quan điểm, chủ trương đó là phù hợp với đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Trong đó, nền quốc phòng toàn dân được xây dựng thông qua các tiềm lực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, v.v. Các lĩnh vực đó kết hợp chặt chẽ với nhau, nhất là kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trên cơ sở quy hoạch vùng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, thông qua thực hiện nhiệm vụ tham sản xuất, xây dựng kinh tế còn nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” và uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như góp phần tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị nhằm vào Quân đội, nhất là việc tuyên truyền Quân đội chỉ có chức năng bảo vệ Tổ quốc, không tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là sự xuyên tạc trắng trợn, lố bịch. Những luận điệu tuyên truyền đó không phải là sự thật, hoàn toàn trái với cơ sở lý luận – thực tiễn đã nêu trên. Vì thế, nó chỉ có thể nhất thời lừa gạt được một số người nhẹ dạ, cả tin và thiếu thông tin chính thống về Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế chứ không thể lừa bịp được quảng đại quần chúng nhân dân. Thực tiễn cho thấy, chỉ có sự thật mới có giá trị, còn sự xuyên tạc, giả dối, lừa gạt cho dù khéo che đậy đến đâu cũng sẽ bị vạch trần, lột tả, vô giá trị.

1 – ĐCSVN – Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 535.

3 – Sđd, Tập 37, tr. 587.

Số tiếp theo: II. Hiệu quả từ thực tiễn Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế

5 – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 149

7 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2014, tr. 32.

Giáo Dục Với Chức Năng Kinh Tế Sản Xuất Cac Chuc Nang Cua Giao Duc Doc

Chức năng kinh tế của giáo dục

Do giáo dục tác động đến con người cho nên nó cũng có khả năng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người là chủ thể. Những tác dụng của giáo dục đối với các quá trình xã hội xét về mặt xã hội học được gọi là những chức năng xã hội của giáo dục. Có 3 loại chức năng xã hội của giáo dục : Chức năng kinh tế – sản xuất, chức năng – chính trị xã hội và chức năng tư tưởng – văn hoá.

Những chức năng này thể hiện vai trò của giáo dục đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội về tất cả các mặt. a) chức năng kinh tế-sản xuất

Giáo dục xuất hiện từ khi có con người, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lao động dù đơn giản đến đâu cũng cần có sự huấn luyện để con người biết lao động, có kinh nghiệm lao động. Lao động càng phức tạp, càng hiện đại càng đòi hỏi sự đầu tư vào huấn luyện nhiều hơn.

Mối liên hệ giữa giáo dục và sản xuất đươc hình thành tr ên sức lao động. S ức lao động xã hội chỉ tồn tại trên nh ân cách con người. Giáo dục tái tạo nên sức mạnh bản chất của con người, vì vậy giáo dục được coi là phương thức tái sản xuất ra sức lao động xã hội. Giáo dục góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ thuật , có kỹ năng nghề nghiệp, phát triển kinh tế sản xuất.

Giáo dục đào tạo lại nguồn nhân lực đã bị lỗi thời, tạo nên sức lao động mới, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực thiếu hụt do nhiều nguyên nhân. Bằng con đường truyền thông, giáo dục phát triển ở con người những năng lực chung và năng lực riêng biệt, giúp con người nâng cao năng lực làm việc, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi việc làm, góp phần phát triển kinh tế sản xuất . Giáo dục góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cộng đồng .

Giáo dục tham gia vào chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. B ằng con đường truyền thông, giáo dục giúp mọi người nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo. Như vậy, giáo dục góp phần phát triển kinh tế sản xuất.

Giáo dục thông qua con đường truyền thông, tham gia vào chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình. Giáo dục giúp cho mọi người nhận thứ c đúng đắn về dân số, sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ tăng dân số, nâng Cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi, góp phần phát triển sản xuất .

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, chất lượng giáo dục gắn liền với chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa thì giáo dục phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong thời đại phát triển như bão táp của khoa học và công nghệ , nhân loại đang chuyển sang nền văn minh tin học, điện tử, sinh học. Khoa học-công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Giáo dục không phải là yếu tố phi sản xuất, giáo dục là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của sản xuất xã hội. Không thể phát triển lực lượng sản xuất nếu như khô ng đầu tư thỏa đ áng cho nhân tố con người, nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất . Không thể xây dựng được quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nếu như không nâng cao trình độ dân trí, doanh trí, trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ và nhân dân. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, không một quố c gia nào muốn phát triển lại đ ầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học công nghệ, chạy đua về giáo dục đào tạo, chạy đua về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương khóa 8 đã nhấn mạnh: ” Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách, nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo cùng khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.” Để làm tốt chức năng này giáo dục đào tạo phải xây dựng được một xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Chính vì vậy, giáo dục phải thực sự đi trước đón đầu thúc đẩy phát triển kinh tế sản xuất.

Tóm lại : Muốn nền sản xuất phát triển xã hội phát triển thì đòi hỏi giáo dục phải phát triển. Giáo dục phải đào tạo được một đội ngũ nhân lục lao động có trình độ đáp ứng kịp thời với yêu cầu của nền sản xuất đó.

1. Về mạng lưới trường, lớp

Mạng lưới trường lớp của Bắc Ninh được quy hoạch theo hướng: Đảm bảo đủ các loại hình trường học để học sinh từ mầm non đến phổ thông có nhu cầu đều được ra lớp. Mỗi xã đều có từ 1 đến 2 trường mầm non, 1 đến 2 trường tiểu học và 1 trường THCS. Mỗi huyện đều có 1 trường THCS huyện, 3 đến 4 trường PTTH và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tỉnh có hệ thống trường sư phạm, trường THCN và trường dạy nghề. Hệ thống trường THCN và trường dạy nghề Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Mạng lưới trường lớp của tỉnh Bắc Ninh hiện tại (với 133 trường mầm non, 147 trường tiểu học, 130 trường THCS, 29 trường PTTH, 8 trung tâm GDTX, 1 trường CĐSP, 2 trường THCN địa phương, 1 trường dạy nghề và 4 trường chuyên nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn) đã được bố trí theo đúng tinh thần của Luật

Giáo dục , phù hợp với địa bàn dân cư, riêng đối với mầm non và tiểu học được chỉ đạo theo hướng gần dân, quy mô nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến lớp.

2. Quy mô phát triển giáo dục-đào tạo

Những năm qua, thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII, quy mô ngành giáo dục Bắc Ninh được mở rộng hàng năm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của con em nhân dân. Học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh diện chính sách, học sinh vùng sâu, vùng xa đều đã được tạo điều kiện để đến lớp và được hưởng các chính sách xã hội, chính sách khuyến học của Đảng và Nhà nước. Ngành đã có những tham mưu về chính sách, về học phí nhằm khuyến khích mở rộng quy mô, thực hiện phổ cập giáo dục .

Quy mô ngành học mầm non được mở rộng đáng kể hàng năm. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp từ 25% năm 1997 lên 39,3% năm 2002. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp tăng từ 60,4% năm 1997 lên 79,6% năm 2002, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99%.

Với bậc phổ thông tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1, tốt nghiệp tiểu học vào THCS, tốt nghiệp THCS vào THPT hàng năm đều tăng. 99,99% học sinh 6 tuổi được vào lớp 1 (tăng 0,3 so với năm 1997), 85,2% học sinh khuyết tật được ra lớp hoà nhập (tăng 37,3% so với năm 1997). Đặc biệt, quy mô THPT tăng rất nhanh, 83% học sinh tốt nghiệp THCS được vào PTTH các loại hình (tăng 23% so với năm 1997). Đến năm 2002, quy mô THPT toàn tỉnh tăng gấp 2,8 lần so với năm học 1996-1997.

Thực hiiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, ngành đã tích cực chỉ đạo mở rộng việc học 2 buổi/ngày ở mầm non và tiểu học, mở rộng học ngoại ngữ, học hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày tăng từ 5,1% năm 1997 lên 63,6% năm 2002. Tỷ lệ học sinh từ tiểu học đến PTTH được học ngoại ngữ tăng dần hàng năm. Đến năm 2002 học sinh từ lớp 3 tiểu học và 100% học sinh THCS và PTTH đã được học ngoại ngữ, 100% học sinh cuối cấp THCS, PTTH được học hướng nghiệp.

Do mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng được yêu cầu phân luồng học sinh sau THCS nên bậc THPT chịu nhiều sức ép về quy mô và phát triển quá tải so với điều kiện hiện có, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục . THPT còn tồn tại nhiều loại hình, phức tạp cho công tác quản lí chỉ đạo. Tỷ lệ học sinh bán công trong các trường THPT còn quá lớn vượt xa quy định của Bộ (năm học 2001-2002, tỷ lệ học sinh bán công trong trường công lập chiếm 34,3%).

Quy mô đào tạo nghề cho người lao động còn rất nhỏ và mất cân đối. Sau khi phân cấp quản lí công tác dạy nghề cho ngành lao động thương binh và xã hội, việc phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành lao động thương binh xã hội trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng nghề cho người lao động còn thiếu sự chỉ đạo, chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Do quy mô của các trung tâm GDTX còn nhỏ, thiếu thốn về cơ sở vật chất, hệ thống các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục cộng đồng chưa hình thành rõ nét nên tỷ lệ người lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề còn rất ít (mỗi năm mới chỉ có khoảng 3.000 người lao động được bồi dưỡng chuyên đề qua các trung tâm GDTX – chiếm tỷ lệ 0,8% tổng số người lao động trong độ tuổi). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH vào các trường nghề hàng năm mới đạt xấp xỉ 4%. Đây là một khó khăn cho việc đào tạo, bồi đưỡng nguồn nhân lực và nguồn công nhân có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.