Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Chức Năng Kinh Tế Của Gia Đình Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Nêu Một Ví Dụ Về Ý Nghĩa Của Sự Phát Triển Kinh Tế Đối Với Cá Nhân, Gia Đình Và Xã Hội

Nêu một ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội

– Đối với cá nhân: Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện,..

– Đối với gia đình: Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình; xây dựng gia đình văn hóa… để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

– Đối với xã hội:

+ Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giảm bớt tình trạng đói nghèo,..

+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

+ Phát triển kinh tế là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của xã hội, đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

+ Đối với nước ta, phát triển kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chức Năng Cơ Bản Của Gia Đình Là Gì ? Khái Niệm Về Chức Năng Của Gia Đình

Chức năng cơ bản của gia đình là vai trò cơ bản của gia đình mà vai trò đó làm cơ sở cho toàn bộ sự hoạt động và phát triển của gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Chức năng sinh đẻ nhằm tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Nhờ có chức năng sinh để của gia đình mà xã hội không thể bị diệt vong. Chức năng giáo dục nhằm trang bị cho con người những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Chức năng kinh tế của gia đình nhằm tạo ra những gia đình ấm no. Kinh tế gia đình phát triển thì nền kinh tế quốc gia mới hưng thịnh. Trong các chức năng trên, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn có chức năng quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.

Yêu cầu phản tố là gì ? Quy định về yêu cầu phản tố(09/11)

Yêu cầu của đương sự là gì ? Quy định về yêu cầu của đương sự(09/11)

Yếu tố nước ngoài là gì ? Quy định pháp luật về yếu tố nước ngoài ?(09/11)

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì ?(09/11)

Ý thức pháp luật là gì ? Quy định về ý thức pháp luật(09/11)

Ý thức công dân là gì ? khái niệm ý thức công dân được hiểu thế nào ?(09/11)

Ý chí nhà nước là gì ? Khái niệm ý chí nhà nước hiểu thế nào cho đúng ?(09/11)

Xử phạt vi phạm hành chính là gì ? Quy định về xử phạt vi phạm hành chính(09/11)

Xử lý vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về xử lý vi phạm pháp luật(09/11)

Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là gì ? Quy định về xử lí vi phạm kỷ luật lao động(09/11)

Bộ máy nhà nước là gì ? Khái niệm về bộ máy nhà nước ?

Vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về hành vi vi phạm pháp luật

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là gì ? Quy định về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Chức Năng Của Tiền Tệ, Ví Dụ Cụ Thể?

Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.

Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế quốc dân nhưng cũng được nghiên cứu trong triết học và xã hội học Định nghĩa

Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ tương rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế thừ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế học, có một số khái niệm về tiền.

* Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại. * Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dẽ dàng chuyển thành tiền mặt. * Chuẩn tệ: là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiéu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ.

Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Ở Xã Năng Khả

Nhận thức rõ vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của địa phương, trong những năm qua, thực hiện các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, xã Năng khả đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển.

Đến thăm hộ gia đình anh Phan Thanh Ngọc ở thôn Nà Khá, xã Năng Khả, chúng tôi thật bất ngờ bởi từ một thanh niên chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp anh đã mạnh dạn vượt khó khăn, làm giàu từ chính đôi bàn tay của mình bằng việc phát triển kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp.

Đàn gà thương phẩm của gia đình anh Phan Thanh Ngọc

Trao đổi với anh Ngọc, anh cho chúng tôi biết: Sinh sống ở vùng quê còn nhiều khó khăn, đi lại không thuận lợi, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông, để tìm được hướng đi và có giải pháp làm giàu là rất khó khăn với tầng lớp thanh niên trẻ như anh ở địa phương. Qua nhiều đêm suy nghĩ, anh nhận thấy ở hầu khắp các địa phương nông thôn miền núi thường có 3 lĩnh vực cho thu nhập chính đó là trồng cây lâm nghiệp, trồng cây lương thực và chăn nuôi. Với điều kiện cụ thể ở thôn Nà Khá thì lĩnh vực nào cũng manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt là ở lĩnh vực chăn nuôi thì chỉ mang tính tự cung, tự cấp.

Với những trăn trở đó, anh đã bàn bạc cùng gia đình mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi để tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa thì mới cho thu nhập cao và ổn định, bền vững. Với quyết tâm và sự cố gắng của bản thân từ năm 2014 đến năm 2016 gia đình anh Ngọc đã đầu tư vào chăn nuôi gia cầm. Đồng thời học hỏi, nghiên cứu cách thức, phương pháp chăn nuôi hiệu quả. Từ kinh nghiệm tích luỹ, dần dần gia đình anh đã trở thành đầu mối sản xuất, cung cấp con giống cho các hộ gia đình trong xã và các lân cận trên địa bàn huyện Na Hang.

Bên cạnh đó, đầu năm 2016, gia đình anh đã chủ động vay vốn của Ngân hàng với tổng số tiền vay là 160 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi gà giống và xây dựng 02 lò ấp trứng với công suất ấp 1 vạn trứng/lượt. Từ kinh nghiệm và uy tín của gia đình, trong thời gian ngắn gia đình anh đã cung cấp con giống gia cầm cho hầu khắp các hộ dân trong xã và các xã vùng lân cận. Đến nay, trung bình mỗi năm gia đình anh cung cấp khoảng trên 20 vạn con giống gia cầm và trên 5.000 con gia cầm thương phẩm ra thị trường. Sau khi tính toán trừ mọi khoản chi phí, thu nhập đạt khoảng 250 triệu đồng/năm.

Thành viên trong gia đình anh Ngọc kiểm tra chất lượng đàn gà mới nở

Từ hiệu quả phát triển kinh tế của gia đình, anh Ngọc đã trao đổi, khuyến khích các hộ gia đình trong thôn và các hộ ở các thôn khác trong và ngoài xã làm theo, đặc biệt là tập trung tuyên truyền, vận động các đoàn viên thanh niên trong thôn phát huy sức trẻ, “ tuổi trẻ lập thân lập nghiệp, giúp nhau làm kinh tế giỏi” bằng cách tư vấn, hướng dẫn cho họ cách chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh cho gia cầm ở từng thời kỳ sinh trưởng, hỗ trợ cung ứng con giống, ký hợp đồng thu mua toàn bộ trứng đạt tiêu chuẩn để ấp, nhân đàn. Mặt khác ký hợp đồng thu mua gia cầm thương phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng (gia cầm sạch) để cung cấp ra thị trường. Đồng thời tôi cũng chủ động tìm đến các nhà hàng trên địa bàn huyện Na Hang giới thiệu và cam kết cung cấp sản phẩm đúng số lượng và chất lượng theo yêu cầu.

Bằng sự cố gắng vươn lên trong phát triển kinh tế hộ, đến nay mỗi tháng gia đình anh đã đặt mua của các gia đình trên 01 vạn quả trứng để ấp và trên 1.000 kg gia cầm thương phẩm để cung cấp ra thị trường. Từ chăn nuôi nhiều hộ đã có thu nhập khá hơn so với trước đây.

Để mở rộng quy mô, tạo thành chuỗi khép kín từ khâu cung cấp con giống, thức ăn đến thu mua lại sản phẩm khi đủ tiêu chuẩn để người chăn nuôi yên tâm đầu tư làm ăn, từ tháng 5/2019 gia đình anh đã liên kết với Đoàn thanh niên của xã vận động các hộ có cùng chí hướng chăn nuôi, quyết tâm vươn lên làm giàu thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Năng Khả, đến nay Hợp tác xã đã đi vào hoạt động với 9 thành viên.

Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình đang dần khẳng định vị trí rõ nét trong quá trình xây dựng nông thôn mới, góp phần giúp người dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, làm thay đổi diện mạo quê hương./.