Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Chức Năng Giáo Dục Của Đạo Đức Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Giải Pháp Về Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Thpt

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức là nhiệm vụ cốt lõi và có tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung, nhất là bậc học THPT. Tuy nhiên, nhiều trường THPT thường lãng quên hoặc ít quan tâm đến nhiệm vụ này nên các em hạn chế sự hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình thời sự, ảnh hưởng tới tình cảm cách mạng, ý thức trách nhiệm của học sinh.

Nhà trường THPT làm tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ có tác động tích cực đến việc bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của các em. Có nhiều cách để tuyên truyền đường lối chính sách, thời sự cho học sinh qua các tổ chức chính trị của trường, qua các tiết dạy trên lớp của thầy, cô giáo, phổ biến tin tức thời sự vào buổi chào cờ đầu tuần. Các lớp dành khoảng 10 phút đọc báo trước giờ tiết đầu hàng ngày, bản tin nhà trường ghi những nội dung thời sự hàng ngày.

Hàng năm, Chi bộ, Đảng bộ nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng về đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước cho học sinh. Nội dung bồi dưỡng thiết thực, phù hợp tâm sinh lý học sinh THPT.

Cùng đó, xây dựng tổ chức đoàn trong trường học vững mạnh là khâu mấu chốt. Đoàn có trách nhiệm giáo dục, rèn luyện ĐVTN không sa vào các tệ nạn xã hội, thực hiện nghiêm túc luật pháp của Nhà nước, có nếp sống văn hóa lành mạnh, gương mẫu trong học tập và sinh hoạt.

Đoàn trường cần tổ chức nhiều nội dung, hình thức để ĐVTN gắn bó với đời sống xã hội như bảo vệ môi trường, di sản, làm công tác từ thiện, đảm nhận những công trình do nhà trường phát động. Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí trong học tập để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

Đổi mới dạy, học môn Giáo dục công dân

Môn Giáo dục công dân (GDCD) có ưu thế trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Hiện nay, ở các trường THPT, việc dạy và học môn học này chưa có chất lượng. Nội dung, chương trình ít có sự đổi mới, còn nặng tính hàn lâm, thiếu kiến thức thực tế cuộc sống. Phương pháp giảng dạy của các thầy, cô giáo thiếu sinh động, nặng về lý thuyết, không sát với cuộc sống và tâm tư, tình cảm của học sinh.

Bản thân học sinh chưa coi trọng việc học tập môn GDCD vì không phải môn thi tốt nghiệp. Sự chỉ đạo giảng dạy, học tập môn học này của lãnh đạo nhà trường ít được quan tâm rút kinh nghiệm. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu.

Toàn tỉnh có 48 trường THPT, trong đó giáo viên GDCD có 103 người, giáo viên dạy giỏi 15, chiếm 14,6%, còn thiếu 3 giáo viên. Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này, đội ngũ giáo viên phải được đào tạo chuyên sâu về kiến thức và phương pháp giảng dạy. Trong chương trình đào tạo bồi dưỡng, giáo viên được quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Giáo viên dạy môn GDCD phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống trong sáng, gương mẫu, tâm huyết, trách nhiệm, có tình thương yêu học sinh, chân tình cởi mở, dân chủ, thân thiện. Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng sát với yêu cầu nhà trường THPT, tạo sự hứng thú, ham mê giảng dạy, học tập của thầy, cô giáo và học sinh. Có những chính sách chế độ ưu tiên đối với giáo viên môn GDCD nhằm nâng cao vị thế, trách nhiệm. Làm tốt khâu đào tạo bồi dưỡng giáo viên sẽ tạo được chất lượng dạy và học môn học này.

Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội

Học sinh Trường THPT Dân lập Nguyên Hồng (TP Bắc Giang) duy trì việc đọc sách báo đầu giờ học. Ảnh: Đỗ Quyên.

Xây dựng quy chế, nguyên tắc, phương pháp tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là nhiệm vụ quan trọng. Sự phối hợp này không chặt chẽ, thiếu thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo.

Để có sự phối hợp tốt, đi vào thực chất bền vững, khâu then chốt là phải xây dựng quy tắc, nội dung phối hợp. Nhà trường xây dựng quy định học sinh học trên tham gia các hoạt động ngoại khóa, giữ gìn cơ sở vật chất nhà trường, môi trường xanh, sạch, đẹp văn minh… Học sinh ở nhà, gia đình có những quy định học tập, lao động, vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội. Các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương có quy định chăm lo giáo dục học sinh, tạo điều kiện cho các em được tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, bảo vệ môi trường, chăm sóc bảo vệ cây xanh nơi công cộng, giữ gìn an ninh trật tự.

Để việc kết hợp nhà trường, gia đình, xã hội thực sự có hiệu quả khâu quan trọng là xây dựng được cơ chế phối hợp, thành lập ban chỉ đạo điều hành sát sao, chặt chẽ, trách nhiệm vì sự tiến bộ của học sinh. Thành phần ban chỉ đạo gồm lãnh đạo nhà trường, đại diện phụ huynh học sinh, đại diện lãnh đạo đảng, chính quyền, MTTQ ở địa phương. Hằng năm, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động, lịch làm việc.

Trong công tác phối hợp không chỉ thực hiện mục đích, yêu cầu, nội dung phương châm, phương pháp giáo dục mà còn thể hiện tính thực tiễn, tính khoa học, đặc biệt là giáo dục đạo đức học sinh THPT.

Nguyễn Ngọc Sơn

(Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Bắc Giang)

Thực Trạng Đạo Đức Của Học Sinh ,Sinh Viên Hiện Nay Và Những Giải Pháp Về Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức.

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay. Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những ” mùa xuân của xã hội” .

Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân” . Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ là tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?

Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thâỳ cô giáo, con giết cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông.

Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi cộm đang được diễn ra ở nhiều nơi.Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh- thành phố Vinh(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe trái phép quanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ 20h -23h đội cảnh sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn 100 người đua xe ,tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông vẫn không giải tán .

Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến sĩ Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù trong các cuộc chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi, chơi hết mình. 50% sinh viên không thực sự tự tin vào năng lực, trình độ của mình. 40% sinh viên cho rằng mình không có khả năng tự học. 70% sinh viên cho rằng mình không có khả năng nghiên cứu. 55% sinh viên không thực sự hứng thú với việc học tập” (theo tuổi – trẻ online). Những con số đó thật bất ngờ. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng xuống dốc. Không những vậy, có những sinh viên còn tỏ thái độ vô lễ với giảng viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo… Do họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mãi. Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình cáp, internet… nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ trong thế giới ảo (như Võ lâm truyền kì, Đột kích, Audition…).

Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các bạn. Đau lòng hơn nữa số đông trong những bạn đó gia đình đâu có khá giả gì. Để có tiền gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các bạn ở quê đã phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được nhìn thấy con thành đạt. Thương con họ còn cố giành giùm mua cho con điện thoại, xe máy, máy tính xách tay để tiện học tập và đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc sau vài đòn thất thủ trong các trò cá độ hoặc lô đề. Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể hiện sao cho giống thần tượng của mình. Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn chạy theo một kiểu tình cảm phương tây chớp nhoáng không giới hạn. Cụm từ “sống thử” đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay. Hai người sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy không hợp thì chia tay một cách nhẹ nhàng.

Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập, các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các bạn mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam – Một tương lai tươi sáng đang chờ các bạn ở phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm niệm rằng “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.

( Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi năm 2012 )

Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay không sống – đó là vấn đề”. Là một người sinh viên đồng thời cũng là một người thanh niên thuộc thế hệ trẻ, chúng ta hãy sống sao cho có mục đích, có lí tưởng, hãy sống sao để khi nhìn lại những gì đã qua ta không phải xót xa ân hận những tháng năm đã sống hoài sống phí.

Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm.

Do sự phát triển của nền kinh tế? Một nguyên nhân được đặt ra là kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em. Điện thoại di động, Internet, phim ảnh của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn. Tuy nhiên việc vi phạm đạo đức của học sinh không chỉ diễn ra ở địa bàn thành phố, đô thị hay chỉ rơi vào trường hợp các em gia đình có điều kiện kinh tế. Các trường vùng sâu, xa, học sinh nghèo chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với Internet vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn vi phạm đạo đức của học sinh.

Do luật pháp chưa nghiêm? Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Hình thành nhân cách, đạo đức một con người đâu chỉ giáo dục trong nhà trường phổ thông là đủ. Nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hộ ít nhiều đều bị chi phối bởi cách mà xã hội đó đang hành xử với nhau. Nếu được sống trong một môi trường nghiêm minh về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với nhau một cách có tình có lý, chắc chắc đó sẽ là một môi trường giáo dục lý tưởng trong việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh. Những bài học mà các thầy cô giáo đang cố sức rao giảng để giáo dục đạo đức của học trò mình trên lớp dường như ngược lại với các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Trong khi các giáo viên dạy nhạc cố gân cổ lên để rao giảng về thẩm mỹ âm nhạc, chắt chiu từng giờ dạy dân ca để các em biết yêu quý những giá trị tinh thần mà ông cha ta đã dày công vun đắp. Thì hàng ngày, mấy chục nhà đài liên tục phát những bài hát được gọi là nhạc trẻ với một thứ thẩm mỹ vay mượn, hổ lốn. Báo chí thì thi nhau săm soi kỹ lưỡng đời sống của các “Sao” như một sự tôn vinh. Chúng ta có nhói tim không khi nghe một học sinh lớp 6 hát nghêu ngao: “Vì em đam mê thú vui thân xác, nên em đánh mất mối tình của tôi..” (“Đ ừng để tôi biết em dối gian” – Lâm Hùng). Luật giao thông được đưa vào nhà trường để dạy cho các em, những công dân tương lai, sống và làm việc đúng luật pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luôn phải chứng kiến những hành vi vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôi khi còn có cả cảnh sát giao thông.

Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải chứng kiến. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn “thành đạt”. Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu “Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm”. Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục… cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.

Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông. Chương trình đạo đức được thực hiện xuyên suốt, từ bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn Giáo dục công dân. Thế nhưng các giáo viên dạy tiểu học cho rằng chương trình nặng tính lý thuyết, thiếu kỷ năng sống, lại không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú tr ọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng. Còn chương trình GDCD bậc THPT, chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 105 tiết. Dạy đạo đức cho học sinh đâu chỉ có môn học Đạo Đức mà nó phải được tích hợp ở những bộ môn xã hội như Lịch sử, Văn học… Chúng tôi rất thích những bài tập làm văn, những bài học thuộc lòng được học lúc nhỏ trong sách giáo khoa với nội dung chứa đựng tình cảm yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc và giữ gìn cốt cách người Việt Nam. Còn nội dung những bài học trong sách Đạo Đức thì rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu giáo điều không còn phù hợp nữa, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi từ nội dung đến phương pháp truyền đạt. Những giá trị đạo đức, ứng xử trong đạo lý của người Việt Nam cần phải được chuyển tải trong những tình huống cụ thể, gần gũi để học sinh, sinh viên dễ tiếp cận, dễ nhớ. Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống phù hợp với những chuẩn mực xã hội.

Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh, sinh viên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Học sinh, sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để h ọc sinh, viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quy ền, m ặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên.

Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luy ện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Học sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của Giáo dục thật sự quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học Đạo Đức trong nhà trường, hay chỉ là của ngành Giáo Dục.

Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh, sinh viên và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.

Liên chi đoàn khoa Giáo dục

Giáo Dục Tình Cảm Đạo Đức Cho Trẻ 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN NGỌC BÍCH

GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN NGỌC BÍCH

GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH

CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Th.S Trịnh Thị Hồng

SƠN LA, NĂM 2013

LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, Thạc Sĩ Trịnh Thị Hồng. Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc Sĩ Trịnh Thị Hồng – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào Tạo, các thầy, cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, thư viện trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành chức năng và tập thể lớp K50 Đại học giáo dục Mầm non. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Với nội dung khóa luận này em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn! Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện

Nguyễn Ngọc Bích

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT GDĐĐ

: Giáo dục đạo đức

MGB

: Mẫu giáo bé

MGL

: Mẫu giáo lớn

MGN

: Mẫu giáo nhỡ

NXB

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự

%

: Phần trăm

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………….. 1 1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………………………………………… 3 3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………………………. 5 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………… 5 6. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….. 5 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ………………………………………………………… 6 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn …………………………………………………….. 6 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ……………………………………………………. 6 7. Đóng góp của khóa luận ……………………………………………………………………… 6 8. Giả thuyết khoa học ……………………………………………………………………………. 6 9. Cấu trúc của khóa luận ……………………………………………………………………….. 7 PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………………………………. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN …………………………………………………………….. 8 1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non ………………………………………………………. 8 1.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non ……………………………………….. 9 1.2.1. Khái niệm đạo đức………………………………………………………………………… 9 1.2.2. Khái niệm giáo dục……………………………………………………………………….. 9 1.2.3. Khái niệm giáo dục đạo đức …………………………………………………………. 10 1.2.4. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ……………………. 10 1.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức ……………………………………………………… 11 1.3. Truyện cổ tích với trẻ mẫu giáo ……………………………………………………….. 14 1.4. Đặc điểm tâm lí trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với việc lựa chọn truyện cổ tích để giáo dục đạo đức ……………………………………………………………………………… 18 TIỂU KẾT………………………………………………………………………………………….. 22

3.7. Một số giáo án ………………………………………………………………………………. 42 TIỂU KẾT………………………………………………………………………………………….. 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………… 53 1. Kết luận ………………………………………………………………………………………….. 53 2. Kiến nghị………………………………………………………………………………………… 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………… 55 PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tại điều 22 luật giáo dục (2005) của nước ta xác định: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”. Trong tương lai trẻ em tuổi mầm non của ngày hôm nay sẽ trở thành người lao động, người công dân thực sự của đất nước nhưng việc đào tạo con người mới lại phải bắt đầu ngay từ thuở lọt lòng. Khi bàn về bản chất con người, đứng trên quan điểm xã hội học, Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Còn Tuân Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản ác, lý tính hậu lai tập đắc”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ là ác, nhưng sau này do học tập mà có lý trí, biết cái đúng cái sai. Mạnh Tử và Tuân Tử đều là bậc thầy của Nho giáo thời Chiến quốc, dù có những đánh giá khác nhau về tính con người, nhưng đều thống nhất rằng môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. Mục tiêu của giáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Giáo dục không chỉ là việc cung cấp, bồi dưỡng tri thức, kĩ năng hay nâng cao năng lực con người, mà hơn hết mục tiêu chính và quan trọng nhất của giáo dục không gì khác chính là “dạy cách làm người”. Giúp con người bồi dưỡng tâm hồn và rèn giũa nhân cách, hoàn thiện bản thân, có như vậy con người mới có thể phát triển toàn diện được. Mục tiêu ấy của giáo dục không phải có thể hoàn thành một cách nhanh chóng trong một sớm một chiều, mà nó là cả một quá trình dài thực hiện theo những cấp độ khác nhau, từ khi trẻ được sinh ra cho đến hết bậc học phổ thông hoặc cao hơn nữa. Trong đó tập trung chủ yếu ở các cấp học mầm non, tiểu học và phổ thông cơ sở và tất nhiên là khâu quan trọng nhất, cũng là nền tảng cho việc hình thành những kĩ năng đầu tiên với cuộc sống. Tạo dựng những nền tảng căn sơ cho nhân cách sau này của trẻ chính là ở trường mầm non. Bởi lẽ, đây là thời kỳ quan trọng nhất của trẻ khi các em mới chập chững làm quen với xã hội bên ngoài sự bao bọc của gia đình. Đây cũng là thời kỳ tiên quyết, giúp trẻ chuẩn bị những hành trang đầu tiên để bước vào đời sau này. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết 1

ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đó như một lời khẳng định cho sự ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của trẻ. Khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng tinh khôi không hề tì vết, không vấy bẩn và trong sáng vô cùng. Sự trong sáng ngây thơ ấy mang lại cho trẻ sự hồn nhiên nhưng cũng khiến trẻ không đủ khả năng để có thể vững vàng trong cuộc sống. Bởi vậy, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động của xã hội xung quanh. Đặc biệt, ở lứa tuổi mầm non, trẻ chủ yếu nhận biết xã hội bằng việc quan sát và bắt chước những gì quan sát được, chứ chưa thể có những chủ kiến của bản thân cũng như có được sự đánh giá đúng sai để xem xét có nên học tập hay không. Bởi vậy mà tâm hồn trong sáng ngây thơ của trẻ rất có khả năng sẽ bị biến đổi nhanh chóng, trở thành những đứa trẻ hư, những học sinh kém… Chúng ta cũng từng khẳng định trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Có lẽ nào ta lại để những mầm non ấy chưa kịp lớn lên đã dần thui chột và lụi tàn. Vì vậy, giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục mầm non và trong môi trường gia đình của trẻ. Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Vì thế, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội mới đặt ra. Môn “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển đạo đức cho trẻ. Từ lâu người ta đã nhận thấy văn học là nguồn không cạn của tri thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển. Người ta cũng thấy rõ vị trí sức mạnh riêng của tác phẩm văn học trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trẻ mầm non nói riêng. Trong các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi có một thể loại văn học được trẻ em trên khắp thế giới yêu thích và được nhân dân lao động từ ngàn xưa coi là một công cụ hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho trẻ đó là truyện cổ tích. Ngay từ khi ra đời truyện cổ tích đã mang trong mình sứ mệnh vẻ vang, là một phương tiện để giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ. Truyện cổ tích mang nội dung luân lí, đạo đức, triết học rất rõ ràng. Vì vậy những bài học đạo đức ở đây trở nên sâu sắc. Mọi sự vật, hiện tượng đều có quan hệ nhân quả: gieo gió gặp bão, ở hiền gặp lành. Qua những hiện tượng trong cổ tích, trẻ em nhận thức được những khái niệm đầu tiên về sự công bằng và bất công, về nền văn hóa của dân tộc mình… Như vậy việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đặc biệt là thông qua truyện cổ tích có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn, phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Có 2

thể nói trẻ rất nhạy cảm với nội dung đạo đức trong tác phẩm văn học. Giáo dục đạo đức là một trong những mặt quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách. Hiện nay, ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La, vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua giờ kể chuyện cổ tích còn ít được đề cập đến hoặc có được đề cập đến nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Vì vậy để trẻ phát huy được tối đa những tình cảm đạo đức, tính tích cực, sáng tạo, tư duy tưởng tượng các nhà giáo dục cần có biện pháp và phương pháp giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, mức độ biểu hiện tình cảm đạo đức của trẻ chưa cao, một trong những nguyên nhân đó là ở trường mầm non còn mang nặng tính hình thức, trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên chưa chú trọng phát huy vai trò của truyện cổ tích đối với sự phát triển tình cảm đạo đức của trẻ. Một trở ngại lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích đó là việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Mác nói: “Ngôn ngữ là vỏ hiện thực của lời nói và tư duy”. Không đủ vốn từ hay vốn từ không được tích cực hóa thì không thể hiểu được ý của người khác nói, không thể diễn đạt được điều mình muốn nói cho người khác hiểu được. Bên cạnh đó cơ sở vật chất còn hạn hẹp, phụ huynh thiếu quan tâm đến sự phát triển đạo đức của trẻ, trẻ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để giao tiếp. Mà đặc biệt là giáo viên chưa biết khai thác thế mạnh của truyện cổ tích trong việc giáo dục toàn diện nhân cách nói chung và tình cảm đạo đức nói riêng cho trẻ mẫu giáo. Với những lý do trình bày ở trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích”. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của văn học và truyện cổ tích với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động của truyện cổ tích trong việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi chúng tôi đã tiếp cận với một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Có lẽ đối với trẻ thơ không món quà nào hấp dẫn bằng truyện cổ tích. Vai trò của truyện cổ tích từ lâu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như: M.K Bogoliup Xkaia và V.v septsenk với tác phẩm: “Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” (Liên Xô cũ, 1967). Các tác giả tập trung nhấn mạnh đến các vấn đề cơ bản của người giáo viên trong việc đọc và kể truyện văn học ở trường 3

mẫu giáo. Tuy chưa có ý thức rõ ràng về thi pháp của thể loại truyện cổ tích nhưng các tác giả đã lưu ý giáo viên cần chú ý vào giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện dân gian như những biện pháp tự sự với âm điệu lạc quan, tính duyên dáng mà giản dị của ngôn ngữ, với sự xuất hiện những câu văn vần, ca khúc và những câu đối thoại đơn giản. Công trình cũng nhấn mạnh không khí cổ tích, môi trường diễn xướng dân gian, thể hiện trên nét mặt, cử chỉ và sự giao cảm trực tiếp của người đọc và sự đáp lại của người nghe. Tập thể giáo viên mẫu giáo Hans Joachim, Horst, Cholothauer tác phẩm: “Về văn học cho trẻ mẫu giáo” (Cộng hòa dân chủ Đức, 1976). Công trình này đã trở thành cuốn sách giáo khoa nổi tiếng được tái bản lại nhiều lần. Cuốn sách đã quán triệt tư tưởng giáo dục cơ bản là: đề cao vai trò to lớn của môi trường văn hóa nghệ thuật và những ấn phẩm góp phần phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Vai trò to lớn và tác dụng lâu dài của truyện cổ tích trong việc giáo dục trẻ thông qua chức năng xã hội, thẩm mỹ trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai được nhấn mạnh đặc biệt trong công trình này. Trong công trình tác giả xem trọng đặc trưng ngôn ngữ cổ tích và việc khai thác và phát triển năng lực ngôn ngữ trẻ. Tập thể tác giả Stanislawa Fryciego, I Zabeli – Lewanskie tác phẩm: “Văn hóa văn học ở trường mẫu giáo” (Ba Lan). Các tác giả đã nhìn thấy rõ sự cần thiết phải tạo không khí văn học kết hợp với các hình thức giao tiếp với trẻ, cổ vũ trẻ tập trung nhìn nhận, đánh giá về nhân vật văn học góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ. Tác giả Nguyễn Thu Thủy tác phẩm: “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” (1986). Cuốn sách chưa đi sâu vào nội dung giáo dục của truyện cổ tích. Phạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức Tiến, “Văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NXB giáo dục. Cuốn sách đã đề cập đến mục đích, nội dung và phương pháp cho trẻ làm quen với văn học. Đồng thời đã lựa chọn và mang đến cho trẻ những truyện kể dân gian phù hợp và hấp dẫn. Một số cuốn sách sưu tầm truyện cổ tích như: “100 truyện cổ tích nổi tiếng thế giới”, NXB Văn hóa thông tin “100 truyện cổ tích thế giới Ngọc Ánh sưu tầm và biên soạn”, NXB Dân trí “100 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất”, NXB nhà văn, do tác giả Thái Đắc Xuân sưu tầm… Qua tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đó đều là những công trình nghiên cứu vĩ đại trên cả lĩnh vực lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên chưa 4

giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, khi sử dụng truyện cổ tích vào việc giáo dục trẻ còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, mức độ phát triển đạo đức thông qua truyện cổ tích cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La còn có những hạn chế do đó tình cảm đạo đức mà trẻ thể hiện còn chưa cao. Nếu khóa luận đề xuất được những biện pháp phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của truyện cổ tích trong việc hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La nói riêng và phát triển nhân cách cho trẻ nói chung. 9. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo nội dung khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận. Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở lí luận về việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và việc thông qua truyện cổ tích nhằm phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ nói riêng. Chương 2: Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở thực tiễn về việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích. Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích. Thiết kế một số giáo án mẫu.

7

nhanh, đây là giai đoạn trẻ cần được sự giáo dục – xã hội hóa một cách tích cực. Trạng thái của trẻ lúc này đã tương đối phong phú, đồng thời cũng rất dễ biểu hiện ra ngoài, không ổn định, thiếu kiềm chế, thường có tâm lý sợ bóng tối, ma quỷ… Lúc này trẻ đã có những biểu đạt cao hơn như: đạo đức, lý trí… Có thể tuân thủ theo những quy phạm hành vi thông thường. Ngoài ra, trẻ sau 5 tuổi đã bắt đầu biết phân biệt giới tính, ý thức bản thân mình có sự phát triển. Khi trẻ luôn nhận được sự đánh giá tích cực, sự khẳng định của người xung quanh thường sẽ rất tự tin. Ngược lại có những trẻ luôn nhận được sự đánh giá tiêu cực, phủ định của người khác sẽ rất dễ nảy sinh cảm giác cô độc, tự ti. Biểu hiện của tính khí, tính cách, tâm trạng, hành vi… thường là hạt nhân của cá tính một con người. Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng của trẻ em. Ở độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi là thời kỳ trẻ đang tiến vào bước ngoặt đó với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo. Vì vậy, ở giai đoạn này, việc nâng cao khả năng nhận thức cho con trẻ là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm cả việc bồi dưỡng năng lực cho trẻ như khả năng quan sát, trí nhớ, tưởng tượng, lí giải sự vật hiện tượng… Giai đoạn này cũng là giai đoạn các kỹ năng học tập về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, mọi sự can thiệp sớm trong việc cải thiện các khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và ứng xử của trẻ cần phải đưa vào trong giai đoạn này. Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian có khả năng đáp ứng nhu cầu này của trẻ. Tuy nhiên, khác với người lớn, trẻ em lứa tuổi mầm non chỉ có thể tiếp xúc với truyện cổ tích một cách gián tiếp. Sự tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ bị chi phối bởi các quá trình tâm lý. Chính vì vậy, các cô giáo mầm non đều cần phải hiểu những đặc điểm tâm lý rất cơ bản của trẻ, có như thế thì mới có thể phát huy được sức mạnh của văn học nói chung, truyện cổ tích nói riêng trong việc giáo dục trẻ thơ. 1.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 1.2.1. Khái niệm đạo đức Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, một hình thái ý thức xã hội, chế định xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với chính bản thân mình. 1.2.2. Khái niệm giáo dục Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. 9

Giáo dục học theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành cho người được giáo dục: lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. 1.2.3. Khái niệm giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, qui tắc chuẩn mực đạo đức, rèn cho trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người Việt Nam mới. 1.2.4. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo * Nhiệm vụ Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ ở lứa tuổi này mọi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm. Khi trẻ yêu mến ai thì trẻ luôn nghe theo lời người đó và sẵn sàng làm mọi việc để người đó vui lòng và yêu quý trẻ. Mặt khác, tình cảm đạo đức là cơ sở, động lực thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc làm tốt. Việc hình thành các thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng thứ hai trong quá trình giáo dục đạo đức. Đặc điểm đặc trưng của trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chước. Khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều trẻ chưa hiểu được nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi sai. Bởi vậy, cần hình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác nhau trong quan hệ ứng xử với người lớn, bạn bè, nơi công cộng, với chính bản thân mình. Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức và động cơ đạo đức đúng đắn. Trên cơ sở có tình cảm đạo đức đúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức, dần dần nhận ra được các yêu cầu của chuẩn mực hành vi (thế nào là ngoan, thế nào là hư, là xấu…). Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành thói quen đạo đức được thực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. * Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo bao gồm những hệ thống thái độ và hành vi ứng xử với con người và cuộc sống xung quanh. Đối với người lớn: trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, yêu quý ông bà, cha mẹ, cô giáo… thật thà, lễ phép. Biết vâng lời người lớn và làm theo những 10

lời dạy bảo của người lớn. Trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị… tự nguyện làm những việc tốt dù là rất nhỏ cho người thân vui lòng. Không quấy rầy người lớn. Lễ phép chào hỏi khi khách đến nhà. Trẻ biết “vâng”, “dạ”, biết cảm ơn khi người lớn cho quà hay giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm sai, làm phiền người khác dù là vô tình. Biết quan tâm đến ông bà, cha mẹ, anh chị khi ốm đau hay bận việc (thể hiện ở cử chỉ, việc làm phù hợp với khả năng). Không la hét ồn ào khi người lớn ốm đau hay giờ nghỉ ngơi. Đối với bạn cùng tuổi: trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè khi chơi hay cùng hợp tác trong công việc, nhất là trong trò chơi. Sẵn sàng nhường đồ chơi hay quà bánh cho bạn khi bạn cần và thiếu. Giúp đỡ, thông cảm khi bạn gặp khó khăn hay có chuyện buồn; không trêu chọc, gây gổ với bạn; biết bênh vực bạn khi bị người khác bắt nạt. Đối với em bé hơn mình: biết chơi hòa thuận và bày trò cho em bé chơi cùng, biết nhường nhịn, dỗ dành em bé… Đối với người tàn tật hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn: biết yêu thương, tôn trọng, thông cảm với những người tàn tật hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn; không trêu chọc hay nhại tật của họ, biết giúp đỡ họ phù hợp với khả năng của bản thân. Quan tâm đến người lao động: biết yêu thương, tôn trọng, lễ phép với mọi người lao động như bác sĩ, chú công nhân, cô cấp dưỡng… Giáo dục tình cảm với trường, lớp, với thầy cô giáo: trẻ yêu ngôi trường của mình, thích được đến trường, yêu quý và thoải mái khi tới lớp. Trẻ yêu thương, kính trọng, lễ phép, biết ơn và nghe lời thầy cô giáo. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ: trẻ yêu quý, kính trọng Bác Hồ, biết lá cờ Tổ quốc. Biết quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng, những truyền thuyết lịch sử trong nước hoặc ở địa phương, biết những biến đổi tích cực trong đời sống địa phương. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên: đối với thế giới đồ vật (có thái độ nâng niu, giữ gìn, không làm bẩn đồ dùng đồ chơi, biết thu dọn, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi). Đối với vật nuôi (trẻ thương yêu, chăm sóc). Đối với cây trồng (trẻ nâng niu, chăm sóc cây cối trong vườn, không hái hoa bẻ cành, trẻ yêu thích ngắm cảnh thiên nhiên đẹp…). 1.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức Phương pháp GDĐĐ là những cách thức tác động tới trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức theo mục đích giáo dục. 11

* Phương pháp dùng tình cảm Một trong những đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lí của trẻ nhỏ là sự phát triển mãnh liệt của những xúc cảm và chính những xúc cảm này lại có sức mạnh chi phối lớn đối với các hoạt động tâm lí của chúng. Trẻ có nhu cầu được yêu thương và cũng dễ yêu thương lại mọi người. Chính vì vậy những tác động giáo dục đạo đức đến với trẻ trước hết bằng con đường tình cảm. Thông qua tình cảm, người lớn có thể gợi lên ở trẻ những điều tốt lành. Đối với trẻ nhỏ, trong việc GDĐĐ, dùng mệnh lệnh hay lí lẽ sẽ không có tác dụng tích cực. Phương pháp dùng tình cảm trong GDĐĐ cần được hiểu theo hai chiều: chiều thứ nhất là bằng tình yêu thương của mình, người lớn hết lòng dạy dỗ bảo ban trẻ, chiều ngược lại là tạo ra những tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình cảm của người lớn bằng những hành vi đạo đức tốt đẹp của chúng. Trong việc GDĐĐ cho trẻ mầm non, phương pháp dùng tình cảm là phương pháp chủ đạo xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng xử có đạo đức cho trẻ. Vì ngay trong bản thân phương pháp này đã chứa đựng cả một nội dung sâu sắc của GDĐĐ đó là lòng nhân ái. * Phương pháp dùng nghệ thuật Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra chủ yếu theo quy luật của tình cảm. Đặc điểm của các tác phẩm nghệ thuật là giàu hình tượng sinh động, dễ gợi cảm, được con người cảm thụ một cách trực tiếp. Vì vậy mà nghệ thuật rất gần với tuổi thơ, có thể nói nghệ thuật và tuổi thơ là hai người bạn đồng hành. Những bài thơ, câu chuyện, điệu hát bằng sức truyền cảm mãnh liệt của mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu đậm trong tâm hồn tuổi thơ. Nghệ thuật sáng tạo theo quy luật của tình cảm nên nghệ thuật chứa trong đó những nội dung GDĐĐ sâu sắc. Phải kể đến những tác phẩm nghệ thuật gần gũi với trẻ thơ như tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm tạo hình… Tại trường mầm non, hàng tuần trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều kiện tốt để GDĐĐ cho trẻ. Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, thông qua hoạt động tạo hình và hoạt động âm nhạc trẻ lĩnh hội được những tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức đúng đắn. Do vậy phương pháp dùng nghệ thuật là phương pháp GDĐĐ cho trẻ một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả rất cao. * Phương pháp dùng trò chơi Chơi đối với trẻ, nhất là trẻ mẫu giáo thường gây nhiều hứng thú và say mê nhất. Trò chơi tác động mạnh vào đời sống tình cảm của trẻ. Chơi là người bạn đồng hành của trẻ thơ, chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát triển được. Khi tham gia vào trò chơi trẻ học được cách nhường nhịn, giúp đỡ hỗ 12

trợ hợp tác với nhau một cách tích cực, trẻ được trải nghiệm những thái độ đạo đức và tập dượt được những hành vi ứng xử đối với mọi người xung quanh. * Phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày Đây là những phương pháp chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức, nhằm biến những khái niệm đạo đức thành những hành vi, thói quen đạo đức. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với mọi người trẻ mới lĩnh hội được qui tắc hành vi trong cuộc sống, mới tập hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đạo đức, trên cơ sở đó trẻ tích lũy được những kinh nghiệm thực tế phong phú cho bản thân, nhờ vậy mà có những thái độ, những hành vi đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày như lễ phép, tôn trọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi… * Phương pháp nêu gương, giải thích Phương pháp nêu gương và giải thích rất thường xuyên được sử dụng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Trong đó, giải thích là phương pháp giáo viên dùng lời nói giúp trẻ hiểu được ý nghĩa hoặc lý do của một hành vi đạo đức, qui tắc đạo đức, phân biệt được điều tốt, điều xấu nhằm hướng trẻ vào thực hiện một cách tự giác những yêu cầu đạo đức. Còn nêu gương là dùng những tấm gương tốt, điển hình về những hành vi, phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ noi theo. * Phương pháp dùng khen, chê đúng lúc, đúng mực Trong việc giáo dục đạo đức, người lớn cần biết khen chê đúng lúc và đúng mực. Trong đó, khen ngợi là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận, đánh giá biểu dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được đồng thời cũng là động lực thúc đẩy và khích lệ trẻ cố gắng nhiều hơn nữa. Ngược lại, chê trách là một hình thức đánh giá hành vi giúp trẻ tránh được những hành động xấu. Dùng phương pháp chê trách nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm một cảm xúc hối hận, từ đó giúp trẻ ngăn ngừa được những hành động xấu. * Phương pháp thống nhất tác động giáo dục Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, khi mà mọi nét tính cách đang ở thời điểm ban đầu của sự hình thành nhân cách thì những tác động cần tập trung về một hướng. Những tác động không chỉ thống nhất trong trường mầm non mà phải thống nhất tư tưởng và hành động giáo dục giữa trường mầm non với gia đình, giữa cô giáo với cha mẹ trẻ. Đây là một đảm bảo bằng vàng cho việc hun

13

Giải Pháp Về Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Thpt Đông Hà

Một số giải pháp về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT

Một số giải pháp về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT

Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội; đạo đức bao gồm các tri thức về khái niệm, các chuẩn mực và phẩm chất đạo đức; với tư cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi đạo đức; với tư cách là một hình thái quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm những quan hệ đạo đức. Đạo đức của học sinh vừa mang ý thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với các qui định và chuẩn mực của xã hội; đồng thời phải phù hợp với những qui định của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Do đó trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh không thể xem nhẹ và tách rời giữa giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Nếu làm tốt, làm đúng mọi qui trình giáo dục đạo đức phù hợp với qui luật nhận thức sẽ giúp cho học sinh ý thức và điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh các mối quan hệ; tất cả các yếu tố sẽ góp phần hình thành nhân cách của học sinh.

Đối với học sinh THPT ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn… ; trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến phạm tội, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường.

Trường THPT Đông Hà, đóng ở trung tâm của thành phố tỉnh lỵ; học sinh chủ yếu ở các phường nội thành, vùng ven và một số ở các huyện thị khác chuyển đến; với số lượng và qui mô lớn, hiện nay có 1900 em với 40 lớp. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản vẫn có nhiều khó khăn trong công giáo dục đạo đức học sinh. Qua thực tiễn làm công tác giáo dục chúng tôi đã xác định những thuận lợi và khó khăn như sau:

­ Thuận lợi:

– Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp trên địa bàn và Sở GD-ĐT Quảng Trị.

– Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh tiến bộ vươn lên.

– Truyền thống và bề dày kinh nghiệm, thành tích của nhà trường trong những năm qua về công tác giáo dục đạo đức học sinh.

– Hội cha mẹ học rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh.

– Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình và ở các trường THCS khác; rất nhiều em có ý thức, tư cách đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh.

­ Khó khăn:

– Do đặc thù học sinh ở thành phố tỉnh lỵ, nên ít nhiều cũng chịu tác động của các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường của một đô thị.

– Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em, còn nuông chiều phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước con cái. Một số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái theo đúng khoa học giáo dục, nặng về bạo lực, chửi bới con cái.

-Một số ít học sinh còn có nhận thức ỷ lại vào bố mẹ(…), nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy của nhà trường và các qui định của xã hội.

– Trong quá trình thực hiện, có lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân trong cũng như ngoài nhà trường là trở ngại hạn chế chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.

Về thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Đông Hà hiện nay có nhiều điểm tốt, tích cực, đồng thời cũng có một số hạn chế. Xét về mặt tốt, chúng tôi đánh giá: Phần lớn học sinh trường THPT Đông Hà đều ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phải học tập rèn luyện trở thành công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội và được thể hiện qua các hoạt động: kính trọng và vâng lời thầy cô giáo, ông bà cha mẹ, người lớn tuổi; chăm sóc giúp đở các em nhỏ. Các em đều có ý thức chấp hành nội qui của nhà trường và được chuyễn biến từ nhận thức thành hành động, thông qua phong trào thi đua của các tập thể và cá nhân do Nhà trường và Đoàn trường phát động. Đại đa số học sinh đều có ý thức tốt về quan hệ bạn bè, có tinh thần giúp đỡ bạn , có lòng nhân ái, xây dựng được quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh.

Một số lớp có tinh thần tự quản, có ý thức xây dựng tập thể lớp chi đoàn, đấu tranh phê bình các hiện tượng sai trái, góp phần đưa tập thể trở thành lớp tiên tiến. Tỉ lệ học sinh xếp loại về đạo đức trung bình trong các năm gần đây:

Tốt: 74%, Khá: 21%, Trung bình: 4,5%, Yếu: 0,5%

Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục: Một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, nên vi phạm nội qui nhà trường; có học sinh vi phạm một vài lần, có học sinh vi phạm có hệ thống. Vi phạm nội quy với các lỗi thường gặp: đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, hút thuốc, uống rượu, bia; xin đểu tiền bạn, nói tục chửi thề, trộm cắp tài sản, bỏ học, trốn giờ, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm luật giao thông, và một số vi phạm khác…. Một số học sinh vi phạm khuyết điểm có khi bao che cho nhau, thiếu thành khẩn. Số lượng học sinh chậm tiến về đạo đức năm nào cũng có và bắt buộc phải rèn luyện lại trong hè; số lượng có giảm trong những năm trở lại đây.

Từ thực trạng trên, theo chúng tôi vấn đề đạo đức học sinh là vấn đề đáng quan tâm đối với các nhà quản lý xã hội, các cơ quan chức năng và các bậc phụ huynh cũng như những người làm công tác giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở học sinh nói chung và ở trường THPT Đông hà nói riêng, theo chúng tôi cần tập trung vào các giải pháp sau:

(1)- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở học sinh. Ban nền nếp phải làm tốt công tác xếp loại và đánh giá thi đua các lớp hành tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm, kích thích được phong trào. Vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hoàn chỉnh các tiêu chí thi đua.

(2)- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn; phổ biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, …); tổ chức học tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường vào đầu năm học, vào giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp.

(3)- Tăng cường vai trò của Đoàn trường trong hệ thống tổ chức của mình để giáo dục đoàn viên thanh niên. Đoàn trường phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá học đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể.

(4)- Tăng cường công tác kiểm tra của Ban nền nếp để phát hiện vụ việc và xử lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho học sinh vi phạm.

(5)- Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, chi đoàn thông qua vai trò có vấn của giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng theo sát từng học sinh mà phải thông qua mạng lưới cộng tác viên để nắm tình hình. Chỉ thông qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục cảm hoá bằng tình bạn sẻ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của mình.

(6)- Đề cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của lớp; chỉ có GVCN là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy GVCN vừa đề cao trách nhiệm, vừa có tình thương, bao dung độ lượng và nghiêm minh, công bằng; vừa có tính chủ động sáng tạo để giáo dục học sinh nhất là đối tượng chậm tiến. GVCN phải có kế hoạch giáo dục học sinh, hàng tuần, hàng tháng phải có nhận xét, đánh giá xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi HS thấy được từng mặt mạnh mặt yếu và có khen chê kịp thời; không nên có định kiến hẹp hòi với học học sinh; nếu định kiến hẹp hòi dể làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản. Bên cạnh đó giữa GVCN và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập rèn luyện của con em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục.

(7)- Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, TDTT, ngoại khoá, các câu lạc bộ đố vui để học, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia; bởi vì lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp, giao lưu; nếu chúng ta không tổ chức các hoạt động cho học sinh thì các em sẻ tìm đến nơi chốn khác để vui chơi và dể bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường hư hỏng, phạm tội. Thông qua các hoạt động này sẻ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn để vững tin bước vào đời. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa: ” Học mà chơi, Chơi mà học ” theo đúng định hướng giáo dục.

(8)- Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội; bởi vì học sinh thực tế chỉ đựợc giáo dục ở trường nhiều lắm từ 4-5 giờ/ ngày, thời gian còn lại phần lớn ở gia đình và xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cặp nhật thông tin nhiều chiều để biết về tình hình học sinh. Mỗi phụ huynh luôn luôn đặt niềm tin vào con em, nhưng cũng không nên đánh giá quá cao về tình hình các mặt của học sinh mà dễ dẫn đến ngộ nhận, chủ quan, thiếu sự phối hợp. Thực tế có phụ huynh khi được nhà trường mời đến cung cấp thông tin mới biết được con mình không ngoan, học không giỏi như lâu nay vẫn tưởng. Phụ huynh phải thống nhất với nhà trường về các biện pháp giáo dục. Nhà trường và các thầy cô giáo áp dụng các biện pháp giáo dục với mục tiêu tất cả đều vì sự tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm.

Các cơ quan chức năng như Công an thành phố Đông Hà và Công an các phường trên địa bàn trong những năm vừa qua đã cộng tác phối hợp với nhà trường làm tốt công tác giáo dục học sinh: điều tra, cung cấp thông tin, thông báo tình hình học sinh vi phạm, quản lý giáo dục học sinh cá biệt; nên đã góp phần ngăn chặn và làm giảm các vụ việc xảy ra ở học sinh. Trong thời gian tới nhà trường mong muốn các cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội tiếp tục quan tâm giúp đỡ nhà trường nhiều hơn nữa để góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường và các Chi hội cha mẹ học sinh lớp, trong những năm qua đã làm tốt công tác phối hợp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hội cha mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành giáo dục con em ở gia đình đồng thời cũng phải chịu một phần trách nhiệm về quá trình giáo dục ở nhà trường. Ông bà, cha mẹ phải mẫu mực, làm gương cho con cái noi theo. Phụ huynh phải luôn luôn quan tâm theo dõi thường xuyên con em mình, không nên phó mặc cho nhà trường. Cần phải phê phán quan niệm của một số ít phụ huynh khoán trắng việc giáo dục đạo đức học sinh cho nhà trường. Xã hội hoá công tác giáo dục không thể hiểu phiến diện ở mặt đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, tiền bạc mà phải thực sự tham gia vào quá trình giáo dục con em, nhất là đối tượng học sinh chậm tiến.

(9)- Việc xử lý kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ, trong chúng ta không ai muốn; nhưng vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường nên phải thi hành kỷ luật học sinh; việc thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý học sinh vi phạm, vừa răn đe nhắc nhở những em khác, vừa phòng ngừa các biểu hịên xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự khen thưởng động viên những tập thể và các nhân tiêu tiểu về các mặt; đồng thời cũng biểu dương những học sinh vi phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh chậm tiến. Nếu tập thể lớp, chi đoàn, thầy cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh biết động viên khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẻ cố gắng vươn lên. Công tác này ở cấp độ lớp nên làm thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.

Đông Hà, ngày 24 tháng 12 năm 2009

Th.s Hoàng Đức Hùng