Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Chức Năng Điều Khiển Trong Quản Trị Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Các Ví Dụ Về Ra Quyết Định Trong Quản Trị Dựa Trên “Thông Tin Thích Hợp”

Chúng ta biết rằng: Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Phạm vi của kế toán quản trị sẽ gồm nhiều nội dung. Và 1 trong 2 nội dung chính của kế toán quản trị mà chúng ta sẽ học trong môn kế toán là: “Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định trong quản trị”.

Nội dung này gồm 2 vế: “Lựa chọn thông tin thích hợp” và “ra quyết định trong quản trị”. Như vậy, chúng ta cần đi tìm hiểu kiến thức chung về việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp trước. Kiểu như ra quyết định trong quản trị nghĩa là gì? Các ví dụ về ra quyết định quản trị thường gặp. Sau đó mới tìm hiểu về cách lựa chọn “thông tin thích hợp” khi ra quyết định trong quản trị.

Bài viết gồm 3 phần:

Ra quyết định trong quản trị là gì? Ví dụ về ra quyết định quản trị?

Các khái niệm cơ bản cần biết khi ra quyết định quản trị từ góc độ kế toán quản trị?

Áp dụng thông tin thích hợp để ra 4 loại quyết định trong quản trị?

Phần 1. Ra quyết định trong quản trị là gì? Ví dụ về ra quyết định quản trị?

1.Ra quyết định trong quản trị là gì?

Về thực tế thì chúng ta hiểu đơn giản là: 1 doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều vấn đề nhà quản lý cần đưa ra phương án giải quyết. Việc lựa chọn phương án giải quyết chính là đưa ra các quyết định quản trị.

Cụ thể:

Quá trình ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp chính là quá trình lựa chọn: phương án tốt nhất; có lợi nhất và hiệu quả nhất từ nhiều phương án khác nhau.

2. Ví dụ về ra quyết định quản trị doanh nghiệp

Quyết định quản trị doanh nghiệp phải đưa ra thường có thể chia thành 2 nhóm:

Quyết định ngắn hạn: Là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường dưới 1 năm hoặc ngắn hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường.

Quyết định dài hạn: Là những quyết định có thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thời gian thực thi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh.

Ví dụ về ra quyết định quản trị:

(2) Ngừng hay vẫn tiếp tục sản xuất một mặt hàng nào đó (hoặc tiếp tục hoạt động một bộ phận nào đó) do bị lỗ cá biệt ?

Hầu hết các doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh phụ thuộc hoặc kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt hàng. Trong quá trình hoạt động có bộ phận hoặc ngành hàng, mặt hàng bị lỗ là điều có thể xảy ra. Trong điều kiện này doanh nghiệp đứng trước 2 sự lựa chọn khác nhau: tiếp tục kinh doanh hay loại bỏ kinh doanh bộ phận (mặt hàng) kinh doanh đang bị thua lỗ?

Tương tự như vậy, có thể có doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng. Song trong nhiều năm có một mặt hàng luôn bị thua lỗ. Dẫn đến việc doanh nghiệp đứng trước hai sự lựa chọn: tiếp tục sản xuất sản phẩm đó, hay loại bỏ việc sản xuất sản phẩm đó?

(3) Tự sản xuất hoặc mua một chi tiết sản phẩm/bao bì đóng gói?

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu sản xuất thường các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đến 2 vấn đề:

Chất lượng của linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu

Giá cả hoặc chi phí sản xuất

Nếu chất lượng của chúng đã đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho dù mua ngoài hay tự sản xuất, thì nhà quản trị doanh nghiệp xem xét đến chi phí chênh lệch giữa tự sản xuất và mua ngoài.

(4) Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn.

Trong thực tế hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng có thể đứng trước một thực trạng là doanh nghiệp có giới hạn một số nhân tố nào đó. Ví dụ: số lượng nguyên vật liệu có thể cung cấp; số giờ công lao động; số giờ hoạt động của máy móc thiết bị có thể khai thác; khả năng tiêu thụ thêm sản phẩm hàng hoá…

Để tối đa hoá lợi nhuận, các nhà quản trị doanh nghiệp phải đứng trước sự lựa chọn: nên ưu tiên sản xuất cho loại sản phẩm nào? Với thứ tự ưu tiên ra sao? để tận dụng hết năng lực hoạt động và mang lại lợi nhuận tăng thêm nhiều nhất.

(5) Có nên mở thêm một điểm kinh doanh mới hoặc sản xuất thêm một phẩm mới?

Trong thực tế hoạt động, trước khi các hoạt động kinh doanh hoặc dòng sản phẩm hiện tại đã bão hoà, doanh nghiệp sẽ phải nghĩ đến các phương án mở rộng sang hoạt động mới, sản phẩm mới để đảm bảo tăng trưởng. Việc mở thêm điểm kinh doanh mới hoặc sản phẩm mới cũng là phương án giúp doanh nghiệp khai thác tiềm năng, đón đầu xu thế…

(6) Nên bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất, chế biến ra thành phẩm rồi mới bán?

Đây cũng là quyết định phổ biến. Đặc biệt với các sản phẩm sản xuất qua nhiều công đoạn. Mà tại từng công đoạn tạo ra bán thành phẩm có thể bán ngay ra thị trường. Như vậy, doanh nghiệp cần quyết định việc bán ngay hay tiếp tục sản xuất sẽ là phương án tốt hơn.

Trong phạm vi ôn thi CPA môn kế toán, chúng ta sẽ chỉ tập trung nghiên cứu 4 loại quyết định đầu tiên thôi nha.

Phần 2. Nguyên tắc “Thông tin thích hợp” khi ra quyết định trong quản trị

Trước khi tìm hiểu chi tiết về thông tin thích hợp, chúng ta sẽ cần làm quen với 1 số khái niệm cơ bản. Các khái niệm này sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất khi xử lý các tình huống thay vì học vẹt.

1. Các khái niệm cơ bản cần biết khi ra quyết định trong quản trị

(1) Chi phí chênh lệch

Là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Chúng ta so sánh từng hạng mục chi phí giữa các phương án. Và tính ra chi phí chênh lệch giữa 2 phương án. Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh.

(2) Chi phí cơ hội

Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.

Ví dụ:

Chi phí cơ hội của việc lựa chọn phương án sử dụng tiền để đầu tư vào bất động sản là số tiền lãi có thể thu được khi gửi tiết kiệm số tiền này vào ngân hàng.

Chi phí cơ hội của việc đầu tư vốn vào hoạt động của chính doanh nghiệp là thu nhập tiền lãi có thể kiếm được khi đầu tư vào các quỹ liên doanh khác

Chi phí cơ hội của việc đầu tư thời gian vào công việc kinh doanh của chính mình là tiền lương anh ta có thể kiếm được nếu đi làm thuê

Chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực máy móc để sản xuất 1 loại sản phẩm là thu nhập có thể kiếm được thêm nếu sản xuất các loại sản phẩm khác

Chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực máy móc đang không được sử dụng = 0. Vì nó không đòi hỏi phải hy sinh cá cơ hội nào.

(3) Chi phí chìm

Là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm tồn tại ở mọi phương án. Do đó không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh, lựa chọn phương án hành động tối ưu.

Ví dụ: Công ty thuê 1 cửa hàng để bán 3 dòng sản phẩm. Nếu bỏ bớt 1 dòng sản phẩm thì công ty vẫn phát sinh chi phí cửa hàng này. Như vậy đây là chi phí chìm khi lựa chọn có nên bỏ bớt 1 dòng sản phẩm hay không.

(4) Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí)

Là những chi phí sản xuất, kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số; tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm. Bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; và một số khoản chi phí sản xuất chung. VD: chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy,…

(5) Chi phí bất biến (còn gọi là định phí)

Là những chi phí mà tổng số chi phí không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc. Bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhân viên, cán bộ quản lý… Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc.

(6) Lãi trên biến phí: Là số chênh lệch giữa doanh thu với tổng biến phí. Bao gồm: giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp. Lãi trên biến phí trừ đi định phí sẽ ra lợi nhuận

(7) Điểm hoà vốn: Là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí; hoặc là một điểm mà tại đó lãi trên biến phí bằng tổng chi phí bất biến.

2. Nguyên tắc “Thông tin thích hợp” khi ra quyết định quản trị

Sẽ có nhiều nguyên tắc và phương pháp, mô hình trong quá trình ra quyết định quản trị. Tuy nhiên, từ góc độ kế toán quản trị thì chúng ta sẽ cần quan tâm đến nguyên tắc “Thông tin thích hợp”. Bởi vì nhiệm vụ của kế toán quản trị là cung cấp thông tin về nội bộ doanh nghiệp để đưa ra quyết định mà.

Thông tin thích hợp: Là những thông tin phải đạt hai tiêu chuẩn cơ bản:

Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.

Những thông tin không đạt một trong hai tiêu chuẩn trên hoặc không đạt cả hai tiêu chuẩn trên được coi là những thông tin không thích hợp.

Khi nhận dạng thông tin thích hợp người ta cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá thông tin của mỗi tình huống cụ thể. Tuy nhiên có một số loại chi phí luôn luôn là chi phí thích hợp hoặc chi phí không thích hợp cho bất cứ tình huống nào. Cụ thể như:

Chi phí chìm luôn là thông tin không thích hợp. Lý do vì chi phí chìm là chi phí luôn phát sinh bất kể doanh nghiệp thực hiện phương án nào. Do đó, không thoả mãn tiêu chí thứ 2 của thông tin thích hợp.

3. Áp dụng nguyên tắc thông tin thích hợp khi ra quyết định trong quản trị

Lưu ý:

Khi làm bài tập trong đề thi, chúng ta thường trình bày gộp bước 1 và bước 2 cho nhanh

Khi tính lợi nhuân hoặc chi phí chênh lệch: Có thể làm theo 2 cách. Cách 1 là tính riêng cho từng phương án rồi tính ra chênh lệch. Cách 2 tính thẳng chênh lệch luôn. Tuỳ vào từng tình huống cụ thể mà chúng ta sẽ chọn cách trình bày cho phù hợp

Ví dụ về thông tin định tính:

Khi xem xét quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, ngoài việc xác định lợi nhuận/chi phí chênh lệch doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc các thông tin sau:

Chất lượng của linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu

Thời gian vận chuyển, bàn giao, lưu kho

Chính sách thanh toán

Phản ứng của khách hàng

Phương án mang lại lợi nhuận cao hơn. Hoặc

Phương án phát sinh chi phí thấp hơn

Kỹ Năng Điều Khiển, Điều Chỉnh Trong Quản Lý

Muốn trở thành một người quản lý giao tiếp có hiệu quả cần nắm 3 nhóm kỹ năng giao tiếp cơ bản trong quản lý sau: (1) Kỹ năng định hướng giao tiếp trong quản lý (2) Kỹ năng định vị giao tiếp trong quản lý (3) Kỹ năng điều khiển giao tiếp trong quản lý.

KỸ NĂNG ĐIỀU KHIỂN GIAO TIẾP TRONG QUẢN LÝ. 

Quá trình điều khiển, điều chỉnh hành vi của tâm lý con người diễn ra rất phức tạp và sinh động trong giao tiếp. Bởi lẽ, rất nhiều thành phần tâm lý tham gia trước hết là hoạt động nhận thức, tiếp theo là thái độ rồi đến hành vi ứng xử. Sự phối hợp hoạt động của 3 thành phần  này cần giao tiếp để lắng nghe đối tượng nói gì, lắng nghe để có đủ thông tin.

Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong quản lý  là khả năng lôi cuốn, thu hút, duy trì sự tập trung của đối tượng. Kỹ năng này bao gồm:

Kỹ năng giải trình bày vấn đề trong quản lý

Kỹ năng phản hồi trong quản lý

Kỹ năng lắng nghe trong quản lý

Kỹ năng đặt câu hỏi trong quản lý

Kỹ năng thấu cảm trong quản lý

I.KỸ NĂNG GIẢI TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ

“ Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên hối hả. Nếu bạn có điều cần nói thì hãy nói thật nhanh, đi thẳng vấn đề và dừng lại để người khác có cơ hội được nói” – Dale Carnegie

Trình bày rõ ràng, mạch lạc vấn đề là cách mà người quản lý thu hút được sự chú ý người nghe. Để có thể làm như vậy, đòi hỏi người quản lý phải hiểu rõ vấn đề, phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp, phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

Cách trình bày vấn đề rõ ràng: cả trong ngôn ngữ nói và viết.

– Trước khi trình bày: Liệt  tất cả nội dung cần trình bày, sắp xếp các ý tưởng theo một trật tự nhất định: từ quan trọng đến ít quan trọng hay ngược lại, từ mức độ cấp thiết cao đến ít cấp thiết hay ngược lại.

– Trong khi trình bày: Trình bày vấn đề theo một logic nhất định, một cách từ tốn, thong thả sử dụng dụng âm lượng vừa phải; Nhấn mạnh những nội dung quan trọng; Lựa chọn cách trình bày: độc thoại hay đối thoại, trực tiếp hay gián tiếp, chinhs thức hay không chinh thức; Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng.

Phương pháp thuyết phục hai bên cùng có lợi

Trong quản lý nhấn mạnh tính khả năng và tính hiện thực của quan hệ lợi ích đôi bên cùng có lợi, nhằm kích thích đối tượng giao tiếp nhận thức quyền lợi của mình mà tiếp thu hay không, đồng ý hay không đồng ý chứng kiến của người quản lý.

+Sử dụng Nhu – Cương một cách phù hợp. Đó là việc sử dụng các phương pháp Lấy nhu khắc cương hay Lấy cương trị nhu hay sự kết hợp các phương pháp này một cách phù hợp để thuyết phục đối tượng.

1, Lấy nhu khắc cương

Do thuộc về hướng điều tiết nhu, nên nhất thiết phải thông qua việc truyền tải thông tin. Thái độ, tán thành thông qua việc truyền tải, điều tiết tâm lí và tình cảm hai bên đàm phán, sau khi bản thân tự điều tiết có thể sẽ có nhiều hành vi giao tiếp hợp lý, xác đáng, đồng thời vận dụng tình thái ngôn ngữ điều tiết sự căng thẳng.

Thực tế chứng minh điều này sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Lấy nhu thắng cương, có nghĩa là lấy tình cảm làm động lòng người, xuất phát từ biện pháp mềm mỏng tự bản thân. Trong quản lý việc cảm hóa giáo dục không phải tối ưu, thì hiệu quả do thuyết phục mang lại không phải là lớn và tốc độ chậm.

2, Lấy cương trị nhu.

Trái ngược với “ lấy nhu thắng cương ” , “lấy cương trị nhu ” có tính quy phạm và tính cưỡng chế, đó chính là một biện pháp khống chế mang tính chất cứng nhắc. Nếu như nói “ lấy nhu khắc cương ” là biện pháp cảm hoá và khuyên nhủ con người, thì “ lấy cương trị nhu ” ngược lại đó là biện pháp cứng nhắc mang tính chất cưỡng chế. Khi nói “ lấy nhu khắc cương ” không thể đạt được mục đích điều tiết thì đó chỉ là một biện pháp, “ lấy cương trị nhu ” khiến người khác phải tuân theo.

3, Nhu cương kết hợp.

Quá trình giao tiếp đó là quá trình tâm lí vô cùng phức tạp, luôn luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn xung đột. Điều chỉnh sự mất cân bằng tâm lí cũng là một quá trình phức tạp, chỉ có thể điều chỉnh tổng hợp mới có thể giải quyết có hiệu quả. Từ đó, nếu chỉ dựa vào “ lấy nhu khắc cương ”, hay “ lấy cương trị nhu ” thì khó mà đạt được hiệu quả mong muốn.

Nếu chỉ dựa vào “ lấy nhu khắc cương ”, thì khó mà đạt được hiệu quả mong muốn, hay “ lấy cương trị nhu ” đó là biện pháp cứng nhắc mang tính chất cưỡng chế như sử dụng quy định, nội quy, chính sách, đe dọa mà người quản lý sử dụng để buộc người lao động phải làm theo mình.

Bình thường chúng ta hay nói “ trong nhu có cương ”, “ trong cương có nhu ” giữa hai yếu tố đó không có sự bài xích, mà có sự tương hỗ. Xét về mặt phương pháp thì phương pháp nhu và phương pháp cương đều là phương pháp điều trị tâm lí có hiệu quả.

Do mỗi người có tính cách, tình cảm, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên trong thuyết phục, phải tùy cơ ứng biến, không được sử dụng công thức, một phương pháp chung cho tất cả mọi người.

II. KỸ NĂNG PHẢN HỒI TRONG QUẢN LÝ

Kỹ năng phản hồi và đưa ra ý kiến là kỹ năng không thể thiếu trong công việc, đặc biệt là đối với người quản lý. Phản hồi thế nào để kích thích động lực làm việc của mỗi cá nhân, gắn kết mục tiêu của mỗi cá nhân với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Việc phản hồi giúp cho người nói thấy có người  đang lắng nghe và hiểu mình và có cảm giác quý trọng. Việc phản hồi giúp cho người quản lý  nắm chắc công việc và giao tiếp nội dung công việc.

Người quản lý  bạn cần phải thường xuyên có những phản hồi tích cực tới những nhân viên của mình. Hầu hết các nhân viên đều muốn nhận được những lời khen từ quản lý cấp trên. Hãy giải thích nhẹ nhàng và thân thiện để họ nhận ra khuyết điểm chứ không phải là trách móc quá đáng. Bởi nếu làm vậy, họ sẽ không rõ được khuyết điểm của mình mà tệ hơn là mất niềm tin vào bạn, hoặc kết cục đáng buồn là họ sẽ rời bỏ công ty.

Hãy nghĩ đến những nhân viên điển hình của tháng. Dành cho họ những lời khen, nhắc đến những thành quả mà nhân viên đó đạt được trong các cuộc họp công ty, trên các bài báo, hoặc các email gửi nhân viên và thậm chí là cả những cuộc gặp với khách hàng. Nếu bạn thực sự muốn gây ấn tượng, hãy vỗ thật nhẹ vào vai nhân viên đó để nhấn mạnh trước các nhân viên khác.

Khi đưa ra ý kiến phản hồi, bạn cần lưu ý:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều cách giao tiếp với đối tác chứ không nhất thiết chỉ bằng lời nói. Những phản hồi sẽ có tác dụng hơn nếu kết hợp với ngôn ngữ cơ thể của bạn.

* Đừng bao giờ có những phản hồi tiêu cực qua email. Vì thế, hãy tạo một cuộc nói chuyện ngắn gọn và phân tích cho nhân viên đó hiểu vấn đề.

* Lịch sự, nhã nhặn khi đưa phản hồi cho nhân viên sẽ làm cho họ cảm thấy mình được đề cao (với những phản hồi tích cực) và được tôn trọng (với những phản hồi tiêu cực).

Khi đưa ra ý kiến phản hồi, bạn cần lưu ý:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều cách giao tiếp với đối tác chứ không nhất thiết chỉ bằng lời nói. Những phản hồi sẽ có tác dụng hơn nếu kết hợp với ngôn ngữ cơ thể của bạn.

* Đừng bao giờ có những phản hồi tiêu cực qua email. Vì thế, hãy tạo một cuộc nói chuyện ngắn gọn và phân tích cho nhân viên đó hiểu vấn đề.

* Lịch sự, nhã nhặn khi đưa phản hồi cho nhân viên sẽ làm cho họ cảm thấy mình được đề cao (với những phản hồi tích cực) và được tôn trọng (với những phản hồi tiêu cực).

Hành vi “lắng nghe” ở đây không chỉ đơn giản là “nghe” mà còn là “kiềm chế”, “ghi nhận”, “chọn lọc” những ý kiến xác đáng, những giải pháp tối ưu để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Có người còn đánh giá nghệ thuật “biết lắng nghe” của nhà quản lý như một vũ khí mang tính chiến lược. Kiên nhẫn, sử dụng ngôn từ, cử chỉ chân thành thể hiện sự lắng nghe giúp nhà quản lý được tin cậy và ghi điểm trong mắt nhân viên.

Một nhà quản lý  thực sự tài năng là người luôn mong muốn, thậm chí khuyến khích nhân viên có những hồi đáp tích cực với các ý kiến đưa ra. Bởi dù giỏi đến đâu thì cũng có lúc mắc sai lầm, lúc này thì mọi ý kiến đóng góp tích cực từ cấp dưới giúp nhà quản lý tránh căng thẳng để tỉnh táo hoàn thành công việc.

Thể hiện thái độ luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ hồi đáp nào từ nhân viên.

–    Chủ động dành thời gian lắng nghe và trả lời bất cứ thắc mắc nào của nhân viên về công việc.

–    Lắng nghe lời góp ý với thái độ chân thành, cởi mở nhất.

–   Dù góp ý của nhân viên không như ý muốn thì sếp cũng nên lắng nghe hết câu nói và đưa ra nhận định của mình, đồng thời có lời cảm ơn đến góp ý của họ.

IV. Kỹ năng đặt câu hỏi trong quản lý

Các cấp quản lý cần nêu ra những câu hỏi để hiểu rõ vấn đề, từ đó điều hành hoạt động của tổ chức trôi chảy, thành công. Do vậy, bất cứ nhà quản lý nào cũng cần xác định xem doanh nghiệp mình cần biết những điều gì bằng cách sử dụng những câu hỏi mở để  gợi mở vấn đề, đồng thời để người được hỏi diễn đạt vấn đề của mình một cách tự nhiên nhất.

1.Chúng ta biết điều gì?

2. Chúng ta chưa biết điều gì?

3. Các mục tiêu của chúng ta là gì?

4. Chúng ta cần biết thêm điều gì để đạt được các mục tiêu của chúng ta?

5. Chúng ta phải tìm câu trả lời từ ai?

6. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời như thế nào?

7. Kết quả mong đợi khi thực hiện điều biết được sẽ là gì?

8. Chúng ta làm gì khi biết được câu trả lời?

Những câu hỏi mở khuyến khích là: Vì sao? Khi nào? Ở đâu? Suy nghĩ như thế nào?

Anh/chị có ý kiến gì nhưng công việc được phân công?

Anh/chị có suy nghĩ  gì nhưng công việc được phân công?

Anh/chị có suy nghĩ  như thế nào về tour du lịch mà chúng tôi giới thiệu?

Câu hỏi đóng với phương án trả lời “ có” hay “không”, “ đúng” hay “sai”, “đồng tình” hay “phản đối”. Một số câu hỏi đóng có thể đưa ra sau:

Cô ta là người có năng lực chuyên môn về marketing đúng không?

Anh/chị nghĩ rằng đối tác sẽ đồng ý với phương án hợp tác chúng ta đưa ra chứ?

Quyết định chiến lược kinh doanh của công ty đúng hay sai ?

V. KỸ NĂNG THẤU CẢM TRONG QUẢN LÝ

Nghệ thuật lãnh đạo không phải chỉ bàn đến chuyên môn, sự uy tín trên thương trường, sự nhanh nhạy trong đàm phán… mà nên kể đến khả năng thấu cảm, hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của cấp dưới.

 Vậy tại sao sự thấu cảm được xem là một kỹ năng then chốt đối với một nhà quản lý thành công? Khả năng hiểu và cảm nhận cảm xúc người khác của người quản ly. sau đây là   5 lí do thấu cảm là kỹ năng lãnh đạo then chốt.

– Giúp giữ chân nhân tài

Một trong những khó khăn mà tất cả các tổ chức  là giữ chân nhân viên tài năng, sự ra đi của họ là sự thiếu tin tưởng và đánh giá cao từ cấp trên. Sự thấu cảm sẽ làm tăng niềm tin, tạo cảm giác nhân viên được coi trọng và quan tâm hơn. Cho dù trong các mối quan hệ cá nhân hay là một thành viên của tổ chức, họ cũng sẽ có nhiều khả năng gắn bó hơn khi cảm thấy được lắng nghe, đánh giá cao và được chú ý đến. Do đó, những người quản lý có khả năng thấu cảm cao sẽ chiếm được tình cảm của nhân viên và tạo ảnh hưởng không nhỏ đến việc ở lại của họ.

– Tăng động lực làm việc

Bạn có bao giờ nhận thấy khi ai đó nói rằng họ đánh giá cao việc mà bạn đã làm cho họ, bạn sẽ bị thôi thúc muốn đóng góp nhiều hơn cho họ không? Đối với việc quản lý nhân viên cũng vậy, nếu cấp trên thể hiện sự ghi nhận với những cố gắng nhân viên đã bỏ ra, chắc chắn rằng họ sẽ muốn nỗ lực nhiều hơn nữa. Các tổ chức thành công nhận thức rất tốt vấn đề này và các nhà quản lý của họ liên tục tìm cách để thể hiện sự cảm kích đối với nhân viên dưới quyền.

– Nâng cao tinh thần đồng đội

 Nếu được cấp trên quan tâm, đánh giá cao những nỗ lực thì nhân viên cấp dưới cũng có xu hướng đối xử như thế với đồng nghiệp của mình. Khi sự thấu hiểu từ cấp trên được lan tỏa, nó sẽ được truyền đến toàn bộ tổ chức giúp nâng cao tinh thần đồng đội, giảm xung đột nhân viên, giảm chia rẽ nội bộ. Sự đoàn kết này sẽ giúp nhân viên phối hợp ăn ý hơn và mang lại hiệu suất làm việc cao hơn.

 – Tạo ra các ý tưởng sáng tạo

– Người quản lý được nể trọng

Như đã nói, một người có khả năng thấu cảm là người biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, để nhìn nhận toàn diện một vấn đề. Vậy nên đặt ví dụ khi nhân viên mắc lỗi, một người sếp thông minh sẽ đặt họ vào tình huống đó để xem xét và đánh giá. Khi sự cố diễn ra theo chiều hướng không ai mong muốn thì sự thông cảm, lòng trắc ẩn và sự tha thứ có thể sẽ được dùng đến.

 Nâng cao sự đồng cảm trong quản lý ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều mang đến nhiều lợi ích về hiệu quả, năng suất. Sự thấu hiểu còn hơn cả một kỹ năng mềm mà trở thành một công cụ thiết yếu mà các nhà lãnh đạo cần có để giữ cho doanh nghiệp luôn ở thế cạnh tranh. Để đạt được sự thấu cảm, bạn cần hai yếu tố cơ bản là sự am hiểu  và lắng nghe sâu sắc.

 Dĩ nhiên một vài cuộc trò chuyện sẽ không giúp nâng cao sự thấu cảm ở bạn, nhưng theo thời gian và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn nhận biết chính xác hơn cách người khác suy nghĩ và cảm nhận

TÓM LẠI:

  Quá trình điều chỉnh, điều khiển hành vi của tâm lý con người diễn ra rất phức tạp và sinh động trong giao tiếp. Bởi lẽ, rất nhiều thành phần tâm lý tham gia trước hết là hoạt động nhận thức, tiếp theo là thái độ rồi đến hành vi ứng xử. Sự phối hợp hoạt động của 3 thành phần  này cần giao tiếp để lắng nghe đối tượng nói gì, lắng nghe để có đủ thông tin.

– Biểu hiện của kỹ năng nghe: Nhìn vào mặt người nói, im lặng hoặc đôi khi có cử chỉ khích lệ, gợi ý, động viên người nói như gật đầu, hoặc nói “vâng” “đúng rồi”… Nhưng trong thực tế giao tiếp, có lúc người nghe có biểu hiện trái ngược vớiphản ứng hành vi mà người nói mong đợi.

– Về thái độ biểu hiện: Có nụ cười cần thiết, nét mặt lúc rạng rỡ, lúc trầm ngâm… như hòa theo dòng biểu cảm của đối tượng giao tiếp. Nhưng lúc cần thiết phải biết thể hiện thái độ nghi ngờ, hoặc phản bác để tăng thêm sự hứng khởi của đối tượng giao tiếp.

– Biết lắng nghe còn thể hiện sự phân biệt đúng, sai qua những thay đổi của âm tiết, ngữ điệu, nhịp điệu âm thanh, cách diễn đạt, ngữ pháp… Như vậy, nghe bao hàm cả một phần xử lý thông tin nội dung của câu chuyện.

Khả năng xử lý thông tin

Thông thường có hai điều kiện cần để xử lý thông tin:

Một là: Có tri thức khoa học và vốn sống kinh nghiệm về đối tượng giao tiếp, nội dung, hoàn cảnh… giao tiếp.

Hai là: Được rèn luyện, tập luyện hành vi, phản ứng nhiều lần với cùng loại đối tượng, ở các hoàn cảnh, nội dung… giao tiếp khác nhau, trở thành quen thuộc, đến mức không cần sự kiểm tra của ý thức; hành vi, phản ứng trở thành tự động hóa.

     Điều chỉnh, điều khiển bao hàm cả ý nghĩa linh hoạt, uyển chuyển, cơ động (không cứng nhấc, câu nệ, khuôn mẫu…) trong hành vi ứng xử của người lãnh đạo đối với đối tượng giao tiếp.

     Khả năng điều chỉnh, điều khiên là kết quả tổng hợp hài hòa những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm nghề nghiệp cá nhân, sự rèn luyện kiên trì… thì mới có được những hành vi ứng xử đạt được mục đích giao tiếp khác nhau.

Tổng hợp tài liệu tham khảo  INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

Thông tin đăng ký

Please, enter data

Nêu Ví Dụ Về 5 Chức Năng Của Tiền Tệ Câu Hỏi 37236

1.Thước đo giá trị

Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

2.Phương tiện lưu thông

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đến. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

3.Phương tiện cất trữ

Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

4.Phương tiện thanh toán

Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.

6.Tiền tệ thế giới

Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tỷ giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Hàm Countifs Trong Excel, Hàm Thống Kê Có Điều Kiện, Ví Dụ Minh Họa

Điều kiện trong hàm COUNTIFS có thể là ký tự, số, ngày tháng,…vì vậy bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt vào việc tính toán trong bảng tính excel để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Hướng dẫn sử dụng hàm CountIFS là bài học cơ bản trong giáo trình Học Excel trên chúng tôi đã từng đề cập đến trước kia.

Hàm COUNTIFS thống kê tính toán

Hàm COUNTIFS cũng được sử dụng rất nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên với người mới thì trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể, đơn giản nhất đến bạn đọc.

HƯỚNG DẪN DÙNG HÀM COUNTIFS TRONG EXCEL – VÍ DỤ MINH HỌA

1. Cú pháp hàm COUNTIFS trong EXCEL

Hàm Excel COUNTIFS trả về số lượng các ô thỏa mãn một hoặc nhiều điều kiện. COUNTIFS có thể được sử dụng với các điều kiện như ngày, số, text, và các điều kiện khác.

Cú pháp: COUNTIFS(Criteria_range1,Criteria1,[Criteria_range2,Criteria2],…)

range1 – phạm vi đầu tiên để đánh giá.

criteria1 – xác định phạm vi đầu tiên áp dụng điều kiện đầu tiên (criteria1), bắt buộc.

range2 – [điều kiện bổ sung] phạm vi thứ hai để đánh giá.

criteria2 – [điều kiện bổ sung] xác định phạm vi áp dụng điều kiện thứ 2.

2. Một số lưu ý khi dùng hàm COUNTIFS trong EXCEL

COUNTIFS đếm số ô trong phạm vi khớp với điều kiện được cung cấp. Không giống như hàm COUNTIF, hàm COUNTIFS có thể áp dụng nhiều hơn một điều kiện với nhiều hơn một phạm vi. Phạm vi và điều kiện được áp dụng theo cặp, và chỉ yêu cầu cặp đầu tiên. Đối với mỗi điều kiện bổ sung, bạn phải cung cấp các cặp phạm vi / điều kiện khác. Cho phép đến 127 cặp phạm vi / điều kiện.

Lưu ý:

– Mỗi vùng dữ liệu bổ sung phải có cùng số hàng và số cột với vùng dữ liệu đầu tiên (range 1). COUNTIFS có thể đếm những vùng dữ liệu liền kề và không liền kề. Nếu vùng dữ liệu cung cấp không phù hợp, bạn sẽ nhận được lỗi # VALUE.

– Các ký tự đại diện? và * có thể được sử dụng trong điều kiện. Dấu hỏi chấm (?) có thể khớp với bất kỳ ký tự nào và dấu hoa thị (*) khớp với bất kỳ dãy ký tự nào.

– Để tìm dấu hỏi chấm (?) hoặc dấu hoa thị (*), sử dụng dấu ngã (~) trước dấu hỏi chấm trước hoặc dấu hoa thị (tức là ~ ?, ~ *).

Cấu trúc của hàm COUNTIFS khá khác so với hàm Count, Hàm COUNTIFS có thể có 127 cặp Criteria_range,Criteria

.Criteria_range là một hay nhiều ô dạng số, tên, mảng, hay tham chiếu chứa số.Criteria là ở dạng số, biểu thức, tham chiếu ô hay chuỗi văn bản xác định. Ô trống hoặc ô chứa dữ liệu dạng text bị bỏ qua.

Mẹo Để đếm các ô chứa dữ liệu trong bảng tính thì các bạn dùng hàm Counta

3. Các ví dụ cụ thể hàm COUNTIFS trong EXCEL

Ví dụ1: Cho bảng điểm một số học sinh, hãy đếm số học sinh đạt điểm 9 và 8 ở cả 3 môn:

Để đếm được ta dùng công thức COUNTIFS : Đếm số học sinh đạt cả 3 điểm 9 với công thức

Công thức ô D11 là : = COUNTIFS(D5:D9,9,E5:E9,9,F5:F9,9)

Còn nếu bạn muốn đếm số học sinh đạt cả 3 điểm 8 thì sử dụng công thức sau:

Công thức ô D11 là : = COUNTIFS(D5:D9,8,E5:E9,8,F5:F9,8)

Và các bạn đã đếm được số lượng học sinh đạt cả 3 điểm 8 hay 3 điểm 9 cùng lúc, tương tự với các điểm khác thì bạn cũng làm như vậy. Bạn cũng có thể lọc các điểm khác nhau.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ham-countifs-trong-excel-962n.aspx