Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Chức Năng Cơ Bản Của Nhà Nước Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Nêu Các Chức Năng Cơ Bản Của Tiền Tệ? Cho 3 Ví Dụ Về Chức Năng Cơ Bản Của Tiền Tệ?

Có 5 chức năng của tiền tệ:

– Thước đo giá trị

VD: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một chiếc bánh có giá trị bằng 5 xu (tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu. Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

– Phương tiện lưu thông

VD:

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

– Phương tiện cất trữ

VD: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

– Phương tiện thanh toán

VD: Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.

– Tiền tệ thế giới

VD: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Đặc Trưng Của Nhà Nước? Chức Năng Cơ Bản Của Nhà Nước Là Gì?

Việc nắm rõ những đặc trưng của nhà nước và các chức năng cơ bản của nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về bản chất của nhà nước.

Bất kỳ nhà nước nào cũng có 3 đặc trưng cơ bản sau đây:

1.1. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.

Khác với tổ chức , thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống.

Đặc trưng nêu trên làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng đối với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.

1.2. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.

Khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt như quân đội, cảnh sát, nhà tù…; và các cơ quan quản lý hành chính.

Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế.

1.3. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.

Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị.

Hệ thống thuế khóa, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hình thức xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chức nhà nước. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức.

Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau.

Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.

Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại.

2.1. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.

– Chức năng thống trị chính trị của giai cấp – chức năng giai cấp – là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành chủ yếu của nó.

– Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.

Trong hai chức năng trên, chức năng thống trị chính trị của giai cấp là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.

Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội. Ph. Ăng-ghen viết: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội của nó”.

Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại.

– Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo những lợi ích của giai cấp thống trị. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước.

Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác như bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục… để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.

– Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.

Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại, ngược lại tính chất, nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội.

Phân Tích Khái Niệm Và Cho Ví Dụ Về Quản Lý Hành Chính Nhà Nước

Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

1. Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước là hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính-chính trị.

2. Các đặc điểm của quản lý nhà nước

– Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước, được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước: Hoạt động chấp hành được thể hiện trên phương diện tuân thủ các quy định của pháp luật của các chủ thể khi tham gia quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động điều hành thể hiện việc các chủ thể đặc biệt áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu Quốc hội có chức năng cơ bản, quan trọng là lập pháp, Toà án có chức năng bảo vệ pháp luật là chủ yếu thì các cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Quốc hội, Tòa án có thể tham gia quản lý hành chính nhà nước nhưng các cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể chủ yếu thực hiện hoạt động này.

VD1: Hoạt động làm tạm trú cho công dân tại Trụ sở công an phường Láng Thượng: Các đồng chí Công an phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết công việc, các thủ tục giải quyết. Trong khi đó, các đồng chí công an áp dụng những quy phạm pháp luật hành chính về giải quyết tạm trú cho công dân, các đồng chí công an có quyền xem xét hoặc không xem xét nếu không đủ giấy tờ và yêu cầu công dân cung cấp thêm giấy tờ.

VD2: Quốc hội quản lý hành chính nhà nước bằng cách ban hành các quyết định hành chính như: Quyết định bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga.

VD3: Toà án tham gia quản lý hành chính nhà nước bằng việc quản lý nhân sự của ngành toà án: Quyết định bổ nhiệm nhân sự …

– Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước, có tính thống nhất chặt chẽ: Quản lý hành chính được thực hiện bởi các chủ thể sử dụng quyền hành pháp để áp đặt ý chí lên các chủ thể khác nên hoạt động này mang tính quyền lực rõ ràng. Tính thống nhất chặt chẽ của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở việc các hoạt động quản lý đều tuân theo các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, các quyết định hành chính của cấp dưới không được phép trái với các quyết định hành chính của cấp trên …

VD: UBND huyện Sóc Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông A do chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp với diện tích 0.05ha tương ứng với mức xử phạt là 15 triệu đồng.

– Chủ thể quản lý hành chính nhà nước: Các chủ thể nhân danh nhà nước sử dụng quyền hành pháp.

VD: Các chiến sĩ công an giao thông đang thi hành nhiệm vụ, UBND các cấp, Bộ và cơ quan ngang bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ …

– Khách thể quản lý hành chính nhà nước: Trật tự quản lý được quy định bởi quy phạm pháp luật. Trật tự quản lý là trạng thái được thiết lập bởi tổng thể các hành vi cần thiết của đối tượng quản lý theo đúng yêu cầu của chủ thể quản lý.

VD: Trật tự quản lý giao thông có thể là việc các phương tiện đi đúng làn đường, đi đúng tốc độ, tuân thủ các biển báo và hiệu lệnh của các chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ.

– Đối tượng quản lý hành chính nhà nước: Là những quan hệ xã hội.

VD1: UBND quận Đống Đa ra quyết định thu hồi đất với ông A. Quyết định hành chính này nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng đất với nhà nước.

VD2: Cấp giấy khai sinh là hành vi hành chính xác nhận sự ra đời của một công dân, nó xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đó.

– Phương tiện quản lý hành chính nhà nước: Quy phạm pháp luật.

VD: Căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, các chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ trên đường Nguyễn Chí Thanh đã xử phạt 300.000 đồng với anh A vì hành vi đỗ xe trên hè phố trái quy định của pháp luật.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?-Nguồn: Xóm Luật

Thị Trường Là Gì? Các Chức Năng Của Thị Trường? Nêu Một Ví Dụ Về Bản Thân Em Vận Dụng Chức Năng Của Thị Trường

​ Câu 1Thị trường là gì?– Thị trường (trong kinh tế học và kinh doanh) là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Khái Quát Cụ Thể:+ Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.+ Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.+ Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v… Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.+ Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

Chức năng của thị trường:

Chức năng thực hiện:Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.Thị trường thực hiện : hành vi trao đổi hàng hoá ; thực hiện tổng số cung và cầu trên thị trường ; thực hiện cân bằng cung cầu từng thứ hàng hoá ; thực hiện giá trị ( thông qua giá cả ); thực hiện việc trao đổi giá trị …Thông qua chức năng của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường.

Chức năng thừa nhận:Hàng hoá được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng đã khẳng định trên thị trường khi hàng hoá được bán.Thị trường thừa nhận : tổng khối lượng hàng hoá ( tổng giá trị sử dụng ) đưa ra thị trường ; cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu với từng hàng hoá ; thừa nhận giá thị sử dụng và giá cả hàng hoá, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá trị xã hội ; thừa nhận các hoạt động mua và bán vv…Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất , quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường mà thị trường còn kiểm tra, kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất quá trình mua bán đó.

Chức năng điều tiết, kích thích:Nhu cầu thị trường là mục đích của quá trình sản xuất . Thị trường là tập hợp các hoạt động của các quy luật kinh tế cả thị trường. Do đó, thị trường vừa là mục tiêu vừa tạo động lực để thực hiện các mục tiêu đó. Đó là cơ sở quan trọng để chức năng điều tiết và kích thích của thị trường phát huy vai trò của mình.Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ:Thông qua nhu cầu thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu sản xuất, vốn và lao động từ ngành này qua ngành khác từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để có lợi nhuận cao.Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế của thị trường, người sản xuất có lợi thế trong cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất ngược lại những người sản xuất chưa tạo ra được lợi thế trên thị trường cũng phải vươn lên để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Đó là những động lực mà thị trường tạo ra đối với sản xuất.Thông qua sự hoạt dộng của các quy luật kinh tế trên thị trường người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng của mình. Do đó thị trường có vai trò to lớn đối với việc hướng dẫn tiêu dùng.Trong quá trình tái sản xuất, không phải người sản xuất, lưu thông… chỉ ra cách chi phí như thế nào cũng được xã hội thừa nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở mức thấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết ( trung bình). Do đó thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động.

Chức năng thông tin:Trong tất cả các khâu ( các giai đoạn ) của quá trình tái sản xuất hàng hoá, chỉ có thị trường mới có chức năng thông tin.Trên thị trường có nhiều mối quan hệ : kinh tế, chíng trị, xã hội chúng tôi thông tin kinh tế là quan trọng nhất.Thị trường thông tin về : tổng số cung và tổng số cầu ; cơ cấu của cung và cầu ; quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá ; giá cả thị trường ; các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường, đến mua và bán, chất lượng sản phẩm, hướng vận động của hàng hoá; các điều kiện dịch vụ cho mua và bán hàng hoá, các quan hệ tỷ lệ về sản phẩm vv…Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế .Trong quản lý kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là ra quyết định .Ra quyết định cần có thông tin.Các dữ liệu thông tin quan trọng nhất là thông tin từ thị trường. Bởi vì các dữ kiện đó khách quan , được xã hội thừa nhận.Bốn chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng này. Vì là những tác dụng vốn có bắt nguồn tư bản chất thị trường, do đó không nên đặt vấn đề chức năng nào quan trọng nhất hoặc chức năng nào quan trọng hơn chức năng nào. Song cũng cần thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng.Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết cặn kẽ tính chất của thị trường. Nhận biết được đặc điểm và sự hoạt động của từng loại thị trường, các yếu tố tham gia vào hoạt động của thị trường, từ đó thấy rõ đặc điểm hình thành và vận động của giá cả thị trường do đó cần phải nghiên cứu, phân loại các hình thái thị trường.

Câu 2Quy luật giá trị là gì?– Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.– Yêu cầu của quy luật giá trị:+ Theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa+ Trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.– Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

Tác động của quy luật giá trị:

– Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung – cầu.* Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.* Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.* Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục.Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.– Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.– Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Câu 4Cung, cầu là gì?– Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại những mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất định. Quy mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, sức mua của đồng tiền, thị hiếu người tiêu dùng… trong đó giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.– Cung là tổng số hàng hóa ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường, là số hàng hóa, dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất định. Quy mô cung thuộc vào các yếu tố như lượng, chất lượng các yếu tố sản xuất… trong đó, cũng như cầu, giá cả có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Mối quan hệ cung cầu:Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa: Hàng hóa nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều (cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cung cũng tác động, kích thích cầu: Những hàng hóa được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sẽ được ưa thích, bán chạy hơn, làm cho cầu của chúng tăng lên.Không chỉ ảnh hưởng lẫn nhau, cung – cầu còn ảnh hưởng tới giá cả. Khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị. Giá cả cũng tác động tới cung và cầu, điều tiết làm cung, cầu trở về xu hướng cân bằng lẫn nhau.