Top 9 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Các Chức Năng Của Quản Trị Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Hàm And Trong Excel – Cách Dùng, Cú Pháp Và Ví Dụ Về Hàm And

4

/

5

(

2

bình chọn

)

Hàm AND trong Excel là một hàm logic được sử dụng rất nhiều để kiểm tra xem liệu tất cả các điều kiện có đúng hay không. Nó sẽ trả về các kết quả với giá trị TRUE hoặc FALSE giúp bạn kiểm nghiệm tính logic. Trong thực tế, bạn sẽ thường xuyên phải kết hợp hàm AND và hàm IF để có thể kiểm tra với nhiều điều kiện thay vì một điều kiện để giúp tăng năng suất công việc.

Hướng dẫn cách dùng hàm AND trong Excel

Hàm AND là hàm Excel thông dụng nên nó sử dụng được trong mọi phiên bản Exel bao gồm: Excel 365, Excel 2016, Excel 2013, Excel 2010, Excel 2007, Excel cho Mac, Excel mobile. Vậy nên bạn hãy cài đặt Office 2010 hoặc Office 2013 để có thể thực hành Excel ngay trên máy của bạn. Trong bài này mình sử dụng hàm AND trên Excel 2016, nếu bạn dùng phiên bản khác cũng thực hiện tương tự.

Cú pháp của hàm AND

=AND(logical1,[logical2], …)

Các giá trị trong hàm AND

logical1: Là điều kiện thứ nhất bạn muốn kiểm nghiệm. Đây là đối số bắt buộc.

logical2: Là những điều kiện khác mà bạn muốn kiểm nghiệm. Đây là đối số tùy chọn. Tối đa bạn có thể thêm là 255 đối số.

Các lưu ý khi dùng hàm AND

Các đối số (điều kiện) phải chỉ định về các giá trị logic hay các mảng hoặc tham chiếu có chứa giá trị logic.

Nếu một đối số mảng hoặc tham chiếu có chứa văn bản hoặc ô trống thì những đối số đó sẽ được bỏ qua.

Nếu dải ô được chỉ định không chứa giá trị logic thì hàm AND trả về lỗi #VALUE!.

Ví dụ về hàm AND trong Excel

Ví dụ hàm IF kết hợp hàm AND

Cũng trong bảng dữ liệu như ví dụ trên, chúng ta sẽ so sánh kết quả bán hàng bằng cách kết hợp hàm IF với hàm AND.

Download ví dụ về hàm AND

Quản Trị Tài Chính Là Gì? 7 Chức Năng Của Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp

I. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp (Financial Management) trong kinh tế học là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua sắm, sử dụng các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.

Quản trị tài chính doanh nghiệp từ xưa đã gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính. Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng của người quản lý doanh nghiệp bởi quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính hoạt động tương tự như một Giám đốc Tài chính cung cấp các số liệu về dòng tiền, chi phí, lợi nhuận, tồn kho, hàng hóa…cho CEO. 

II. Mục tiêu của quản lý tài chính

Quản trị tài chính nghĩ rộng ra là việc kiểm soát dòng tiền vào ra của doanh nghiệp và việc phân bổ các nguồn tài chính sao cho phù hợp. Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển. Dưới góc độ các nhà kinh tế hiện nay thì người ta thường đề ra hai mục tiêu cơ bản.

– Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có lãi hay không? Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế thì chưa hẳn đánh giá được giá trị của cổ đông doanh nghiệp, chỉ tiêu này không nói lên được doanh nghiệp phải bỏ ra những gì để có được lợi nhuận cực đại. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn góp rồi dùng số tiền huy động được để đầu tư vào trái phiếu thu lợi nhuận, lợi nhuận sẽ gia tăng tuy nhiên lợi nhuận trên vốn cổ phần giảm vì số lượng cổ phần phát hành tăng. Do đó, cần bổ sung thêm chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.

– Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần: Mục tiêu này có thể bổ sung hạn chế trên của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định như không xét đến yếu tố thời giá tiền tệ và yếu tố rủi ro. Vì vậy mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu được xem là mục tiêu thích hợp nhất của quản trị tài chính công ty vì nó chú ý nhiều yếu tố như độ dài thời gian, rủi ro, chính sách cổ tức và những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

III. 7 chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là 1 trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực. Nếu xét riêng về chức năng của quản trị tài chính, có thể xét đến 7 chức năng sau:

1. Ước tính các yêu cầu về vốn

2. Xác định thành phần vốn

3. Lựa chọn nguồn vốn

Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như: • Phát hành cổ phiếu và trái phiếu • Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính • Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu

4. Đầu tư của các quỹ

Người quản lý phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế.

5. Quăng bỏ thặng dư

• Tuyên bố cổ tức: Bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác như tiền thưởng. • Lợi nhuận giữ lại: Phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa của công ty.

6. Quản lý tiền mặt

7. Kiểm soát tài chính

Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận…

V. Các mức độ quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính có nhiều mức độ khác nhau tương ứng là nội dung quản lý, công cụ hỗ trợ cũng khác nhau.

Mức thô sơ: Mục đích là để lập hóa đơn tài chính hoặc báo cáo thuế

Mức nâng cao: Ra được các báo cáo phân tích tài chính và mô hình tài chính trên quy mô tổng hợp nhiều chi nhánh và truy cập mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động (điện toán đám mây/ di động). Có khả năng xử lý nhanh chóng khối lượng dữ liệu lớn và bảo vệ an toàn dữ liệu gần như tuyệt đối.

Trường Huấn luyện Doanh Nhân CEO Việt Nam

Web: https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/

Hotline: 0976776622

Kế Toán Quản Trị Là Gì? Chức Năng Và Đặc Điểm Của Kế Toán Quản Trị

1. Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị là một nhánh của kế toán, được ra đời và du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu. Tuy vậy, kế toán quản trị đã ngay lập tức chứng tỏ được tầm quan trọng của mình và đang dần dần trở thành xu thế của ngành kế toán hiện nay.

Theo Học viện Kế toán Quản trị ở London, Anh: “Kế toán quản trị là việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc chuẩn bị những thông tin kế toán để hỗ trợ nhà quản trị xây dựng chính sách, lên kế hoạch và vận hành các hoạt động kinh doanh”Theo Hiệp hội kế toán Mỹ: “Kế toán quản trị bao gồm các khái niệm và phương pháp để lên kế hoạch hiệu quả, phục vụ cho việc lựa chọn các quyết định kinh doanh, kiểm soát và đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp”

Một cách dễ hiểu, kế toán quản trị là việc thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán nhằm phục vụ cho quá trình ra các quyết định quản trị trong doanh nghiệp. Đối tượng cung cấp thông tin của kế toán quản trị là những người trong nội bộ doanh nghiệp chứ không cung cấp ra những đối tượng bên ngoài.

2. Chức năng của kế toán quản trị

Chức năng của kế toán quản trị

Mục tiêu chính của kế toán quản trị là cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho quá trình quản trị doanh nghiệp.

a. Hỗ trợ lên kế hoạch

Kế toán quản trị hỗ trợ các nhà quản trị trong việc lên kế hoạch cũng như xây dựng các chính sách bằng cách đưa ra các dự báo về sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền vào, dòng tiền ra,…

Không những thế, kế toán quản trị còn dự báo chiều hướng hoạt động hay tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chương trình và hành động phù hợp.

b. Hỗ trợ trong việc tổ chức

Bằng việc lên kế hoạch ngân sách và xác định các chi phí cho từng bộ phận, kế toán quản trị sẽ phân bổ hợp lý các nguồn lực cho từng bộ phận để đảm bảo quá trình vận hành được trơn tru, tạo ra sự đồng nhất giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

c. Hỗ trợ tạo động lực

Bằng việc đặt ra các mục tiêu, lên kế hoạch các hoạt động cũng như đo lường hiệu quả của các nhân viên, kế toán quản trị sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra động lực cho toàn doanh nghiệp.

d. Hỗ trợ trong việc kiểm soát

Các nhà quản trị có thể so sánh công việc thực tế với các tiêu chuẩn đã đặt ra để kiểm soát hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.

e. Hỗ trợ diễn giải các thông tin kế toán

Một nhà quản trị không thể nắm được rõ ràng và chi li mọi hoạt động và nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, đôi khi nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu các thông tin kế toán dưới dạng sơ khai. Chính vì vậy, kế toán quản trị có chức năng diễn giải các thông tin kế toán một cách logic và dễ hiểu cho các nhà quản trị để có thể đưa ra các quyết định quản trị chính xác nhất.

3. Đặc điểm của kế toán quản trị

Kế toán quản trị cũng là việc dự báo về tương lai. Nó giúp các nhà quản trị ra quyết định cũng như lên các kế hoạch hành động cho doanh nghiệp mình.

Kế toán quản trị phân tích và lý giải nguyên nhân tăng trưởng cũng như thua lỗ của doanh nghiệp, so sánh với những kỳ kế toán trước. Bên cạnh đó, kế toán quản trị còn xem xét sự tác động của các nhân tố vào lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giúp cá nhà quản trị hoạch định các kế hoạch cho tương lai.

Kế toán quản trị không cung cấp thông tin dưới dạng đã được quy định như kế toán tài chính. Thông tin của kế toán quản trị được cung cấp dưới dạng sao cho phù hợp nhất với các nhà quản trị.

Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị ra quyết định chứ không đưa ra các quyết định cụ thể. Nói cách khác, kế toán quản trị chỉ đề xuất chứ không thực hiện.

Tính Năng Của Sản Phẩm Là Gì: Hô Biến Tính Năng Thành Lợi Ích Sản Phẩm ( Ví Dụ Thực Tế)

[gp-social]

Tính năng của sản phẩm là gì ? Lợi ích của sản phẩm là gì ?

Điều gì khiến khách hàng mua hàng. Tính năng hay … lợi ích ?

Rõ ràng … chúng khác nhau.

Nhưng hầu hết mọi người vô tình gán ghép tính năng là lợi ích sản phẩm. Chúng ta đang bán tính năng thay vì trao giá trị cho khách hàng của mình. Điều này khiến khách hàng không tìm thấy lý do tại sao phải mua sản phẩm đó từ bạn.

Tôi cũng từng như vậy.

Tôi liệt kê tất cả đặc tính sản phẩm. Dài bao nhiêu ? cao như nào ? cân nặng ra sao ? vật liệu gì ? thành phần cấu tạo nên sản phẩm ? .v.v.

Đó là sai lầm.

Bởi vì tất cả đã được in trên bao bì sản phẩm. Đừng tạo thêm sự tẻ nhạt cho khách hàng của bạn nữa. Họ không cần điều đó. Họ muốn biết sản phẩm của bạn có giải quyết được vấn đề của họ không ? Có làm họ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn không ? Hoặc có giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn không ?

Để trả lời câu hỏi: tính năng của sản phẩm là gì ? Làm thế nào chuyển đổi tính năng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng ?

Bạn hãy lẻn vào tâm trí khách hàng, chiếm lấy cảm xúc và hiện thực ước muốn của họ bằng cách biến tính năng thành lợi ích sản phẩm với câu hỏi “Thì sao nào” .

Sẵn sàng để bắt đầu ?

Hãy Nhớ Tính Năng Sản Phẩm Là Nhạt Nhẽo

Hãy tưởng tượng bạn là nhân viên điện máy. Trước mặt bạn là khách hàng cần tư vấn. Họ cần mua máy giặt. Nhưng trước đó họ không biết nhiều về nó.

Bạn sẽ nói gì với khách hàng ?

Bạn nói với khách hàng của bạn với giọng điệu đầy nhiệt huyết. Rằng đây là máy giặt cửa ngang và có lồng giặt bằng inox sản xuất tại Đức. Một hệ thống truyền động bằng bánh răng thế hệ mới. Một vỏ thép dày 3 mili được mạ sơn tĩnh điện 3 lớp. Tốc độ quay lên đến 2000 vòng/phút. Và được trang bị một màn hình cảm ứng hiển thị trực quan.

Khách hàng cảm thấy sao ?

Tẻ nhạt … đúng không ?

Điều đó xảy ra với tất cả mọi người. Cả bạn và tôi.

Trong cuộc trò chuyện trực tiếp. Bạn thuyết phục khách hàng bằng lời nói. Bạn nhoẻn miệng cười và nhún vai. Bạn vỗ về khách hàng bằng sự thông minh và hài hước của mình. .v.v. Tóm lại, ngôn ngữ hình thể được sử dụng tối đa.

Nhưng với văn bản viết, bạn không nhìn thấy phía bên kia chiến tuyến. Bạn không nhìn thấy khách hàng nuốt nước bọt hay nhăn mặt. Bạn không thấy họ cau mày hay ồ lên sung sướng. Bạn không thấy ánh mắt họ dáo dác nhìn xung quanh hay tập trung vào bạn. Bạn chỉ có thể sử dụng câu chữ để thu hút và làm hài lòng họ.

Vì vậy, bạn phải biến văn bản nhạt nhẽo thành nội dung sáng bóng và thực dụng. Bạn phải truyền đạt một hình ảnh mạnh mẽ. Và bạn phải biến các đặc tính trừu tượng của sản phẩm trở nên cụ thể trong trí tưởng tượng của khách hàng.

Tính cụ thể của sản phẩm minh chứng dựa trên khả năng cảm nhận bằng các giác quan cho dù không trực tiếp nhìn thấy sản phẩm.

Phải chăng đó là một nhiệm vụ quá sức ?

Không. Không khó như bạn nghĩ … nếu biết cách.

Bây giờ, phần quan trọng nhất của bài viết sẽ giúp bạn dụ dỗ và mê hoặc khách hàng bằng lợi ích sản phẩm. Hãy đọc lại mô tả sản phẩm của bạn và tự hỏi ” Thì sao nào “. Trả lời thành công câu hỏi đó có nghĩa là bạn không ngừng thu hút những con mắt tò mò của độc giả săm soi từng chữ trên văn bản của bạn. Bạn đang quyến rũ họ.

Tiếp tục nào …

Khách Hàng Quan Tâm Điều Gì Khi Mua Hàng ?

Tính năng và lợi ích sản phẩm khác nhau như thế nào ?

Tính năng sản phẩm là các đặc điểm lý tính. Mô tả về khối lượng, kích thước, màu sắc, vật liệu cấu thành lên sản phẩm.

Lợi ích sản phẩm là các đặc điểm cảm tính. Giúp cải thiện cuộc sống của khách hàng như: vui vẻ hơn, khỏe mạnh hơn, tiết kiệm tiền, kiếm được nhiều tiền hơn, … Lợi ích sản phẩm là lý do khiến khách hàng ra quyết định “xuống tiền” mua sản phẩm của bạn.

Bài viết bán hàng tốt phải kết hợp tính năng và lợi ích sản phẩm.

Đúng vậy.

Bởi vì khách hàng luôn tự hỏi: tại sao tôi phải mua sản phẩm này ? có lợi ích gì cho tôi không nếu tôi sở hữu nó ? sản phẩm này có giải quyết vấn đề tôi đang gặp phải không ? tôi có tiết kiệm được thời gian, tiền bạc nếu mua giải pháp này không? Tóm lại, khách hàng không quan tâm tính năng, thay vào đó là lợi ích sản phẩm.

Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ quay trở lại ví dụ trên.

Bạn đang là nhân viên bán hàng điện máy. Bạn muốn chuyển đổi tính năng thành lợi ích sản phẩm ?

Hãy hỏi ” Thì Sao Nào ? “

” Thì Sao Nào ” có thể hoạt động trong bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào.

Một ví dụ tiếp theo về gói dịch vụ du lịch đảo Phú Quốc, kích cầu sau thời Covid-19.

Thật đơn giản, phải không ?

Bạn thấy đó, bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào bạn đều có thể chuyển đổi từ tính năng thành lợi ích sản phẩm trong 1 nốt nhạc.

Bây giờ, quay lại bài viết bán hàng của bạn. Đặt câu hỏi “ Thì Sao Nào ? “ cho từng tính năng, bạn sẽ thu được lợi ích của sản phẩm đó.

Kết Nối Lợi Ích Sản Phẩm Với Nhu Cầu Của Khách Hàng Của Bạn

Bạn đã có tính năng sản phẩm ?

Bạn đã chuyển đổi từng tính năng đó thành lợi ích của sản phẩm ?

Nhưng … bạn vẫn không bán được hàng.

Vì sao ?

Vì đôi khi bạn bị mắc kẹt trong quá trình dịch chuyển từ tính năng thành lợi ích. Văn bản của bạn hời hợt. Những lợi ích thực sự chưa được đề cập. Bạn không kết nối được mong muốn sâu sắc nhất với khách hàng của bạn.

Vì vậy. Muốn bán hàng. Bạn cần kết nối từng lợi ích với nhu cầu cấp thiết của khách hàng tiềm năng.

Bạn cần tìm hiểu khách hàng của bạn cần gì ? những vấn đề nào họ gặp phải ? nỗi đau lớn nhất hiện tại của họ là gì ? họ đang mơ ước gì ? điều gì quan trọng nhất khiến họ mua hàng ? điều gì là trở ngại khiến họ phản đối mua sản phẩm của bạn ?

Nhưng tóm lại, tất cả câu hỏi đó đều nhằm mục đích tìm ra 5 nhu cầu cơ bản của khách hàng. Theo Maslow, nếu đáp ứng những nhu cầu này, bạn sẽ dễ dàng bán sản phẩm dịch vụ của mình.

Nhu cầu sinh lý

bao gồm sức khỏe, thức ăn nước uống, ngủ nghỉ, quần áo mặc, giải trí, nhu cầu đi lại.

Nhu cầu an toàn

về tính mạng và tài chính, bảo đảm sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân

Nhu cầu xã hội

với các mối liên hệ tình bạn, sự thân mật, các mối liên kết trong gia đình.

Nhu cầu được tôn trọng

đó là lòng tự trọng, tự tin hoặc được công nhận địa vị trong xã hội.

Nhu cầu tự chủ

với mong muốn trở thành một người giỏi nhất. Tự chủ, tự do sáng tạo để thành công nhất trong lĩnh vực của họ.

Tất nhiên, không phải sản phẩm dịch vụ nào cũng đáp ứng tất cả 5 nhu cầu trên. Nhưng hãy chuyển đổi nhiều nhất có thể cho lợi ích sản phẩm của bạn.

Chúng ta hãy xem cách Macbook Pro của Apple đáp ứng các loại lợi ích khác nhau như thế nào ?

” Với bộ vi xử lý lõi tứ Intel Core i7 thế hệ thứ 10, MacBook Pro 13 inch sẵn sàng đảm nhận cả những nhiệm vụ khó khăn nhất. Vì vậy, khi bạn cung cấp năng lượng thông qua các công việc xử lý cấp độ như biên dịch mã, xếp nhiều bản nhạc trong một tác phẩm âm nhạc hoặc mã hóa video, bạn sẽ hoàn thành mọi việc nhanh hơn. Và lần đầu tiên, bạn có thể cấu hình 32GB bộ nhớ trên 13-inch MacBook Pro – lên đến 50 phần trăm nhanh hiệu suất khi bạn đang áp dụng sửa đổi để hình ảnh gigapixel trong Photoshop, khả năng để tải công cụ ảo hơn, và đáng kinh ngạc tính trôi chảy khi bạn đang chạy nhiều máy ảo. “

Tại sao nội dung này hoạt động hiệu quả ?

+ Macbook Pro đáp ứng nhu cầu tự chủ của khách hàng. Vì nó không chỉ đơn giản là nhanh và mạnh mẽ hơn mà ở đó khách hàng có khả năng tự chủ, tự do sáng tạo để tăng hiệu suất công việc lên đến 50%. Họ sẽ thành công hơn trong lĩnh vực của họ.

“Bộ xử lý Intel thế hệ thứ 10 có sẵn với đồ họa Iris Plus mới mạnh mẽ mang lại hiệu năng đồ họa nhanh hơn tới 80% so với thế hệ trước. Điều đó có nghĩa là chỉnh sửa video dễ dàng, kết xuất 3D nhanh hơn và chơi game mượt mà hơn.”

Tại sao nội dung này hoạt động hiệu quả ?

+ Bộ vi xử lý cùng hiệu năng đồ họa nhanh hơn 80% đáp ứng nhu cầu sinh lý ( giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng), giúp khách hàng có trải nghiệm chơi Game nhanh hơn và mượt mà hơn.

Bài viết bán hàng tốt sẽ trộn lẫn các nhu cầu và lợi ích khác nhau mà bản thân khách hàng không nhận ra nó. Vì vậy, là một nhà sáng tạo nội dung bạn cần khôn khéo chuyển đổi tính năng sản phẩm thành lợi ích khách hàng. Sau đó, ánh xạ lợi ích sản phẩm thành nhu cầu cá nhân của họ.

Hãy nhớ, bạn chỉ có thể bán lợi ích thực sự cho khách hàng nếu bạn biết những mong muốn và ước mơ thầm kín của họ.

Đúng vậy.

Là nhân viên bán hàng bạn sẽ tập trung trí lực vào doanh số được giao. Nhưng coi mình là người cố vấn cho khách hàng, bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào lợi ích sản phẩm.

Lợi ích sản phẩm đáp ứng càng nhiều nhu cầu của khách hàng, bạn càng dễ dàng bán sản phẩm . Có nghĩa là doanh số của bạn sẽ tăng đúng kỳ vọng.

Do đó, bạn không cần sử dụng thủ đoạn để bán được nhiều hàng hơn. Bạn không cần các chiêu trò bẩn thỉu trái lương tâm để tăng doanh số. Và bạn không cần lạm dụng sự bồng bột nhất thời của khách hàng để dụ dỗ họ mua hàng.

Vì thế, một bài viết bán hàng tốt cần:

Đi sâu – len lỏi vào tâm trí khách hàng.

Hiểu – đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.

Chứng minh – giải thích chi tiết cách bạn giải quyết vấn đề của họ.

Đó là cách bạn viết bài bán hàng chuyên nghiệp.

Share this:

Twitter

Facebook

More

LinkedIn

Reddit

Tumblr

Pinterest

Pin

Share

0

Shares