Top 9 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ So Sánh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ so sánh – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ so sánh

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Thế nào là so sánh ?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sực gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ :

– Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

– Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

(Nguyễn Du)

– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

(Tô Hoài)

2. Cấu tạo của phép so sánh

So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức, được sự vật một cách dễ dàng, cụ thể hơn. Vì vậy, một phép so sánh thông thường gồm bốn yếu tố :

– Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.

– Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).

– Từ so sánh.

– Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.

Ta có sơ đồ sau đây :

Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.

+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.

+ Yếu tố (3) có thể là các từ như : giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu… bấy nhiêu, hơn, kém,… Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau

– Như có sắc thái giả định.

– Là có sắc thái khẳng định.

-Tựa thể hiện nlức độ chưa hoàn hảo,…

+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi. Ví dụ :

Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.

(Tế Hanh)

3. Các kiểu so sánh

Dựa vào mục đích và các từ so sánh, người ta chia phép so sánh thành hai kiểu :

a) So sánh ngang bằng

Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây : là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.

Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể, sinh động. Vì thế, phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.

Ví dụ : Cao như núi, dài như sông

(Tố Hữu)

b) So sánh hơn kém

Trọng phép so sánh hơn kém, từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì.

Ví dụ : Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

(Tục ngữ)

Muốn chuyển so sánh hơn, kém sang so sánh ngang bằng, người ta thêm một trong các từ phủ định : không, chưa, chẳng vào trong câu và ngược lại.

Ví dụ : – Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.

– Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học..

4. Tác dụng của so sánh

+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. *

Ví dụ : Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng. Vì thế trong thơ của thiếu nhi, các em đã thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.

Ví dụ : Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

(Trần Đăng Khoa)

Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) và yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc, người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm pho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.

II. – BÀI TẬP 1.

Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó :

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong câu ca dao :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ?

b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.

c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.

a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.

b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ?

4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.

5. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy.

6. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như.búp trên cành.

a) Phép so sánh này bị lược yếu tố nào ?

b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đấng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ỷ.

7. Em hãy tìm khoảng mười phép so sánh trong ca dao và thơ, trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

– Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng.

– Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng.

10. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn :

Chú bé loắt choắt Cái xắc xỉnh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó.

b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì ?

11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.

(Ca dao)

Hãy So Sánh Hai Biện Pháp Nghệ Thuật Tu Từ: Ẩn Dụ Và Hoán Dụ

A. Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)Ví dụ:Về thăm quê Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồngTương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)Ví dụ:Ăn quả nhớ kẻ trồng câyTương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)Ví dụ:Người cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằmTượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).Ví dụ:Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngàoChuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.B. Hoán dụHoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạtCó tổng cộng 4 kiểu hoán dụ mà các bạn thường gặp đó là1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thểVí dụ:Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đờiMột khối óc lớn đã ngừng sống.Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ – vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựngVí dụ:Vì sao trái đất nặng ân tìnhNhắc mãi tên người Hồ Chí MinhHình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vậtVí dụ:Sen tàn, cúc lại nở hoaSầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượngVí dụ:Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại lên hòn núi cao.Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.Lấy A để chỉ B+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.+ Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúcĐiểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.Ví dụ :“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”[Truyện Kiều – Nguyễn Du]Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kềVí dụ : có tội tình gì đến quá nửa thì chưa thôi”Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)Má hồng: chỉ người con gái đẹpNhư vậy , các em có thể hiểu nôm na là :Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:– Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]– Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Thành Thạo Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Cô Kiều Anh – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Hocmai sẽ hệ thống lại lý thuyết cũng như có những lưu ý nhằm giúp học sinh nắm chắc biện pháp tu từ so sánh để phát huy trí tưởng tượng về hình ảnh và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào trong các bài tập làm văn.

Trong chương trình tiếng Việt lớp 3, học sinh đã được làm quen với hai biện pháp tu từ rất quan trọng là so sánh và nhân hoá. Trong đó, là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng khả năng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

I. Biện pháp tu từ so sánh

1. Cấu trúc của phép so sánh:

*Mẹo: Để nhận biết phép so sánh : Xác định từ so sánh, thường là những từ “là”, “như”

Ví dụ: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”

(Vũ Tú Nam)

– Sự vật được so sánh ở đây là “mặt biển”

– Phương diện so sánh là “sáng trong” .

– Từ so sánh: “như”, nằm giữa vế một và vế hai

– Sự vật dùng để so sánh: “tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”

Trong nhiều trường hợp, “phương diện so sánh” có thể không xuất hiện trong câu.

Cách 2: Chia theo từ so sánh

Nếu phân biệt dựa trên từ so sánh thì câu so sánh được phân ra hai loại là: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.

So sánh ngang bằng sẽ sử dụng như từ so sánh như: “như”; “tựa như”; “như là”; “giống như”; “chẳng khác gì”…

Vd: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em

So sánh hơn kém sẽ sử dụng những từ so sánh như: “hơn”; “kém”;”chẳng bằng”; “không bằng”…

VD: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Vì vậy đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém

Mời cha mẹ và học sinh tham khảo video bài giảng tại: https://www.youtube.com/watch?v=bjTwEJMq8ls

Nêu Các Kiểu So Sánh Và Lấy Ví Dụ

hiểu rõ luôn nhá!

Các kiểu so sánhDựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:a) So sánh ngang bằngPhép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)b) So sánh hơn kémTrong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…VD:– Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêngMuốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại.VD:Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.

Tác dụng của so sánh+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.VD:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.VD:Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanhCách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.