Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Chức Năng Nhận Thức Của Xã Hội Học Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Chức Năng Của Ẩn Dụ Đối Với Ngôn Ngữ Và Nhận Thức

Ngay từ thời Aristotle người ta đã đề cập tới chức năng của ẩn dụ. Trong cuốn “Thi pháp học”. Aristottle đã viết rằng ẩn dụ có nhiều loại quan trọng trong cả thơ lẫn văn xuôi, nhưng trong thơ nhiều hơn. Ẩn dụ có tính sáng sủa, dễ yêu và tác động mạnh… Rải rác trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ. Đại để, ẩn dụ có những chức năng cơ bản đối với ngôn ngữ như sau.

a. Ẩn dụ làm phong phú thêm cho vốn từ của một ngôn ngữ

Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ có rất nhiều từ được tạo ra nhờ phương thức ẩn dụ. Các từ như đầu sông, ngọn suối, mũi súng, chân núi…được tạo ra từ phương thức này. Trong phương trình nghiên cứu của mình. Nguyễn Thiện Giáp đã có nhận xét các từ da trời, da cam, cánh sen, cỏ úa, cứt ngựa… làm cho các từ chỉ màu sắc của tiếng Việt trở nên phong phú,

b. Ẩn dụ làm tăng thêm ý nghĩ cho một từ

Nhờ phương thức ẩn dụ từ có thêm nhiều nghĩa mới. Từ ốc lẽ ra chỉ có nghĩa là động vật, thân mềm có vỏ cứng và xoắn, sống ở dưới nước. Nhờ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, từ ốc còn có nghĩa là đinh ốc. Đó là từ ốc trong cách nói “Hộp ốc vít của tôi đâu?” hay “Bộ phạn này có năm con ốc”. Từ cá ngoài nghĩa là động vật có xương sống sống ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây, còn để chỉ miếng gỗ khi giữ chặt mộng để giữ miếng ghép, như cách nói: cá áo quan; hay để chỉ miếng cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc, làm cho bánh răng chỉ quay được một chiều, như trong cách nói: xe bị sập cá; và từ cá cũng còn để chỉ: miếng sắt đóng vào đế giầy da cho đỡ mòn, như trong cách nói: cá giày bong mất rồi!. Từ bươm bướm ngoài nghiã chỉ: bọ có cánh mỏng, phủ một vẩy nhỏ như phấn, thường có nhièu màu, có vòi để hút mật hoa. Còn để chỉ một loại truyền đơn, như trong cách nói: giải bươm bướm giữa chợ.

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ có thêm nhiều nghĩa nhất nhờ phương thức ẩn dụ là từ đánh: ngoài nghĩa chính, từ đánh có thêm 26 nghĩa sinh ra từ nghĩa chính và nghĩa phụ của từ này. Đây là minh chứng điển hình cho nhận xét “ẩn dụ làm giàu thêm ý nghĩa cho một từ”

Hàng loạt các từ khác như đầu, mũi, đường, đi …cũng có thêm rất nhiều nghĩa mới nhờ phương thức ẩn dụ.

Trong Từ điển phong cách học, tác giả Weles viết: bằng cách trung hoà hoá sự lệnh chuẩn về mặt ngữ nghĩa và sự sử dụng liên tục với một nghĩa mới thông qua cách dùng lặp đi lặp lại các ẩn dụ sẽ là một phương thức để gia tăng hàng nghìn nghĩa mới cho ý nghĩa của từ. (tr.117)

Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ không chỉ là “kết quả của những qui luật điều khiển sự tạo nghĩa cho từ”, mà nó còn là cách thức tạo từ mới và tạo nghĩa mới cho từ.

Thông qua việc tạo từ mới và nghiã mới, ẩn dụ giúp ngôn ngữ mau chóng đáp ứng được đòi hỏi phải kịp thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu thị sự vật, hiện tượng và những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe nữa… Đó cũng là cách khai thác và phát huy tiềm năng của ngôn ngữ” (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, trang 152).

c. Ẩn dụ tạo ra những cách nói mới làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú

Tác giả Xi-xi-rô nói rằng: ẩn dụ lúc đầu xuất hiện cho sự hạn chế, sự nghèo nàn từ vựng của một ngôn ngữ nào đó. Nhưng khi ngôn ngữ đó là trưởng thành, đã có một số vốn từ vựng phong phú thì ẩn dụ sẽ làm giàu thêm cho ngôn ngữ đó bằng cách cung cấp cho người nói những cách nói hấp dẫn hơn để diễn đạt, để biểu thị, để bộc lộ chính mình. Bectle thì coi ẩn dụ có tác dụng trang trí, giúp cho người viết phương tiện để quyến rũ lí trí. Tác giả Đỗ hữu Châu đã dẫn ra ví dụ: lẽ ra cần nói em rất đẹp thì có thể nói em là một bông hoa. Hay một chút hi vọng thì gọi là hạt mầm hi vọng; Muốn nói con đáng yêu quá thì nói con chó con của mẹ, muốn nói ông thật xảo quyệt thì nói đồ cáo già.

d. Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên hàm súc.

Nhờ ẩn dụ người ta có thể diễn đạt ngắn gọn nhưng rất cô đọng, súc tích ý mình. Lẽ ra phải nói “bộ phận nhọn của vũ khí” thì cần nói mũi dao, mũi súng; “bộ phận trước của thuyền” thì chỉ cần nói mũi thuyền; phần đất nhô ra ở ngoài biển thì nói mũi đất;…Nếu không có ẩn dụ thì đầu làng sẽ phải gọi là “vị trí đầu tiên của đầu làng tính từ chỗ người nói”; chân núi sẽ phải gọi là “phần cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của núi”; tài năng chín sẽ phải gọi là ” tài năng đã trải qua quá trình nung nấu kĩ, quá trình rèn luyện chu đáo, phải đem ra thi thố với đời nếu không cái chín sẽ trở thành trì trệ”. Cách diễn đạt ” tình thế của những kẻ hèn kém bị dồn vào thế đường cùng, không lối thoát, mặc dù đã xoay sở hết cách” có thể xoay bằng cụm từ cố định ngắn gọn ” chuột chạy cùng sào “.

Những cách gọi tên không dùng phương thức ẩn dụ nói trên nhiều khi rất dài, khó nhớ và tai hại hơn là không thể diễn tả hết các sắc thái ý nghĩa tinh tế trong đó. Chẳng hạn cách gọi đầu làng ngoài tác dụng chỉ vị trí của đầu làng còn gợi cho ta sắc thái nghĩa: đây là một bộ phận của cái gì sống động chứ hoàn toàn không phải là một vật vô tri vô giác như cách gọi “vị trí đầu tiên …” vừa phân tích ở trên.

Cách gọi chi trên, chi dưới trong dòng họ cho ta thấy được tính chất gắn bó, ràng buộc như các bộ phận của một cơ thể, điều đó đã vừa diễn đạt tính chất cội nguồn, vừa diễn tả một cách sinh động cụ thể mối quan hệ của những tổ chức gia đình, họ hàng này.

Đỗ Hữu Châu đã phân tích ẩn dụ chịu tang trong câu thơ: “Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang” của Xuân Diệu. Theo ông, khó lòng tường minh hoá nghĩa của từ chịu tang bằng trường ngữ hoá như ” những rặng liễu đìu hiu giống như người đàn bà đang khóc than trong một đám tang” hoặc “những rặng liễu đìu hiu giống như người đàn bà đang xoã tóc khóc than trong một đám tang”.

Có rất nhiều trường hợp không thể trường nghĩa hoá được các ẩn dụ vì đó là cách nói chuẩn xác nhất, hàm súc nhất, hàm súc nhất, cách nói mà “ngôn ngữ thường ngày không đủ khả năng diễn đạt chúng”.

Đối với ngôn ngữ, ẩn dụ là một bộ phận hợp thành của sự sáng tạo ra ngôn ngữ. Và có thể nói rằng thật khó tưởng tượng về sự tồn tại của một ngôn ngữ nếu không có ẩn dụ.

e. Ẩn dụ giúp cho người nói diễn đạt được mọi cung bậc tình cảm, thái độ của mình

Đầu tiên phải nói đến ưu thế đặc biệt của ẩn dụ trong lối nói kiêng tránh. Chẳng hạn khi nói về cái chết có thể và nên dùng từ đi như cách nói: Ông cụ đi tối hôm qua.

Nhiều trường hợp để tránh lối mòn trần tục, thô thiển, làm người nói ngượng mồm và người nghe xấu hổ thì cách nói ẩn dụ là cách nói rất hiệu quả. Người xưa đã rất khéo léo dùng ẩn dụ khi diễn tả tình huống sau đây:

Trách người quân tử vô tình. Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.

Và ngày nay chúng ta vẫn phát huy thế mạnh của phương thức chuyển nghĩa này. Chẳng hạn như cách nói “Híc, híc, dạo này đèn dầu của tớ cứ hay …dựng đứng bất tử lắm! hay nó bị… hỏng”? (trích Hoa học trò số 589). Hoặc “Đỉnh núi đôi của tớ bé tẹo à. Tớ lo sau này, cục cưng của tớ sẽ phải bú bình mất”? (Hoa học trò số 609) và “Đèn dầu của tớ bình thường, nhưng dầu của nó thì hầu như có vấn đề. Trong veo. Hay là mình không sản xuất được tinh binh” (Trích hoa học trò, số 613).

Ẩn dụ giúp người nói thể hiện được những tình cảm hết sức tinh tế như tình yêu chẳng hạn. Cách tỏ tình sau đây trong ca dao là một minh chứng:

Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Khi muốn nhấn mạnh sắc thái biểu cảm trong lời nói, ẩn dụ cũng tỏ ra là một trợ thủ rất đắc lực. khi muốn nói em thật đáng yêu và có sức mạnh tuyệt đối với anh thì có thể nói là: “Em là thiên thần bé nhỏ của anh”. Đó là những tình cảm tích cực. Còn muốn thể hiện những tình cảm tiêu cực cũng có thể dùng cách này. Chẳng hạn để nói: đồ nhỏ nhen ghê tởm thì chỉ cần nói đồ sâu bọ.

2. Chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức

a. Theo G. Lakoff, ẩn dụ có ở khắp nơi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, không chỉ ở trong ngôn ngữ mà trong cả tư duy và hành động. Hệ thống khái niệm của chúng ta suy nghĩ và hành động, về cơ bản, về bản chất có tính chất ẩn dụ… Các khái niệm của chúng ta tri giác được. Nó cấu trúc lại cách chúng ta ứng xử trong đời sống và cấu trúc cả cách chúng ta quan hệ với những người khác. Ông đã dùng các ẩn dụ so sự tranh luận (argument), theo đó thì tranh luận là chiến tranh, để chứng minh cho nhận xét trên. Theo ông, ẩn dụ này chi phối cách chúng ta nhận thức về tranh luận và người tranh luận với chúng ta. Chúng ta xem người tranh luận với chúng ta là đối phương của mình. Chúng ta tấn công quan điểm của anh ta vào bảo vệ trận địa của mình. Chúng ta dựng lên và dùng những chiến lược. Nếu chúng ta thấy luận điểm của chúng ta không bảo vệ được thì chúng ta có thể bỏ luận điểm đó và chọn một chiến tuyến tấn công khác. Một khái niệm khác mà G. Lakoff dẫn ra để chứng minh rằng ẩn dụ không chỉ có vai trò đối với ngôn ngữ mà nó còn chi phối nhận thức của con người và từ đó chi phối hành động của con người là ẩn dụ thời gian là tiền bạc. Vì nhận thức về thời gian như là tiền bạc. Đó là thói quen trả lương cho người theo giờ, theo tháng, theo năm…Các cuộc nói nói chuyện bằng điện thoại, tiền thuê khách sạn tính theo thời gian, rồi tiền lời, tiền trả nợ cho xã hội tính theo thời gian…Người ta hiểu và thể nghiệm thời gian như một loại sự vật mà người ta có thể tiêu, có thể lãng phí, có thể lập thành quỹ, có thể đầu tư một cách khôn khéo hoặc dại dột, có thể tiết kiệm hay phung phí. Toàn bộ những cái đó đều bị chi phối bởi cái ẩn dụ trên.

Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, G. Lakoff đã khẳng định rằng: chức năng đầu tiên của ẩn dụ là cung cấp cho chúng ta một cách hiểu bộ phận về một loại kinh nghiệm khác và chức năng này có thể vận dụng vào việc hiểu những sự giống nhau đã tồn tại từ trước ngoài ẩn dụ, bao gồm cả sự sáng tạo ra những sự giống nhau mới, nghĩa là việc lý giải, hiểu biết những sự giống nhau từ trước, những sự sáng tạo ra những cái giống nhau mới cũng là theo nguyên tắc chúng ta hiểu sự giống nhau này dựa trên sự giống nhau khác.

Như vậy, G. Lakoff không những khẳng định ẩn dụ không chỉ là những vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề tư duy, nhận thức: đó là có thể nhận thức sự vật này qua qua kinh nghiệm hiểu biết vè sự vật khác nếu chúng giống nhau.

b. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhận thức của con người ngày càng được nâng cao. Con người ngày càng phát hiện ra nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh mình và các sự vật hiện tượng đó ngày càng được nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn. Nhưng số lượng từ ngữ để biểu hiện những nhận thức đó thì còn có hạn. Do đó, buộc phải có những cách thức khác nhau để dùng số lượng hữu hạn các từ để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhận thức. Như vậy, ẩn dụ đã góp phàn làm cho ngôn ngữ đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người.

c. Có rất nhiều sự vật, hiện tượng hay những phương diện, khía cạnh khác nhau của các sự vật, hiện tượng nhận thức bằng phương thức ẩn dụ. Trong khoa học tự nhiên có rất nhiều ví dụ chứng tỏ điều này. Có thể dẫn ra đây một hiện tượng như sau: Để tìm ra những quy luật của dòng điện, người ta ví dòng điện như dòng nước. Đây là một ẩn dụ. Trên cơ sở đó những quy luật của dòng điện đi qua dây dẫn có thiết diện nhỏ thì điện trở lớn, ngược lại dòng điện đi qua dây dẫn lớn tức là thiết diện lớn thì điện tích nhỏ. Điều đó giồng như dòng nước khi đi qua ống dẫn có thiết diện lớn thì sức cản đối với dòng nước sẽ nhỏ và ngược lại. Như vậy, để nhận thức về dòng điện là cái mắt thường không nhìn thấy được, người ta so sánh với dòng nước là cái có thể nhìn thấy được.

Hay hai khái niệm trường hấp dẫn, trường điện từ cũng được nhận thức trên cơ sở ẩn dụ. Trường “là một khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng làm nơi tiến hành một loại hoạt động nhất định, có đông người tham gia, thường là thi đấu hoặc tập luyện như trường đua, trường bắn”. (Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1994). Trường hấp dẫn, trường điện từ là hai khái niệm trừu tượng, nhưng giống trường ở chỗ đều là một khoảng không gian nhất định và trong đó tồn tại một cái gì đó nhất định. Do đó, để hiểu hai khái niệm này người ta đã dùng hai khái niệm trường để nhận thức chúng. Và trường hấp dẫn, trường điện từ được hiểu như sau: “Dạng vật chất tồn tại trong một khoảng không gian mà vật nào trong đó cũng chịu tác động của một lực” (dẫn theo từ điển trên, tr. 1057).

Tương tự như vậy hai hiện tượng sóng điện từ và sóng âm cũng được nhận thức qua khái niệm sóng. Nhờ phương thức ẩn dụ người ta coi sóng điện từ và sóng âm như dòng nước. Sóng điện từ “là sự lan truyền trong không gian của điện từ với tốc độ hữu hạn”. Sóng âm “là giao động cơ học truyền đi trong môi trường đàn hồi kích thích được thần kinh thính giác”. Hai loại sóng này không thể nhận biết bằng các giác quan của con người, mà phải nhờ các thiết bị đặc biệt ghi lại hình ảnh sự tồn tại của nó. Nó giống nước ở sự giao động dâng lên, hạ xuống và đều ở trong một môi trường, một không gian. Khi được ví với sóng nước, hai khái niệm trên được nhận thức một cách dễ dàng hơn.

Phần trung tâm của nguyên tử, nơi tập trung hầu hết các khối lượng mang điện tích dương được gọi là hạt nhân. Nhờ ẩn dụ này (coi phần nói trên là hạt nhân giống như hạt quả, mà sự vật trừu tượng trên dễ được nhận thức hơn. Sở dĩ được gọi là hạt nhân vì nó giống nhân của hạt ở vị trí bên trong và vì chức năng quan trọng của nhân đối với hạt.

Tương tự như vậy, khái niệm nhân tế bào cũng được nhận thức rõ hơn qua phương thức ẩn dụ. Đây là bộ phận ở giữa tế bào, thường hình cầu, có chức năng quan trọng trong hoạt động sống, sinh sản và di truyền của tế bào. Bộ phận này không thể quan sát bằng mắt thường. Như vậy, khi được gọi là nhân bộ phận này sẽ dễ dàng nhận thức hơn.

Những thí dụ phân tích trên cho thấy chức năng quan trọng của ẩn dụ đối với nhận thức. Nhờ ẩn dụ, người ta có thể hiểu, có thể nhận thức những hiện tượng, sự vật chưa biết qua các hiện tượng, sự vật đã biết bằng cách so sánh ngầm giữa chúng. Vì bản chất của ẩn dụ là so sánh, do đó chức năng nhận thức của so sánh chính là chức năng nhận thức của ẩn dụ.

Ẩn dụ là một cách thức để con người nhận thức thế giới. Tìm hiểu chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức sẽ giúp cho việc hiểu rõ hơn chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ.

Tóm lại, rất nhiều kinh nghiệm và hoạt động của chúng ta có bản chất là ẩn dụ. Phần lớn hệ thống khái niệm của chúng ta được hệ thống trong các ẩn dụ, bởi vì chúng ta phát hiện ra những sự giống nhau theo các phạm trù của hệ thống khái niệm. Ẩn dụ là nét độc đáo của ngôn ngữ tự nhiên. Năng lực hiểu các ẩn dụ và dùng được các ẩn dụ là dấu hiệu về khả năng ngôn ngữ của con người. Do đó ẩn dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy, của nhận thức của con người.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Đỗ Hữu Châu – Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. GD, H, 1981.

2. Nguyễn Thiện Giáp – Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. GD, H, 1998.

3. Hoàng Phê chủ biên – Từ điển tiếng Việt, Nxb. KHXH, 1994.

4. Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh – Giáo trình tiếng Việt 2 (Hệ từ xa, bậc tiểu học), Nxb, ĐHSP Hà Nội, 1998.

Tiếng Anh

1. Aristotle – Thi pháp học. Tạp chí Văn học, số 1. 1997.

2. Asher R. E (Ed. In-Chief) – The Encyclopedia of Language and Linguistics (mục từ Metaphor). Tập V. Pergamon Press, New York, 1994.

Chức Năng Của Tiền Tệ, Ví Dụ Cụ Thể?

Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.

Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế quốc dân nhưng cũng được nghiên cứu trong triết học và xã hội học Định nghĩa

Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ tương rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế thừ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế học, có một số khái niệm về tiền.

* Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại. * Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dẽ dàng chuyển thành tiền mặt. * Chuẩn tệ: là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiéu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ.

Phân Tích Các Tính Chất Cơ Bản Của Dư Luận Xã Hội, Cho Ví Dụ Minh Họa Ở Từnng Tính Chất? Tác Động Của Dư Luận Xã Hội Đối Với Ý Thức Pháp Luật?

Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội .Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử , nó đã trở nên quen thuộc ở mỗi cá nhân, tổ chức ,bao gồm cả quốc gia mà trong cuộc sống hằng ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến. Dư luận xã hội biểu thị những mối quan tâm, tình cảm, nguyện vọng, được thể hiện dưới dạng ý kiến phán xét, đánh giá của nhiều người về sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội nào đó xảy ra trong xã hội. Với tư cách là một hiện tượng đặc biệt đã và đang tồn tại trong xã hội thì dư luận xã hội cũng có những tính chất cơ bản riêng làm cho nó được phân biệt với tin đồn .Trong bất kỳ xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có ảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong số đó phải kể tới sự tác động không nhỏ của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật. Vì vậy, em xin chọn đề tài : “Phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từnng tính chất? Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật?” để có thể tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này.

b) Khái niệm tin đồn: Tin đồn chỉ là tin tức về sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác.

c) Khái niệm ý thức pháp luật: Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các hành vi pháp lí thực tiễn. (Gt. Lí luận Nhà nước và Pháp luật -Trường đại học Luật Hà Nội)

Có 5 tính chất cơ bản của dư luận xã hội. Đó là:

Mỗi sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống đều có sự phản hồi của dư luận xã hội. Thái độ chung của dư luận xã hội đối với các sự việc trên có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lự (Chưa rõ thái độ). Cũng có thể phân chưa dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc hậu … Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại được phân chia theo các mức độ như : rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối.

Cụ thể như quy định Quy định chó, mèo ‘chính chủ’ đã gây xôn xao dư luận xã hội. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp, chủ nhân nuôi chó, mèo sẽ phải đăng ký với UBND xã, phường, các đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông cũng được thành lập.Theo đó, các hộ nuôi chó, mèo sẽ tới đăng ký với UBND xã để được cấp số cho vật nuôi. Chi cục Thú y và Trạm thú y phải có sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó ở tỉnh, huyện. Thú y cấp xã, thôn, ấp có trách nhiệm thống kê số lượng chó, mèo và số hộ nuôi chó, mèo để quản lý. Còn UBND các cấp chỉ đạo thành lập các đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư hoặc chó, mèo nghi bị mắc bệnh dại. Trạm thú y có trách nhiệm nuôi nhốt chó, mèo bị bắt, theo dõi sức khỏe và chờ chủ gia súc đến nhận; sau 3 ngày, nếu không có người tới nhận, chó, mèo sẽ bị tiêu hủy. Điều này đang gây ra những phản ứng trái chiều.

Theo nội dung của quy định trên đưa ra. Một phần người dân đồng tình với quy định này của Bộ Nông nghiệp vì đem lại hiệu quả . Nhiều người tán thành với quy định mới bởi, các hộ nuôi chó, mèo sẽ có sổ riêng để theo dõi, còn chó mèo cũng sẽ có một mã số đeo vào cổ. Quy định này nhằm quản lý chó, mèo nhằm khống chế bệnh dại từ chó, mèo sang người. Vì thực tế rất nhiều chết vì khi bị chó mèo cắm (Giai đoạn 1991 – 2007, trung bình mỗi năm có tới 200 người chết do bệnh dại. Sau một thời gian các ca tử vong giảm, vài năm trở lại đây, bệnh dại đang có chiều hướng quay trở lại. Năm 2011, 110 người chết; số liệu năm 2012 cũng đã ghi nhận 77 ca tử vong.) , đồng thời hàng năm tốm rất nhiều tiền, công sức để tiêm vắc xin cho người (khoảng 500.000 người tiêm vắcxin sau khi súc vật dại hoặc nghi dại cắn (chủ yếu là chó, mèo); Một mặt thì có ý kiến trái chiều phản đối , nhiều người tỏ ra lúng túng và cho rằng quy định mới gây phiền phức và không khả thi. Bởi lẽ, việc đi đăng ký cho chó, mèo là một việc khó khăn , mất thời gian, tốm nhiều công sức, nhiều chi phí lien quan. Mặc khác cũng có nhiều rủi ro, khó khăn khác như nếu một nhà nuôi nhiều chó mèo cũng phải xuống UBND xã để đăng ký thì quá bất tiện, giả sử hôm nay đăng ký, hôm sau chúng lăn ra chết hoặc bị bắt trộm thì người dân lại lên UBND khai tử .Không giống như con người, cấp số chứng minh thư để quản lý, chó, mèo nuôi không cố định. Nhiều nhà nuôi lâu muốn thay chó sẽ bán, làm thịt hoặc cho đi .

Cùng là một sự kiện nhưng theo những đánh giá về mặt khoa học và đánh giá về mặt văn hóa thì đã đưa ra những ý kiến hết sức khác nhau. Ngoài ra sự khác nhau còn được thể hiện cả ở sự phân vùng lãnh thổ. Như người dân Hà Nội thì rất quan tâm, còn người dân tỉnh khác thì không quan tâm lắm.

Ngoài ra, khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội. Xét theo mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột( như ví dụ trên); còn nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Đồ thị trên biểu thị cho sự mâu thuẫn hay sự thống nhất cao trong dư luận xã hội.

Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội và của cả dân tộc. Chẳng hạn như : Nghị định 105/2012 quy định linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài vấp phải nhiều phản ứng từ dư luận. Rất nhiều người quan niệm rằng việc để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài là để tạo điều kiện cho những người đến viếng được “nhìn mặt lần cuối” người đã khuất. Ở đây có yếu tố tâm linh cũng như yếu tố tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng. Còn những lý do như để đảm bảo vệ sinh, ngừa khả năng kính vỡ rơi vào mặt người quá cố hoàn toàn không thuyết phục và điều kiện hiện nay hoàn toàn có thể cho phép khắc phục. Ví dụ khác như hiện nay đang tồn tại một bộ phận sinh viên đang chấp nhận việc sống chung trước hôn nhân – “sống thử”. Đó là việc đi trái với chuẩn mực xã hội của người Á Đông, ảnh hướng đến văn hoá của người Việt.

Tuy nhiên, lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội; điều kiện đủ ở đây là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ chung với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.

Dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thể hiện quan điểm, thái độ của các cá nhân trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.Tuy nhiên cơ sở của bất kỳ hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng , trong đó khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của cá nhân khác, nhóm xã hội khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lí của cá nhân và nhóm xã hội. Đó là các thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, clip video.. Đặc biệt, ngày nay khi công nghệ viễn thông phát triển mạnh thì bất cứ thông tin đặc biệt gì cũng được phát tán một cách nhanh chóng. Vì vậy, khả năng lan truyền của dư luận xã hội cũng tăng lên rất nhiều. Đặc biệt đối với các sự kiện lớn cảu đất nước như tình trạng chiến tranh, các cuộc bầu cử; hay các sự kiện vượt ra ngoài hoạt động sóng và làm việc bình thường con người như các vụ tội phạm nguy hiểm, nạn hạn hán, lũ lụt … Có thể lấy một ví dụ như Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, vi phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ,dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối.Với luận điểm Trung Quốc Cho rằng hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phía nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam là quấy nhiễu, khiến “Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng hải”. Luận điểm Việt Nam :Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Sự kiện này đã lan truyền trên phạm vi thế giới. Nhận được sự phản ứng từ một số quốc gia và Liên minh châu Âu bày tỏ quan ngại trước hành động đơn phương gây hấn của Trung Quốc khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực. Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm Luật biển quốc năm 1982 ( Viết tắt là Doc), đó là chuẩn mực chung của các nước , tất cả ai cũng phải có nghĩa vụ thực hiện và tuân theo.

Dư luận xã hội có tính bền tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chủ qua một đêm là thay đổi nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối ới những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. Chẳng hạn như sự đánh giá của dư luận xã hội đối với công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong kháng chiến chống Pháp và Chống Mỹ và đối với quân đội ta Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một ảnh cả của quân đội nhân dân Việt Nam ; Đối với thế giới Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến rồi đến thời cận hiện đại với , Zhukov…, những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh. Về những vấn đề về văn hóa, quan điểm thẩm mĩ hay đạo đức xã hội nhưng cũng có những dư luận thay đổi một cách nhanh chóng như dư luận về các sự kiện thường nhật hàng ngày. Do đặc tính đó, tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện:

Thứ nhất – biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá Với cùng sự việc, sự kiến xảy ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét, đánh giá khác nhau. Chẳng hạn như qua những ghi nhận của nhóm phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, rất nhiều người dân thể hiện sự đồng tình với chủ trương thay đổi giờ học, giờ làm của bộ trưởng bộ Giao thông vận tải vì sau một tháng thực hiện thì phần lớn các điểm “đèn” thường xuyên ùn tắc trên tuyến đường Hà Nội, sau đổi giờ mật độ phương tiện đã giảm đáng kể vào giờ cao điểm. Bên cạnh đó, vẫn có ý kiến phản đối khi đây không thể coi là giải pháp tối ưu để giải quyết việc ùn tắc bởi quanh đó còn tác động đến đời sống của người dân. Vì vậy, sau một tháng thực hiện chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vẫn để cho các trường đại học, các trường THPT … tự chủ trong việc đổi giờ làm của trường mình.

Ví dụ khác, Như hiện tượng tảo hôn, chế độ đa thê là hiện tượng bình thường được chấp nhận tại các nước thuộc khu vự Trung Đông, Nam Sahra hay Ấn Độ nhưng sẽ gặp sự phản ứng mạnh mẽ tại nhiều nước như ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á..

Thứ hai – biến đối theo thời gian Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hoá, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thẻ bị biến đổi ngay trong cùng nền văn hoá, xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội. Chẳng hạn, thời xưa người Việt thường có phong tục ăn trầu, nhuộm răng đen, và đó được coi là nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt xưa. Tuy nhiên, khi xã hội biến đổi thì phong tục đó mất đi và không được coi là chuẩn mực xã hội nữa. Ví dụ khác như Điều 199 BLHS năm 1999 quy định thì tối sử dụng trái phép chất ma túy được coi là tội phạm nhưng thông qua sự biến đổi của thời gian cũng như môi trường sống, qua cách nhìn nhận, phán xét, đánh giá của dư luận xã hội nên đến BLHS năm 1999 sửa đổi , bổ sung năm 2009 đã bỏ đi Điều 199 BLHS năm năm 1999. Nghĩa là nếu có sử dụng chất ma túy thì chỉ bị xử phạt hình chính, giáo dục thôi, chứ không bị phạm tội hình sự.

Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lỗ bằng lời( dư luận của đa số im lặng); việc này thường xảy ra đối với dư luận xã hội thiếu dân chủ. Ngoài ra thì trong xã hội thường cũng có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy ra, hiện thời chưa cấp bách.

Về khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải của dư luận xã hội, cũng có những quan niệm khác nhau. Có ý kiến cho rằng dư luận xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của các thành kiến, định kiến cho nên nó không có khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải. Có ý kiến lại “sùng bái” dư luận của đa số, theo họ, dư luận của đa số bao giờ cũng đúng, dư luận của thiểu số bao giờ cũng sai. Tất cả các quan niệm trên đều sai. Trong thực tế thì khả năng phản ánh của dư luận xã hội cũng chỉ mang tính chất tương đối. Không có cái gì tuyệt đối đúng và không có cái gì tuyệt đối sai. Bởi dù sai đến mấy, trong dư luận xã hội vẫn có những hạt nhân hợp lý không thể coi thường được. Chân lí của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số. Chính vì vậy, khi xem xét một sự kiện xã hội có ta không nên tuyệt đối hóa vai trò của dư luận xã hội hay một quan điểm nào đó. Cái mới, lúc đầu, thường chỉ có một số người nhận thấy và do đó dễ bị đa số phản đối. Chẳng hạn như Copecnic cho xuất bản cuốn chính trái đất mới là hành tinh quay xung quanh mặt trời, trong khi lúc bấy giờ người ta vẫn quan niệm trái đất là trung tâm vũ trụ. Phát hiện đó của nhà thiên văn học làm mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì đã đi ngược lại với chứa trời. Và về sau, khi khoa học đã phát triển hơn thì quan điểm đó mới coi là đúng.

Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật. Các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có sự thể hiện ý thức pháp luật khác nhau, trong đó ý thức pháp luật giữ vai trò chủ đạo là ý thức pháp luật của giai cấp thống trị cầm quyền. Nhưng, trước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng… đặc biệt là dư luận xã hội (Ngọ VănNhân – Tạp chí Triết học)

Ý thức nói chung và ý thức pháp luật nói riêng được hình thành trong quá trình con người tiếp cận với đời sống thực tiễn và bắt đầu có nhận thức cơ bản về chúng. Dư luận xã hội cũng vậy, theo nhiều con đường khác nhau, đuợc truyền đạt đến các cá nhân, trên cơ sở nhận thức của mình, các cá nhân bắt đầu đưa ra các ý kiến phán xét, đánh giá về sự kiện đó, sự trao đổi ý kiến giữa các cá nhân sẽ dẫn tới sự hình thành các luồng ý kiến chung tạo thành dư luận xã hội. Theo như Trần Thị Quỳnh Nghi -Khoa Nhà nước và Pháp luật – Trường Chính Trị – Tỉnh Bến Tre thì dư luận xã hội sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của con người nói chung và ý thức pháp luật ở những nội dung sau:

Thứ nhất – Góp phần hình thành ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi pháp lý cho công dân

Dư luận xã hội tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của con người. Thông qua dư luận xã hội, con người sẽ ý thức được đâu là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án hoặc đâu là những hành vi hợp pháp cần được khích lệ, cổ vũ, động viên. Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia,…đã gây xôn xao dư luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trên cơ sở của dư luận xã hội, cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với chuẩn mực pháp luật. Trải qua một thời gian nhất định, các cá nhân sẽ tự cảm nhận được những điều nên làm và không nên làm, điều đó cho thấy dư luận xã hội có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân. Qua đó, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến ý thức pháp luật, hành vi của con người. Tác động đó được thể hiện trên ba phương diện:

tác động tới tình cảm pháp luật của con người, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật của mỗi công dân.

tác động tới tâm trạng của con người trước pháp luật cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực.

tác động đến sự tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành.

Thứ hai – Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho công dân

Trong cấu trúc của dư luận xã hội luôn có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý thức xã hội: Nhận thức, tình cảm và ý chí, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức và thẩm mỹ,…Bất kỳ khi nào, có một sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội nào đó có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu hút được sự quan tâm chú ý của họ, thì khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội. Ví dụ: Khi quyền lợi của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội xuất hiện lên án, phản đối gay gắt các cá nhân có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc,…sẽ hình thành tính lan truyền.

Xét ở góc độ ý thức pháp luật, dư luận xã hội lan truyền càng rộng càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.

Do đó, dư luận xã hội có vai trò to lớn trong việc phổ biến, tuyên truyền những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật đến với các chủ thể trong xã hội, trong đó có từng cá nhân con người.

Như vậy, dư luận xã hội luôn hỗ trợ cùng pháp luật trong việc nâng cao ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự trong toàn xã hội cũng như trong mỗi cộng đồng. Nó góp phần giáo dục nhận thức đúng đắn về điều tốt, cái xấu, điều gì đúng pháp luật, điều nào sai pháp luật…để từ đó, nó răn đe con người cần tránh xa những cái xấu xa trong xã hội. Đồng thời, dư luận xã hội cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân và cũng là phương tiện để các cơ quan nhà nước có thể đánh giá được khả năng nhận thức, việc sử dụng pháp luật và phản ứng của nhân dân đối với các vấn đề pháp luật, từ đó tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức và thực hiện pháp luật ở đại đa số quần chúng nhân dân. Chúng ta có thể xem dư luận xã hội như là “người lính canh giữ”, bảo vệ những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích chính đáng của con người. Do vậy, trong quá trình xây dựng, nâng cao ý thức pháp đối với từng cá nhân, nhà nước cần phát huy những luồng dư luận có tác động tích cực.

Như vậy, dư luận xã hội là một bộ phận vô cùng quan trọng của xã hội. Đó là những ý kiến con người, những nhận xét đánh giá của tập thể xã hội về các vấn đề xã hội nóng bỏng, các hoạt động của nhà nước, cơ quan nhà nước,… Thông qua dư luận xã hội ta có thể tìm hiểu chung và khá toàn diện nhưng đặc điểm của xã hội, những quan điểm quan niệm của con người về thẩm mĩ, chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán trong xã hội. Chính vì vậy ,việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam cần được chú trọng mở rộng về quy mô cũng như tính chất của dư luận xã hội bởi tầm quan trọng của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa rất lớn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần của con người Việt Nam. Hãy đưa dư luận xã hội “tiếng nói của dân” trở thành một cầu nối giữa dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật để nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng sánh vai với các cường quốc trên con đường hiện đại hóa nền văn minh thế giới.

1) Tập bài giảng Xã Hội Học – Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB Công An nhân dân – Năm 2010

2) Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội – Nguyễn Minh Đoan.

3) Tạp chí triết học – Bài viết : Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật – Tác giả : Ngọ Văn Nhân.

Nêu Ví Dụ Về 5 Chức Năng Của Tiền Tệ Câu Hỏi 1310417

1.Thước đo giá trị

Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 7 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 2 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 2 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không làm ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

2.Phương tiện lưu thông

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đến. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tế điều đó đã dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

3.Phương tiện cất trữ

Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích, truyện trung đại…. . Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

4.Phương tiện thanh toán

Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ hoặc người mắc nợ của ngân hàng nếu tiêu xài phung phí, không đúng cách.

6.Tiền tệ thế giới

Do ngành du lịch phát triển, nên mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại, như Mỹ – Việt Nam là: 1 USA = 23.143 VNĐ…………..