Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vai Trò Và Chức Năng Của Xương Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Vai Trò Của Xương Đòn

1. Vị trí của Xương đòn

Xương quai đòn là một phần quan trọng trong hệ xương hoàn chỉnh của người. Một cơ thể bình thường có 2 xương quai đòn, xương quai đòn nằm ở phía dưới vai và đối xứng nhau qua ức.

2. Cấu tạo của Xương đòn

Độ dài của xương quai đòn tùy thuộc vào cấu tạo bộ xương của cơ thể. Do đó người ta cho rằng, người có xương quai đòn càng dài và cong càng quyến rũ và hấp dẫn. Phụ nữ hiện nay cũng coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá sắc đẹp.

Xương quai đòn còn được gọi là xương quai xanh. Xương quai đòn có hình dạng mỏng dẹt và cong giống chữ S,  chịu trách nhiệm kết nối xương bả vai và xương ức. Bằng mắt thường có thể nhận biết được do xương nhô ra rõ rệt dưới lớp da mỏng.

Xương đòn gồm có thân xương và hai đầu xương

2.1 Thân xương đòn sẽ có hai mặt

Mặt trên của xương đòn phía ngoài rất gồ ghề, phía trong thì trơn nhẵn mà bạn có thể sờ và cảm nhận được qua da.

Mặt dưới của thân xương đòn rất gồ ghề, ở phía trong chúng ta sẽ có một vết ấn được gọi là vết ấn dây chằng sườn đòn cho dây chằng sườn đòn bám vào. Phía ngoài chúng ta sẽ có củ nón để cho dây chằng nón bám vào, dây chằng thì bám vào đường thang. Ở giữa của mặt dưới sẽ có một rãnh, dựa vào mô hình các bạn có thể dễ dàng nhận ra rãnh ở mặt trước xương đòn để cho cơ dưới đòn bám vào.

2.2 Hai bờ của xương đòn

Bờ trước ở phía ngoài lõm, mỏng, gồ ghề, phía trong lồi, dày và trơn nhẵn. Ngược lại, bờ sau phía ngoài lại lồi, gồ ghề và phía trong lõm.

2.3 Các đầu xương: xương đòn có hai đầu

Đầu ức ở phía trong: dày, to và có diện khớp ức để ghép với xương ức.

Đầu cùng vai ở phía ngoài dẹt, có diện khớp mỏm cùng để khớp với mỏm cùng của xương vai

3. Chức năng của Xương đòn

Chức năng xương đòn kết nối xương bả vai với xương ức qua khớp đòn. Nhờ vậy mà mọi hoạt động của toàn bộ cánh tay có diễn ra bình thường hay không phụ thuộc hoàn toàn vào xương đòn.

Xương đòn có vai trò giống như một chiếc đòn gánh để giúp nâng đỡ phần trọng lượng của toàn bộ vùng cánh tay.

4. Những điều cần lưu ý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế việc gãy xương đòn. Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy xương đòn:

Mặc đồ bảo hộ thể thao.

Hỏi huấn luyện viên  làm thế nào để giảm nguy cơ té ngã khi tham gia các môn thể thao.

Có một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D để xương chắc khỏe hơn.

Nguồn: Vinmec

Vai Trò Và Chức Năng Của Thị Trường

Vai trò của thị trường

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoả mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và nâng cao chất lượng nhu cầu… Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, thì thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường vừa là động lực, vừa là điều kiện, vừa là thước đo kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp

– Là động lực: Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại được phải luôn nắm bắt được các nhu cầu đó và định hướng mục tiêu hoạt động cũng phải xuất phát từ những nhu cầu đó. Ngày nay, mức sống của người dân được tăng lên một cách rõ rệt do đó khả năng thanh toán của họ cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh đua nhau cạnh tranh dành giật khách hàng một cách gay gắt bởi vì thị trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được nếu ngược lại sẽ bị phá sản. Vậy thị trường là động lực sản xuất,cũng như kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.

– Là điều kiện: Thị trường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần thiết để doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về một loại yếu tố sản xuất hay một loại hàng hóa nào đó thì tình hình cung ứng trên thị trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực hoặc tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thị trường là điều kiện của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Là thước đo: Thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong qua trình hoạt động kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các trường hợp khó khăn đỏi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết định. Mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó là có hiệu quả và ngược lại. Vậy thị trường là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy thông qua thị trường (mà trước hết là hệ thống giá cả) các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực. Trên thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ, giá cả các yếu tố đầu vào (như máy móc thiết bị, nguồn sản phẩm hàng hóa, đất đai, lao động, vốn… ) luôn luôn biến động nên phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hoá của thị trường và xã hội.

Chức năng của thị trường:

Nếu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất hay nhập khẩu tiêu thụ được trên thị trường, tức là khi đó hàng hoá của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận, lúc ấy sẽ tồn tại một lượng khách hàng nhất định có nhu cầu và sãn sàng trả tiền để có hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đó và quá trình tái sản xuất đầu tư của doanh nghiệp nhờ đó mà cũng được thực hiện. Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra giao dịch, tức thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của chúng, chuyển giá trị cá biệt thành giá trị xã hội. Sự phân phối và phân phối lại các nguồn lực nói lên sự thừa nhận của thị trường.

Chức năng này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải tìm hiểu kỹ thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường. Xác định cho được thị trường cần gì với khối lượng bao nhiêu…

Chức năng thực hiện của thị trường

Thông qua các hoạt động trao đổi trên thị trường, người bán và người mua thực hiện được các mục tiêu của mình. Người bán nhận tiền và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Đổi lại, người mua trả tiền cho người bán để có được giá trị sử dụng của hàng hoá. Tuy nhiên, sự thể hiện về gía trị chỉ xảy ra khi thị trường đã chấp nhận giá trị sử dụng của hàng hoá. Do đó, khi sản xuất hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp không chỉ tìm mọi cách để giảm thiểu các chi phí mà còn phải chú ý xem lợi ích đem lại từ sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không.

Như vậy thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá và dịch vụ hình thành nên các giá trị trao đổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực.

Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường

Cơ chế thị trường sẽ điều tiết việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tức là kích thích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực có mức lợi nhuận hấp dẫn, có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo ra sự di chuyển sản xuất từ ngành này sang ngành khác. Thể hiện rõ nhất của chức năng điều tiết là sự đào thải trong quy luật cạnh tranh. Doanh nghiệp nào, bằng chính nội lực của mình, có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, phản ứng một cách kịp thời, linh hoạt, sáng tạo với các biến động của thị trường thì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị phá sản. Ngoài ra thị trường còn hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng theo mục đích có lợi nhất nguồn ngân sách của mình.

Chức năng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được chu kỳ sống của sản phẩm, để xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào, tức lã xem sét mức độ hấp dẫn của thị trường đến đâu để từ đó có các chính sách phù hợp.

Chức năng thông tin của thị trường

Chức năng này được thể hiện ở chỗ, thị trường chỉ cho người đầu tư kinh doanh biết nên cung cấp hàng hoá và dịch vụ nào, bằng cách nào và với khối lượng bao nhiêu để đưa vào thị trường tại thời điểm nào là thích hợp và có lợi nhất, chỉ cho người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá và dịch vụ tại những thời điểm nào là có lợi cho mình.

Thị trường sẽ cung cấp cho nhà sản xuất hay nhà kinh doanh thương mại và người tiêu dùng những thông tin sau: Tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung và cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá và dịch vụ, các điều kiện tìm kiếm hàng hoá và dịch vụ, các đơn vị sản xuất và phân phối…Đây là những thông tin quan trọng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng để đề ra quyết định thích hợp đem lại lợi ích hiệu quả cho họ.

Để có những thông tin này doanh nghiệp phải tổ chức tốt hệ thống thông tin của mình bao gồm các ngân hàng thống kê và ngân hàng mô hình cũng như các phương pháp thu thập xử lý thông tin nhằm cung cấp những thông tin về thị trường cho lãnh đạo doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường.

Vai Trò Của Máu Và Chức Năng Của Máu

BTV

Vai trò của máu và chức năng của máu, máu được xem là một phần không thể thiếu của cơ thể con người. Máu trong cơ thể người nhận có chức năng cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu…

Vai trò của máu và chức năng của máu, máu được xem là một phần không thể thiếu của cơ thể con người. Máu trong cơ thể người nhận có chức năng cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Máu là gì?

Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.

Vai trò của máu và chức năng của máu: máu chiếm 1/3 cơ thể con người

Vai trò của máu và chức năng của máu

Máu lưu thông trong hệ mạch và có các chức năng chính như sau :

Chức năng vận chuyển:

Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.

Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.

Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.

Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường. 2. Chức năng cân bằng nước và muối khoáng

Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.

Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu (chịu ảnh hưởng của các ion và prôtêin hoà tan trong máu).

Chức năng điều hòa nhiệt: Máu còn tham gia điều nhiệt nhờ sự vận chuyển nhiệt và khả năng làm nguội của lượng nước trong máu.

Vai trò của máu và chức năng của má

Chức năng bảo vệ: Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào.

Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.

Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể: Máu mang các hormon, các loại khí O2 và CO2, các chất điện gíải khác Ca++, K+, Na+… để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể. Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu đã tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh – thể dịch.

Ít ai biết được trọng lượng máu toàn phần 1/13 thể trong của cơ thể. Ở người trưởng thành tỉ lệ này có chút thay đổi. Máu là nguồn gốc tạo các dịch lỏng khác như : Dịch bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch não tủy, dịch màng bụng, màng phổi, màng khớp…Tất cả các dịch đó tạo thành nội môi , trong đó máu là thành phần quan trọng nhất .

Máu gồm hai phần: Tế bào và huyết tương. Tế bào gồm hồng cầu (HC), bạch cầu (BC), tiểu cầu (TC). Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước. Máu là tố chức lỏng lẻo điều hoà toàn bộ các hoạt động cơ thể nhờ các chức năng sau:

Vai trò của máu và chức năng của máu: máu có nhiều nhóm khác nhau

Điều hòa hoạt động tuần hoàn, duy trì huyết áp.

Cung cấp oxy để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Đào thải C02 qua phổi, đào thải nước – cặn bã qua đường nưóc tiểu, chuyển các chất về gan để tổng hợp chất mới và khử độc, đào thải qua mồ hôi, tiêu hủy tế bào già qua lách và tổ chức hên võng.

Cung cấp nguyên liệu cho tạo dựng cơ thể.

Bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng bằng cơ chế miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

Cầm máu bằng cơ chế đông máu.

Ngay sau khi nhận được thông tin xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi, lực lượng chức năng ở Thừa Thiên Huế tiến hành mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm và tiêu hủy lợn nhiễm bệnh ngay lập tức.

Vai Trò Của Sinh Thiết Tủy Xương

Sinh thiết tủy xương hay còn gọi là sinh thiết tủy sống là xét nghiệm được chỉ định nếu kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy hàm lượng tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu trong cơ thể có sự thay đổi bất thường, có thể là quá cao hoặc quá thấp. Sinh thiết tủy xương được thực hiện tại vị trí xương hông. Chính nhờ vào sinh thiết tủy mà sẽ giải thích được nguyên nhân của những bất thường kể trên, bao gồm:

Thiếu máu do số lượng hồng cầu thấp

Bệnh lý về tủy xương như xơ hóa tủy nguyên phát, rối loạn sinh tủy

Ung thư tủy xương hay ung thư máu

Ung thư di căn từ vùng khác vào tủy xương

Bệnh Hemochromatosis là rối loạn di truyền do hấp thụ quá nhiều sắt từ thức ăn

Nhiễm trùng, sốt chưa rõ nguyên nhân.

Ngoài mục đích tìm ra những nguyên nhân bệnh lý kể trên, sinh thiết tủy xương còn được thực hiện để:

Xác định giai đoạn bệnh ung thư

Kiểm soát nồng độ sắt cũng như quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta

Theo dõi, kiểm soát những đáp ứng trong quá trình điều trị bệnh

Vì sinh thiết tủy xương là một thủ thuật có xâm lấn nên cũng có thể để lại những rủi ro và biến chứng nhất định, bao gồm:

Chảy máu nhiều, nhất là với những đối tượng bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp

Nhiễm trùng, nhất là với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu

Cảm giác khó chịu và đau ở vị trí sinh thiết

Bệnh nhân có thể bị dị ứng với những loại thuốc mê

Những biến chứng về an thần như nhịp tim

2. Quy trình sinh thiết tủy xương

2.1 Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương

Thường thì bệnh nhân trước khi được thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương không cần chuẩn bị nhiều, tuy nhiên cũng cần có những lưu ý nhỏ như sau:

Thông báo cho bác sĩ thực hiện những loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bản thân hiện đang sử dụng

Khai báo về tiền sử bệnh sử bản thân, nhất là tiền sử rối loạn chảy máu

Thông báo với bác sĩ về dị ứng, nhạy cảm của cơ thể đối với băng gạc, thuốc mê và những hóa chất

Thông báo cho bác sĩ về khả năng đang và sẽ mang thai nếu bệnh nhân là phụ nữ

Báo cho bác sĩ về những mong muốn hay nhu cầu sử dụng các loại thuốc giảm bớt sự lo âu căng thẳng của bản thân về việc thực hiện sinh thiết tủy xương

Nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối trước ngày làm thủ thuật

Tuân theo những hướng dẫn và dặn dò của bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết tủy

Bệnh nhân có thể được chỉ định cho dùng thuốc an thần kết hợp gây tê tại chỗ.

2.2 Quy trình sinh thiết tủy xương

Quy trình sinh thiết tủy xương bao gồm những bước như sau:

Trước khi sinh thiết tủy, bệnh nhân cần được kiểm tra nhịp tim và đo huyết áp. Vì thủ thuật này có thể gây đau nên bác sĩ sẽ bôi thuốc gây tê tại chỗ lên vùng da cần sinh thiết. Nếu người bệnh cảm thấy lo lắng sẽ được tiêm thuốc mê qua đường tĩnh mạch, gây mê có thể hoàn toàn hay một phần trong quá trình thực hiện sinh thiết tủy xương

Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ và sử dụng kim đặc biệt đi qua lớp da rồi đến lớp xương và sau đó dùng một loại kim đặc biệt đồng thời xoay kim để thực hiện quá trình rút một mẫu mô xương và tủy. Mẫu sinh thiết tủy xương được lấy từ đỉnh chóp mào chậu sau hoặc có thể ở trước hông. Khi tiến hành giai đoạn này, bệnh sẽ có thể sẽ có cảm giác đau âm ĩ khi kim tiến đến vùng xương. Sau khi lấy được mẫu, bác sĩ sẽ rút kim ra ngoài đồng thời ấn nhẹ lên vùng đã lấy mẫu mô để cầm máu

Bác sĩ sát khuẩn vùng đã đâm kim bằng cồn và băng vết thương lại bằng băng gạc vô khuẩn.

2.3 Những lưu ý sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Những lưu ý sau khi quy trình sinh thiết tủy xương được thực hiện bao gồm:

Nếu trong trường hợp gây tê tại chỗ, bệnh nhân được nằm ngửa trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút và ấn nhẹ lên vùng thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy. Sau đó, bệnh nhân có thể ra về và hoạt động trở lại bình thường

Nếu bệnh nhân có gây mê tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ được đưa đến khu vực hồi tỉnh và nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ

Nếu bệnh nhân có cảm giác đau trong 1 tuần hoặc thậm chí lâu hơn thì có thể báo cho bác sĩ để có chỉ định sử dụng thuốc giảm đau

Băng vị trí thực hiện sinh thiết tủy và giữ vết thương khô trong vòng 24 giờ. Không tắm vòi và ngâm mình trong bồn nước hay bơi lội, đặc biệt không tắm nước nóng

Khi có những dấu hiệu bất thường như chảy máu thấm qua băng, sốt kéo dài, đau, sưng tại vị trí đâm kim, chảy dịch bất thường thì cần liên hệ với bác sĩ để có những xử lý kịp thời.

3. Kết luận

Sinh thiết tủy xương là loại xét nghiệm có thể mất rất nhiều thời gian để cho ra kết quả. Loại xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem tủy xương có hoạt động tốt không, và cũng chỉ ra những loại bệnh lý như ung thư, bệnh về hệ tạo máu, bệnh tủy xương. Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả của sinh thiết tủy để đưa ra những chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.