Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Biện Pháp Phòng Tránh Giun Đũa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Bệnh Giun Đũa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Chống

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương – Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng, vấn đề lây nhiễm các loại ký sinh trùng là khó tránh khỏi. Trong đó, nhiễm giun đũa khá thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh giun đũa đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về vấn đề này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

1. Nguyên nhân gây bệnh giun đũa

Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ… là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ… nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

2. Triệu chứng bệnh giun đũa như thế nào?

Biểu hiện của nhiễm giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

3. Cách nào để phòng chống nhiễm giun đũa?

Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Biện Pháp Phòng Tránh Các Bệnh Về Giun Sán

Biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây (sán lợn), giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn…; Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn. Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Các biện pháp phòng bệnh giun sán Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách: – Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm). – Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. – Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.  – Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau. -  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường. – Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Nguyễn Linh Trang

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây (sán lợn), giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn…;Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán.Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường.- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Cách Phòng Chống Giun Đũa Kí Sinh Ở Người Hiệu Quả Nhất

Giun đũa kí sinh thường có triệu chứng ban đầu đau ngực, ho khan, ngứa ngoài chúng tôi đũa trưởng thành có thể xuyên thủng thành ruột, có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng hoặc giun chui ra từ hậu môn. ..

Triệu chứng nhiễm giun đũa

Giun đũa là một giun to sống trong ruột non, là loại ký sinh đường ruột rất phổ biến đặt biệt ở trẻ em. Có đến ¼ dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Giun đũa trưởng thành sống trong ruột non, con cái đẻ mỗi ngày trung bình 200.000 trứng, trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét .

Nhiều khi không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có thử phân mới phát hiện có trứng giun. Đôi khi có trường hợp rất hiếm là chỉ toàn giun đũa đực nên thử phân không thấy trứng mà vẫn có giun. Triệu chứng nhiễm giun đũa tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun nhiều hay ít, mà biểu hiện bệnh qua 2 giai đoạn kế tiếp nhau.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn giun đã trưởng thành: trẻ hay có triệu chứng đau bụng, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và thường là có những triệu chứng thần kinh như bực dọc, khó chịu, trẻ ngứa mũi, lên cơn co giật, đêm ngủ hay hốt hoảng, nghiến răng, ứa nước miếng, thích nằm sấp.

– Khi ấu trùng giun vào phổi: gây kích thích dị ứng trong phổi làm tổn thương mao mạch và phế nang, làm cho bệnh nhân bị sốt nhẹ, ho khan, khạc đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức.

– Khi giun đũa vào ruột: Nếu chỉ có số lượng ít giun trưởng thành trong ruột thì không gây triệu chứng. Nhưng khi nhiễm nhiều giun, sẽ có các triệu chứng giống như loét dạ dày tá tràng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp nhiễm quá nhiều giun, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột hoặc tử vong. Ở bệnh nhân bị mắc bệnh thương hàn, giun đũa có thể xuyên thủng thành ruột. Bệnh nhân có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng hoặc giun chui ra từ hậu môn.

– Nếu giun đũa chui vào ống mật chủ, ống tuỵ gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tụy hoặc vàng da tắc mật. Trẻ em bị nhiễm giun sẽ chậm lớn.

Ai cũng có thể mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim.

Cách phòng chống giun đũa kí sinh ở người

Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện.

Biện pháp phòng chống

– Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

– Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường.

– Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.

– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á, theo Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài.

Cách điều trị giun đũa

Để diệt giun đũa, có thể dùng một trong các thuốc:albendazol, pyrantel pamoat, mebendazol, levamisol, piperazin. Vì trên thực tế,bệnh nhân thường bị nhiễm giun đũa kèm theo nhiễm giun móc và giun tóc nên cóthể điều trị đồng thời bằng albendazol, mebendazol hoặc oxantel, pyrantelpamoat để diệt cả 3 loại giun này.

Nếu bị tắc ruột do giun hoặc giun chui ống mật, có thể tránhphẫu thuật bằng cách hút dịch dạ dày qua ống thông mũi, sau đó bơm liều thuốctẩy giun qua ống. Giun chui ống mật, có thể gắp lấy giun qua ống nội soi dướisiêu âm và điều trị dung dịch albendazol hoặc piperazin bơm vào ống mật chủ kếthợp với điều trị toàn thân.

Bệnh giun đũa chó ở người có nguy hiểm không?

Bệnh giun đũa chó Toxocara spp với hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng và cụ thể là đến não bởi có triệu chứng đau đầu. Ấu trùng di chuyển đến não là biến chứng nặng nhất của bệnh. Như đã nói ở trên bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhờ uống đúng thuốc.

Người nuốt phải trứng giun chó thường là trẻ em chơi đất, chơi với chó hoặc người lớn làm những nghề gần gũi với chó. Ngoài ra, ấu trùng trứng giun còn có thể vào cơ thể người do việc dính vào rau, thức ăn, gián, kiến tha…

Khi vào ruột non, ấu trùng sẽ chui ra khỏi trứng vào vách ruột, theo máu lên gan, phổi, não, tim, da, cơ, mắt… Tại đây, ấu trùng có thể sống được nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Và vì lạc vật chủ sang người nên chúng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành.

Các triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh giun đũa chó là u hạt do ấu trùng, ấu trùng di chuyển nội tạng (gặp ở trẻ nhỏ 1-4 tuổi nhiều hơn ở người lớn) và ấu trùng di chuyển ở mắt.

Trẻ em khi mắc thường có biểu hiện sốt nhẹ, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa; đau cơ và khớp; ho khạc ra đờm có bạch cầu ái toan, khó thở dạng suyễn, thâm nhiễm phổi; da nổi dát đỏ hoặc mề đay, hồng ban đa dạng, gan to, cứng, bề mặt nhẵn, không đau; đôi khi lách hơi to.

Người lớn cũng sốt nhẹ, mệt, nổi mẫn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, có thể giảm thị lực một bên do viêm hạt ở võng mạc hoặc viêm nội nhãn mạn tính. Ngoài ra bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, cơ, da, tim hoặc tổn thương thần kinh trung ương do ấu trùng xâm nhiễm vào não, lên cơn động kinh, liệt, co giật, chui vào tủy sống gây rối loạn… Phòng bệnh nhiễm giun chó

Bệnh không lây từ người sang người nên biện pháp phòng tránh chủ yếu là: hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, đặc biệt là chó mèo con như ôm hôn, bồng, bế, vệ sinh môi trường không để chó mèo phóng bế bừa bãi, ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không đi chân đất.

Nếu nuôi chó, các gia đình nên tẩy giun cho chó. Với chó con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần. Đặc biệt, không cho trẻ con chơi với chó, nhất là chó con, tránh để trẻ nuốt đất.

tu khoa

cach phong chong giun dua

dieu tri giun dua cho bao lau

bi giun dua cho uong thuoc gi

Có thế bạn quan tâm :

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Tước đoạt chất dinh dưỡng

Nhiễm bệnh giun đũa có thể góp phần làm suy giảm protein. Theo sự tính toán ở một nghiên cứu thực nghiệm trên người thì ở trẻ em bị nhiễm từ 13 đến 40 giun bị mất khoảng 4g protein mỗi ngày đối với một bữa ăn có từ 35 đến 40g protein. Suy dinh dưỡng ở dạng khô cũng được gắn với nhiễm giun đũa. Nhiễm giun đũa cũng có thể góp phần làm giảm lượng sinh tố A, sinh tố C. Trẻ em hay bị quáng gà sẽ hồi phục rất nhanh các triệu chứng ở mắt sau khi được tẩy giun.

Bội nhiễm vi trùng

Miễn dịch bệnh lý

Nhiều người bị nhiễm bệnh giun đũa có sự nhảy cảm với kháng nguyên của giun đũa và khi phòng thí nghiệm nơi mổ giun cũng đủ làm viêm kết mạc, nổi mề đay và lên cơn hen. Da của những bệnh nhân này hay nhạy cảm với kháng nguyên của giun đũa ở những liều cực nhỏ, họ sẽ bị ngay phản ứng phản vệ tức thời, thường thấy biểu hiện bằng nổi ngứa và có những vết thương màu hồng. Sự di chuyển của giun đũa trưởng thành ở những người nhạy cảm có thể làm cho hậu môn ngứa dữ dội, gây nôn ói ra giun và phù nề thanh môn.

Triệu chứng lâm sàng

Đa số các trường hợp nhiễm bệnh giun đũa thường không có biểu hiện lâm sàng, nhiễm nhẹ thường không có triệu chứng nhưng đôi khi nhiễm một con duy nhất cũng có thể gây nên áp-xe gan hay làm tắt ống dẫn mật. Triệu chứng cấp tính thường tương ứng với số lượng giun đũa bị nhiễm và triệu chứng nặng có thể xảy ra khi số lượng giun đũa lên tới hàng trăm con.

Mặc dù tái nhiễm có thể xảy ra suốt đời nhưng có thể làm giảm được những trường hợp bị nhiễm nặng nếu có được miễn dịch hoặc giảm bớt phơi nhiễm.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh bắt đầu từ lúc trứng được nuốt vào cơ thể cho đến khi trứng bắt đầu xuất hiện trong phân là 60 đến 70 ngày. Triệu chứng ở phổi do ấu trùng di chuyển sẽ xuất hiện vào ngày thứ 4 và 16 sau khi bị nhiễm.

Bệnh do ấu trùng giun đũa

Viêm phổi do ấu trùng giun đũa là trong quá trình di chuyển ấu trùng giun đũa gây ra viêm phổi vào ngày thứ 4 và 16 sau khi được nuốt vào, triệu chứng gồm có sốt, ho có đàm, thâm nhiễm ở phổi. Bạch cầu toan tính tăng cao và có thể tìm thấy ấu trùng trong đàm hoặc ở trong dịch tá tràng. Viêm phổi không kéo dài, chỉ khoảng 3 tuần (ngược lại với tăng bạch cầu toan tính trong bệnh phổi nhiệt đới kéo dài tới nhiều tháng). Triệu chứng có thể là hen suyễn và gan có thể sẽ bị tổn thương, lớn nhưng mềm.

Trong quá trình chu du, ấu trùng giun đũa có thể gây ra các triệu chứng: rối loạn thận kinh (co giật, kích thích màng não và động kinh,…), phù mí mắt hoặc mất ngủ và nghiến răng ban đêm. Khi ấu trùng đi lạc lên trên não, nó gây ra u hạt, những nốt nhỏ ở mắt, võng mạc hoặc não.

Bệnh do giun đũa trưởng thành

Tại ruột: thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa, viêm ruột già và nôn ói. Nếu nhiễm nặng, biểu hiện chủ yếu là tắt ruột, thường xảy ra ở trẻ em, có trường hợp bắt được 100 giun đũa ở một bệnh nhân.

Ngoài ruột: do giun di chuyển lạc chỗ: giun trưởng thành có khuynh hướng di chuyển khi môi trường sống của nó bị xáo trộn. Bệnh nhân dùng thuốc tetrachloroethylen, bị gây mê hoặc bị sốt, chúng di chuyển và đi lạc vào ống dẫn mật, bóng Vater, ruột thừa, xung quanh hậu môn và ống eustache. Chúng có thể gây xoắn ruột và hoại tử ruột, thủng ruột và viêm phúc mạc, viêm tụy cấp, viêm ống mật có mủ, áp-xe gan, viêm túi mật cấp và vàng da do tắc mật.

Phòng bệnh

Phòng bệnh dựa trên việc vệ sinh cá nhân, xử lý phân hợp vệ sinh, giáo dục sức khỏe và điều trị những người bị nhiễm.

Liên hệ điều trị bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.

 Hà Mạnh Dũng

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

76 TRẦN TUẤN KHẢI, TP.HCM

TRỊ MẨN NGỨA DA DO GIUN SÁN

 ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

Bác sĩ của bạn: 0877688286 

Làm việc từ thứ 2 – 7, Nghỉ ngày CN