--- Bài mới hơn ---
4 Bài Văn Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Của Hồ Chí Minh
Phân Tích Và Làm Rõ Giá Trị Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ
Bộ Đề Thi Học Kì 1 Lớp 9 Môn Ngữ Văn Năm Học 2022
Bài Văn Phân Tích Yếu Tố Dân Gian Được Sử Dụng Trong Bài Thơ Bánh Trôi
Bài Văn Phân Tích Nét Đặc Sắc Nghệ Thuật Trong 8 Câu Thơ Cuối Đoạn Trí
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài
Thơ, văn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của
chúng ta, là tiếng nói, là hơi thở của những con tim đang khao khát chinh
phục những nẻo đường văn chương. Thơ, văn phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng và chất liệu để xây dựng hình tượng chính là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ,
tiếng thơ trở nên chân thực, gần gũi với đời sống hiện thực, thể hiện được trí
tưởng tượng bay bổng, kì diệu và những tình cảm của con tim đang xúc động.
Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo,
những trạng thái rung động của tâm hồn…, tất cả chỉ có thể đến với độc giả
bằng nghệ thuật của ngôn từ. Tác giả Đinh Trọng Lạc nhận xét “Cái làm nên
sự kì diệu của ngôn ngữ chính là các phương tiện, biện pháp tu từ”. Cho nên
khi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu một tác phẩm nhất thiết phải tìm hiểu ngôn
ngữ, lí giải các yếu tố ngôn ngữ đã được nhà văn lựa chọn, sử dụng để nắm
bắt nội dung tác phẩm.
Là một loại hình lấy nghệ thuật ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Văn
chương có khả năng tác động kì diệu đến đời sống tâm hồn của con người.
Góp vào khả năng đó có hiệu quả của các biện pháp tu từ mà điệp ngữ là một
biện pháp tiêu biểu. Một mặt điệp ngữ có khả năng khắc họa hình ảnh gây ấn
tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động. Mặt khác điệp ngữ
còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi
sắc thái biểu cảm. Tu từ điệp ngữ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm
một cách chân thành và giản dị nhất. Điệp ngữ có tác dụng gợi mở, nhấn
mạnh, tạo cảm xúc mạnh mẽ, độc đáo mà gần gũi với độc giả nhất là với thiếu
nhi. Chính vì vậy tu từ điệp ngữ được sử dụng phổ biến trong thơ đặc biệt là
thơ thiếu nhi. Tu từ điệp ngữ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài
thơ, bài văn hay. Từ đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú tâm hồn,
Hoàng Phương Thảo
1
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
tạo cảm hứng khi viết văn, rèn luyện ý thức yêu quý tiếng Việt, ý thức giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học.
Những tri thức này sẽ là nền móng vững chắc để các em tiếp tục học lên các
lớp trên.
Biện pháp tu từ điệp ngữ là một biện pháp xuất hiện với tần số rất cao
trong thơ viết cho thiếu nhi nói chung và thơ trong các bài thơ tuyển dạy trong
sách Tiếng Việt Tiểu học nói riêng. Chính biện pháp tu từ này sẽ giúp các em
học sinh thêm yêu thích hứng thú khi tiếp cận với thơ thiếu nhi, góp vào vốn
tri thức của các em một biện pháp nghệ thuật độc đáo, giúp các em đến gần
hơn với thơ. Nhờ nghệ thuật độc đáo này mà thơ trở nên gần gũi, thân quen dễ
thuộc, dễ nhớ và trở thành những bài học nằm lòng của tuổi thơ.
Hiệu quả tu từ của điệp ngữ trong thơ đã được nhiều tác giả đi sâu tìm
hiểu. Song đây vẫn luôn là một đề tài mở cho những người yêu thích khám
phá cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ trong thơ thiếu nhi. Đây
cũng là một cơ hội để người làm khóa luận được trang bị thêm vốn kiến thức
chuyên môn, năng lực tư duy, năng lực cảm thụ thơ thiếu nhi, đồng thời làm
giàu vốn ngữ liệu để giảng dạy tốt hơn môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
trong tương lai.
Từ những lí do trên thôi thúc chúng tôi lựa chọn, đi sâu tìm hiểu đề tài:
“Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi (Cứ
liệu khảo sát: SGK “Tiếng Việt” Tiểu học sau năm 2000).
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề điệp ngữ đã được các nhà Phong cách học và Ngữ pháp văn bản
quan tâm nghiên cứu từ lâu và đề cập đến trong nhiều giáo trình ngôn ngữ.
Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành có khác
nhau dẫn đến những quan điểm khác nhau trong vấn đề này. Có thể điểm qua
Hoàng Phương Thảo
2
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
lịch sử nghiên cứu vấn đề thông qua các công trình nghiên cứu của một số
nhà Việt ngữ học như sau:
2.1. Việc nghiên cứu biện pháp điệp ngữ dưới góc nhìn của một số nhà
Ngữ pháp học văn bản
Các nhà Ngữ pháp học văn bản khi nghiên cứu về vấn đề liên kết trong
văn bản đã đưa ra những quan điểm về biện pháp điệp ngữ như sau:
2.1.1. Tác giả Trần Ngọc Thêm (1985), trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cho rằng: “Dấu hiệu
cho phép phân biệt văn bản với phi văn bản chính là sự liên kết về hình thức
và nội dung của các câu trong văn bản”.
Về mặt liên kết hình thức, tác giả Trần Ngọc Thêm chia các phương
thức liên kết thành 3 nhóm:
– Các phương thức liên kết chung dùng được cho cả ba loại phát ngôn.
– Các phương thức liên kết hợp nghĩa.
– Các phương thức liên kết trực thuộc.
Trong đó, nhóm phương thức liên kết chung bao gồm năm phương thức
liên kết cơ bản. Đó là: phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên
tưởng, phép tuyến tính.
Khi giới thiệu về các phương thức liên kết chung tác giả Trần Ngọc
Thêm đã đưa phép lặp từ, ngữ vào phép lặp từ vựng – một loại nhỏ trong phép
lặp. Ông cho rằng: “Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp
mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (thực từ, cụm từ)”.
2.1.2. Cũng đề cập đến các phương thức liên kết câu trong văn bản, tác giả
Diệp Quang Ban, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXBGD, 2005, đã đưa
ra 5 phép liên kết cơ bản sau:
– Phép quy chiếu.
– Phép thế.
– Phép tỉnh lược.
– Phép nối.
– Phép liên kết từ vựng.
Trong đó, phép liên kết từ vựng gồm ba phép nhỏ: lặp từ ngữ; dùng từ
đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa; phối hợp từ ngữ.
Điệp ngữ được đề cập đến trong phép lặp từ ngữ của phương thức liên
kết từ vựng.
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì phép liên kết từ vựng là “Lựa chọn
những từ ngữ có quan hệ như thế nào đó với những từ ngữ đã có trước, và
trên cơ sở đó làm cho câu chứa từ ngữ có trước với câu chứa từ ngữ mới
được chọn này liên kết với nhau”.
Căn cứ về mặt nghĩa của từ, tác giả Diệp Quang Ban chỉ ra mối quan hệ
giữa từ ngữ được lặp (vốn có trước) với từ, ngữ dùng để lặp (xuất hiện sau)
theo hai hướng:
– Đồng nhất trong quy chiếu (có cùng cơ sở quy chiếu).
– Không đồng nhất trong quy chiếu (không cùng cơ sở quy chiếu).
Như vậy, thông qua việc tóm lược lại các công trình nghiên cứu về điệp
ngữ của các nhà Ngữ pháp học, có thể thấy: Quan điểm về điệp ngữ và cách
phân loại điệp ngữ của các nhà nghiên cứu Ngữ pháp học chưa thật thống
nhất. Điều này gây nên những khó khăn nhất định khi tìm hiểu hệ thống nhất
định. Chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nêu khái niệm và liệt kê các cách phân
loại để giới thiệu biện pháp tu từ này.
2.2. Việc nghiên cứu biện pháp điệp ngữ dưới góc nhìn của các nhà
Phong cách học tiếng Việt
2.2.1. Từ nửa sau thế kỷ XX, khi lý thuyết ngôn ngữ học bắt đầu phát triển thì
điệp ngữ đã được một số nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Điệp ngữ
thu hút được sự chú ý là bởi hiệu quả biểu đạt của nó trong văn bản, đặc biệt
là trong văn bản nhệ thuật. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “Giáo trình Việt
ngữ”, tập III (Tu từ học), đã phát hiện: trong giao tiếp “không phải do cẩu thả
mà chính do một dụng ý, tác giả muốn nhấn mạnh vào những từ ngữ cần
thiết, để cho tư tưởng, tình cảm biểu hiện trở nên mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu
sắc với người đọc. Trong trường hợp này, chúng ta có điệp ngữ”.
2.2.2. Năm 1982, NXBGD, đã cho ra đời cuốn “Phong cách học tiếng Việt”
của nhóm tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa. Trong giáo trình
này kế thừa và bổ sung thêm những phát hiện về biện pháp điệp ngữ, nhóm
tác giả nghiên cứu đã đưa ra 4 kiểu điệp ngữ đó là:
– Điệp nối tiếp.
– Điệp cách quãng.
– Điệp vòng tròn.
– Điệp kiểu câu và điệp phô diễn.
2.2.3. Tiếp tục đề cập đến vấn đề điệp ngữ trong văn bản, năm 1983, tác giả
Cù Đình Tú, trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, NXB
Đại học và trung học chuyên nghiệp đã đưa ra quan điểm của ông về vấn đề
này thông qua việc phân chia các loại điệp ngữ như sau:
– Điệp liên tiếp.
– Điệp cách quãng.
– Điệp đầu.
– Điệp đầu – cuối.
– Điệp cuối – đầu.
Hoàng Phương Thảo
6
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
– Điệp vòng tròn.
– Điệp theo kiểu diễn đạt .
Qua việc phân loại điệp ngữ như trên có thể thấy cách nhìn của tác giả Cù
Đình Tú vừa có điểm gặp gỡ lại vừa có điểm không đồng nhất với nhóm tác giả cuốn
“Phong cách học tiếng Việt”, (1982). Cách phân chia của tác giả Cù Đình Tú cụ thể
hơn và có khả năng phân loại cao dựa vào vị trí và mục đích của yếu tố điệp.
2.2.4. Năm 1997, trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, NXBGD tác
giả Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra cách quan niệm và nhìn nhận về điệp ngữ như
sau: “Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ… nhằm
mục đích mở rộng ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc
trong lòng người đọc, người nghe”. Theo đó cách phân chia điệp ngữ cũng có
nhiều điểm khác biệt, theo những tiêu chí khác nhau:
– Theo các yếu tố: điệp ttừ, điệp ngữ, điệp đoạn, điệp câu.
– Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp giữa câu, điệp cách quãng, điệp liên tiếp.
– Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức tạp.
2.2.5. Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt”, NXBGD, 1999, kế thừa quan điểm của mình trước đó và quan
điểm của nhiều nhà Việt ngữ học ông đã đưa ra cách nhìn tương đối thống
nhất về điệp ngữ. Ông cho rằng: “Điệp ngữ là một phương tiện tu từ cú pháp.
Đó là sự lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa,
gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người
nghe”. Theo đó khi phân chia điệp ngữ ông đã đưa điệp đầu câu, điệp cuối
câu, điệp giữa câu vào một loại là “điệp cách quãng”. Có 3 loại điệp cơ bản:
– Điệp ngữ nối tiếp.
– Điệp ngữ cách quãng.
– Điệp ngữ vòng tròn.
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, giá trị tu từ của điệp ngữ được thể hiện ở
một số phương diện sau:
1.3.1. Nhờ có điệp ngữ, câu văn tăng thêm tính cân đối, nhịp nhàng, hài hòa,
có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa nào đó, làm nổi bật những từ
quan trọng, khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía và có sức thuyết phục
mạnh. Ví dụ:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80
năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy
năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”.
1.3.2. Chức năng tu từ học của điệp ngữ được phát hiện ra trong mối liên hệ
qua lại với ngữ cảnh. Đó là việc gây ra một phản ứng trực tiếp có màu sắc
biểu cảm – cảm xúc ở phía người nghe (người đọc): ngạc nhiên, vui mừng,
bực bội, sỡ hãi… đối với điều mà người nói nói ra.
Ví dụ:
“Giôn – xơn !
Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Hoàng Phương Thảo
18
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Bay mang những B.52
Những na pan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông có thơ ca nhạc họa ?”
(Ê- mi- li, con – Tố Hữu)
Trong giới hạn một phát ngôn, điệp ngữ thường được dùng như một
phương tiện tăng cường logic – cảm xúc nghĩa của phát ngôn.
Trong văn nghệ, điệp ngữ mới phát huy được đầy đủ khả năng tu từ học
của mình ở khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh, diễn tả nhiều sắc thái
khác nhau của tình cảm: vui mừng, cảm động, thiết tha, trìu mến…
Hoàng Phương Thảo
19
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp
điệp ngữ trong thơ
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp điệp ngữ
Chúng tôi tiến hành khảo sát 150 bài thơ viết trong SGK Tiếng Việt lớp
1, 2, 3, 4, 5 (sau năm 2000). Qua khảo sát chúng tôi thấy biện pháp tu từ điệp
ngữ đã được sử dụng ở hầu hết các bài thơ. Trong quá trình khảo sát chúng tôi
thống kê được 420 trường hợp sử dụng phép tu từ này. Căn cứ vào cơ sở phân
loại đã trình bày ở chương 1, chúng tôi phân chia các trường hợp điệp thành
các kiểu điệp sau:
2.1.1. Điệp cách quãng
Trong 420 trường hợp sử dụng điệp ngữ chúng tôi thống kê được 147
trường hợp điệp cách quãng (chiếm 35%). Căn cứ vào cách thức sử dụng từ,
ngữ chúng tôi chia điệp cách quãng thành 3 tiểu loại:
a. Điệp các từ, ngữ ở các vị trí khác nhau trong dòng thơ
Loại này thống kê được 132 phiếu (chiếm 90%)
Ví dụ 1:
“Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Ví dụ 2:
“Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Ví dụ 3:
“Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào, bay ra
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
(Cây dừa – Trần Đăng Khoa)
Hoàng Phương Thảo
20
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
b. Điệp các từ, ngữ ở các vị trí khác nhau trong đoạn thơ
Chúng tôi thống kê được 13 phiếu (chiếm 8,8%).
Ví dụ 1:
“Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu.
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ.
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.”
(Cháu nhớ Bác Hồ – Thanh Hải)
Ví dụ 2:
“Ngôi sao ngủ với bầu trời
Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà
Gió còn ngủ tận thung xa
Để con chim ngủ la đà ngọn cây
Núi cao ngủ giữa chăn mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường
Bắp ngô vàng ngủ trên nương
Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh.”
(Dòng suối thức – Quang Huy)
c. Điệp các từ, ngữ ở các vị trí khác nhau trong bài thơ
Loại này chiếm tỉ lệ rất ít chỉ có 2 phiếu (chiếm 1,2%)
Ví dụ:
“Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày
Hoàng Phương Thảo
21
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa.
Cô bận cấy lúa
Chú bận đánh thù
Mẹ bận hát ru
Bà bận thổi nấu.
Còn con bận bú
Bận ngủ bận chơi
Bận tập khóc cười
Bận nhìn ánh sáng.
Mọi người đều bận
Nên đời rộn vui
Con vừa ra đòi
Biết chăng điều đó
Mà đem vui nhỏ
Góp vào đời chung.
(Bận – Trinh Đường)
2.1.2. Điệp đầu
Điệp đầu được sử dụng trong 112 trường hợp (chiếm 26,7%), được chia
thành các tiểu loại sau:
Hoàng Phương Thảo
22
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
a. Điệp các từ, ngữ đầu dòng thơ
Chúng tôi thống kê được 93 phiếu (chiếm 77%). Từ được điệp có thể
đứng ở đầu các câu thơ liên tiếp nhau hoặc không liên tiếp nhau. Trong loại
này lại chia thành 2 tiểu loại nhỏ:
– Điệp đầu là một từ: có 77 phiếu (chiếm 82,8%).
Ví dụ 1:
“Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Ví dụ 2:
“Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.”
(Suối – Vũ Duy Thông)
Ví dụ 3:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu)
– Điệp đầu là một ngữ: có 16 phiếu (chiếm 17,2%).
Ví dụ:
“Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa”
(Nếu trái đất thiếu trẻ con – Đỗ Trung Lai)
Hoàng Phương Thảo
23
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
b. Điệp các từ, ngữ đầu ở câu đầu khổ thơ
Kiểu điệp này chúng tôi thống kê được 19 phiếu (chiếm 23%). Đây là
kiểu điệp mà câu đầu của khổ thơ trên được điệp lại ở câu đầu của các khổ thơ
tiếp theo. Các từ, ngữ trong câu thơ có thể được giữ nguyên hoặc có một số
yếu tố được biến đổi cho phù hợp với vần điệu.
Ví dụ 1:
“- Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
…
-Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
…
-Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con…”
(Ngày hôm qua đâu rồi – Bế Kiến Quốc)
Ví dụ 2:
“Em yêu màu đỏ
Như máu trong tim
…
Em yêu màu xanh
Đồng bằng, rừng núi
…
Em yêu màu vàng
Lúa đồng chín rộ
…
Em yêu màu trắng
Trang giấy tuổi thơ
Hoàng Phương Thảo
24
K34B – GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
…
Em yêu màu đen
Hòn than óng ánh
…
Em yêu màu tím
Hoa cà, hoa sim
…
Em yêu màu nâu
Áo mẹ sờn bạc”
(Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân)
2.1.3. Điệp cuối
Đây là kiểu điệp xuất hiện rất ít trong các loại điệp. Chúng tôi thống kê
được 14 phiếu (chiếm 3,3%). Điệp cuối có thể điệp liền nhau hoặc không liền
nhau. Căn cứ vào cách thức sử dụng chúng tôi chia điệp cuối thành các loại
sau:
a. Điệp cuối là một từ
Kiểu điệp này có 8 phiếu (chiếm 57,1%).
Ví dụ 1:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Ví dụ 2:
“Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say”
(Ai trồng cây – Bế Kiến Quốc)
Hoàng Phương Thảo
25
K34B – GDTH
--- Bài cũ hơn ---
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Ngữ Văn 11: Chỉ Ra Và Nêu Hiệu Quả Nghệ Thuật Của Các Biện Pháp Tu Từ Trong Khổ
Phân Tích Nội Dung, Nghệ Thuật Khổ Thơ Cuối Bài Thơ Quê Hương
Phân Tích 3 Khổ Cuối Mùa Xuân Nho Nhỏ (Phân Tích Nghệ Thuật Luôn)
Phân Tích 3 Khổ Thơ Cuối Của Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ
Phân Tích Khổ Cuối Bài Mùa Xuân Nhỏ Nhỏ